Sự Biến Đổi Của Cơ Cấu Cây Trồng, Vật Nuôi Trong Quá Trình Phát Triển Nông Nghiệp Hàng Hóa

những cơ quan đó quy định tiêu chuẩn, công nhận chất lượng tốt của lúa mì của những nhà sản xuất lớn và do đó làm cho lúa mì chất lượng kém của nông dân nghèo hoàn toàn bị giảm giá. Hai là, bằng cách tổ chức theo kiểu công nghiệp lớn tư bản chủ nghĩa việc phân loại và cất chứa ngũ cốc, các chế độ đó giảm bớt chi phí của người sản xuất lớn về ngũ cốc, làm cho người sản xuất lớn bán lúa mì của họ được dễ dàng và đơn giản, và do đó làm cho người sản xuất nhỏ với lối bán lúa thành từng bao, theo lối gia trưởng và thô sơ trên thị trường, phải hoàn toàn phụ thuộc vào bọn cu - lắc và bọn cho vay nặng lãi”[26, tr.330].‌

1.2. Sự biến đổi của cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong quá trình phát triển nông nghiệp hàng hóa

1.2.1. Cơ cấu ngành kinh tế

Phân công lao động xã hội dẫn đến phân chia nền sản xuất xã hội thành những ngành lớn như nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, mỗi ngành lớn lại chia thành những phân ngành, và mỗi phân ngành lại chia thành những ngành nhỏ hơn. Sản phẩm của các ngành đã phân chia ra như vậy được trao đổi lẫn cho nhau, không những trao đổi sản phẩm nông nghiệp lấy sản phẩm công nghiệp mà còn trao đổi các sản phẩm nông nghiệp với nhau trên thị trường ngày càng mở rộng. V.I.Lênin đã nhấn mạnh: “Giới hạn phát triển của thị trường trong xã hội tư bản chủ nghĩa là do giới hạn chuyên môn hóa lao động xã hội quyết định. Mà sự chuyên môn hóa đó, xét về bản chất của nó, là vô cùng tận, cũng như sự tiến bộ kỹ thuật vậy”[ 25, tr. 115].

Giữa các ngành nói trên có mối quan hệ với nhau hình thành cơ cấu ngành kinh tế. Một nền kinh tế lành mạnh, có nhịp độ tăng trưởng ổn định phải có một cơ cấu phù hợp. Đó là cơ cấu đảm bảo được sự hài hòa giữa các yếu tố (bộ phận) thành một hệ thống. Mối quan hệ giữa các bộ phận với hệ thống được đo lường bằng tỷ trọng của mỗi bộ phận đó trong từng phân ngành, trong từng ngành hay trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong nội bộ ngành nông nghiệp gồm có trồng trọt và chăn nuôi, trong trồng trọt lại có trồng cây lương thực, trồng cây công nghiệp, trồng cây ăn quả, trông rau, trồng hoa,

trồng cỏ… Trong trồng cây lương thực có trồng lúa, trồng màu, trong trồng màu lại gồm khoai, ngô, sắn… Trong ngành chăn nuôi cũng phân chia thành chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi gia súc, nuôi thủy sản v.v… Chăn nuôi gia súc gồm nuôi trâu, nuôi bò, nuôi cừu, nuôi dê… Nuôi bò lại có nuôi bò lấy sữa, nuôi bò lấy thịt…

Từ sự phân tích trên, chúng ta có định nghĩa về cơ cấu kinh tế ngành như sau: Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các nhóm ngành hợp thành các tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối quan hệ giữa các nhóm ngành của nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu ngành phản ánh trình độ phân công lao động và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của nền kinh tế.

Hiện nay cơ cấu ngành kinh tế được phân theo ba nhóm chủ yếu sau:

+ Nhóm ngành nông nghiệp: Gồm nông, lâm, ngư nghiệp.

+ Nhóm ngành công nghiệp: Gồm công nghiệp và xây dựng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

+ Nhóm ngành dịch vụ: Gồm thương mại và dịch vụ.

Để hiểu rò cơ cấu ngành kinh tế nói chung và cơ cấu ngành trong kinh tế nông nghiệp nói riêng người ta sử dụng nhiều chỉ tiêu đo lường khác nhau, như cơ cấu diện tích các loại cây trồng; cơ cấu về hiện vật và giá trị sản phẩm chủ yếu; cơ cấu lợi nhuận và thu nhập, cơ cấu lao động v.v…

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng - 3

* Cơ cấu cây trồng, vật nuôi:

Cơ cấu cây trồng, vật nuôi là thành phần các giống và loại cây, con được bố trí theo không gian và thời gian trong hệ sinh thái nông nghiệp nhằm tận dụng hợp lý các nguồn lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội sẵn có của vùng. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi là một phận của cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nó còn là một nội dung chủ yếu của hệ thống canh tác nông nghiệp. Cơ cấu cây trồng còn được hình thành từ nhiều nhóm cây khác nhau như: Nhóm cây lương thực (lúa, hoa màu), cây nông nghiệp ngắn ngày (khoai, lạc, mía, đậu) và cây công nghiệp dài ngày (cao su, điều…). Cơ cấu con vật nuôi được hình thành từ nhiều nhóm con khác nhau như: Đại gia súc (trâu, bò, ngựa), gia súc (lợn, dê), gia cầm, thủy cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) và con đặc sản (tôm, cua, ốc, ếch, ba ba…).

Định nghĩa chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi tập trung vào chuyển đổi từ cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang giá trị kinh tế cao hơn, sang chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, mặc dù cây có giá trị thấp đôi khi được xác định bằng giá trị của nó trên một đơn vị trọng lượng, tuy nhiên hợp lý hơn cả có thể xác định đó là những cây trồng mang lại lợi ích kinh tế trên một đơn vị ruộng đất hay lao động cao.

Như vậy, có thể hiểu: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là chuyển từ trạng thái cây trồng, vật nuôi cũ sang trạng thái cây trồng, vật nuôi mới để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế, phát triển những cây trồng, vật nuôi có triển vọng trên thị trường, có giá trị gia tăng cao.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phải gắn liền với thị trường tiêu thụ và chế biến. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng được hiểu là sự thay đổi mối quan hệ số lượng vật nuôi, sự thay đổi diện tích, phần trăm tỷ trọng cơ cấu, sự thay đổi về giá trị sản xuất và giá trị gia tăng của toàn ngành dưới sự tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường và con người.

1.2.2. Xu hướng chủ yếu trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp

Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất đã thúc đẩy quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ. Sự tăng năng suất lao động trước hết là nông nghiệp đã tạo tiền đề vật chất cho chuyển dịch nông nghiệp thuần nông tự cấp, tự túc, năng suất lao động thấp sang nền nông nghiệp năng suất cao. Nó có vai trò quyết định đối với việc thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Thực chất của nó là phát triển nông nghiệp từ chiều rộng, hiệu quả thấp sang phát triển sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu, hiệu quả cao. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp diễn ra tùy tình hình cụ thể của từng vùng, từng nước, nhưng theo đà phát triển của nông nghiệp hàng hóa, xu hướng chủ yếu nói chung trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế diễn ra như sau:

Thứ nhất, tỷ trọng lao động và giá trị sản lượng nông nghiệp ngày càng giảm, lao động nông nghiệp được rút bớt để chuyển sang công nghiệp và dịch vụ.

Cơ cấu ngành nông nghiệp biến đổi phải nằm trong xu hướng phát triển kinh tế nông thôn tổng hợp bao gồm cả công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.

Phân công lao động ở nông thôn diễn ra theo hướng giảm lao động trồng lúa chuyển sang trồng các cây khác và phát triển chăn nuôi, mở rộng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, với việc mở rộng lao động ra thành thị phục vụ cho nhu cầu phát triển công nghiệp, thương nghiệp và các dịch vụ khác.

Nếu nông nghiệp không gắn với công nghiệp chế biến và dịch vụ sẽ kém hiệu quả. Thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi dẫn đến tăng sản lượng mà không có công nghiệp chế biến và dịch vụ tiêu thụ hàng hóa thì dẫn đến thua lỗ, hàng nông sản ế thừa, hư hỏng. Phải kết hợp liên hoàn giữa các khâu từ sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ (trên thị trường trong nước và ngoài nước) để giảm tỷ lệ hao hụt, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.

Các dịch vụ nông thôn như khâu tưới tiêu, khâu làm đất, khâu cung ứng vốn, cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra cho nông nghiệp, các dịch vụ cho sinh hoạt như cung cấp hàng tiêu dùng; cũng là nhân tố thúc đẩy chuyển dịch ngành nông nghiệp hợp lý. Sự biến đổi cơ cấu ngành công - nông nghiệp - dịch vụ là xu hướng tất yếu của phân công lao động xã hội, dẫn đến tăng năng suất lao động nông nghiệp, tạo điều kiện rút bớt lao động khỏi lĩnh vực nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ. Đây là vấn đề cấp thiết và nan giải nhất của nước ta hiện nay.

Thứ hai, tỷ trọng giá trị sản phẩm trồng trọt giảm xuống và tỷ trọng giá trị sản phẩm chăn nuôi tăng lên.

Tình trạng độc canh là đặc trưng của nền sản xuất nhỏ, tự cấp. Chuyển nền nông nghiệp độc canh sang đa canh, phát triển toàn diện phù hợp với hệ sinh thái, liên kết, bổ sung cho nhau sẽ tạo ra được một nền nông nghiệp hàng hóa phát triển bền vững. Việc hình thành một cơ cấu ngành nông nghiệp hợp lý cho phép khai thác tốt nhất các nguồn lực tạo ra sức bật mới trong nông thôn. Xu hướng chung là phải phát triển cả nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), lâm nghiệp, ngư nghiệp; phải phát triển cả trồng trọt và chăn

nuôi, đưa chăn nuôi trở thành một ngành sản xuất chính. Sản xuất thức ăn gia súc, chăn nuôi phát triển nhanh hơn và tỷ trọng của nó lớn dần lên và đến mức lớn hơn tỷ trọng trồng trọt để đáp ứng nhu cầu ăn ngày càng ngon và đủ dinh dưỡng của con người và cũng tương ứng với nhu cầu ngày càng cao của ngành chăn nuôi về kỹ thuật và vốn đầu tư.

Ứng dụng công nghệ sinh học lựa chọn một cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng, thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết của từng vùng nhằm đạt được một năng suất, hiệu quả cao nhất trên một đơn vị diện tích.

Thứ ba, tỷ trọng giá trị sản lượng lương thực giảm (nhưng sản lượng tuyệt đối thì tăng lên do năng suất lao động cây trồng tăng cao); tỷ trọng các loại cây công nghiệp và rau quả tăng lên.

Trong xu hướng toàn cầu hóa nước ta chủ động hội nhập vào các tổ chức kinh tế và đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), thì hàng hóa nói chung và hàng hóa nông sản nói riêng sẽ phải cạnh tranh với các nước khác không chỉ trên thị trường ngoài nước mà cả thị trường trong nước. Bởi vậy, phải giảm dần các cây, con cho năng suất và hiệu quả kinh tế thấp, tăng dần sản lượng cây, con có giá trị gia tăng cao, có thị trường tiêu thụ và có sức cạnh tranh mạnh mẽ, xu hướng chung ở nước ta hiện nay là giảm tỷ trọng cây lương thực tăng giá trị cây thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp; giảm tỷ trọng và giá trị sản phẩm thô, tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm chế biến… trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Điều đó cho phép khai thác tiềm năng và lợi thế các vùng khác nhau, kết hợp hợp lý nông - lâm - ngư nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Trên cơ sở phát triển cây lương thực, việc sản xuất các loại rau đậu các cấp, cây ăn quả và cây công nghiệp được phát triển và trở thành ngành nông nghiệp hàng hóa, trong đó có loại sản phẩm trở thành ngành nông nghiệp hàng xuất khẩu quan trọng. Tỷ trọng các ngành đó không ngừng lớn lên, còn tỷ trọng giá trị sản lượng lương thực thì giảm tương ứng.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp ở nước ta hiện nay là từ nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, còn mang nặng tính tự cấp, tự túc sang nền kinh tế hàng hóa; chuyển từ nền kinh tế có công nghệ lạc hậu sang nền nền kinh tế nông nghiệp hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến, hướng về xuất khẩu và chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế.

1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp

Cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó có những nhân tố chủ yếu sau:

Một là, năng suất lao động trong nông nghiệp, nhất là năng suất lao động trong trồng cây lương thực

Trừ trường hợp đặc biệt có những nước không trồng được cây lương thực mà phải nhập khẩu, còn nói chung, tính quy luật là năng suất lao động nông nghiệp, mà trước hết là năng suất lao động trong trồng cây lương thực phải đạt tới một mức nhất định sao cho người sản xuất trực tiếp có thể thực hiện được lao động thặng dư thì mới có thể rút lao động đi trồng các cây khác, sang chăn nuôi và ra khỏi nông nghiệp. C.Mác đã chỉ rò: “Suy rộng ra nữa, toàn bộ lao động nông nghiệp - lao động cần thiết và lao động thặng dư - của một bộ phận xã hội phải đủ để sản suất ra tư liệu sinh hoạt cần thiết cho toàn thể xã hội và do đó, cho cả những người lao động phi nông nghiệp; do đó, để có sự phân công lớn giữa người làm nông nghiệp và những người làm công nghiệp, cũng như sự phân công giữa những người làm nông nghiệp sản suất lương thực và những người làm sản suất nông nghiệp nguyên liệu, có thể thực hiện được. Như vậy, mặc dù đối với bản thân những người sản suất trực tiếp ra lương thực, lao động của họ cũng chia ra thành lao động cần thiết và lao động thặng dư, nhưng đứng trên quan điểm xã hội mà xét, thì lao động của họ là thứ lao động tất yếu, cần thiết để sản xuất ra tư liệu sinh hoạt”[31, tr. 271].

Năng suất lao động và năng suất cây trồng trong ngành lương thực tăng cao, một mặt, vừa có thể rút bớt lao động từ ngành trồng cây lương thực chuyển sang ngành khác

(trồng cây công nghiệp, trồng cây ăn quả, trồng rau, trồng hoa, chăn nuôi…) vừa có thể rút bớt diện tích ruộng đất trồng cây lương thực để tăng diện tích cho các ngành đó, kể cả diện tích trồng cỏ để chăn nuôi. Mặt khác, năng suất lao động và sản lượng của ngành lương thực tăng lên, cung lớn hơn cầu, làm cho giá cả lương thực rẻ, ít lợi nhuận sẽ thúc đẩy người sản xuất lương thực sang các ngành khác có lợi nhuận cao hơn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp.

Hai là, điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu

Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống của cây trồng, vật nuôi, việc sinh trưởng và phát triển của chúng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các yếu tố của tự nhiên tác động. Do vậy cơ cấu kinh tế nông nghiệp, trước hết là cơ cấu ngành thường xuyên phụ thuộc vào sự tác động của điệu kiện thổ nhưỡng, khí hậu có vị trí đặc biệt quan trọng, chúng vừa mang lại nguồn lợi cho con người, vừa đe dọa gây nên những rủi ro trong sản xuất nông nghiệp. Không những độ phì của ruộng đất ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, năng suất lao động mà tính đa dạng về thổ nhưỡng mới là nhân tố quan trọng tác động đến việc bố trí cây trồng, vật nuôi. Khí hậu liên quan đến mùa vụ cũng tạo điều kiện cho việc đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.

Điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu tạo tiền đề hình thành những vùng chuyên canh, những vùng nông nghiệp thương nghiệp (chuyên trồng cây lương thực, chuyên trồng cây công nghiệp, chuyên chăn nuôi gia súc, chuyên nuôi thủy sản…).

Mỗi một điều kiện tự nhiên cho phép hình thành một cơ cấu sản xuất nhất định. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp chỉ thực sự có hiệu quả khi bố trí hệ thống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu. Do sự phụ thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nên mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phương có cơ cấu nông nghiệp khác nhau và sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp có những nét riêng mang tính đặc thù. Ngày nay trình độ phát triển của khoa học và công nghệ càng cao, một số nhân tố tự nhiên không còn là yếu tố bất biến bởi con người đã tạo ra giống cây, giống con mới có năng suất cao và thích ứng với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu từng vùng. Để có

một cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang lại hiệu quả cao nhất, nhất thiết phải tôn trọng các quy luật phát triển của tự nhiên. Đồng thời khuyến khích sự sáng tạo của con người nhằm tranh thủ tốt nhất tự nhiên để phát triển kinh tế, vì thế, muốn bố trí cơ cấu kinh tế hợp lý, trước hết phải điều tra, nắm chắc điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của mỗi vùng. Đồng thời, nắm chắc đặc điểm sinh học của từng loại cây trồng, vật nuôi trong sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.

Ba là, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhất là giao thông vận tải

Nhờ sự phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông vận tải và thủy lợi … Người ta có thể khai khẩn những vùng đất hoang hóa ở những nơi xa xôi, hẻo lánh, biến thành những diện tích trồng trọt có tính chất thương phẩm, phát triển những vùng chuyên canh hay những đồng cỏ chăn nuôi mà sản phẩm không những được tiêu thụ trên thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài.

Giao thông vận tải phát triển còn tạo điều kiện cho việc vận chuyển nguyên liệu nông sản về các xí nghiệp chế biến, nhờ đó thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp hàng hóa.

Bốn là, sự phát triển công nghiệp chế biến nông sản

Khi nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp thương phẩm ở Nga, V.I.Lênin đã rút ra kết luận: “Sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến nông sản có một ý nghĩa rất lớn đối với vấn đề sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Một là, đó là một trong những hình thức phát triển của nông nghiệp thương phẩm, chính cái hình thức đã chỉ cho thấy rất rò rằng nông nghiệp đã chuyển biến như thế nào thành một ngành công nghiệp của xã hội tư bản chủ nghĩa. Hai là, sự phát triển của việc chế biến về mặt kỹ thuật các nông sản thường thường gắn liền với sự tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp: một mặt, bản thân việc sản xuất nguyên liệu để chế biến thường thường đòi hỏi phải cải tiến nông nghiệp (thí dụ, việc trồng cây có củ); mặt khác, những phế liệu trong khi chế biến thường đem dùng vào nông nghiệp, làm cho sản lượng nông nghiệp tăng lên và ít ra cũng khôi phục một phần sự thăng bằng và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nông nghiệp và công nghiệp; sự

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022