Đánh giá hiệu quả của mô hình trồng xen một số cây nông nghiệp với Sơn tra Docynia indica giai đoạn kiến - 2


MỞ ĐẦU


Sơn La là tỉnh thuộc vùng núi Tây Bắc Việt Nam, độ cao trung bình từ 600 - 700m so với mặt nước biển. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.417.444 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 247.684 ha, chiếm 30,09%; khí hậu Sơn La mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa; mùa Hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa Đông lạnh và khô hanh. Địa hình chia cắt sâu và mạnh, giao thông đi lại khó khăn ảnh lớn đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Thuận Châu là huyện miền núi của tỉnh Sơn La, có diện tích tự nhiên 153.873 ha, dân số 159.292 người thuộc 6 dân tộc sinh sống tại 29 xã, thị trấn. Trong định hướng phát triển của tỉnh, Thuận Châu được xác định là vùng kinh tế trọng điểm, nằm trên trục Quốc lộ 6 từ Mộc Châu đi Điện Biên – Lai Châu.

Thuận Châu có địa hình cao nguyên đá vôi, độ cao trung bình 700m. Đất đai ở Thuận Châu thích hợp trồng các loại cây như: Lúa, Ngô, Sắn, Đậu, Lạc, Cao su, Sơn Tra, Cà phê, Chè, Cam, cây dược liệu... và nghề nuôi ong lấy mật, nuôi trồng thủy sản (cá lồng, tôm càng xanh...).

Cây Sơn tra còn gọi là cây Táo mèo (Docynia indica(Wall.) là một trong những cây bản địa đặc hữu chỉ có ở vùng núi cao của các tỉnh Sơn La, Yên Bái, Lai Châu, Lào Cai… nơi có khí hậu mát mẻ, ở độ cao trên 1000m. Sơn tra thuộc nhóm cây lâm nghiệp cho sản phẩm lâm sản ngoài gỗ, quả Sơn Tra dùng chế biến rượu, nước giải khát. Đặc biệt hơn loại quả này còn có tính năng kỳ diệu trong y học, là một vị thuốc quý. Ngoài sản phẩm chính là quả, cây Sơn tra có tác dụng hạn chế xói mòn bảo vệ tài nguyên đất, rừng nên đã được UBND tỉnh Sơn La chỉ đạo phát triển từ năm 2003 trong các chương trình trồng rừng theo dự án 661. Sơn tra là cây dài ngày, thời gian kiến thiết cơ bản kéo dài khoảng 5 - 6 năm mới cho quả. Trong giai đoạn đầu từ năm thứ nhất tới năm thứ 4 cây chưa khép tán, diện tích che phủ đất thấp, hơn nữa Sơn tra được


trồng trên những vùng đất có độ dốc lớn. Do vậy, hiện tượng xói mòn rửa trôi xảy ra là tất yếu, gây hiện tượng mất dinh dưỡng đất nghiêm trọng, làm mất khả năng sản xuất của đất và ảnh hưởng xấu đến môi trường. Mặt khác diện tích trồng Sơn tra được chuyển đổi chủ yếu từ đất nương rẫy của bà con, canh tác cây hàng năm nên hiện tượng xói mòn, rửa trôi diễn ra càng mạnh. Trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, khi chưa có thu nhập người dân cần có thêm những khoản thu nhập từ việc trồng xen các cây trồng khác để đảm bảo cuộc sống, yên tâm canh tác, bảo vệ và phát triển vườn rừng. Trồng xen cây ngắn ngày (Ngô, Lúa nương, Đậu tương, Lạc... ) trong vườn cây ăn quả, cây công nghiệp giai đoạn kiến thiết cơ bản là một giải pháp có nhiều ý nghĩa thiết thực, các cây trồng xen không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển của cây ăn quả, cây công nghiệp lại tăng độ phì, hạn chế xói mòn rửa trôi đất, mang lại giá trị kinh tế nhất định tăng thu nhập cho người dân. Để phát triển nền nông nghiệp bền vững, việc trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày trong vườn cây ăn quả, cây công nghiệp giai đoạn kiến thiết cơ bản là hết sức cần thiết vừa góp phần bảo vệ đất, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhờ việc “lấy ngắn nuôi dài”, đồng thời cũng góp phần làm giảm công lao động cho việc làm cỏ và chăm sóc cây ăn quả, cây công nghiệp trong giai đoạn này. Biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả trồng xen một số cây ngắn ngày trong vườn Sơn tra có thể giúp chúng ta đáp ứng được những nhu cầu này.

Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả của mô hình trồng xen một số cây nông nghiệp với Sơn tra (Docynia indica) giai đoạn kiến thiết cơ bản tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La”.


Chương 1‌

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Tình hình nghiên cứu về cây Sơn tra‌

1.1.1. Đặc điểm sinh học của cây Sơn tra‌

- Tên gọi, phân loại: Cây Sơn tra hay còn gọi là cây Táo Mèo (Docynia indica (Wall.) Decne, 1874.) Thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae), Bộ: Hoa hồng (Rosales).

Cây gỗ cao 4 - 5 m, cành non có gai và lông nhung màu trắng, khi già nhẵn. Lá hình mũi mác dài 7 - 10cm, rộng 1,5 - 2cm, khi non có 3 - 5 thùy, tròn ở gốc, thuôn nhọn ở đỉnh, mép lá nguyên hoặc có răng cưa, lông nhung màu trắng ở mặt dưới, gân bên 6 - 10 đôi, phân chia tới tận mép lá; cuống lá dài 15 - 20mm. Lá kèm hình mũi dùi, sớm rụng.

Cụm hoa chùm 1 - 3 hoa hoặc hơn, có lông, cuống hoa rất ngắn hoặc không có. Đài có lông màu trắng với 5 thùy hình mũi mác nhọn đầu, mặt ngoài có lông, mặt trong nhẵn. Cánh hoa 5, màu trắng, mép có mũi nhọn, nhỏ. Nhị có từ 30 – 50 nhị. Bầu nhụy có 5 ô, mỗi ô có 3 - 10 noãn, xếp theo chiều dọc của bầu; vòi nhụy 5, gắn liền với nhau ở gốc, có lông. Quả dạng quả Sơn tra, hạt màu đen.

Mùa hoa tháng 3 - 4, mùa quả chín tháng 9 - 10. Tái sinh bằng hạt, chồi hoặc chiết cành.

Cây ưa sáng, mọc rải rác trong rừng hoặc thành quần thể thuần loại trong trảng cây bụi, ven đồi, ở độ cao 1000 - 1500 m.

Phân bố: Ở Việt Nam: Lai Châu (Phong Thổ), Lào Cai (Sa Pa), Cao Bằng, Sơn La (Bắc Yên: Tà Xùa), Yên Bái.

Thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Mianma, Thái Lan.


Giá trị: Quả chín ăn được. Quả tươi dùng chế rượu vang. Quả phơi khô dùng làm nguồn dược liệu để chế rượu thuốc, nấu cao, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa bệnh tim mạnh, huyết áp cao và kính thích tiêu hóa. Cây non còn dùng làm gốc ghép cho các, loài Sơn tra và Lê để tạo giống cây ăn quả. Gỗ có thể đóng đồ dùng gia đình và nông cụ sản xuất.

Tình trạng: Loài hiếm. Quả được sử dụng rộng rãi như là nguồn dược liệu nên được nhân dân địa phương khai thác hàng năm (đôi khi chặt cả cây) để dùng và bán. Chính đó lá nguyên nhân dẫn tới việc giảm số lượng cá thể và thu hẹp khu phân bố. Mức độ đe dọa: Bậc R.

1.1.2. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý của Sơn tra‌


Thành phần hóa học:

Theo sự nghiên cứu Sơn tra Trung Quốc, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã thấy trong quả có axit xitric, axit tactric, vitamin C, thấy hydrat cacbon và prôtit [21].

Năm 1957, Viện nghiên cứu thực phẩm của Trung Quốc phân tích quả Sơn tra thấy prôtit 0,7%; chất béo 0,2%; hydrat cacbon 22%; canxi 0,085%;

photpho 0,025%; sắt 0,0021%; caroten 0,00082%; vitamin C 0,089% [21].

Theo Dharmananda các tác dụng sinh học của Sơn tra có liên quan đến

bốn nhóm hợp chất chủ yếu: các flavonoid (hyperoside, luteolin-7-glucoside, rutin, quercetin, vitexin, vitexin rhamnosides), Oligomeric procyanidins và flavans (catechin, epicatechin polymers), các dẫn xuất Triterpene (oleanolic axit, ursolic axit), các axit hữu cơ (citric, tartaric, ascorbic), các phenolic đơngiản (chlorogenic axit, caffeic axit). Các flavonoid làm gia tăng lưu lượng máu qua động mạch vành, tăng nhịp tim, giãn mạch vành, giảm xơ vữa động mạch. Sơn tra còn cho tác dụng tốt trong các trường hợp nghẽn mạch máu tim. Kết quả thực nghiệm tại phòng thí nghiệm dược lý – Viện cây thuốc và tinh dầu Nga cho thấy chiết xuất Sơn tra có đặc tính chống nghẽn mạch rõ rệt;


cải thiện việc đưa oxy về tế bào cơ tim; giảm cholesterol, triglycerid, độ quánh của máu và fibrinogen… [20].

Sơ bộ nghiên cứu loại Sơn tra Việt Nam (Lào Cai, Hoàng Liên Sơn) thấy trong quả Sơn tra có 2,76% tanin, 16,4% chất đường, 2,7% axit hữu cơ (tactric, xitric tính theo H2SO4).

Các chất tan trong nước (cao khô) là 31%, độ tro 2,25% tan hoàn toàn trong HCl (Lê Ánh, bộ môn Dược liệu, 1961).

Theo nghiên cứu của Đinh Thị Kim Chung (2010) cho biết khối lượng

trung bình của quả Táo mèo tại 2 vùng Yên Bái và Lào Cai là 20,5 ± 0,5 g, nước chiếm tỷ lệ 84,6%, đường 4,81%, axit tổng số 1,47% và pH là 2,9.

Theo kết quả khảo sát định tính dịch chiết từ quả Táo mèo thấy có đủ các nhóm hợp chất như: Flavonoit, tannin, ankaloit, glycozit có tác dụng kháng khuẩn rất có hiệu quả. Giấm táo chứa axit malic, axit acetic, hàm lượng enzym cao rất tốt cho tiêu hóa [20].

Theo nghiên cứu của Viện công nghệ thực phẩm Bộ Công Thương (2013) cho thấy trong quả Sơn tra có các các thành phần chủ yếu sau:

Bảng 1.1. Kết quả phân tích thành phần dịch quả Sơn tra‌



Loại quả

Đường tổng số (%)

Axit tổng số (%)


pH

VTM C

(g/l)

Polyphenol (g/l)

Kali (g/l)

Quả nhỏ, vỏ xanh

Quả xanh

4,10

1,38

3,1

2,3

0,98

-

Quả ương

4,80

1,82

3,3

2,9

1,03

2,250

Quả chín

5,06

1,64

3,0

2,2

0,87

-

Quả to, vỏ vàng

Quả xanh

4,30

1,40

3,5

2,2

0,88

-

Quả ương

4,72

1,62

3,7

2,8

0,94

2,102

Quả chín

5,17

1,68

3,6

2,1

0,95

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả của mô hình trồng xen một số cây nông nghiệp với Sơn tra Docynia indica giai đoạn kiến - 2


Tác dụng dược lý:

Quả Sơn tra hay Táo mèo được dùng phổ biến trong Đông y, có thể dùng thay thế hay tương tự như vị thuốc. Sơn tra với nhiều tác dụng như làm thuốc bổ tỳ, vị, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon, dễ tiêu chống đầy bụng, ợ chua, giúp tăng cường miễm dịch, giảm cholesterol, hạ mỡ máu, đại tiện xuất huyết, chữa toàn thân đau mỏi...dưới dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc tán bột uống.

Điều đáng chú ý nhất có tác dụng hạ huyết áp nhờ làm giãn mạch ngoại

vi. Mặt khác còn giúp hạ mỡ máu, chống huyết khối làm giãn động mạch vành, cải thiện sức co bóp của cơ tim, phòng chống tích cực các biến chứng do cao huyết áp gây ra.

Ngoài ra, chúng còn có tác dụng ức chế các trực khuẩn: thương hàn, bạch hầu, lị, tụ cầu vàng, giảm chứng suy hô hấp….

Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Loan (2011) cho thấy tác dụng chống béo phì và giảm trọng luợng của dịch chiết quả Táo mèo Docynia indica (Wall.) Decne trên mô hình chuột béo phì thực nghiệm. Theo Vũ Thị Hạnh Tâm nghiên cứu và ghi nhận vai trò hạ lipit và đường huyết của dịch chiết quả Táo mèo trên chuột. Hoàng Thị Minh Tân: quả và lá Táo mèo có khả năng chống rối loạn trao đổi gluxit và lipit. Vũ Thị Huê, Bùi Thị Việt Hà đã có những nghiên cứu sơ bộ ghi nhận về tác dụng kháng khuẩn của dịch lên men quả Táo mèo [19].

Lương y Đinh Công Bảy cho biết: Táo mèo có vị chua ngọt, tính hơi ấm, quy kinh can, tì, vị, thuộc nhóm thuốc tiêu thực hóa tích, giúp tiêu hóa do tăng bài tiết axit mật và pepsin dịch vị. Công dụng chủ yếu là điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều thịt, dầu mỡ, trẻ em uống sữa không tiêu.

Các nghiên cứu mới đây cho thấy Táo mèo có chứa axit citric, axit crataegic, vitamin C, hydrad carbon, protide, lipid, canxi, phốt-pho, choline, acetylcholine, phytosterin. Các công dụng trên của Táo mèo có liên quan đến


năm nhóm hợp chất: các flavonoid, oligomeric procyanidin, flavan, các dẫn xuất triterpene và các axit hữu cơ. Các flavonoid làm gia tăng lưu lượng máu qua động mạch vành, tăng nhịp tim, giãn mạch vành và giảm xơ vữa động mạch [21].

Theo một nghiên cứu của khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia, Hà Nội, giấm Táo mèo có hoạt tính kháng vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp trên (moraxella catarrhalis) nhờ hoạt động của hai yếu tố chính. Thứ nhất, chủng vi khuẩn Bacillus altitudinis TM1.2 được phân lập từ nước giấm có thể ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn Moraxellacatarrhalis. Thứ hai, trong Táo mèo có chứa các chất tự nhiên có hoạt tính sinh học, có thể giúp kháng lại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp trên.

1.2. Tình hình nghiên cứu về trồng xen‌

1.2.1. Một số luận điểm về trồng xen‌

Mục đích chính của các điền chủ là sử dụng đất tối đa và thu được nhiều sản phẩm nhất trên mảnh đất của mình mà vẫn duy trì được độ phì đất. Một trong những khả năng có thể đáp ứng được mục đích này là khai thác đất trong một hệ thống cây trồng gọi là “trồng xen”. Boursard (năm 1982) quan niệm trồng xen tức là sự phối hợp xen kẽ các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích tạo nên một tổng thể thực vật có nhiều tầng, nghĩa là có sự liên kết phù hợp lẫn nhau giữa các cây trồng có vóc dáng và hệ rễ khác nhau, sao cho tổ hợp cây trồng này nhận được năng lượng mặt trời nhiều nhất ở độ cao khác nhau và hệ thống rễ khai thác ở các tầng đất khác nhau.

Korikanthimath và cộng sự (năm 1994) cho rằng trồng xen hay trồng phối hợp bằng đa dạng hóa cây trồng thì ngược với trồng thuần. Mục đích chính của đa dạng hóa là tránh lệ thuộc quá nhiều vào một loại sản phẩm của các cây trồng phụ. Hiệu quả của các nguồn cơ bản sản xuất cây trồng như


không gian, đất, bức xạ mặt trời và nước có thể đạt được tối đa nhờ áp dụng các hệ thống thâm canh như canh tác đa tầng, các hệ thống canh tác đa tầng thực chất là các hệ thống đa canh có thành phần cây trồng khác nhau [29].

Đoàn Văn Điếm (năm 1997) cho rằng trồng xen kẽ các loại cây có yêu cầu cường độ bức xạ khác nhau là biện pháp rất hiệu quả, vừa tranh thủ được không gian vừa không bỏ phí năng lượng. Một số loại cây trồng xen có tương tác có lợi do bổ sung dinh dưỡng cho nhau [1].

Willey (năm 1979) định nghĩa khi hai hay nhiều những cây trồng được trồng cùng nhau trên cùng một mảnh đất, những cây trồng này có thể gieo cùng hoặc thu hoạch cùng thời gian. Trồng xen hay canh tác đa tầng góp phần đa dạng hóa sức sản xuất và thu nhập, giúp duy trì tính đa dạng sinh học, chống lại các rủi ro do biến động về sinh thái và thị trường. Nó cũng giúp cho sự bảo tồn sinh thái và điều này là thiết yếu không những chỉ để duy trì điều kiện sản xuất lý tưởng mà còn bảo vệ môi trường cho các thế hệ con cháu tương lai (Rajendra Hedge, 1995) [34,48].

Thuật ngữ “Canh tác đa tầng” được Patil (năm 1990) sử dụng để chỉ các tổ hợp cây trồng gồm nhiều loài có chiều cao khác nhau, có thời gian cho sản phẩm sớm muộn dài ngắn khác nhau, sống chung với nhau trong cùng một thời gian, trên cùng một mảnh đất, nhưng trong đó luôn có sự hiện diện ít nhất của một loài thân gỗ lâu năm [27]. Hedge (năm 1995) khẳng định canh tác 3 tầng góp phần tối đa hóa sức sản xuất và thu nhập, nó giúp duy trì tính đa dạng sinh học, chống lại các rủi ro do những biến động về sinh thái và thị trường. Nó giúp cho sự bảo tồn sinh thái, điều này thiết yếu không những chỉ duy trì điều kiện sản xuất lý tưởng mà còn bảo vệ môi trường cho các thế hệ con cháu tương lai [25].

Việc có mặt các cây thân gỗ trong các hệ thống trồng trọt làm cho vườn cây trở thành nông lâm kết hợp. Với ý nghĩa này, các hệ canh tác đa tầng là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/02/2023