Vật Liệu, Địa Điểm Và Thời Gian Nghiên Cứu‌


Năng suất sắn đạt 45,0 – 50,0 tấn/ha, lạc đạt 1,3 – 1,5 tấn/ha. Mức lãi cao nhất đạt từ 16.577.000 - 18.554.000 đ/ha, cao hơn so với trồng sắn thuần của người dân 6 - 7 lần. Độ phì đất được duy trì và cải thiện, hạn chế đáng kể lượng xói mòn cho đất.

+ Biện pháp trồng xen cây đậu đỗ với mía năm thứ nhất đến năm thứ 3 đã được nghiên cứu và mở rộng trong sản xuất tại vùng nguyên liệu mía của tỉnh Sơn La, diện tích áp dụng lên tới hàng trăm ha. Năng suất mía đạt 65,0 – 70,0 tấn/ha, cây đậu đỗ đạt 0,8 – 1,2 tấn/ha, tăng hiệu quả kinh tế trên 5.000.000đ/1ha/1 năm. Thân lá đậu được phủ lại góp phần hạn chế cỏ dại, duy trì độ ẩm đất và hạn chế xói mòn cho quá trình canh tác mía.

+ Biện pháp canh tác lúa nương có che phủ đất đã được nghiên cứu và phổ biến trong sản xuất cho nhiều tỉnh như Bắc Kạn, Yên Bái, Sơn La, Hà Giang, Lai Châu. Biện pháp canh tác này có những ưu điểm rõ rệt: giảm công làm đất, làm cỏ, tăng năng suất lúa, cải tạo đất, nhất là độ tơi xốp, được nông dân chấp nhận cao, đặc biệt là bà con dân tộc thiểu số không có hoặc có ít đất ruộng lúa nước để canh tác. Diện tích nghiên cứu triển khai lên đến hàng ha. Năng suất lúa nương đạt 2,0 – 2,2 tấn/ha, tăng 100 - 120% so với đối chứng.

+ Biện pháp trồng cây ăn quả có che phủ đất bằng cây lạc dại tại Sơn La, Bắc Kạn, Hà Giang, Yên Bái cho thấy năng suất cây ăn quả được tăng lên khá rõ (năng suất Mận ở Sơn La sau 2 năm trồng lạc dại che phủ đạt 11,5tấn/ha, tăng 20% so với canh tác theo phương thức của nông dân, năng suất vải ở Bắc Kạn đạt 8,71 tấn/ha, cao hơn đối chứng là 7,2% và năng suất mận đạt 38,1tấn/ha, cao hơn đối chứng là 12,9%), biện pháp canh tác này có khả năng duy trì và giữ độ ẩm cho cây ăn quả trong các tháng khô hanh là rất tốt, điều này đã góp phần tăng năng suất và chất lượng cũng như hình thức quả, độ phì đất được cải thiện.


Kết quả nghiên cứu một số biện pháp luân xen canh bông với cây trồng ngắn ngày vùng duyên hải Nam Trung bộ cho thấy:

- Đưa mô hình bông Đông Xuân - lúa Hè Thu vào chân đất 2 vụ lúa hoặc trên đất 1 vụ lúa và 1 vụ màu có năng suất thấp tại Bình Thuận không chỉ có tác dụng nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân mà còn có tác dụng tiết kiệm nguồn nước tưới.

- Hiệu quả kinh tế các mô hình trồng xen có bông cao hơn hẳn so với cây trồng địa phương đã mở ra khả năng chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế cao cho sản xuất nông nghiệp. Trong đó mô hình xen canh bông lạc, đậu tương hoặc cô ve đều cho hiệu quả kinh tế cao.

- Trong cơ cấu bông xen đậu cô ve hoặc bông xen lạc, năng suất cây trồng chính và cây xen bị ảnh hưởng không đáng kể so với cơ cấu trồng thuần. Các mô hình xen đều cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô hình trồng thuần và nâng cao hệ số sử dụng đất lên 1,6 - 1,75 lần. Trong các phương thức xen, mô hình xen canh bông hàng kép (160 + 50) cm x 15 cm x 1 cây hoặc (120 + 50) cm x 15 cm x 1 cây, giữa khoảng cách 1,2 m và 1,6 m xen từ 3 đến 5 hàng cây xen có nhiều ưu điểm, chăm sóc các cây trồng trong mô hình dễ dàng và cho hiệu quả kinh tế cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Trong canh tác trên nương rẫy theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu nông lâm kết hợp quốc tế (ICRAF), Trường đại học Nông nghiệp I và Viện KHKT nông nghiệp Việt Nam (VASI) đã tổng kết được rất nhiều kinh nghiệm quý:

- Trồng xen cây họ đậu trong thời kỳ canh tác và trong thời kỳ bỏ hoá để cải tạo đất;

Đánh giá hiệu quả của mô hình trồng xen một số cây nông nghiệp với Sơn tra Docynia indica giai đoạn kiến - 5

- Trồng tre, nứa, xoan trên đất bỏ hoá và biến đất nương rẫy bỏ hoá thành rừng tre, nứa, luồng,…


- Trồng các loại cây công nghiệp có giá trị như: quế, trẩu, hồi ở miền Bắc; cà phê, cao su ở Tây Nguyên;

- Phương pháp phục hồi đất tổng hợp như: trồng cây theo băng, áp dụng mô hình SALT.

- Để bảo vệ đất và trồng rừng mới người Dao ở Yên Bái đã có kinh nghiệm trồng xen cây nông nghiệp với quế giai đoạn nhỏ, vừa có thu nhập vừa che phủ được bề mặt đất, vừa là cây che bóng cho quế giai đoạn nhỏ, làm đất ẩm, ít cỏ dại.

Năm 2013, Phùng Quốc Tuấn Anh – Viện nghiên cứu Nông lâm nghiệp Miền núi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng xen một số giống cây ngắn ngày trong vườn cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản tại một số huyện tỉnh Sơn La” và kết luận:

- Đề tài đã xác định được 5 giống cây trồng ngắn ngày phù hợp trồng xen trong nương đồi cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản: giống bông VN01-2; giống ngô LVN14, NK54 và LVN25; giống cỏ VA06; giống đậu đen địa phương, giống nghệ đen địa phương

- Xác định được 3 cơ cấu trồng xen trong nương đồi cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản, phù hợp với điều kiện tự nhiên và trình độ canh tác của người dân: ngô Xuân Hè – đậu đen Thu Đông; nghệ quanh năm, bông vải Hè

- Thu, ngoài ra tại điểm Thuận Châu còn thêm cơ cấu ngô Xuân Hè – lạc Thu Đông.

- Xây dựng được quy trình kỹ thuật canh tác cho bông, ngô, đậu đen trồng xen trong vườn cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản.


Chương 2‌

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Mục tiêu nghiên cứu‌

Mục tiêu tổng quát:

Đánh giá hiệu quả của mô hình trồng xen một số cây nông nghiệp với Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản tại huyện Thuận Châu, Sơn La.

Mục tiêu cụ thể:

- Xác định được cơ cấu cây trồng ngắn ngày phổ biến và phù hợp với các mô hình trồng xen với cây Sơn tra trong giai đoạn KTCB tại xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu.

- Xây dựng mô hình trồng xen cây trồng ngắn ngày với cây Sơn tra trong giai đoạn KTCB.

- Đánh giá được hiệu quả trồng xen cây ngắn ngày tại các mô hình đã được lựa chọn.

2.2. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu‌

Vật liệu nghiên cứu:

+ Giống Sơn tra địa phương trồng năm 2013(sau trồng 3 năm): Kế thừa mô hình Sơn tra của Trung tâm nghiên cứu nông lâm nghiệp Tây Bắc. Mật độ trồng Sơn tra là 1.600 cây/ha(khoảng cách hàng – hàng: 3 m; cây – cây: 2 m).

+ Giống cây trồng nông nghiệp ngắn ngày:

- Giống ngô: Giống NK54, Giống do Công ty Syngenta Thái Lan lai tạo từ tổ hợp lai giữa 2 dòng ngô có nguồn gốc nhiệt đới NP5047/NP5070. Giống được đưa vào Việt Nam khảo nghiệm từ năm 2001-2004 theo quy phạm khảo nghiệm giống Ngô quốc gia (10 TCN 312-2003). Được Bộ Nông nghiệp &PTNT công nhận giống quốc gia năm 2004.

- Giống đậu đỗ (đậu đen): Giống địa phương.


- Phân bón: Supe Lân, Đạm urê và Kaliclorua.

Địa điểm nghiên cứu:

Đề tài thực hiện tại xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu trong nương đồi Sơn tra giai đoạn KTCB.

Thời gian nghiên cứu:

Đề tài được thực hiện từ tháng 02/2015 đến tháng 9/2015.

2.3. Nội dung nghiên cứu‌

Nội dung 1: Đánh giá điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết trong 3 năm qua và hiện trạng nương đồi Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB) của tỉnh Sơn La và huyện Thuận Châu

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết trong 3 năm của tỉnh Sơn La và huyện Thuận Châu

- Hiện trạng diện tích nương đồi Sơn tra kiến thiết năm thứ nhất, năm thứ 2, năm thứ 3 ở các điểm đã được quy hoạch phát triển ở Sơn La.

- Xác định và phân tích các kiểu thiết kế trồng Sơn tra trên các nương đồi (độ cao, độ dốc, kích thước bậc thang): Thống kê các mô hình kỹ thuật trồng xen, xây dựng các tiêu chí lựa chọn (tính phổ biến, tính hiệu quả và sự phù hợp với người dân...), chọn 1 số mô hình điển hình làm căn cứ xây dựng và hoàn thiện các mô hình trồng xen mới.

- Xác định một số kỹ thuật trồng đang được các hộ nông dân áp dụng trên nương đồi Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản (giống, mật độ, khoảng cách trồng, phân bón ….)

- Phân tích, đánh giá những thuận lợi và khó khăn cho việc bố trí cơ cấu cây trồng xen trong nương đồi Sơn tra giai đoạn KTCB.

Nội dung 2: Nghiên cứu xác định cơ cấu cây trồng xen hợp lý và mật độ trồng hợp lý cho từng loại cây trồng xen giai đoạn kiến thiết cơ bản


- Tuyển chọn các giống cây trồng ngắn ngày (các loại cây họ đậu, ngô) phù hợp cho trồng xen.

- Nghiên cứu xác định cơ cấu cây trồng xen ngắn ngày phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác của các hộ nông dân. Ngô Xuân Hè – Đậu đen vụ Thu;

- Nghiên cứu mật độ trồng hợp lý cho từng loại cây trồng xen;

- Đánh giá khả năng bảo vệ, chống xói mòn, cải tạo độ phì đất của cơ cấu cây trồng xen.

Nội dung 3: Xây dựng mô hình trồng xen trong nương đồi cây Sơn tra thời kỳ kiến thiết cơ bản

Xây dựng 2 mô hình trồng xen trong nương đồi Sơn tra giai đoạn KTCB tại xã Phỏng Lái.

+ Mô hình 1: Ngô trồng xen Sơn tra.

+ Mô hình 2: Đỗ đen trồng xen Sơn tra.

Nội dung 4: Đánh giá hiệu quả của các mô hình

Nội dung đánh giá gồm:

- Hiệu quả về kinh tế của từng mô hình trồng xen cây nông nghiệp trong giai đoạn KTCB.

- Hiệu quả trồng xen cây nông nghiệp với sinh trưởng của cây Sơn tra (so sánh sinh trưởng cây Sơn tra ở các mô hình trồng xen khác nhau và so với mô hình không trồng xen cây nông nghiệp).

- Hiệu quả về môi trường: bảo vệ đất, chống xói mòn, cải tạo độ phì....của từng mô hình trồng xen.

2.4. Phương pháp nghiên cứu‌

2.4.1. Thu thập tài liệu thứ cấp‌

Phương pháp này là sự kế thừa chọn lọc các tài liệu thứ cấp có liên

quan.


- Thu thập tài liệu thứ cấp về vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, thủy văn, dân sinh kinh tế, xã hội,..

- Các tài liệu về lĩnh vực nông lâm nghiệp có liên quan.

- Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng kết quả báo cáo tổng kết của các cơ quan và các kết quả nghiên cứu có liên quan khác: Trung tâm nghiên cứu nông lâm nghiệp Tây Bắc, …

2.4.2. Phương pháp nghiên cứ u, thu thâp‌

số liêu

hiên

trường

̉ dun

g môt

số công cu ̣ trong bô ̣ công cu ̣ đánh giá nông thôn có sự

tham gia (PRA) (Sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn,..).

Trước hết làm việc với các cơ quan quản lý cấp tỉnh (Sở NN&PTNT, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Lâm nghiệp, Phòng Nông nghiệp & PTNT) để lựa chọn ra mô hình NLKH có trồng xen cây nông nghiệp với cây Táo mèo phổ biến ở tỉnh Sơn La. Trên cơ sở đó lựa chọn huyện có hệ thống NLKH chính, mô hình trồng xen và đại diện cho các khu vực khác nhau của tỉnh để điều tra thu thập thông tin chi tiết.

Sau đó tiến hành thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên cơ bản, đất đai, khí hậu, thủy văn, các cơ chế, chính sách có ảnh hưởng đến việc phát triển các hệ thống NLKH, trồng xen chính ở tỉnh Sơn La. Tiến hành điều tra tại hiện trường tại huyện có mô hình chính đó.

Tiến hành đi và khảo sát nơi có mô hình trồng xen và chụp ảnh, lấy tọa độ. Đến mỗi khu vực đặc trưng tiến hành phỏng vấn lấy thông tin về mô hình từ người dân và khảo sát hiện trường về các nội dung: hiện trạng cây trồng chính, cây trồng kết hợp, kỹ thuật và thời vụ, thu hoạch, khó khăn, thuận lợi và giải pháp, mong muốn,...

Phương pháp thu thập số liệu:

- Thu thập số liệu thống kê, nghiên cứu tài liệu.

- Điều tra theo bảng hỏi cho các điều tra, phỏng vấn.


- Sử dụng phương pháp PRA để thu thập các thông tin.

- Phương pháp chuyên gia.

- Điều tra sinh trưởng của cây Sơn tra trong các mô hình trồng xen khác nhau gồm:

+ Tỷ lệ cây sống: Đếm tỷ lệ cây sống trong mô hình.

+ Chiều cao cây: H (m): Đo bằng thước, từ sát mặt đất đến đỉnh sinh trưởng của cây.

+ Đường kính gốc: D00 (cm): Đo bằng thước Panme.

+ Đường kính tán DT (m): đo bằng thước dây theo 4 hướng (Đông, Tây, Nam, Bắc) sau đó tính trung bình.

Phương pháp phân tích

- Phương pháp phân tích hệ thống.

- Phương pháp phân tích đất theo các phương pháp thông dụng đang được áp dụng tại Viện Thổ nhưỡng nông hoá, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

- Nhập và xử lý số liệu thông thường bằng chương trình Excel.

- Xử lý thống kê bằng chương trình IRRISTAT version 5.0

2.4.3. Phương pháp nghiên cứu trên đồng ruộng‌

Nghiên cứu mật độ trồng hợp lý cho từng loại cây trồng xen

* Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống Ngô NK54 trồng xen trong nương đồi Sơn tra giai đoạn KTCB.

- Theo dõi và đánh giá ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật (mật độ, cơ cấu cây trồng xen) đến sinh trưởng, phát triển, năng suất của cây trồng xen và cây Sơn tra ở xã Phỏng Lái.

- Theo dõi và đánh giá khả năng bảo vệ, chống xói mòn, cải tạo độ phì đất của cây trồng xen.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/02/2023