Đánh Giá Thực Trạng Phát Triển Rừng Trồng Luồng Tại Tỉnh Thanh Hóa:


dụng phương pháp phòng trừ tổng hợp trên cơ sở sinh thái học, sử dụng các sinh vật có ích và các yếu tố tự nhiên khác.

Để phòng trừ các loại sâu này chúng ta phải dùng phương pháp tổng hợp (vừa dùng thuốc hóa học, vừa dùng phương pháp thủ công như lợi dụng từng thời kỳ trong vòng đời của sâu để đào bắt, giết…).

+ Bệnh hại Luồng:

Có 4 loại bệnh hại Luồng chính là: bệnh khô héo vi khuẩn, bệnh rỉ sắt, bệnh sọc tím măng Luồng và bệnh chổi sể tre Luồng. Trong đó bệnh sọc tím măng Luồng đang là một loại bệnh hại Luồng nhiều và nguy hiểm nhất. Theo nghiên cứu của Trần Văn Mão (1998), bệnh sọc tím măng Luồng do 4 loại nấm sinh ra: Nấm bào từ lăng trụ đen (Arthrinium phaeospermum Ellis); Nấm lưỡi liềm (Fusarium letersporim Nees ex Fr); Nấm mốc cuống ngắn (Aureobassidium pullutans Arnaus) và nấm bào tử lion (Alternaria alternate).

Để phòng trừ bệnh sọc tím măng Luồng, xu hướng trên thế giới hiện nay nói chung và Việt Nam nói riêng là sử dụng các biện pháp sinh học để phòng trừ. Hiện nay phương pháp mới đã được nhiều nước nghiên cứu và áp dụng là phân lập vi sinh vật nội sinh sống trong mô thực vật có khả năng ức chế và tiêu diệt nấm gây bệnh sọc tím măng Luồng. Ở Việt Nam, việc phân lập và tuyển chọn vi khuẩn nội sinh thực vật để phòng trừ nấm Fusarium equiseti gây bệnh sọc tím ở cây Luồng đã được phòng Bảo vệ thực vật thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tiến hành nghiên cứu. Kết quả bước đầu từ 10 loài cây gỗ đã phân lập được 56 chủng vi khuẩn khác nhau, từ 56 chủng vi khuẩn này đã tuyển chọn được 12 chủng vi khuẩn có khả năng sinh kháng sinh ức chế sự phát triển của nấm gây bệnh sọc tím Luồng và tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi chủng mà có phương thức ức chế nấm bệnh khác nhau (Phạm Quang Thu, Nguyễn Thị Thúy Nga, 2006) [16].

Bệnh chổi sể tre Luồng (Balansia Take) cũng là bệnh nguy hiểm đối với tre Luồng. Phương pháp phòng trừ bệnh chổi sể là chặt những bụi Luồng bị bệnh đem cây ra xa đốt, đồng thời dùng Boóc đô nồng độ 1 % phun vào gốc để trừ bệnh (Lê Quang Liên, 1990)[13].


Ngoài ra Luồng còn có hiện tượng ra hoa (còn gọi là khuy) đã ảnh hưởng tương đối lớn đến hiệu quả kinh doanh của rừng Luồng. Hiện tượng này đã được nhiều tác giả nghiên cứu, tuy nhiên các quan điểm còn chưa thống nhất trong việc đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác hại của hiện tượng trên.

g) Nghiên cứu về thị trường kinh doanh Luồng

Công trình nghiên cứu tổng hợp có nhiều nội dung khoa học đã được thực hiện 5 năm liên tục từ năm 1976-1980, đó là đề tài nghiên cứu “Kỹ thuật trồng và kinh doanh rừng Luồng tập trung có năng suất cao, chất lượng tốt và bền vững” do Trần Nguyên Giảng, Viện khoa học lâm nghiệp đã được tổng kết và công bố vào năm 1981 với một số kết quả đáng chú ý sau đây:

- Tạo giống Luồng bằng hom thân thay thế giống gốc và chiết.

- Các phương thức trồng rừng thuần loài và hỗn loài với các cây gỗ họ Đậu bản địa có khả năng cố định N trong môi trường đất chua.

- Kỹ thuật trồng Luồng trên đất xấu (trảng cỏ+cây bụi chịu hạn).

- Kỹ thuật khai thác Luồng hợp lý, đảm bảo rừng bền vững....

Đề tài “Trồng thực nghiệm thâm canh các loài tre nhập nội lấy măng” do Thạc sỹ Đỗ Văn Bản (Viện KHLN Việt Nam) thực hiện từ năm 2000 đến năm 2004, đã mở ra một tiềm năng mới về kinh doanh rừng tre trúc ở nước ta. [4]

Dự án “Making Markets Work Better for The Poor”, Ngân hàng châu Á (ADB) đã hỗ trợ kinh phí để IDE thực hiện hai hợp phần: (1) Đánh giá thị trường để tìm kiếm các cơ hội mà người dân trồng Luồng có thể tham gia để tăng thu nhập và

(2) Nghiên cứu, thử nghiệm và đánh giá tính khả thi của các mô hình nông dân hợp tác để giúp họ tham gia tốt hơn vào các cơ hội thị trường này.

Từ tháng 4 năm 2005, IDE và GRET đã phối hợp triển khai thực hiện các sáng kiến này dưới tên gọi “Dự án Nghiên cứu phát triển ngành hàng Luồng ở 5 huyện miền núi Bá Thước, Quan Hoá, Thường Xuân, Thọ Xuân và Ngọc Lặc của tỉnh Thanh Hoá - gọi tắt là LDP.[22]

Nhận xét đánh giá chung:

Trên đây là một số kết quả nghiên cứu về tre, Luồng trên thế giới và Việt


Nam mà đề tài đã tổng hợp. Các nước đã nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô thành công giống tre, Luồng. Đây là một khâu quan trọng trong cải tiến giống, giúp người trồng rừng sản xuất cây con với số lượng lớn mà có thể kiểm soát được nguồn giống tốt mang nguyên đặc điểm tốt của bố, mẹ và không nhiễm bệnh... Trong trồng Luồng, các nước trên đã đa dạng sinh học rừng trồng bằng cách trồng hỗn giao với nhiều loài cây. Đặc biệt các nhà nghiên cứu đã giúp người trồng tre, Luồng cân bằng dinh dưỡng trong đất bằng cách bón một lượng phân tương ứng với lượng dinh dưỡng đã mất do khai thác. Điều này rất quan trọng vì không những sẽ nâng cao sức sản xuất mà còn ổn định trong suốt chu kỳ kinh doanh.

Ở Việt Nam, nhìn chung những nghiên cứu đã phần nào đáp ứng được những yêu cầu ban đầu trong trồng rừng Luồng. Tuy nhiên, phần lớn các kết quả nghiên cứu chỉ tiến hành theo dõi trong thời gian triển khai nên chưa đánh giá hết được triệt để các mô hình cũng như các biện pháp kỹ thuật trồng Luồng. Đặc biệt là các mô hình và kỹ thuật trồng Luồng ở các địa phương hiện nay vẫn chưa có sự đánh giá, so sánh, phân tích tổng hợp, nhất là các kỹ thuật bản địa để rút ra những kinh nghiệm và những đề xuất phù hợp trong công tác trồng Luồng. Nội dung của đề tài sẽ tập trung vào việc đánh giá hiệu quả kinh doanh các mô hình trồng Luồng ở Thanh Hóa, qua đó lựa chọn những mô hình trồng Luồng điển hình và có giá trị kinh tế cao nhất để đề xuất cho việc gây trồng và phát triển cây Luồng Thanh Hóa một cách bền vững và đạt hiệu quả cao nhất.


Chương 2

MỤC TIÊU, PHẠM VI, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu chung:

Đánh giá về thực trạng và hiệu quả kinh tế ở một số mô hình trồng Luồng đại diện từ đó đề xuất một số giải pháp làm tăng hiệu quả kinh tế từ trồng Luồng ở một số khu vực vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá được thực trạng và phát triển rừng Luồng tại các địa bàn các huyện có diện tích trồng Luồng tập trung.

- Đánh giá được hiệu quả kinh tế ở một số mô hình trồng Luồng đại diện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp nhằm phát triển kinh doanh rừng Luồng bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn tỉnh

2.2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

2.2.1. Phạm vi:

Đề tài tiến hành điều tra, đánh giá trên các mô hình rừng trồng Luồng khác nhau đại diện trên địa bàn 03 huyện: Ngọc Lặc, Lang Chánh, và Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa.

2.2.2. Giới hạn nghiên cứu:

Đề tài tập trung phân tích đánh giá các chỉ tiêu sau:

- Đánh giá thực trạng quản lý, phát triển rừng Luồng ở một số huyện có rừng Luồng tập trung.

- Tổng kết và đánh giá các mô hình trồng Luồng chỉ tập trung vào những mô hình phổ biến nhất ở mỗi huyện. Trên cơ sở điều tra, phân tích các mô hình trồng Luồng đại diện, phổ biến ở tỉnh Thanh Hóa, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Hiệu quả môi trường giới hạn trong phân tích ảnh hưởng của rừng Luồng đến thảm thực vật dưới tán rừng và các yếu tố ảnh hưởng tới xói mòn đất dựa trên yếu tố đặc điểm sinh học của cây Luồng.


- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân trồng Luồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung.

2.3. Nội dung nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài đặt ra các nội dung nghiên cứu sau đây:

2.3.1. Đánh giá thực trạng phát triển rừng trồng Luồng tại tỉnh Thanh Hóa:

+ Hiện trạng diện tích rừng luồng phân theo chủ quản lý;

+ Thực trạng về chính sách và thị trường tới phát triển rừng luồng tại tỉnh Thanh Hóa.

2.3.2. Tổng kết công tác kinh doanh trồng luồng ở Thanh Hóa:

- Tổng kết mục tiêu trồng Luồng

- Theo hình thức canh tác: Canh tác thâm canh, quảng canh, trồng hỗn giao; Nguồn vốn và đối tượng rừng trồng Luồng

- Tổng kết các biện pháp kỹ thuật trồng Luồng ở Thanh Hóa

- Tổng kết nhu cầu thị trường tới kinh doanh và phát triển rừng Luồng

2.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường ở một số mô hình

- Đánh giá hiệu quả kinh tế

- Đánh giá hiệu quả xã hội

- Đánh giá hiệu quả môi trường

- Đánh giá chung về hiệu quả tổng hợp

2.3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh doanh rừng Luồng và nâng cao hiệu quả công tác quản lý.

- Đề xuất mô hình và loài cây có triển vọng

- Giải pháp về kỹ thuật

- Giải pháp về cơ chế chính sách

- Giải pháp về khoa học công nghệ.

- Giải pháp về thị trường;

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

a) Phương pháp kế thừa tài liệu :


- Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu.

- Các văn bản pháp quy liên quan đến chính sách phát triển trồng rừng Luồng, các định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình và quy phạm kỹ thuật trồng rừng..

- Các tài liệu khoa học, các kết quả nghiên cứu đã được công bố có liên quan.

b) Phương pháp đánh giá thực trạng rừng Luồng:

Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) để thu thập thông tin về các biện pháp kỹ thuật gây trồng như: năm trồng, nguồn giống cây con, tiêu chuẩn cây con, mật độ trồng, biện pháp làm đất, bón phân, chăm sóc, khai thác, các vấn đề về sâu bệnh hại, đánh giá của người dân về các vấn đề kỹ thuật và thu nhập từ Luồng. Mỗi huyện chọn và phỏng vấn 30 hộ gia đình tham gia trồng và kinh doanh rừng Luồng. Tổng số hộ gia đình sẽ phỏng vấn là 90 hộ.

Quá trình điều tra, phỏng vấn được tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc theo mẫu phiếu đã được gợi ý sẵn với những câu hỏi mở. Đối tượng phỏng vấn trực tiếp được chia thành 3 nhóm sau:

+ Nhóm cán bộ quản lý (Sở NN& PTNT, Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Lâm nghiệp, Trung tâm Khuyến Nông – Khuyến Ngư tỉnh Thanh Hóa, Phòng Nông nghiệp, trạm Khuyến Nông – Khuyến Ngư các huyện, các xã,…): Đối tượng phỏng vấn là lãnh đạo các cơ quan, cán bộ kỹ thuật. Nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề quản lý kỹ thuật, các chính sách ưu tiên phát triển cây Luồng của tỉnh; Thông tin về diến biến diện tích, phân bố của cây Luồng trên địa bàn; tình hình gây trồng, phát triển rừng Luồng; các biện pháp kỹ thuật đang được áp dụng,…

+ Nhóm cán bộ của các dự án có đầu tư phát triển cây Luồng tại tỉnh Thanh Hóa: Đối tượng phóng vấn là cán bộ phụ trách kỹ thuật của dự án. Nội dung phỏng vấn tập trung vào các biện pháp kỹ thuật mà dự án đang áp dụng; những điểm mạnh của các biện pháp đó; Những kết quả đạt được của dự án từ lúc triển khai.

+ Nhóm các hộ gia đình: Là những hộ có tham gia trồng Luồng và những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Mỗi huyện điều tra chọn ra 30 hộ gia đình đại diện cho 3 mức thu nhập (cao, trung bình và thấp) để phỏng vấn. Nội dung phỏng vấn là những biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác, bảo vệ rừng


Luồng mà họ đã và đang áp dụng, đặc biệt chú ý đến những kiến thức, kinh nghiệm bản địa của từng địa phương. Những biện pháp kỹ thuật được họ hưởng ứng nhất, phù hợp nhất,…

c) Phương pháp điều tra, tổng kết công tác quản lý và đánh giá các mô hình rừng trồng Luồng tại tỉnh Thanh Hóa.

* Tổng kết công tác quản lý :

Với sự giúp đỡ của Chi cục Lâm nghiệp Thanh Hóa, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hạt Kiểm lâm của các huyện trong khu vực nghiên cứu kết hợp với phương pháp phỏng vấn có sự tham gia của người dân (PRA), đề tài tiến hành điều tra theo hai bước sau:

Bước 1: Điều tra khảo sát tổng thể để nắm được các đặc điểm chung trên cơ sở đó tiến hành phân loại đối tượng và lựa chọn các điểm điều tra chi tiết tiếp theo.

Bước 2: Trên cơ sở kết quả thu được ở bước 1, tiến hành điều tra, đánh giá chi tiết các mô hình. Nội dung điều tra tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau đây:

+ Các mô hình rừng trồng Luồng tại các huyện

+ Các biện pháp kỹ thuật áp dụng, các loài, giống cây trồng đã sử dụng.

+ Tiến hành phương pháp điều tra, đánh giá sinh trưởng các mô hình Luồng cụ thể như sau:

Tại mỗi huyện chọn ra 3 đối tượng là rừng Luồng hỗn giao cây thân gỗ, rừng Luồng nông lâm kết hợp và rừng Luồng thuần loài. Việc chọn lựa ra một số mô hình để điều tra đề tài dựa trên một số tiêu chí sau.

* Tiêu chí lựa chọn các mô hình tại các huyện:

+ Mô hình phổ biến nhất, có hiệu quả và điển hình trong huyện.

+ Là mô hình có diện tích nhiều nhất trong huyện.

+ Là mô hình có biện pháp kỹ thuật, canh tác đơn giản và dễ làm nhất

+ Là mô hình đem lại thu nhập và năng suất cho người dân cao nhất.

Rừng Luồng được lựa chọn để lập ô tiêu chuẩn đại diện cho các tuổi, mức độ sinh trưởng (tốt, trung bình và xấu theo phỏng vấn cán bộ và người dân địa phương), đất (tốt, xấu theo quan sát). Mỗi huyện chọn 3 mô hình, mỗi mô hình lập 3 ô tiêu chuẩn diện tích


1000 m2. Trong mỗi ô tiêu chuẩn lập 5 ô dạng bản, diện tích mỗi ô dạng bản là 25m2, trong đó 4 ô ở 4 góc và 1 ô ở giữa để điều tra về cây tái sinh dưới tán rừng Luồng.

Trong mỗi ô tiêu chuẩn điều tra các đặc điểm của rừng Luồng bao gồm: năm trồng, nguồn giống trồng, biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác, thực vật dưới tán rừng, độ dốc đồng thời đo các chỉ tiêu sinh trưởng gồm số cây/bụi, số bụi, tuổi cây trong bụi (đối với Luồng), đường kính thân khí sinh, đường kính bụi, chiều cao cây, tỷ lệ sống, chất lượng cây (đối với Luồng và cây trồng xen).

Sau khi đo đường kính, chia đường kính theo cấp, mỗi cấp cách nhau 1,0 cm, ở mỗi cấp kính chặt 5 cây tiêu chuẩn, các cây tiêu chuẩn được chặt ở lóng đầu tiên kể từ gốc lên (cách mặt đất từ 3-5cm) và đo chiều dài men thân của cây Luồng

* Dấu hiệu nhận biết tuổi: Luồng 1-2 năm tuổi thân non mầu xanh nhạt, bóng, có ít phấn trắng, các đốt có vòng lông trắng mịn, thịt trắng. Luồng 3-4 năm tuổi là cây vừa, mầu xanh sẫm. Luồng 5 tuổi trở lên là cây già và là đối tượng khai thác, cây càng già mầu mặt lóng càng xám lại và xuất hiện nhiều vết địa y, thịt hồng đỏ, bó mạch rõ.

Bảng 2.1: Biểu điều tra đo đếm OTC


TT

bụi

TT

cây

Chỉ tiêu đo đếm

TT

bụi

TT

cây

Chỉ tiêu đo đếm

Tuổi

cây

D1.3

(cm)

HVN

(m)

Phân

loại

Tuổi

cây

D1.3

(cm)

HVN

(m)

Phân

loại

















































Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả kinh doanh một số mô hình rừng luồng Dendrocalamus barbatus Hsueh et D.Z.Li tại tỉnh Thanh Hóa - 4


* Đánh giá hiệu quả kinh tế: Thu thập các số liệu về chi phí và thu nhập của các mô hình trồng Luồng. Từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình Luồng tại Thanh Hóa. Các chỉ tiêu gồm:

+ Giá trị hiện tại ròng (NPV - Net Present Value).

+ Tỷ suất thu nhập và chi phí (BCR - Benefits to cost Ratio).

+ Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR – Internal Rate of Return).

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 17/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí