Hiện Trạng Trồng Sơn Tra Tại Huyện Thuận Châu‌


Địa hình rất phức tạp, bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn. Độ cao trung bình là 600 - 700m so với mực nước biển. Tỉnh có 3 hệ thống núi chính: Hệ thống núi tả ngạn sông Đà, hệ thống núi hữu ngạn sông Mã và hệ thống núi xen giữa sông Đà và sông Mã. Hầu hết các dãy núi và sông trong tỉnh đều thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Trên 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực sông Đà, sông Mã. Xen kẽ giữa những dãy núi là những thung lũng lòng chảo. Đất canh tác thường nhỏ hẹp, có độ dốc lớn. Sơn La có 2 cao nguyên Mộc Châu và Nà Sản - Sơn La tương đối bằng phẳng, thuận tiện cho việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc.

Nằm ở vị trí đầu nguồn của hai con sông lớn: sông Đà và sông Mã, Sơn La không chỉ là địa bàn phòng hộ xung yếu cho vùng đồng bằng Bắc Bộ và hai công trình thuỷ điện lớn nhất nước, mà còn là địa bàn có tiềm năng, lợi thế để phát triển rừng nguyên liệu với quy mô trên 20 vạn ha, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản và sản xuất giấy, bột giấy.

Ngoài tiềm năng để phát triển một số cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc ăn cỏ, phát triển rừng nguyên liệu, Sơn La còn có nhiều lợi thế để phát triển nhiều loại cây, con khác có giá trị kinh tế cao như dâu, tằm, cà phê, chè, rau sạch, hoa, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thú quý hiếm với quy mô công nghiệp. Mỗi năm, Sơn La thu hoạch 18 – 20 vạn tấn ngô, đậu tương - nguồn nguyên liệu chủ yếu cho công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi.

Tiềm năng phát triển của sản phẩm nông – lâm nghiệp, hàng hoá như trên là tiền đề để Sơn La có thể phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến nông – lâm sản như chế biến chè, sữa, cà phê, tơ tằm, thịt, giấy, thức ăn gia súc…tham gia vào thị trường trong nước và xuất khẩu.


Bản đồ vị trí địa lý tỉnh Sơn La nguồn kiemlamsonla gov vn Khí hậu 1

( Bản đồ: vị trí địa lý tỉnh Sơn La, nguồn: kiemlamsonla.gov.vn ).

Khí hậu, thời tiết:

Sơn La nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có tính chất lục địa, chịu ảnh hưởng của địa hình. Các yếu tố cơ bản về khí hậu Sơn La như sau:

- Mùa đông lạnh và khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

- Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9.

- Nhiệt độ trung bình trong năm 21,50C, nhiệt độ cao nhất là 370C, nhiệt độ thấp nhất là 20C. Tổng tích ôn bình quân một năm là 7.5500C. Số giờ nắng trung bình đạt 1.450 giờ. Số giờ nắng trung bình trong ngày mùa hè là 7 giờ/ngày. Các vùng Sông Mã, Yên Châu, vùng dọc sông Đà có nhiệt độ cao hơn các vùng khác từ 1 - 40C.

- Lượng mưa trung bình/năm là 1.400mm. Số ngày mưa trung bình trong một năm là 118 ngày. Trong đó 80% lượng mưa tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9. Vùng dọc sông Đà có lượng mưa cao hơn.


- Độ ẩm trung bình/năm 80 - 82%.

- Gió thịnh hành theo 2 hướng là gió mùa Đông - Bắc từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau và gió Tây - Nam từ tháng 3 đến tháng 9. Đặc biệt từ tháng 3 đến tháng 5 còn chịu ảnh hưởng của gió nóng (gió Lào). Số ngày bị ảnh hưởng gió nóng 15 - 18 ngày/năm. Sơn La nằm sâu trong nội địa được các dãy núi che chắn không bị ảnh hưởng của bão, song thỉnh thoảng vẫn có lốc cục bộ.

- Sương muối: Vào tháng 12 đến tháng 01 năm sau, một số khu vực trong tỉnh bị ảnh hưởng của vài đợt sương muối. Những năm gần đây tần suất xuất hiện sương muối trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm.

Đặc điểm của khí hậu thời tiết Sơn La là lượng mưa lớn, tổng tích ôn cao, có mùa đông lạnh vừa phải, là điều kiện thuận lợi để đa dạng các loại cây trồng từ cây nhiệt đới đến á nhiệt đới. Vùng cao nguyên Mộc Châu mang khí hậu ôn đới mát mẻ thích hợp cho nhiều loại cây trồng ôn đới ưa lạnh. Lợi thế là vào mùa đông lạnh có thể trồng các loại quả thực phẩm ôn đới mà các tỉnh phía Nam không có.

Với đặc điểm khí hậu thời tiết của Sơn La rất thích hợp cho đa dạng loại cây trồng phát triển. Tuy nhiên với khí hậu phân ra 2 mùa mưa (tháng 5 – tháng 10) và khô (tháng 11 – tháng 4) rõ rệt thì khó khăn cho việc phát triển nông nghiệp trong mùa khô. Tình trạng thiếu nước cho sản xuất, đặc biệt là cung cấp lương thực, thực phẩn cho bà con. Vào mùa mưa, lượng mưa tập trung nhiều bên cạnh đó diện tích đất dồi núi, đất dốc lớn nên cũng ảnh hưởng lớn tới nguồn tài nguyên đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Việc trồng xen cây nông nghiệp vào các đồi cây Sơn tra, cây ăn quả là một giải pháp giải quyết những khó khăn tồn tại của tỉnh Sơn La.

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội:

Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2012 là 1.134,3 nghìn người. Mật độ dân số trung bình 79 người/km2, nhưng phân bố không đồng đều giữa thành


thị và nông thôn, giữa các huyện, thành phố. Hầu hết dân cư sinh sống ở địa bàn nông thôn, với 975,9 nghìn người (chiếm 86% dân số toàn tỉnh); dân số thành phố chỉ chiếm 14%, thấp hơn nhiều so với trung bình của cả nước (trung bình cả nước 29,6%), cho thấy mức độ đô thị hoá, phát triển công nghiệp và dịch vụ ở Sơn La đến nay vẫn còn thấp.

Sơn La hiện có 12 dân tộc anh em đang sinh sống bao gồm: Thái, Kinh, Mông, Mường, Dao, Khơ Mú, La ha, Xin Mun, Kháng, Lào, Tày Hoa hòa nhập trong lao động sản xuất, giao lưu văn hóa, đoàn kết tạo ra sự gắn bó, hòa đồng, hòa nhập cùng xây dựng quê hương Sơn La ngày càng giàu đẹp.

Bảng 3.1. Dân số tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2013‌

(Đơn vị tính: 1000 người)


TT

Huyện, Thành phố

Năm 2007

Năm 2012

Năm 2013

1

Thành phố Sơn La

90,0

97,2

98,4

2

Huyện Quỳnh Nhai

57,2

59,8

60,8

3

Huyện Thuận Châu

144,3

157,3

159,3

4

Huyện Mường La

88,4

90,1

90,3

5

Huyện Bắc Yên

55,3

60,2

61,2

6

Huyện Phù Yên

105,0

113,9

115,4

7

Huyện Mộc Châu

147,9

161,3

105,6

8

Huyện Yên Châu

66,7

73,3

74,5

9

Huyện Mai Sơn

134,6

146,6

149,1

10

Huyện Sông Mã

123,4

132,5

135,2

11

Huyện Sốp Cộp

37,9

42,1

43,2

12

Huyện Vân Hồ



57,5


Cộng toàn tỉnh

1.050,7

1.134,3

1.150,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sơn La năm 2013)


Với nguồn lao động dồi dào, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp thì việc phát triển nông nghiệp của tỉnh Sơn La rất tốt. Việc đưa kỹ thuật trồng xen Sơn Tra vào các xã có điều kiện thích hợp, nguồn lao động dồi dào sẽ giải quyết lao động dư thừa cho đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Bên cạnh đó góp phần cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm cho bà con, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc.

Trong những năm gần đây các xã vùng cao đã được đầu tư hỗ trợ bằng nhiều chương trình dự án như Chương trình 134, 135, giảm nghèo giai đoạn II, Nghị quyết 30a của Chính phủ... Đời sống nhân dân đã có phần được cải thiện. Tuy nhiên trình trạng đói giáp hạt vẫn sảy ra, tỷ lệ hội nghèo theo tiêu chí mới vẫn chiếm tỷ trọng lớn do những nguyên nhân sau:

- Điều kiện địa hình chia cắt mạnh, núi cao khe sâu, đất bằng để sản xuất ít, chủ yếu là đất có độ dốc lớn. Đây là điều kiện không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đất rễ bị rửa trối bạc màu, lưu thông hàng hoá bị hạn chế.

- Trình độ dân trí thấp, khả năng áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất còn nhiều bất cập, tập quán canh tác lâu đời của đồng bào các dân tộc lạc hậu, sản xuất mang tính tự cấp tự túc, thói quan chăn thả gia súc...

- Thiếu vốn đầu tư cho sản xuất do tỷ lệ tích luỹ nội bộ cho tái sản xuất còn thấp, vốn vay tín dụng xuất vay chưa cao, thiếu tập chung ưu tiên đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Vốn đầu tư từ các chương trình dự án còn thấp, dàn trải, hiệu quả chưa cao.

3.1.2. Hiện trạng trồng Sơn tra tại huyện Thuận Châu‌

Cây Sơn tra là loại cây lâm nghiệp có tác dụng kép vừa có tác dụng phát triển rừng và cho thu hoạch quả có năng suất, sản lượng ổn định, có giá trị kinh tế cao, mỗi năm cho thu hoạch sản lượng khoảng 3.000 tấn/năm, ước giá trị đạt gần 15 - 20 tỷ đồng/năm. Nhờ những ưu điểm vượt trội trong mấy


năm gần đây cây Sơn tra đã được lựa chọn làm cây chủ lực để phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân các xã vùng cao.

Nhờ thực hiện các nguồn vốn chương trình 661, Nghị quyết 30a của chính phủ, Dự án KFW7 hỗ trợ cho nhân dân các xã vùng cao trồng mới rừng được 1.471,8 ha cây Sơn tra, nâng tổng số diện tích Sơn tra hiện có lên 2.876,6 ha, trong đó: Rừng tự nhiên 381 ha, bình quân mỗi hộ dân vùng cao có 0,82 ha.

Cây Sơn tra sinh trưởng, phát triển khá, tỷ lệ sống cao, mật độ đảm bảo. Diện tích Sơn tra trồng từ 5 năm tuổi trở lên đã cho quả. Ý thức của người dân về bảo vệ và phát triển cây Sơn tra đã được nâng lên rõ rệt, các hộ đã biết làm cỏ, vun gốc, cắt tỉa cành nhánh già, sâu bệnh tạo điều kiện cho cây phát triển, ý thức thu hái đúng mùa vụ đã được người dân chú trọng, nhu cầu trồng mới cây Sơn tra ngày một nâng cao. Không chỉ riêng về phát triển diện tích trồng mới cây Sơn tra các hộ dân đã tổ chức bảo vệ tốt rừng cây Sơn tra từ tự nhiên và chủ động tác động tăng mật độ cây Sơn tra trong rừng tự nhiên.

Bản đồ vị trí địa lý huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La Nguồn 2

(Bản đồ vị trí địa lý huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

Nguồn: kiemlamsonla.gov.vn)


Bảng 3.2. Diện tích Sơn tra tại huyện Thuận Châu‌

(Đơn vị tính: ha)


STT

Nguồn vốn/xã

Tổng

cộng

Diện tích phân theo năm

2011

2012

2013

2014


TỔNG CỘNG

2.876,63

604,0

1.009,0

578,59

685,04

1

Nguồn vốn KFW7

1.471,82

314

531,5

278,59

347,73

1.1

Xã Co Mạ

168,40

0

168,4

0

0

1.2

Xã Bản Lầm

227,40

227,4

0

0

0

1.3

Xã Nậm Lầu

224,09

0

60,3

50,61

113,18

1.4

Xã Muổi Nọi

31,50

0

31,5

0

0

1.5

Xã Mường É

461,73

0

98,8

172,08

190,85

1.6

Xã Chiềng Bôm

358,70

86,6

172,5

55,90

43,70

2

Nguồn vốn 661

360,00

110

150

100

0

2.1

Xã Phỏng Lái

98,40

26

72,4

0

0

2.2

Xã Mường É

108,60

31

77,6

0

0

2.3

Xã Co Mạ

95,00

40

0

55

0

2.4

Xã Bản Lầm

45,00

0

0

45

0

2.5

Xã Long Hẹ

13,00

13

0

0

0

3

Nguồn vốn sự nghiệp huyện

864,81

0

327,5

200

337,31

3.1

Xã Pá Lông

52,00

0

52,0

-

-

3.2

Xã Co Tòng

28,00

0

28,0

-

-

3.3

Xã Long Hẹ

311,50

0

156,5

-

155,00

3.4

Xã Co Mạ

172,31

0

35,0

-

137,31

3.5

Xã Nậm Lầu

37,00

0

7,0

30

0

3.6

Xã Chiềng Bôm

64,00

0

4,0

30

30,00

3.7

Xã Phỏng Lái

56,00

0

40,0

16

0

3.8

Xã É Tòng

50,00

0

5,0

30

15,00

3.9

Xã Mường É

94,00

0

0

94

0

3.10

Xã Bản Lầm

0,00

0

0

0

0

4

Nguồn vốn DN đầu tư

180,00

180

0

0

0

4.1

Xã Long Hẹ

130,00

130

0

0

0

4.2

Xã Co Mạ

50,00

50

0

0

0


Từ năm 2011 đến nay huyện Thuận Châu đã tập trung đầu tư cho phát triển cây Sơn tra, do đây là cây được coi là có lợi thế kép đó là vừa đáp ứng được cả các mục tiêu phòng hộ và mục tiêu kinh tế. Đến nay tổng diện tích trồng mới là 1.234,4ha, giá trị đầu tư 2.921.115 nghìn đồng. Trong đó:

+ Dự án 661 trồng các năm là 531,8ha. (năm 2006 trồng 192,33ha, năm 2007 trồng 39ha, năm 2008 trồng 140ha, năm 2009 trồng 159,75ha)

+ Dự án KFW7 trồng năm 2010 là 100,4ha

+ Chương trình 30a hỗ trợ cây giống là 1.001.506 cây (năm 2011 hỗ trợ

222.530 cây; năm 2012 hỗ trợ 298.176 cây; năm 2013 hỗ trợ 480.800 cây) tương đương với 665,94ha.

Bảng 3.3. Tình hình sinh trưởng phát triển của Sơn tra tại một số xã của huyện Thuận Châu‌‌


STT

Đơn vị điều tra (xã)


Năm trồng

Diện tích điều tra (ha)


D00

(cm)


D 1.3

(cm)


Dt


Hvn (m)

Số năm cho

quả

Năng suất quả

(tấn/ha)

Mật độ hiện còn

(cây/ha)

1

Phỏng Lái

2012

19


3,7

1,60

3,50

2

15,3

900

2

Mường É

2011

3


2,6

1,37

3,00

1

12,6

1.400

3

Co Mạ

2012

14


4,9

1,76

4,40

0


1.360

4

Bản Lầm

2012

15


3,1

1,42

3,60

0


1.500

5

Long Hẹ

2010

10

0,8


0,50

1,20

0


1.323

6

Nậm Lầu

2011

17

0,6


0,40

0,80

0


1.450

7

Chiềng

Bôm

2012

16

0,5


0,30

0,62

0


1.600

8

Pá Lông

2013

25

0,4


0,15

0,54

0


1.600

(Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm tra các chính sách hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp từ năm 2010-2014 của UBND huyện Thuận Châu)

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 17/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí