Những Nghiên Cứu Của Một Số Mô Hình Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế


được nghiên cứu và áp dụng. Giống Luồng chủ yếu vấn là giống chét và có thêm cả giống hom thân.

Từ năm 1999 - 2003 đánh dấu bước ngoặt chế biến Luồng, Trong những năm này có rất nhiều các cơ sở chế biến lâm sản được hình thành và phát triển, đặc biệt là ngành sản xuất đũa Luồng (như Chi nhánh công ty sản xuất đũa xuất khẩu Đồng Nai - Lang Chánh; HTX Thương Binh Lam Sơn - Quan Hoá; Công ty Tiến Sơn - Ngọc Lặc,...), cùng với nhu cầu về Luồng cho ngành xây dựng cũng tăng mạnh (công trình xây dựng dân dụng tăng 11,4 dẫn đến nhu cầu nguyên liệu Luồng cây tăng cao, giá Luồng cũng tăng theo và người dân tập trung vào khai thác Luồng bán dẫn đến sản lượng tăng rất mạnh, khoảng 38%. Thêm vào đó năm 2002, Bộ Lâm nghiệp đã ban hành quyết định số 02/QĐ-BNN về khai thác gỗ và lâm sản đã coi cây Luồng là sản phẩm của rừng trồng, do đó Luồng được tự chủ khai thác, tự do lưu thông tiêu thụ, tạo các cơ hội để các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất và là nguyên nhân chính dẫn đến diện tích Luồng tăng mạnh (12%) trong vòng 4 năm từ 1999 đến 2003.

Từ năm 2003 – 2005, sản lượng khai thác gần như không tăng bị suy thoái, trữ lượng giảm sút, sản lượng khai thác thấp; số ít diện tích có sản lượng khai thác (khoảng 3 - 5% diện tích Luồng hiện có – ước tính) nằm ở khu vực xa dân cư, cơ sở hạ tầng thấp kém, đặc biệt là đường giao thông, chi phí cho khai thác lớn, trong khi giá cây Luồng đã tăng lên nhưng chưa bù đắp đủ chi phí, nên chưa có điều kiện khai thác; năm 2003 - 2004 bệnh Sọc tím măng Luồng đã làm phá huỷ khoảng 2000 – 4000ha rừng Luồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ( Dẫn theo Báo cáo tổng kết khoa học Đề tài nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật thâm canh rừng Luồng của TT nghiên cứu lâm nghiệp Ngọc Lặc- Thanh Hóa)

Từ khi có các chương trình dự án như dự án 661, ADB, KFW4 đến nay, cùng với việc thực thi dự án công tác tuyên truyền về khoa học kỹ thuật dã được thực hiện. Qua đó, nhận thức của người dân trong việc trồng rừng nói chung, trồng Luồng nói riêng đã được nâng lên một bước: Hầu hết các huyện có Luồng tập trung đều trồng theo phương thức nông lâm kết hợp vừa có điều kiện lấy ngắn nuôi dài


vừa chăm sóc cây Luồng được tốt hơn; Trồng Luồng có qui hoạch; áp dụng các biện pháp kỹ thuật như sản xuất và sử dụng giống chiết, khoảng 60 – 70% các hộ dùng giống chiết tự sản xuất hoặc mua từ các cơ sở sản xuất giống, chăm sóc (phát thực bì, xới xáo vun gốc), bón phân,.v.v... Tuy nhiên, số người tiếp cận và áp dụng các phương pháp trên còn chưa nhiều (khoảng 30%) do trình độ dân trí thấp, hộ dân nghèo, chưa có điều kiện để áp dụng, thêm vào đó công tác tuyên tuyền tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cũng chưa được quan tâm đúng mức do thiếu nhân lực kinh phí, phương tiện,...[1]

1.2.1. Những nghiên cứu của một số mô hình đánh giá hiệu quả kinh tế

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng thâm canh Keo lai của Đoàn Hoài Nam (2006) [15] ở một số vùng sản xuất kinh tế lâm nghiệp như Bình Dương, Quảng Trị, Gia Lai, Thái Nguyên, kết quả cho thấy tỷ xuất thu hồi vốn nội bộ IRR nằm trong khoảng từ 2,56 - 3,23%, như vậy IRR tính toán được ở các tỉnh lớn hơn 3 lần lãi suất vay đầu tư ưu đãi (5,4%), như vậy, việc kinh doanh rừng trồng Keo lai ở địa bàn nghiên cứu là có lãi.

Theo nghiên cứu của Phạm Thị Hoài (2008) [11], tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế ở 3 mô hình: Mỡ trồng thuần loài 10 năm tuổi; Keo lai trồng thuần loài 7 năm tuổi; Keo tai tượng trồng thuần loài 8 năm tuổi. Thì khả năng sinh trưởng và năng suất của mô hình Keo lai cao nhất, sau 7 năm tuổi đã đạt năng suất tương đương với Keo tai tượng 8 năm tuổi và đều đạt hơn 23 m3/ha/năm. Kém nhất là mô hình Mỡ trồng thuần loài sau 10 năm mới đạt 12,09m3/ha/năm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Xét về hiệu quả kinh tế, các mô hình đều có lãi. Mô hình rừng trồng Keo tai tượng thuần loài cho lợi nhuận cuối chu kì cao nhất: 49,320,921 đ/ha.

1.2.2.Những nghiên cứu về cây Luồng:

Đánh giá hiệu quả kinh doanh một số mô hình rừng luồng Dendrocalamus barbatus Hsueh et D.Z.Li tại tỉnh Thanh Hóa - 3

Luồng là loài cây lâm sản ngoài gỗ đa tác dụng: vừa có tác dụng phòng hộ, vừa có giá trị kinh tế cao và đang được trồng rộng rãi ở nhiều tỉnh trên cả nước, vì vậy những nghiên cứu về Luồng ghi nhận được từ đầu những năm 1960, và Luồng là một trong những loài cây trồng lâm nghiệp được nghiên cứu sớm nhất sau cách


mạng tháng 8. Dưới đây là những nghiên cứu và kết quả nghiên cứu tiêu biểu về gây trồng Luồng trong suốt thời gian qua.

a) Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh thái

Cây Luồng (còn gọi là Mét, Mậy sang mú), theo Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyên (2000) [7], thì Luồng có tên khoa học là Dendrocalamus membranaceus Munro. Theo nghiên cứu mới đây của các chuyên gia Trung Quốc (dẫn theo Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005 [18]) thì cây Luồng Thanh Hóa có tên khoa học là Dendrocalamus barbatus Hsueh et D.Z.Li. Là loài Tre mọc cụm (kiểu hợp trục, búi, khóm…) thuộc họ phụ Tre trúc (Bambusoideae), bộ hòa thảo (Graminaler).

Nghiên cứu về đặc điểm hình thái của Luồng, Nguyễn Ngọc Bình (1964) [3], cho biết Luồng là loài cây.có thân thẳng, tròn đều, độ thon nhỏ, không có gai, vách thành của thân dày. Cây có đường kính từ 10 - 12 cm, chiều dài thân từ 8 - 20

m. So với các loại tre phổ biến thì Luồng có những đặc điểm khác hơn như: Lá rộng, ngắn và xanh đậm hơn, thân thẳng, đường kính giảm đều, không có gai, ít cành và mẫu cành nhỏ, vách thân dày hơn.

Nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng và phân bố của Luồng, Lê Quang Liên [14], cho thấy Luồng là loài cây sinh trưởng rất nhanh, sau 2 năm có thể khai thác làm nguyên liệu giấy hoặc làm cột nhà hoặc sử dụng vào các mục đích khác. Tỉnh Thanh Hóa thì các huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh, Bá Thước, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Quan Hóa, Thường Xuân,…là vùng trồng rừng Luồng tập trung nhất. Ngoài ra, còn thấy Luồng ở một số tỉnh như Hòa Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh,… Hiện nay Luồng đã được trồng ở nhiều nơi và sinh trưởng, phát trển tốt ở những nơi trồng mới [16]. Luồng sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có tầng đất dày (trên 60 cm), đất xốp màu mỡ, nhất là đất ven đồi, ven suối, ven khe, … Những nơi đất xấu, bạc màu Luồng sinh trưởng và phát triển kém. Trên đất ngập úng Luồng không thể sống được. Nhu cầu về kali trong đất của Luồng rất lớn, hàm lượng K2O dễ tiêu trong đất có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng của rừng Luồng [8].


Nghiên cứu về vật hậu của Luồng, Phạm Văn Tích (1963) [26], cho thấy, Luồng rất ít khi ra hoa, sau khi ra hoa (còn gọi là bị khuy) thì cây bị chết. Hoa Luồng ít khi đậu quả và thành hạt, tỷ lệ nảy mầm của hạt rất kém.

b) Những nghiên cứu tạo giống Luồng

Do khả năng ra hoa và nảy mầm của hạt Luồng rất hạn chế nên từ trước đến nay việc nhân giống Luồng chủ yếu bằng phương pháp sinh dưỡng. Người ta đã nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng Luồngbằng nhiều phương pháp khác nhau như: chiết cành, giâm hom, đánh gốc đem trồng…

+ Gây tạo giống Luồng bằng phương pháp chiết cành:

Việc tạo giống cây Luồng đã được nêu rõ trong Quyết định số 05/2000/QĐ- BNN-KHCN của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn về việc ban hành tiêu chuẩn ngành 04 TCN về quy phạm kỹ thuật trồng và khai thác cây Luồng là rừng Luồng có thể được trồng bằng gốc, hom thân, hom chét hoặc cành chiết, trong đó trồng rừng Luồng bằng cành chiết là hiệu quả nhất.[5]

Phương pháp chiết cành được Lê Quang Liên nghiên cứu từ những năm 1990 [13]. Kết quả cho thấy, những cành có rễ khí sinh cho khả năng ra rễ tốt hơn cành không có rễ khí sinh, những cành có rễ khí sinh có thể dùng phương pháp giâm trực tiếp vào đất (có thể cho tỷ lệ ra rễ của hom trên 90 %). Tuy nhiên, do số lượng cành có rễ khí sinh rất ít (chiếm 11,6 %) nên dùng phương pháp này hệ số nhân giống không cao. Phương pháp dùng bao nilông bọc bầu và đất + bùn có thể chiết được cho cành không mang rễ khí sinh và cho kết quả tỷ lệ ra rễ 97%. Và khi cây chiết đã ra rễ phải gây ươm và chăm sóc trong 4 - 6 tháng mới đủ tiêu chuẩn đem trồng. Ngoài ra tuổi cành và thời gian chiết cũng có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ ra rễ của cành. Nhìn chung tuổi cây nên từ 3 tuổi trở lên, tuổi cành chiết từ 6 - 8 tháng và thời gian chiết từ tháng 4 đến tháng 8 là tốt nhất.

+ Gây tạo giống Luồng bằng phương pháp giâm cành:

Tạo giống Luồng bằng phương pháp giâm cành đã được ban hành thành quy trình kỹ thuật (QTN. 15-79) theo Quyết định số 1649 QĐ/KT của Bộ Lâm nghiệp nay là Bộ NN&PTNT ngày 26/11/1979 (Bộ Lâm nghiệp, 1979) [5]. Với phương pháp này,


vật liệu lấy để giâm hom là cành, sử dụng chất kích thích ra rễ như 2,4D (1 gam thuốc hòa trong 50 lít nước lã); 2,45T (1 gam thuốc hòa trong 55 lít nước lã); Muối natri và kali của 2,4D (1 gam nước hòa trong 40 lít nước lã). Cành sau khi ngâm trong thuốc kích thích (khoảng 9 - 15 giờ) được ủ bằng cách cắm vào mùn cưa ẩm hoặc cát ẩm cho đến khi ra rễ mới đem ươm ra vườn hoặc trong bầu, chờ cho đến khi cành hom sinh trưởng tốt và cho ít nhất một thế hệ măng đầu tiên rồi mới đem đi trồng.

Phương pháp ươm giống Luồng bằng giâm hom cành có hệ số nhân giống nhanh, đáp ứng được tiêu chuẩn cây giống trồng rừng, tuy nhiên để thực hiện được đòi hỏi phải là người có chuyên môn, phải được tập huấn kỹ càng. [5]

Ngoài hai phương pháp phổ biến trên còn một số phương pháp khác đang được nhân dân một số địa phương áp dụng đó là trồng bằng gốc, chét lớn (chồi gốc) (Nguyễn Ngọc Bình, 1963) [2]. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, không phải qua khâu giâm ở vườn ươm, tỷ lệ sống cao, gốc có nhiều mắt nên khả năng sinh trưởng mạnh, nhanh cho măng ngay từ năm trồng đầu tiên. Phương pháp này được bà con áp dụng từ lâu đời nhất là ở các huyện như Lang Chánh, Ngọc Lặc (tỉnh Thanh Hóa). Hạn chế của phương pháp trồng bằng gốc và chét là tốn nhiều công để đánh gốc, hệ số tạo giống thấp, chỉ áp dụng trong phạm vi hộ gia đình. Nhìn chung có nhiều phương pháp khác nhau để gây tạo giống Luồng, nhưng phương pháp được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay là giâm hom bằng cành và chiết cành.

c) Những nghiên cứu về kỹ thuật trồng và chăm sóc Luồng

+ Những nghiên cứu về kỹ thuật trồng

Kỹ thuật trồng rừng Luồng do Nguyễn Văn Tích (Viện khoa học lâm nghiệp) phụ trách được nghiên cứu từ năm 1962 đến năm 1965.

Từ năm 1986 -1990, Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Lâm sinh, Cầu Hai thực hiện đề tài “ Nghiên cứu di thực cây Luồng Thanh Hóa ra vùng trung tâm” do KS Lê Quang Liêm phụ trách, trong kết quả của đề tài, đáng quan tâm là kỹ thuật tạo giống Luồng bàng hom cành. Từ những kết quả đó, diện tích Luồng ở Thanh hóa năm 1973 chỉ có 15.160 ha, đến năm 1980 đã tăng lên 40.000 ha và cho tới năm


2006 toàn tỉnh Thanh Hóa đã có tới 65.942 ha trong đó 61.049 ha là rừng Luồng thuần loài và 4.893 ha là rừng Luồng hỗn loài với cây gỗ.[4]

Các kết quả nghiên cứu đã có từ trước đến nay về cây Luồng đã được tổng hợp và ban hành thành các quy trình quy phạm kỹ thuật trồng và khai thác rừng Luồng. Điển hình là Quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa (QN 14-92), quy phạm kỹ thuật trồng và khai thác cây Luồng (Tiêu chuẩn ngành 04TCN22 - 2000) … Trong các tài liệu này đã quy định rõ về các biện pháp kỹ thuật trồng và kinh doanh rừng Luồng, đặc biệt là một số biện pháp kỹ thuật như công tác gây tạo giống, tiêu chuẩn cây con, kỹ thuật trồng, mật độ trồng, phương thức trồng, thời vụ trồng...[6]

+ Những nghiên cứu về phương thức trồng

Tùy thuộc vào điều kiện của địa phương mà Luồng được trồng thành rừng thuần loài, xen canh cây nông nghiệp, trồng phân tán hay trồng hỗn loài với cây lá rộng.

Nếu trồng xen với cây nông nghiệp: Khoảng cách trồng giữa các bụi là 5 - 6 m, giữa khoảng cách các bụi Luồng tiến hành trồng xen cây nông nghiệp như lúa nương, sắn, ngô… (Nguyễn Ngọc Bình, 1963) [2]. Sau khoảng 2 - 3 năm, Luồng phát triển tốt lấn át cây hoa màu do đó chỉ nên trồng xen cây nông nghiệp trong vòng 2 năm đầu sau đó để Luồng phát triển thành rừng thuần loài. Việc trồng xen cây nông nghiệp trong giai đoạn đầu vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, vừa kết hợp được việc chăm sóc, bảo vệ rừng Luồng không bị gia súc phá hoại, các sản phẩm phụ sau thu hoạch cây nông nghiệp trở thành nguồn phân bón cho rừng Luồng.

Việc trồng Luồng phân tán thường được áp dụng trồng rải rác theo đám trên các nương rẫy hoặc trồng thành hàng rào xung quanh vườn quả của gia đình. Phương thức này tận dụng được những khu đất trống xung quanh vườn, nương rẫy… tuy nhiên cây Luồng dễ bị đổ khi có gió bão.

Phương thức trồng Luồng hỗn loài với cây gỗ có khả năng làm tăng tính bền vững của rừng, sản lượng Luồng ổn định hơn và hạn chế được sự giảm sút độ phì của đất (Lê Quang Liên và cộng tác viên, 1990) [13]. Tuy nhiên việc chọn loài cây để trồng cùng với Luồng là vấn đề rất quan trọng cho sự phát triển của Luồng sau này. Hàm


lượng mùn, đạm, lân, kali trong đất khi trồng rừng hỗn giao với cây lá rộng đều cao hơn hẳn so với trồng Luồng thuần loài (Nguyễn Trường Thành, 2002).[23].

Một số công trình nghiên cứu đã tiến hành điều tra thành phần cây gỗ tái sinh dưới tán rừng Luồng bị khai thác kiệt để tìm ra loài cây bản địa phù hợp cho trồng hỗn loài với rừng Luồng, kết quả nghiên cứu ở Cầu Hai, Phú Thọ đã tìm ra được 6 loài có thể trồng dưới tán rừng Luồng là: re hương, dẻ đỏ, kháo vàng, sồi phảng, xoan đào, lim xanh (Nguyễn Thị Nhung, 2004). [20]

Nghiên cứu về thời điểm đưa cây Luồng vào trồng xen với một số loài cây gỗ khác theo phương thức trồng hỗn loài, Nguyễn Thị The (2005) [24], đã xây dựng 2 thí nghiệm về thời điểm trồng xen Luồng với keo tai tượng tại Trạm nghiên cứu Lâm nghiệp Ngọc Lặc - Thanh Hóa, đó là trồng hỗn loài Luồng (300 bụi/ha) và Keo tai tượng (600 cây/ha) theo hàng vào cùng thời điểm và chọn rừng Keo tai tượng đã có để đưa Luồng vào trồng xen dưới tán Keo.

Kết quả nghiên cứu của Mai Xuân Phương (2001) [21] về trồng Luồng theo phương thức hỗn giao với muồng đen và lát hoa tại Lang Chánh - Thanh Hóa cho thấy mô hình trồng hỗn giao Luồng và muồng đen đem lại hiệu quả cao hơn so với các mô hình khác cả về sản lượng, chất lượng và tác dụng phòng hộ.

+ Chăm sóc rừng Luồng sau khi trồng

Theo tiêu chuẩn ngành 04 TCN về quy phạm kỹ thuật trồng và khai thác cây Luồng được Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn ban hành theo Quyết định số 05/2000/QĐ-BNN-KHCN thì rừng Luồng sau khi trồng phải tiến hành chăm sóc trong 5 năm, mỗi năm chăm sóc 3 lần vào tháng 2 đến tháng 3, tháng 7 đến tháng 8 và tháng 10 đến tháng 11 Riêng năm thứ nhất nơi trồng vụ xuân và hè chăm sóc 2 lần vào tháng 7 đến tháng 8 và tháng 10 đến tháng 11, nơi trồng vụ thu chăm sóc 1 lần vào tháng 10 đến tháng 11.[6]

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị The (2005) [24], sau khi chăm sóc rừng trồng mặc dù được phủ nilông lên phần đất đã được xới sáo với mục tiêu là giữ ẩm đất và chống thất thoát phân khi bón cho Luồng nhưng kết quả thu được cho


thấy các công thức che phủ nilon có hệ số sinh măng và số măng trên mỗi bụi đều thấp hơn so với công thức không che phủ nilông.

d) Nghiên cứu về kỹ thuật khai thác, thu hoạch

+ Những nghiên cứu về sinh trưởng và phát triển của măng và cây Luồng

Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Bình (1963) [2] Trung bình mỗi ngày Luồng tăng trưởng về chiều cao được 40-60cm và đường kính của măng gần như không thay đổi.

Kết quả nghiên cứu của Cao Danh Thịnh (2004) [25] cũng cho thấy sinh trưởng về đường kính của Luồng tăng nhanh trong giai đoạn 30 ngày đầu sau khi măng mọc, sau 30 ngày sinh trưởng về đường kính của Luồng tương đối ổn định. Tuy nhiên trong giai đoạn này sinh trưởng về chiều cao của Luồng vẫn đang tiếp tục tăng nhanh và đạt mức ổn định về chiều cao sau 100 - 110 ngày kể từ khi măng mọc. Như vậy, sinh trưởng của Luồng đạt mức ổn định kể cả về đường kính và chiều cao sau khoảng 110 ngày kể từ khi măng mọc. Giai đoạn sau đó thì sinh trưởng về đường kính và chiều cao của Luồng gần như không đáng kể.

Như vậy, các nghiên cứu của các tác giả trên đã cho thấy rõ về quy luật sinh trưởng và phát triển của măng, tuy nhiên nghiên cứu về tỷ lệ số măng hình thành cây Luồng thì chưa được các tác giả đề cập đến.

+ Những nghiên cứu về khai thác Luồng

Nghiên cứu về cường độ khai thác Luồng, Trần Nguyên Giảng (1977) [9] cho thấy rằng nên áp dụng cường độ chặt vừa (chừa cây 1, 2 tuổi) là thích hợp và luân kỳ khai thác là 2 năm.

Theo Mai Xuân Phương (2001) [21] đã cho thấy phương thức khai thác phù hợp là khai thác chọn theo tuổi các cây trong bụi. Tuổi chặt phù hợp nhất là chặt từ cây tuổi 3, các cây trừ lại là các cây tuổi 1 và 2 để đẻ và nuôi măng.

e) Nghiên cứu về sâu bệnh hại Luồng

+ Sâu hại Luồng:

Nguyễn Thế Nhã (2003) [20] phát hiện có khảng 41 loài sâu hại tre trúc, thuộc 31 giống, 19 họ, 7 bộ khác nhau. Để phòng trừ các loại sâu hại trên, cần áp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/02/2023