3.3.3. Hiệu quả can thiệp thay đổi thực hành của người bán thuốc
Nghiên cứu đã đánh giá ba nhóm chỉ số quan trọng trong thực hành là: hỏi thông tin trẻ NKHHCT trước khi bán thuốc, bán thuốc, tư vấn sau khi bán thuốc để đánh giá thực hành bán thuốc cho trẻ NKHHCT.
3.3.3.1. Thực hành hỏi thông tin trước khi bán thuốc
Trong quá trình can thiệp, người bán thuốc đã được tập huấn kỹ năng hỏi sáu câu hỏi thiết yếu nhất trước khi bán thuốc cho trẻ NKHHCT bao gồm: tuổi của trẻ, thời gian ho, trẻ có bú/uống được không, thở khác thường, mệt nhiều, sốt.
Bảng 3.27: So sánh thực hành hỏi thông tin trẻ NKHHCT trước khi bán thuốc trước-sau can thiệp (%)
Can thiệp | Đối chứng* | CSHQ | ||||
TCT n=23 | SCT n=23 | p | TCT n=24 | SCT n=24 | ||
Tuổi của trẻ | 56,5 | 82,6 | >0,05 | 54,2 | 50,0 | 54,0 |
Đơn thuốc | 4,3 | 34,8 | <0,05 | 8,3 | 8,3 | 709,3 |
Thời gian ho | 43,5 | 52,2 | >0,05 | 41,7 | 37,5 | 30,1 |
Bú/uống được không | 26,1 | 65,2 | <0,05 | 41,7 | 37,5 | 159,8 |
Thở khác thường | 17,4 | 52,2 | <0,05 | 8,3 | 0 | 200,0 |
Mệt nhiều hơn | 30,4 | 52,2 | >0,05 | 33,3 | 29,2 | 74,0 |
Sốt | 60,9 | 78,3 | >0,05 | 45,8 | 41,7 | 37,6 |
Có thể bạn quan tâm!
- So Sánh Thực Hành Xử Trí Trẻ Có Dấu Hiệu Cần Đi Khám Của Bà Mẹ Trước-Sau Can Thiệp(%)
- So Sánh Kiến Thức Về Dấu Hiệu Viêm Phổi Nặng Của Cbyt Trước-Sau Can Thiệp(%)
- So Sánh Thực Hành Thăm Khám Của Cbyt Trước-Sau Can Thiệp (%)
- Hiệu Quả Can Thiệp Thay Đổi Kiến Thức Của Bà Mẹ
- Hiệu Quả Can Thiệp Thay Đổi Kiến Thức, Thực Hành Điều Trị Trẻ Nhiễm Khuẩn Hô Hấp Cấp Tính Của Cán Bộ Y Tế
- Hiệu Quả Can Thiệp Thay Đổi Thực Hành Của Cán Bộ Y Tế
Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.
* Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở bất cứ chỉ số nào của nhóm đối chứng
Kết quả đánh giá thực hành hỏi thông tin trẻ NKHHCT của người bán
thuốc được trình bày tại Bảng 3.27. Trước can thiệp, ở cả hai huyện, những
câu hỏi tìm hiểu dấu hiệu cần khám ngay, cũng như tuổi của trẻ tỷ lệ người bán thuốc hỏi rất thấp. Thấp nhất là tỷ lệ hỏi về cách thở của trẻ, mặc dù câu hỏi này rất quan trọng đối với trường hợp trẻ NKHHCT.
Tại Ba Vì, tỷ lệ người bán thuốc hỏi từng loại câu hỏi đều tăng lên sau can thiệp. Tuy nhiên, chỉ có ba (hỏi về đơn thuốc, cách thở và bú/uống) trong bảy câu hỏi thiết yếu có sự khác biệt về tỷ lệ có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp. CSHQ can thiệp của ba chỉ số trên tương ứng là 709,3%, 159,8% và 200,0%. Tỷ lệ người bán thuốc của nhóm đối chứng hỏi thông tin trước khi bán thuốc không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với trước.
3.3.3.2.Thực hành bán thuốc cho trẻ ho, cảm lạnh
Nếu bị ho, cảm lạnh và không có dấu hiệu bệnh cần đi khám ngay, trẻ không cần sử dụng KS. Tối ưu nhất là người bán thuốc không bán thuốc mà chỉ hướng dẫn bà mẹ chăm sóc trẻ tại nhà. Nhưng tất cả các trường hợp bà mẹ đóng vai đến hiệu thuốc đều được bán thuốc. Người bán thuốc cũng có thể bán thuốc ho an toàn để điều trị ho và paracetamol để giảm sốt (nếu trẻ có sốt). Nghiên cứu này đánh giá ba thực hành bán thuốc cơ bản là: bán thuốc ho, bán paracetamol và không bán KS.
Bảng 3.28: So sánh thực hành bán thuốc cho trẻ ho, cảm lạnh trước-sau can thiệp(%)
Can thiệp | Đối chứng* | CSHQ | ||||
TCT n=23 | SCT n=23 | p | TCT n=24 | SCT n=24 | ||
Không bán KS | 0 | 34,8 | >0,05 | 0 | 0 | |
Thuốc ho an toàn | 47,8 | 100,0 | <0,05 | 54,2 | 58,3 | 101,5 |
Paracetamol | 65,2 | 87,0 | >0,05 | 66,7 | 70,8 | 27,0 |
* Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở bất cứ chỉ số nào của nhóm đối chứng
Trước can thiệp, ở cả 2 huyện, tất cả trẻ ho, sốt đến hiệu thuốc đều được bán KS. Trong khi đó tỷ lệ bán các thuốc dùng để giảm triệu chứng (ho, hoặc sốt) cho trẻ lại thấp (Bảng 3.28).
Sau can thiệp, song song với tỷ lệ bán KS giảm đi, tỷ lệ bán thuốc ho an toàn và paracetamol đều tăng lên ở nhóm can thiệp. Tuy nhiên chỉ có tỷ lệ bán thuốc ho an toàn khác biệt, còn hai tỷ lệ kia không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp. Ở nhóm đối chứng, tất cả 100% trường hợp trẻ ho, cảm lạnh vẫn được bán KS.
3.3.3.3. Thực hành tư vấn sau bán thuốc
Người bán thuốc đã được cung cấp kỹ năng tư vấn cho bà mẹ sau khi bán thuốc bao gồm 4 nội dung: cách dùng thuốc, tác dụng phụ của thuốc, theo dõi diễn biến bệnh và khuyên bà mẹ đưa trẻ đi khám khi có dấu hiệu cần khám ngay. Kết quả đánh giá thực hành tư vấn của người bán thuốc về bốn nội dung trên được trình bày trong Hình 3.8.
100
80
60
40
20
0
100.0
82.6
91.3
79.2
83.3
73.9
56.5
16.7
20.8
21.7
8.7
8.3
12.5
13.0
25.0
12.5
Dùng thuốc Tác dụng phụ
Can thiệp TCT
Can thiệp SCT
Theo dõi diễn biễn bệnh
Đối chứng TCT
Khuyên đi khám
Đối chứng SCT
Hình 3.8: So sánh thực hành tư vấn sau bán thuốc trước-sau can thiệp (%)
Đánh giá sau can thiệp cho thấy, thực hành tư vấn sau bán thuốc tại Ba Vì có sự thay đổi rõ rệt. Toàn bộ 100% đã tư vấn cách dùng thuốc. Các tư vấn khác tuy chưa đạt tỷ lệ 100% nhưng đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
so với trước can thiệp. CSHQ can thiệp của 3 nội dung tư vấn còn lại đạt là: tư vấn tác dụng phụ 498,8%, theo dõi trẻ 577,7%, khuyên đi khám 290,6%. Trong khi đó nhóm đối chứng, tỷ lệ tư vấn từng nội dung tăng không đáng kể hoặc thậm chí còn giảm so với trước can thiệp.
3.4. Tính khả thi và khả năng duy trì của can thiệp qua ý kiến của đối tượng nghiên cứu
3.4.1. Can thiệp cho bà mẹ
Kết quả đánh giá ở nhóm bà mẹ Ba Vì về mức độ thụ hưởng, sự phù hợp và khả năng duy trì can thiệp được trình bày tại Bảng 3.29.
Bảng 3.29: Đánh giá của bà mẹ về tính khả thi và duy trì của can thiệp (%)
Tỷ lệ (n=301) | |||
Mức độ thụ hưởng can thiệp | Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Không bao giờ |
Sinh hoạt nhóm bà mẹ | 65,8 | 29,6 | 4,6 |
Bà mẹ tích cực tư vấn tại nhà | 51,9 | 46,5 | 1,7 |
Được CBYT tư vấn | 49,6 | 38,2 | 12,2 |
Được người bán thuốc tư vấn | 33,9 | 51,9 | 14,2 |
Nhận xét về nội dung can thiệp | Rất có ích | Có ích | Không có ích |
Phát hiện dấu hiệu bệnh | 70,8 | 26,2 | 3,0 |
Xử trí và dùng thuốc | 41,1 | 33,9 | 25,0 |
Chăm sóc và tái khám | 59,1 | 33,9 | 7,0 |
Nhận xét về khả năng duy trì can thiệp | Rất dễ duy trì | Dễ duy trì | Khó duy trì |
Sinh hoạt nhóm bà mẹ | 65,4 | 29,0 | 5,6 |
Bà mẹ tích cực tư vấn tại nhà | 29,6 | 59,1 | 11,3 |
Được CBYT tư vấn | 32,6 | 40,2 | 27,2 |
Được người bán thuốc tư vấn | 26,0 | 64,8 | 9,2 |
Tỷ lệ bà mẹ tham gia, thụ hưởng các can thiệp khá cao. Những bà mẹ không tham gia được chủ yếu là do bận đi làm. Chỉ có 5 (1,7%) số bà mẹ không được bà mẹ tích cực đến thăm và tư vấn tại nhà. Tỷ lệ bà mẹ được CBYT hoặc người bán thuốc tư vấn cũng chiếm gần 90%.
Nội dung kiến thức, kỹ năng can thiệp cung cấp cho bà mẹ hầu hết được đánh giá là có ích. Được đánh giá cao nhất là nội dung “phát hiện dấu hiệu bệnh” với 70,8% bà mẹ cho rằng rất có ích và 26,2% cho rằng có ích. Nội dung “tư vấn chăm sóc trẻ ốm” cũng được 93% đánh giá là có ích.
Về khả năng duy trì của các can thiệp, 65,4% bà mẹ cho rằng sinh hoạt nhóm là rất dễ duy trì. Hoạt động của bà mẹ tích cực cũng được đánh giá là dễ duy trì tuy nhiên cần có những hỗ trợ nhất định như tập huấn thường xuyên hoặc đưa thành công tác thường quy của Hội Phụ nữ để dễ quản lý… Đối với hoạt động tư vấn của các đối tượng cung ứng dịch vụ y tế, các bà mẹ cũng đánh giá là dễ duy trì nhưng cần đưa thành quy định bắt buộc.
Một số ý kiến về tính khả thi, duy trì của can thiệp đối tượng bà mẹ qua kết quả nghiên cứu định tính:
“Ngày xưa cũng gặp nhau suốt nhưng toàn chuyện đâu đâu, vô bổ. Bây giờ thì mỗi ngày học được 1 tý từ các chị khác nên cũng chăm con trộm vía dễ hơn. Mà em nghĩ sinh hoạt này chẳng tốn kém gì mà lại vui nên các bác chẳng tổ chức chị em vẫn cứ đến với nhau…”- Bà mẹ 27 tuổi, Ba Vì.
“….. chị Thắm (bà mẹ tích cực) thỉnh thoảng lại qua nhà vừa bảo em vừa đả thông cho bà mẹ chồng em. Những lúc cháu ốm, em bận bà chăm cháu đúng cách như chị ấy nói lắm… Cháu ốm bà cũng không bắt kiêng khem như trước nữa….. Em nghĩ nếu các chị ấy được đưa vào Hội phu nữ có ít phụ cấp thì được lâu dài. Với lại có nhiều thứ mình chưa biết nếu chị ấy được học thêm các bệnh khác về hướng dẫn mình thì tốt biết mấy”- Bà mẹ 32 tuổi, Ba Vì.
“Những can thiệp đa số đều dễ thực hiện. Chi phí thấp. Vẫn những người ấy, việc ấy mình chỉ tổ chức lại, tăng cường thêm. Đặc biệt là nhấn mạnh trách nhiệm của người dân để họ chủ động, không ỷ lại vào nhà nước. Làm tốt công tác xã hội hóa y tế thế mới lâu bền. Đó là cái được của can thiệp này.”- Lãnh đạo TTYT huyện Ba Vì.
3.4.2. Can thiệp cho cán bộ y tế
Bảng 3.30 mô tả đánh giá của CBYT về tính khả thi và duy trì của các biện pháp can thiệp. Kết quả cho thấy, 100% CBYT đã tham gia tập huấn và hội họp, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp. Riêng đối với giám sát hỗ trợ từ tuyến trên vẫn còn 44,4% cho rằng chưa được thường xuyên.
Bảng 3.30: Đánh giá của CBYT về tính khả thi và duy trì của can thiệp (%)
Tỷ lệ (n=26) | |||
Mức độ thụ hưởng can thiệp | Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Không bao giờ |
Tập huấn cung cấp kiến thức | 100,0 | 0 | 0 |
Giám sát từ tuyến trên | 55,6 | 44,4 | 0 |
Giám sát đồng đẳng | 100,0 | 0 | 0 |
Nhận xét về nội dung can thiệp | Rất có ích | Có ích | Không có ích |
Phát hiện dấu hiệu bệnh | 47,2 | 44,4 | 8,4 |
Xử trí và kê đơn | 55,6 | 38,9 | 5,5 |
Tư vấn chăm sóc trẻ | 100,0 | 0 | 0 |
Nhận xét về khả năng duy trì can thiệp | Rất dễ duy trì | Dễ duy trì | Khó duy trì |
Tập huấn cung cấp kiến thức | 0 | 100,0 | 0 |
Giám sát từ tuyến trên | 27,8 | 52,8 | 19,4 |
Giám sát đồng đẳng | 63,9 | 25,0 | 11,1 |
Trên 90% CBYT cho rằng nội dung kiến thức, kỹ năng phát hiện dấu hiệu bệnh, xử trí và kê đơn đã được cung cấp là có ích. Đặc biệt là kỹ năng tư vấn, 100% CBYT thấy rất có ích. Tỷ lệ đánh giá cả 3 can thiệp ở mức độ dễ duy trì đều đạt trên 80%. Giám sát đồng đẳng là hoạt động được đánh giá dễ duy trì cao nhất (63,9%).
Một số ý kiến đánh giá về tính khả thi và duy trì can thiệp đối với CBYT qua kết quả nghiên cứu định tính:
“Tôi tâm đắc nhất là lần này biết được cách tư vấn cho bệnh nhân. Mình là bác sĩ tuyến cơ sở tư vấn chăm sóc tốt không nhưng hỗ trợ cho điều trị mà còn tạo thiện cảm rất lớn với bệnh nhân. Lần sau họ thích họ lại đến với mình. Tốt cả đôi bên”- CBYT tư nhân.
“Nếu cứ giám sát với tần suất như hiện này thì tốt…. Nếu có quy định thường
quy thì mới kéo dài được”- Lãnh đạo UBND xã.
“Em thấy hướng dẫn ngay tại chỗ mình, bệnh nhân mình nên nhanh hiểu hơn. Anh em ở xã gặp nhau thường xuyên thì dễ rồi. Những ở huyện giám sát hỗ trợ cũng gần mình nhưng cũng nhiều việc sẽ khó khăn hơn 1 chút…. Nếu được 6 tháng 1 năm tập huấn lại 1 lần thì là được rồi”- CBYT trạm.
3.4.3. Can thiệp cho người bán thuốc
Ý kiến của người bán thuốc về mức độ tham gia, mức độ phù hợp và khả năng duy trì của can thiệp được trình bày tại Bảng 3.31. Tỷ lệ người bán thuốc được thụ hưởng các can thiệp đều khá cao. Cao nhất là tỷ lệ có tham gia họp nhóm đồng nghiệp để trao đổi kinh nghiệm và giám sát hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên, hỗ trợ từ tuyến trên vẫn bị đánh giá là chưa được thường xuyên.
“Từ trước đến này chúng tôi chưa được quan tâm như thế này bao giờ. Rất ít khi được đi học. Được thế này chúng tôi vui lắm. Người ta bảo buôn có
bạn. Phải gặp gỡ nhau thế này mới khá lên được”- Người bán thuốc tư nhân,
30 tuổi.
Bảng 3.31: Đánh giá của người bán thuốc về tính khả thi, duy trì của can
thiệp (%)
Tỷ lệ (n= 23) | |||
Mức độ được thụ hưởng can thiệp | Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Không bao giờ |
Tập huấn cung cấp kiến thức | 69,6 | 30,4 | 0 |
Giám sát từ tuyến trên | 43,5 | 56,5 | 0 |
Giám sát đồng đẳng | 100,0 | 0 | 0 |
Nhận xét về nội dung can thiệp | Rất có ích | Có ích | Không có ích |
Hỏi thông tin trẻ bệnh | 52,2 | 39,1 | 8,7 |
Bán thuốc | 34,8 | 26,1 | 39,1 |
Tư vấn dùng thuốc, chăm sóc | 74,0 | 26,0 | 0 |
Nhận xét về khả năng duy trì can thiệp | Rất dễ duy trì | Dễ duy trì | Khó duy trì |
Tập huấn cung cấp kiến thức | 0 | 100,0 | 0 |
Giám sát từ tuyến trên | 0 | 100,0 | 0 |
Giám sát đồng đẳng | 78,3 | 21,7 | 0 |
Trong khi kiến thức, kỹ năng hỏi bệnh và tư vấn dùng thuốc và chăm sóc trẻ gần như toàn bộ người bán thuốc thấy rất có ích thì nội dung bán thuốc vẫn còn 39,1% không có ích. Lý do được đưa ra là :
”Bán theo hướng dẫn thì mất khách lắm vì dân quen dùng KS rồi. Không bán họ bảo kiêu rồi bỏ đi chỗ khác mua. Nên có biết cũng không làm gì được”- Người bán thuốc tư nhân, 45 tuổi.