Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Điều Kiện Tự Nhiên, Xã Hội, Thời Tiết Khí Hậu Và Hiện Trạng Trồng Sơn Tra Giai Đoạn Kiến Thiết Cơ Bản Tại Sơn La‌


- Thí nghiệm gồm 4 công thức (C: mật độ 54.000 cây/ha, T1: mật độ

65.000 cây/ha, T2: mật độ 70.000 cây/ha, T3: mật độ 75.000 cây/ha).

- Diện tích ô thí nghiệm: 40m2/công thức x 4 công thức x 3 lần nhắc = 480m2

- Diện tích bảo vệ: 20m2

- Tổng diện tích thí nghiệm: 480m2 + 20m2 = 500m2

Dải bảo vệ

Dải bảo vệ

Sơ đồ bố trí thí nghiệm:


C

T1

T2

T3

T2

C

T3

T1

T3

T2

C

T1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả của mô hình trồng xen một số cây nông nghiệp với Sơn tra Docynia indica giai đoạn kiến - 6


* Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống Đậu đỗ trồng xen trong nương đồi Sơn tra giai đoạn KTCB.

- Theo dõi và đánh giá ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật (mật độ, cơ cấu cây trồng xen) đến sinh trưởng, phát triển, năng suất của cây trồng xen và cây Sơn tra ở xã Phỏng Lái.

- Theo dõi và đánh giá khả năng bảo vệ, chống xói mòn, cải tạo độ phì đất của cây trồng xen.

- Thí nghiệm gồm 4 công thức (C: 30 cây/m2, T1: 25 cây/m2, T2: 35 cây/m2, T3: 40 cây/m2)

- Diện tích ô thí nghiệm: 40m2/công thức x 4 công thức x 3 lần nhắc = 480m2

- Diện tích bảo vệ: 20m2

- Tổng diện tích thí nghiệm: 480m2 + 20m2 = 500m2


Dải bảo vệ

Dải bảo vệ

Sơ đồ bố trí thí nghiệm:


C

T1

T2

T3

T2

C

T3

T1

T3

T2

C

T1


Thời vụ bố trí thí nghiệm: đối với Ngô vụ Xuân ( gieo trồng ngày 20 tháng 4); Đậu đỗ vụ Thu ( gieo trồng ngày 25 tháng 8 năm 2015).

Địa điểm bố trí thí nghiệm: xã Phỏng Lái – huyện Thuận Châu.

Nghiên cứu xác định cơ cấu cây trồng xen ngắn ngày phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác của các hộ nông dân trồng Sơn tra

Thí nghiệm gồm các cơ cấu:

Cơ cấu: Ngô Xuân hè – Đậu đỗ Thu Đông.

Các thí nghiệm về cơ cấu sẽ được lồng ghép trong các thí nghiệm về mật độ và phân bón.

Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

a. Đối với Ngô:

Các chỉ tiêu nghiên cứu được tiến hành theo quy phạm khảo nghiệm giống Ngô 10 TCN - 341 - 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

* Chỉ tiêu sinh trưởng phát triển:

- Ngày trỗ cờ: Là ngày có ≥ 50% số cây/ô trỗ cờ (xuất hiện nhánh cuối cùng của bông cờ).

- Ngày tung phấn: Là ngày có ≥ 50% số cây/ô có hoa nở được 1/3 trục chính.

- Ngày phun râu: Là ngày có ≥ 50% số cây/ô đã phun râu (bắp có râu dài 2 - 3cm ngoài lá bi).


- Ngày chín sinh lý: Được tính từ khi gieo đến khi ≥ 75 % cây có lá bi khô hoặc chân hạt có chấm đen.

* Chỉ tiêu về hình thái:

- Chiều cao cây (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến điểm phân nhánh đầu tiên của bông cờ của cây mẫu vào giai đoạn chín sữa (đo 10 cây/ô).

- Chiều cao đóng bắp (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến mắt đóng bắp trên cùng (bắp thứ nhất) của cây mẫu vào giai đoạn chín sữa (đo 10 cây/ô cùng cây đo chiều cao).

* Chỉ tiêu về chống chịu:

- Đổ rễ (%): Đếm các cây bị nghiêng một góc bằng hoặc lớn hơn 300 so với chiều thẳng đứng của cây.

- Gãy thân (điểm): Đếm các cây bị gãy ở đoạn thân phía dưới bắp khi thu hoạch. Cho điểm từ 1 – 5:

Điểm 1 (Tốt): < 5% cây gãy. Điểm 2 (Khá): 5 - 15% cây gãy.

Điểm 3 (Trung bình): 15 - 30% cây gãy.

Điểm 4 (Kém): 30 - 50% cây gãy. Điểm 5 (Rất kém): > 50% cây gãy.

- Sâu đục thân (điểm): Ghi số cây bị sâu đục thân dưới bắp vào thời kỳ trước và sau trỗ cờ (chủ yếu là sau trỗ cờ). Cho điểm từ 1 – 5:

Điểm 1: Rất nhẹ < 5% số cây bị hại.

Điểm 2: Nhiễm nhẹ 5 – 15% số cây bị hại. Điểm 3: Nhiễm vừa 15 – 30% số cây bị hại. Điểm 4: Nhiễm nặng 30 – 50% số cây bị hại. Điểm 5: Nhiễm rất nặng > 50% số cây bị hại.

- Sâu cắn râu (%): Theo dõi vào thời kỳ phun râu, ghi số bắp bị sâu cắn

râu/ô.


- Bệnh khô vằn (%): Theo dõi vào thời kỳ trước và sau khi trỗ cờ (chủ yếu là sau trỗ cờ), ghi số cây bị bệnh trên ô. Tính tỷ lệ cây bị bệnh trên ô.

- Bệnh đốm lá, bệnh gỉ sắt (điểm): Theo dõi vào thời kỳ trước và sau khi trỗ cờ (chủ yếu là sau trỗ cờ). Tính tỷ lệ lá bị bệnh rồi cho điểm từ 0 - 5 điểm:

Điểm 0: Không bị bệnh.

Điểm 1: Rất nhẹ (1 - 10%) số lá bị bệnh. Điểm 2: Nhiễm nhẹ (11 - 25%) số lá bị bệnh. Điểm 3: Nhiễm vừa (26 - 50%) số lá bị bệnh. Điểm 4: Nhiễm nặng (51 - 75%) số lá bị bệnh.

Điểm 5: Nhiễm rất nặng (trên 75%) số lá bị bệnh.

* Chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất:

- Số bắp/cây: Đếm tổng số bắp/tổng số cây trên ô. Đếm số bắp và số cây trong ô lúc thu hoạch.

- Chiều dài bắp (không kể lá bi) (cm): Đo hàng hạt dài nhất của 10 bắp mẫu. Chỉ đo bắp thứ nhất của cây mẫu.

- Đường kính bắp (không kể lá bi) (cm): Đo ở phần giữa bắp của 10 bắp mẫu. Chỉ đo bắp thứ nhất của cây mẫu.

- Số hàng/bắp: Một hàng được tính khi có 50% số hạt so với hàng dài nhất.

- Số hạt/hàng: Đếm số hạt của hàng có chiều dài trung bình trên bắp.

- Khối lượng 1000 hạt ở độ ẩm bảo quản (14%):

P1000 hạt tươi x (100 - A0) P1000 hạt (g) =

100 - 14

- Độ ẩm hạt khi thu hoạch (A0): Được tính bằng máy đo độ ẩm KETT - 400 của Nhật Bản.

- Năng suất thực thu:


Pô tươi x tỷ lệ hạt/bắp x (100 - A0) x 100 NSTT (tạ/ha) =

Sô x (100 - 14)


- Năng suất lý thuyết:

Số bắp/cây x số hàng/bắp x số hạt/hàng x P1000hạt x số cây/m2 NSLT (tạ/ha) =

10.000


Trong đó:

- 100 - 14: Năng suất tính ở độ ẩm 14%.

- Pô tươi (kg): Khối lượng bắp tươi/ô (trên hàng thu hoạch).

- A0 (%): Độ ẩm thu hoạch.

- Sô (m2): Diện tích thí nghiệm (tính trên hàng thu hoạch).

- Tỷ lệ hạt/bắp (%): Trọng lượng hạt 10 bắp mẫu/trọng lượng 10 bắp mẫu.

- Số bắp/cây: Số bắp thu ở một hàng/số cây ở một hàng.

b. Đối với Đỗ đen:

* Một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển:

- Ngày gieo: ghi ngày gieo thí nghiệm.

- Ngày mọc: ngày có 50% số cây/ô mọc 2 lá mầm.

- Thời gian sinh trưởng (ngày): Tính từ ngày gieo đến ngày thu hoạch đợt cuối cùng.

- Chiều cao cây (cm): đo từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của thân chính lúc thu hoạch. Đo trung bình ở 10 cây mẫu/ô.

- Số cành cấp I/cây: đếm số cành mọc từ thân chính của 10 cây mẫu/ô.

* Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại chính:

- Đánh giá theo thang điểm cấp bệnh như sau:

+ Điểm 1: Không nhiễm (dưới 5% số cây có vết bệnh).

+ Điểm 2: Nhiễm nhẹ (6-25% số cây có vết bệnh).

+ Điểm 3: Nhiễm trung bình (26-50% số cây có vết bệnh).

+ Điểm 4: Nhiễm nặng (51-75% sô cây có vết bệnh).

+ Điểm 5: Nhiễm rất nặng (trên 76% số cây có vết bệnh).

- Sâu:


+ Sâu đục quả (Eitiella zinkenella). Đếm số quả bị hại trên tổng số 100 quả lấy ngẫu nhiên/ô. Tính tỉ lệ %.

+ Sâu cuốn lá (Lamprosema indicata). Đếm số lá bị cuốn /tổng số lá trên 10 cây mẫu. Tính tỉ lệ %.

* Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất:

- Số quả/cây: Đếm tổng số quả ở 10 cây mẫu/ô. Tính trung bình.

- Số hạt/quả: Đếm tổng số hạt trên quả của 10 quả mẫu/ô. Tính trung bình. 10 cây mẫu được lấy theo phương pháp đường chéo trong từng ô thí

nghiệm.

- Khối lượng 1000 hạt (g): Lấy ngẫu nhiên 3 mẫu 1000 hạt (độ ẩm khoảng 12%), cân khối lượng. Tính trung bình.

- Năng suất ô(kg/ô): Thu từng ô, đập lấy hạt khô sạch, cân khối lượng.

- Năng suất cá thể (g/cây): Khối lượng hạt 10 cây/10.

- Năng suất lý thuyết (tạ/ha): năng suất cá thể (g) x mật độ (cây/ m2)/diện tích ô (10m2).

- Năng suất thực thu (tạ/ha) =


c. Đối với cây Sơn tra:

* Đánh giá sinh trưởng:

Năng suất ôx10.000 m2

10m2

Vanh thân được đo ở độ cao 1,3 m cách mặt đất, đánh dấu sơn tại vị trí đo cố định qua các đợt quan trắc. Đo toàn bộ vanh thân các cây lần đầu tiên vào năm thứ 2 sau trồng.

* Đánh giá tình hình phát sinh, phát triển sâu bệnh hại:

Đánh giá cấp bệnh theo bảng phân cấp, quy trình theo dõi bệnh theo quy trình của Viện Bảo vệ thực vật.

Phương pháp xây dựng mô hình sản xuất có sự tham gia của cộng đồng (PTD)

Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế


Dựa vào phương pháp hạch toán tài chính tổng quát để phân tích: Lợi nhuận (RAVC – Return Above Variable Cost) được tính bằng tổng thu nhập thuần (GR – Gross Return) sau khi trừ tổng chi phí khả biến (TC – Total Variable Cost). RAVC = GR – TC.


Chương 3‌

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


3.1. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, xã hội, thời tiết khí hậu và hiện trạng trồng Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản tại Sơn La‌

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội, thời tiết khí hậu‌

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên:

Sơn La nằm ở trung tâm vùng Tây Bắc Việt Nam, tỉnh lỵ là thành phố Sơn La, cách thủ đô Hà Nội khoảng 320 km. Toạ độ địa lý:

Từ 20039đến 22002độ vĩ Bắc;

Từ 103011đến 105002độ kinh Đông.

- Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu và Yên Bái.

- Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước CHDCND Lào.

- Phía Đông giáp tỉnh Hoà Bình và tỉnh Phú Thọ.

- Phía Tây giáp tỉnh Điện Biên.

Sơn La có diện tích tự nhiên 14.174,44 km2, đứng thứ 3 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của cả nước, bằng 39% diện tích vùng Tây bắc và bằng 4,27% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc.

Tỉnh Sơn La nằm trên trục đường quốc lộ 6 (Hà Nội - Sơn La - Điện Biên). Đây là tuyến đường huyết mạch, có ý nghĩa kinh tế, chính trị nối vùng Tây Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

Sơn La có đường biên giới chung với nước CHDCND Lào dài 250 km; có các cửa khẩu Quốc gia Chiềng Khương, Lóng Sập là lợi thế để Sơn La thông thương giao lưu kinh tế với các tỉnh vùng Đông Bắc của nước CHDCND Lào. Sơn La còn là địa bàn có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng và phòng thủ đất nước.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/02/2023