Hiệu Quả Của Can Thiệp Thay Đổi Kiến Thức Của Bà Mẹ


Ở cả 2 huyện, bà mẹ có 2 con chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó đến tỷ lệ bà mẹ có một con. Không có sự khác biệt về phân bố tỷ lệ bà mẹ theo số con giữa hai huyện. Tỷ lệ các bà mẹ làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả Ba Vì (79,4%) và Đan Phượng (80,6%). Sự khác biệt về cơ cấu nghề nghiệp và trình độ học vấn cao nhất của bà mẹ ở hai huyện không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.2: Một số đặc điểm hộ gia đình của bà mẹ



Thông tin hộ gia đình

Can thiệp

n=301

Đối chứng

n=324

p

Chung

n=625

Loại gia đình

Gia đình hạt nhân Gia đình nhiều thế hệ

48,5%

51,5%

42,3%

57,7%

>0,05

45,3%

54,7%

Thu nhập

bình quân đầu người

(nghìn đồng/người/tháng)


247,3±133,28


224,6±180,2

>0,05


Hộ nghèo

23,9%

19,8%

>0,05

21,8%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Ba Vì và Đan Phượng, Hà Nội - 9

So sánh giữa hai huyện về loại hộ gia đình hai hay nhiều thế hệ, thu nhập bình quân đầu và tỷ lệ hộ nghèo, đều không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Bảng 3.2). Hai nhóm đối đối chứng và can thiệp có đặc điểm hộ gia đình là tương đồng nhau.

3.1.2. Hiệu quả của can thiệp thay đổi kiến thức của bà mẹ

3.1.2.1. Kiến thức nhận biết dấu hiệu bệnh

Nhận biết dấu hiệu bệnh cần đưa trẻ đi khám


Có 6 dấu hiệu bệnh nguy hiểm ảnh hướng đến tính mạng của trẻ mà bà mẹ cần biết để đưa trẻ đi khám ngay là: co giật, ngủ li bì khó đánh thức, không uống/bú được, sốt /hạ nhiệt độ, ho kéo dài, thở khác thường. Nghiên cứu thực hiện chấm điểm đánh giá kiến thức nhận biết dấu hiệu bệnh cần đưa


trẻ đi khám ngay của bà mẹ. Mỗi dấu hiệu bệnh bà mẹ nhớ được tính một điểm, như vậy điểm tối đa có thể đạt là 6 điểm.

Bảng 3.3: So sánh số lượng dấu hiệu bệnh cần đưa trẻ đi khám bà mẹ biết trước- sau can thiệp (%)

Số lượng dấu hiệu bệnh

Can thiệp

Đối chứng*

CSHQ

TCT

n=301

SCT

n=301

p

TCT

n=324

SCT

n=324


Không biết

11,6

0,3

<0,001

13,9

13,3

-93,1

1 dấu hiệu

29,2

4,0

<0,001

34,6

31,5

- 77,3

2 dấu hiệu

32,6

9,6

<0,001

29,6

30,2

-72,6

3 dấu hiệu

22,3

18,9

<0,001

17,3

17,0

-13,5

4 dấu hiệu

3,7

39,5

<0,001

4,3

6,5

915,9

5 dấu hiệu

0,3

21,7

<0,001

0,3

1,5

7729,0

6 dấu hiệu

0,3

6,0

<0,001

0

0

1900,0

* Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở bất cứ chỉ số nào của nhóm đối chứng


Phân bố tỷ lệ bà mẹ theo số điểm tại hai huyện trước và sau can thiệp được thể hiện ở Bảng 3.3. Tại Ba Vì, trước can thiệp, bà mẹ biết hai dấu hiệu bệnh chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Sau can thiệp, tỷ lệ bà mẹ biết bốn dấu hiệu bệnh chiếm tỷ lệ chiếm tỷ lệ cao nhất (39,53%). Tỷ lệ bà mẹ biết đủ 6 dấu hiệu là tăng từ 0,3% lên 6,0% sau can thiệp (p<0,001). Tỷ lệ bà mẹ không biết bất cứ dấu hiệu nào giảm từ 11,6% xuống còn 0,3% (p<0,001). Tại Đan Phượng so sánh trước và sau can thiệp không thấy sự thay đổi có ý nghĩa thống kê về kiến thức nhận biết dấu hiệu bệnh.

Phân tích kiến thức nhận biết dấu hiệu bệnh cần cho trẻ đi khám ngay của bà mẹ được trình bày ở Bảng 3.4. Kiến thức nhận biết từng dấu hiệu bệnh của nhóm bà mẹ Ba Vì sau can thiệp đều tăng có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp (p<0,001). CSHQ can thiệp thấp nhất cũng tăng thêm 35,1%


và cao nhất là 398,5% so với ban đầu. So sánh ở nhóm bà mẹ Đan Phượng

không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.


Bảng 3.4: So sánh kiến thức về từng dấu hiệu bệnh cần đưa trẻ đi khám của bà mẹ trước-sau can thiệp (%)


Dấu hiệu bệnh

Can thiệp

Đối chứng*

CSHQ

TCT

n=301

SCT

n=301

p

TCT

n= 324

SCT

n= 324


Co giật

14,3

43,5

<0,001

12,0

17,0

163,7

Ngủ li bì

9,0

47,8

<0,001

7,1

9,6

398,5

Không uống/bú được


25,3


67,4


<0,001


27,8


30,3


158,2

Sốt/hạ nhiệt độ

52,5

78,7

<0,001

42,9

49,4

35,1

Ho kéo dài

41,5

77,7

<0,001

41,1

32,4

108,4

Thở khác thường

36,9

66,8

<0,001

33,6

38,0

68,3

* Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở bất cứ chỉ số nào của nhóm đối chứng


Trước can thiệp tỷ lệ bà mẹ biết các dấu hiệu bệnh cần đưa trẻ đi khám khá thấp. Co giật, ngủ li bì là những dấu hiệu rất ít bà mẹ biết, chỉ chiếm dưới 15%. Tỷ lệ bà mẹ biết từng dấu hiệu bệnh đều không quá 52%. Sau can thiệp, tại Ba Vì, dấu hiệu ít được bà mẹ biết đến nhất (co giật) cũng chiếm 43,5%. Dấu hiệu thở khác thường, sau can thiệp, tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,001) ở nhóm bà mẹ ở Ba Vì và tăng không có ý nghĩa thống kê ở Đan Phượng.

3.1.2.2. Kiến thức xử trí trẻ bệnh


Hiệu quả can thiệp về thay đổi kiến thức xử trí khi trẻ NKHHCT được đánh giá dựa trên 2 chỉ số: kiến thức xử trí trẻ có dấu hiệu cần đi khám ngay và kiến thức xử trí trẻ bị ho, cảm lạnh. Khi trẻ có dấu hiệu cần đi khám bà mẹ phải cho trẻ đến cơ sở y tế ngay. Khi trẻ chỉ ho, cảm lạnh bà mẹ có thể chăm sóc và theo dõi trẻ tại nhà hoặc đưa trẻ đi khám. Tối ưu nhất vẫn là bà mẹ có


đủ kiến thức chăm sóc, theo dõi trẻ tại nhà để tăng tính chủ động, tiết kiệm chi phí và hạn chế được tình trạng quá tải cho cơ sở y tế. Bà mẹ không nên tự mua thuốc điều trị cho trẻ dù ở bất cứ thể bệnh nào.

Bảng 3.5: So sánh kiến thức về xử trí trẻ NKHHCT của bà mẹ trước-sau can thiệp (%)


Cách xử trí

Can thiệp

Đối chứng*


CSHQ

TCT n=301

SCT n=301

p

TCT n=324

SCT n=324

Khi trẻ có dấu hiệu cần đi khám

Đi khám

73,8

93,0

<0,05

75,6

80,8

19,1

Khi trẻ có dấu hiệu ho, cảm lạnh

Đi khám

50,2

53,2

>0,05

48,5

49,4

46,6

Theo dõi tại nhà

1,3

23,9

<0,001

1,0

2,1

1837,3

Xử trí đúng

51,5

77,1

<0,001

49,4

51,5

45,4

* Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở bất cứ chỉ số nào của nhóm đối chứng


Kết quả đánh giá sự thay đổi kiến thức xử trí trẻ NKHHCT được trình bày ở Bảng 3.5. Sau can thiệp, tại Ba Vì, hầu như toàn bộ bà mẹ (93,0%) biết cần đưa trẻ đi khám ngay khi trẻ bị viêm phổi, tăng thêm 19,2% so với trước can thiệp và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Ở nhóm đối chứng, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức về vấn đề này sau can thiệp tăng không đáng kể.

Trước can thiệp, hầu như không bà mẹ nào biết cách tự chăm sóc/theo dõi trẻ tại nhà. Sau can thiệp, tỷ lệ bà mẹ biết có thể theo dõi/chăm sóc trẻ tại nhà đã tăng lên đáng kể, lên tới 23,9% ở nhóm can thiệp, với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với 1,3% trước can thiệp. Còn ở Đan Phượng, sau can thiệp, vẫn chỉ có một vài bà mẹ biết cách xử trí này.

Tổng hợp đánh giá kiến thức xử trí trẻ ho, cảm lạnh cho thấy tỷ lệ bà mẹ Ba Vì hiểu biết đúng (trả lời đúng một trong hai lựa chọn cho trẻ đi khám


hoặc tự theo dõi tại nhà) tăng thêm khoảng hơn 25,6% và có sự sai khác có ý

nghĩa thống kê so với trước can thiệp.


3.1.2.3. Kiến thức sử dụng thuốc


Trong nghiên cứu này, tác động của can thiệp đến kiến thức dùng thuốc được đánh giá bằng sự thay đổi tỷ lệ bà mẹ hiểu đúng về cách sử dụng KS: chỉ dùng khi có đơn, dùng đủ ngày và không dùng cho trẻ bị ho, cảm lạnh.

Bảng 3.6: So sánh kiến thức dùng kháng sinh cho trẻ NKHHCT của bà mẹ trước- sau can thiệp(%)


Sử dụng KS

Can thiệp

Đối chứng*


CSHQ

TCT n=301

SCT n=301

p

TCT n=324

SCT n=324

KS theo đơn

62,8

94,4

<0,001

55,2

58,0

45,2

KS đủ ngày

39,2

70,1

<0,001

47,8

42,6

91,1

Ho, cảm lạnh

không dùng KS


49,5


63,8


<0,05


50,0


47,5


33,8

* Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở bất cứ chỉ số nào của nhóm đối chứng


Tỷ lệ bà mẹ biết chỉ dùng KS khi có chỉ định của CBYT và biết dùng KS đủ từ 5 đến 7 ngày sau can thiệp tại huyện Ba Vì đã tăng lên một cách có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp. Tại nhóm đối chứng, cả 2 tỷ lệ này đều không khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Tỷ lệ bà mẹ biết không dùng KS khi trẻ ho, cảm lạnh chỉ đạt gần 50% ở cả hai huyện trong đánh giá trước can thiệp. Sau can thiệp, tại Ba Vì tỷ lệ này đã tăng lên đáng kể (với p<0,05) và CSHQ can thiệp là 33,8%. Như vậy đánh giá cho thấy kiến thức của bà mẹ đã tăng đáng kể ở cả 3 chỉ số đánh giá kiến thức sử dụng thuốc KS điều trị bệnh NKHHCT của bà mẹ (Bảng 3.6).


3.1.2.4. Kiến thức chăm sóc, theo dõi trẻ


Tác động can thiệp vào kiến thức chăm sóc trẻ tại nhà được đánh giá dựa trên ba chăm sóc thiết yếu nhất: chăm sóc trẻ ốm, theo dõi các dấu hiệu cần đưa đi khám ngay và tái khám. Đây là những chăm sóc quan trọng không chỉ cho bệnh NKHHCT mà cho mọi trường hợp trẻ bệnh.

Chăm sóc và theo dõi trẻ ốm

Khi trẻ ốm cần được tăng cường cho ăn, bú/uống nhiều nước, làm thông thoáng mũi họng và giữ ấm vào mùa đông/làm mát vào mùa hè. Bà mẹ có kiến thức đúng là người biết được các chăm sóc thiết yếu trên. Kết quả đánh giá kiến thức chăm sóc trẻ ốm được trình bày ở Bảng 3.7.

Bảng 3.7: So sánh kiến thức chăm sóc và theo dõi trẻ của bà mẹ trước- sau can thiệp (%)


Chăm sóc

Theo dõi

Can thiệp

Đối chứng*


CSHQ

TCT n=301

SCT n=301

p

TCT n=324

SCT n=324

Kiến thức chăm sóc trẻ NKHHCT

Tăng cường ăn

59,1

79,7

<0,05

67,3

71,6

28,4

Uống/bú nhiều hơn

55,5

74,4

<0,05

64,2

59,6

41,3

Làm thông thoáng mũi, họng

47,2

69,1

<0,001

48,1

48,5

45,9

Giữ ấm/làm mát

60,7

96,0

<0,001

67,0

72,2

50,4

Kiến thức theo dõi trẻ NKHHCT

Theo dõi trẻ ốm

39,2

57,8

<0,01

41,4

37,4

51,5

* Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở bất cứ chỉ số nào của nhóm đối chứng

Tại Ba Vì trước can thiệp, chỉ có khoảng 50% đến 60% bà mẹ có kiến thức chăm sóc trẻ tại nhà thay đổi tùy theo từng chỉ số cụ thể. Sau can thiệp, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng ở từng mặt đã tăng thêm khoảng 20% hoặc cao hơn


nữa so với ban đầu. Sự khác biệt ở cả bốn chỉ số đánh giá kiến thức chăm sóc trẻ đều có ý nghĩa thống kê khi so sánh trước và sau can thiệp. Còn ở nhóm chứng, không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở cả bốn chỉ số này. CSHQ can thiệp đạt từ 28,4% đến 50,4% theo từng chỉ số.

Tình trạng bệnh của trẻ dễ có những diễn biến bất thường nên cần được theo dõi thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu cần đưa đi khám ngay. Trước can thiệp, chỉ có 39,2% bà mẹ Ba Vì và 41,4% bà mẹ Đan Phượng biết cần phải theo dõi trẻ. Phân tích kết quả sau can thiệp cho thấy trong khi tỷ lệ biết cần theo dõi trẻ của nhóm bà mẹ Ba Vì tăng thêm 16,8% so với ban đầu với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê thì tỷ lệ này ở Đan Phượng lại có phần giảm. CSHQ can thiệp kiến thức theo dõi trẻ đạt 51,5% (Bảng 3.7).

Tái khám

Có hai hình thức tái khám: tái khám theo hẹn của CBYT (hay tái khám khi dùng thuốc) và tái khám ngay. Tái khám ngay khi trẻ xuất hiện dấu hiệu cần đi khám ngay. Nếu phải sử dụng thuốc (đặc biệt là KS) và không có dấu hiệu cần khám ngay, thường trẻ cần được tái khám theo hẹn sau 2 ngày.


100

80

77.4

Can thiệp TCT

60

61.1

45.2

54.0 59.9

Can thiệp SCT

40

30.2

32.1 31.8

Đối chứng TCT

20

Đối chứng SCT

0

Theo hẹn

Khi có dấu hiệu cần khám

ngay

Hình 3.1: So sánh kiến thức về tái khám của bà mẹ trước-sau can thiệp (%)


Trước can thiệp tại Ba Vì chỉ có 45,2% biết cần đưa trẻ đi khám khi có dấu hiệu bệnh rất nặng hoặc viêm phổi. Tỷ lệ bà mẹ biết cần tái khám theo hẹn còn thấp hơn, chỉ có 30,2%.

Sau can thiệp, ở Ba Vì số lượng bà mẹ biết khi nào cần tái khám ngay và khi nào cần tái khám theo hẹn đều tăng lên so với trước can thiệp. Có sự khác biệt đáng kể và có ý nghĩa thống kê của từng chỉ số (khám ngay và khám theo hẹn) sau và trước can thiệp ở Ba Vì, nhưng không có ý nghĩa thống kê ở Đan Phượng (Hình 3.1).

3.1.3. Hiệu quả của can thiệp thay đổi thực hành của bà mẹ


Tổng số có 409 bà mẹ trước can thiệp và 360 bà mẹ sau can thiệp trong mẫu nghiên cứu có con mắc NKHHCT trong 2 tháng trước thời điểm điều tra, đủ tiêu chuẩn thu nhận đánh giá về thực hành. Trong đó, trước can thiệp, tại huyện Ba Vì có 211/301 bà mẹ (chiếm 70,1%) và Đan Phượng có 198/324 bà mẹ (chiếm 65,8%) được phỏng vấn phiếu Ốm đánh giá thực hành. Sau can thiệp có 171/301 bà mẹ tại Ba Vì (chiếm 52,8%) và 189/324 bà mẹ Đan Phượng (chiếm 58,3%) được phỏng vấn.

3.1.3.1. Thực hành xử trí khi trẻ bệnh


Khi trẻ có dấu hiệu cần đi khám, gia đình phải đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được điều trị kịp thời. Ngược lại, khi chỉ bị ho, cảm lạnh bà mẹ có thể tự chăm sóc, theo dõi trẻ tại nhà hoặc đưa đi khám nếu muốn.

Dựa vào dấu hiệu NKHHCT bà mẹ đã phát hiện được, trẻ được chia thành 2 nhóm: nhóm trẻ có dấu hiệu cần đưa đi khám ngay (co giật, ngủ li bì, không bú/uống được, sốt/hạ nhiệt độ, ho kéo dài, thở khác thường) và nhóm có dấu hiệu bệnh nhẹ (ho, cảm lạnh). Với từng nhóm bệnh, nghiên cứu xem xét cách xử trí của bà mẹ để từ đó đánh giá hiệu quả can thiệp về thực hành đối với trẻ NKHHCT.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2023