Kết Quả Nghiên Cứu Xác Định Mật Độ Và Cơ Cấu Cây Trồng Xen Hợp Lý Cho Từng Loại Cây Trồng Xen Giai Đoạn Kiến Thiết Cơ Bản‌


Qua kiểm tra diện tích cây Sơn tra trồng các năm từ 2006 đến 2014 cho thấy: Tình trạng cây sinh trưởng, phát triển bình thường, tỷ lệ sống trung bình đạt 79,54%, mật độ đảm bảo. Diện tích Sơn tra trồng năm 2006 - 2008 đã cho quả. Ý thức của người dân về bảo vệ và phát triển cây Sơn tra đã được nâng lên rõ rệt, các hộ đã biết làm cỏ, vun gốc, cắt tỉa cành nhánh già, sâu bệnh tạo điều kiện cho cây phát triển, Ý thức thu hái đúng mùa vụ đã được người dân chú trọng Nhu cầu trồng mới cây Sơn tra ngày một nâng cao. Tuy nhiên các xã cần tăng cường vận động, hướng dẫn, chỉ đạo nhân dân tổ chức phát dọn cỏ dại, chăm sóc, vun xới đất xung quanh gốc cây, bón phân, trồng dặm vào những vị trí bị mất khoảng, thu hoạch đúng thời vụ nhằm tăng chất lượng và giá trị sản phẩm quả Sơn tra.

3.2. Kết quả nghiên cứu xác định mật độ và cơ cấu cây trồng xen hợp lý cho từng loại cây trồng xen giai đoạn kiến thiết cơ bản‌

3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng ngô khác nhau tới sinh trưởng, phát triển và năng suất Ngô NK54 trồng xen Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản‌

Quá trình sinh trưởng và phát triển của ngô được chia thành 2 giai đoạn là giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng sinh thực.

- Sinh trưởng sinh dưỡng là giai đoạn sinh trưởng đầu tiên của cây Ngô được tính từ khi hạt nảy mầm đến khi trỗ cờ.

- Sinh trưởng sinh thực được tính từ khi phun râu đến khi chín sinh lý.

Qua quá trình theo dõi, thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống ngô là cơ sở để giúp ta bố trí mùa vụ và luân canh cây trồng hợp lý đồng thời nó còn có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn các giống ngô phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng nhằm tận dụng tiềm năng cho năng suất của giống.


Bảng 3.4. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng của Ngô NK54 trồng xen Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản‌‌

(ĐVT: ngày)


Công thức

Mọc

3 lá

Tung

phấn

Phun râu

Chín

1

3,3

11,3

68,7

72,3

116,7

2

3,3

11,3

68,3

72,0

115,0

3

3,7

11,0

64,7

67,0

110,0

4

3,3

11,3

64,7

68,3

109,0

LSD0.05

1,15

2,58

2,08

1,45

3,51

CV%

16,9

11,5

1,6

1,0

1,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả của mô hình trồng xen một số cây nông nghiệp với Sơn tra Docynia indica giai đoạn kiến - 8


Ghi chú: Công thức 1: mật độ trồng 54.000 cây/ha; Công thức 2: mật độ trồng 65.000 cây/ha; Công thức 3: mật độ trồng 70.000 cây/ha; Công thức 4: mật độ trồng 75.000 cây/ha; LSD0.05: Giá trị sai khác nhỏ nhất giữa các công thức ở mức xác suất 95%; CV%: Sai số thí nghiệm.

+ Giai đoạn nảy mầm (từ khi trồng đến khi cây có 3 lá):

Đây là giai đoạn sinh trưởng đầu tiên của cây Ngô. Giai đoạn này được tính từ khi gieo hạt đến khi cây được 3 lá thật. Trong thời gian này cây con sinh trưởng phát triển tốt là cơ sở tạo tiền đề cho các quá trình sinh trưởng tiếp theo của cây ngô. Giai đoạn này dài hay ngắn phụ thuộc vào giống, mùa vụ và đặc biệt là phương thức gieo hạt của người gieo trồng. Cơ sở cho cây ngô có năng suất cao sau này phải có cây con khỏe mạnh và không sâu bệnh.

Giai đoạn này kéo dài trong thời gian là 11 ngày và không có sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê giữa các công thức. Điều này có được là do trong giai đoạn đầu cây sinh trưởng và phát triển phụ thuộc chủ yếu vào nguồn dinh


dưỡng dự trữ trong hạt, ít có sự cạnh tranh dinh dưỡng trong đất và năng lượng ánh sáng mặt trời nên cây phát triển đều và tăng nhanh về chiều cao.

+ Thời kỳ nở hoa (bao gồm các hiện tượng trỗ cờ, tung phấn, phun râu):

Thời kỳ diễn ra trong thời gian không dài, thông thường khoảng 13 ngày. Đây là thời kỳ sinh trưởng phát triển cuối cùng của cây ngô, liên quan trực tiếp đến quá trình tạo năng suất trong đó chủ yếu quyết định tỷ lệ bắp trên cây, số hàng, số hạt và trọng lượng 1000 hạt của cây. Qua bảng trên ta thấy có sự sai khác ý nghĩa thống kê về thời kỳ tung phấn và phun râu. Công thức trồng Ngô với mật độ thấp hơn (54.000 cây/ha và 65.000 cây/ha) có thời gian từ gieo tới lúc trỗ cờ kéo dài hơn (68 ngày) các công thức trồng Ngô với mật độ cao hơn (64,7 ngày). Thời gian gieo đến phun râu của công thức 1, 2 là 72 ngày trong khi công thức 3, 4 có thời gian này là 67 – 68,3 ngày. Khoảng thời gian giữa tung phấn và phun râu của công thức 1, 2 là 4 ngày, và công thức 3, 4 là 3 ngày.

+ Thời kỳ từ phun râu đến chín hoàn toàn:

Cây ngô sau khi trỗ hoàn toàn sẽ bước sang thời kỳ chín. Đây là thời kỳ biến đổi sinh lý, sinh hóa quan trọng trong cây, là lúc cây tích lũy vật chất khô vào hạt, trọng lượng hạt tăng lên, tinh bột hình thành trong phôi nhũ. Thời gian từ khi gieo tới chín của ngô của các công thức cũng có sự sai khác. Đặc biệt là giữa công thức 1, 2 có thời gian chín là 115 – 116 ngày, trong khi công thức 3, 4 thời gian này là 109 – 110 ngày.

Chiều cao cây ngô là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh chính xác sự sinh trưởng và phát triển của cây ngô qua các giai đoạn khác nhau. Chiều cao cây ngô là một đặc trưng hình thái có liên quan chặt chẽ tới cấu trúc di truyền, các đặc điểm sinh lý – sinh hóa của các giống ngô và các yếu tố kỹ thuật tác động. Chiều cao cây ngô tạo nên cấu trúc đặc trưng của quần thể và khả năng


sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời. Chiều cao cây ngô ảnh hưởng tới năng suất và liên quan chặt chẽ đến khả năng chống đổ, tốc độ ra lá, chiều dài lóng đốt, số bắp trên cây, khả năng kháng sâu bệnh và mật độ gieo. Ngoài ra chiều cao đóng bắp cũng là một chỉ tiêu quan trọng liên quan đến năng suất và yếu tố cấu thành năng suất, phản ánh khả năng sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Chiều cao đóng bắp trên cây ngô càng cao thì quá trình thụ phấn thụ tinh càng dễ dàng tạo tiền đề cho các yếu tố cấu thành năng suất và nâng cao năng suất cây ngô nhưng đồng nghĩa với việc nâng cao năng suất đó thì khả năng chống đổ của cây lại kém đi và ngược lại. Ngoài ra, chiều cao đóng bắp còn liên quan đến khả năng chống chịu sâu, bệnh và điều kiện cơ giới hóa trên đồng ruộng. Chiều cao đóng bắp được tính từ sát mặt đất cho đến điểm ra mắt hữu hiệu cao nhất trên thân. Từ đó quyết định đến năng suất và chất lượng hạt. Kết quả thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.5. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của Ngô NK54 trồng xen Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản‌‌

(ĐVT: cm)


Công thức

5 - 7 lá

7 - 9 lá

Xoáy nõn

Đóng bắp

Cuối cùng

1

54,7

137,0

183,0

124,3

232,0

2

56,0

141,3

186,3

126,7

236,7

3

53,0

133,0

171,0

121,7

227,0

4

53,7

131,7

171,0

123,3

228,0

LSD0.05

2,84

11,61

2,62

3,75

5,5

CV%

2,6

4,3

0,8

1,5

1,2

Ghi chú: Công thức 1: mật độ trồng 54.000 cây/ha; Công thức 2: mật độ trồng 65.000 cây/ha; Công thức 3: mật độ trồng 70.000 cây/ha; Công thức 4: mật độ trồng 75.000 cây/ha; LSD0.05: Giá trị sai khác nhỏ nhất giữa các công thức ở mức xác suất 95%; CV%: Sai số thí nghiệm.


+ Giai đoạn 5 – 7 lá:

Giai đoạn 5 - 7 lá, chiều cao ngô trong các công thức thí nghiệm đạt từ 53 – 56 cm. Đây là giai đoạn chưa có sự khác biệt nhiều về sinh trưởng của Ngô giữa các công thức thí nghiệm. Trong các công thức, chiều cao Ngô trong công thức 2 đạt cao nhất, thấp nhất là công thức 3 với mật độ trồng

70.000 cây/ha.

+ Giai đoạn 7 – 9 lá:

Giai đoạn này là giai đoạn sinh trưởng có ảnh hưởng lớn tới năng suất của Ngô. Giai đoạn cây Ngô chuẩn bị vật chất cho quá trình tung phấn, phun râu, thụ phấn. Giai đoạn này chiều cao Ngô trong các công thức dao động từ 131,7 – 141,3 cm. Trong đó, công thức 2 – trồng với mật độ 65.000 cây/ha có chiều cao lớn nhất, các công thức không có sự khác biệt về chiều cao.

+ Giai đoạn xoáy nõn:

Giai đoạn xoáy nõn, chiều cao của ngô trong các công thức đã đạt từ 171 – 183,3cm. Công thức 2 có chiều cao cao nhất, cao hơn các công thức còn lại có ý nghĩa thống kê 95%.

+ Chiều cao đóng bắp:

Chiều cao đóng bắp của Ngô NK54 trong các công thức từ 121,7 – 126,7cm. Trong các công thức khác nhau chiều cao đóng bắp tương đối đồng đều, không sai khác nhau có ý nghĩa thống kê. Trong đó công thức 2 có chiều cao đóng bắp cao hơn cả.

+ Chiều cao cây cuối cùng:

Chiều cao cuối cùng của Ngô phụ thuộc vào giống và điều kiện chăm sóc. Trong các công thức, công thức 2 có chiều cao Ngô đạt 236,7cm, cao hơn so với chiều cao Ngô trong các công thức còn lại.


Bảng 3.6. Các chỉ tiêu và năng suất lý thuyết của Ngô NK54 trồng xen Sơn tra giai đoạn kiến thiết cơ bản‌‌

Công thức

Hàng/bắp

Hạt/hàng

Khối lượng

1000 hạt (g)

NSLT

(tấn/ha)

1

15,3

42,3

304,5

7,1

2

15,3

40,3

304,5

8,1

3

14,0

34,7

303,7

6,9

4

14,0

36,0

303,3

7,6

LSD0,05

1,33

5,92

1,6

1,69

CV%

4,5

7,7

0,3

11,3


Ghi chú: Công thức 1: mật độ trồng 54.000 cây/ha; Công thức 2: mật độ trồng 65.000 cây/ha; Công thức 3: mật độ trồng 70.000 cây/ha; Công thức 4: mật độ trồng 75.000 cây/ha; LSD0.05: Giá trị sai khác nhỏ nhất giữa các công thức ở mức xác suất 95%; CV%: Sai số thí nghiệm.

Năng suất cây trồng là mục tiêu phấn đấu cuối cùng của người trồng trọt. Trong sản xuất nông nghiệp, tất cả mọi tác động của con người lên cây trồng đều nhằm mục đích nâng cao phẩm chất, năng suất cây trồng. Năng suất là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp các yếu tố cấu thành năng suất và các chỉ tiêu sinh trưởng của cây trồng. Đối với cây Ngô năng suất được cấu thành bởi một số yếu tố như sau: Số bắp trên cây, số hàng hạt trên bắp, số hạt trên hàng, trọng lượng 1000 hạt ngoài ra còn các yếu tố như mật độ cây và mức phân bón cũng ảnh hưởng đáng kể tớ i năng suât của cây Ngô.

Số hàng hạt và số hạt trên hàng của Ngô trong các công thức có sai

khác nhau nhiều. Số hàng hạt dao động trong khoảng 14,0 – 15,3 hàng, số hạt trên hàng có dao động nhiều hơn trong khoảng 34,7 – 42, 3 hạt. Trong đó,


công thức 1- mật độ 54.000 cây/ha và công thức 2 – mật độ 65.000 cây/ha có số hàng và số hạt trên hàng cao nhất.

Khối lượng 1000 hạt là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới năng suất của Ngô. Khối lượng 1000 hạt của các công thức không có sự sai khác nhiều, tuy nhiên chỉ chênh lệch nhau ít thì đã có ảnh hưởng lớn tới năng suất cuối cùng. Trong các công thức, công thức trồng với mật độ 54.000 cây/ha và 65.000cây/ha đạt khối lượng 1000 hạt cao nhất.

+ Năng suất lý thuyết:

Năng suất lý thuyết được tính theo công thức:

Số bắp/cây x số hàng/bắp x số hạt/hàng x P1000hạt x số cây/m2 NSLT (tạ/ha) =

10.000


Trong đó:

- 100 - 14: Năng suất tính ở độ ẩm 14%.

- Pô tươi (kg): Khối lượng bắp tươi/ô (trên hàng thu hoạch).

- A0 (%): Độ ẩm thu hoạch.

- Sô (m2): Diện tích thí nghiệm (tính trên hàng thu hoạch).

- Tỷ lệ hạt/bắp (%): Trọng lượng hạt 10 bắp mẫu/trọng lượng 10 bắp mẫu.

- Số bắp/cây: Số bắp thu ở một hàng/số cây ở một hàng.

Năng suất lý thuyết cho biết tiềm năng năng suất của các giống. Biết được chỉ số của các yếu tố cấu thành năng suất ta sẽ tính được năng suất lý thuyết. Đây là cơ sở xây dựng các biện pháp kĩ thuật phù hợp nhằm khai thác tối đa tiềm năng năng suất của giống.

Mật độ trồng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lý thuyết, mật độ trồng giảm làm cho năng suất tương ứng cũng giảm. Trong các công thức, công thức 2 đạt năng suất lý thuyết cao nhất (8,1 tấn/ha). Thấp nhất là công thức 3 (6,9 tấn/ha).


+ Năng suất thực thu:

Năng suất thực thu được tính theo công thức:

Pô tươi x tỷ lệ hạt/bắp x (100 - A0) x 100 NSTT (tạ/ha) =

Sô x (100 - 14)


Năng suất thực thu là năng suất thực tế thu được trên đơn vị diện tích. Nó phụ thuộc vào đặc tính của giống, cơ cấu mùa vụ và các biện pháp kỹ thuật tác động. Đây là một trong những căn cứ để xác định việc đưa một biện pháp kỹ thuật mới vào sản xuất hay không. So sánh năng suất thực thu của các công thức với nhau, có thể nhận thấy giữa các công thức có sự chênh lệch không nhiều.

Năng suất thực thu của các công thức dao động từ 5,7 tấn/ha – 6,0tấn/ha. Trong các đó công thức trồng với mật độ 75.000 cây/ha đạt năng suất cao nhất (6,0 tấn/ha).

Như vậy, mật độ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất ngô, mật độ giảm làm năng suất giảm sút đáng kể. Năng suất là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất ngô nói riêng. Tăng năng suất cây trồng là chỉ tiêu quan trọng nhất của mọi tiến bộ kỹ thuật về giống và kỹ thuật canh tác. Thông thường việc bón nhiều phân và cân đối sẽ cho năng suất cao hơn. Tuy nhiên, đối với đất dốc, điều này không hoàn toàn đúng nếu phần lớn lượng phân đã bón bị rửa trôi theo dòng chảy cùng với sự xói mòn đất. Ngoài ra sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa cây trồng chính và cây trồng xen cùng là một nguyên nhân nữa làm giảm đáng kể năng suất. Một trong những nguyên nhân làm cho năng suất ngô tăng có thể do đất trồng Sơn tra có độ dốc lớn, thường xuyên xảy ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi dinh dưỡng trong mùa mưa. Mặt khác đất tiến hành thí nghiệm rất cằn cỗi, bí chặt. Do đó hàm lượng dinh dưỡng trong đất bị thiếu hụt.

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 17/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí