So Sánh Kiến Thức Về Dấu Hiệu Viêm Phổi Nặng Của Cbyt Trước-Sau Can Thiệp(%)


Bệnh viêm phổi nặng


Ở mỗi nhóm tuổi, dấu hiệu chỉ báo của viêm phổi nặng lại khác nhau. Ở trẻ dưới 2 tháng tuổi khi có một trong 2 dấu hiệu RLLN hoặc thở nhanh sẽ được chẩn đoán là viêm phổi nặng. Riêng đối với dấu hiệu thở nhanh còn yêu cầu chi tiết hơn: CBYT cần nêu được định nghĩa ngưỡng thở nhanh (tính theo số lần thở/phút). Ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi, đó là dấu hiệu RLLN.

Bảng 3.13: So sánh kiến thức về dấu hiệu viêm phổi nặng của CBYT trước-sau can thiệp(%)


Dấu hiệu viêm phổi nặng

Can thiệp

Đối chứng*


CSHQ

TCT n=36

SCT n=36


p

TCT n=43

SCT n=43

Trẻ dưới 2 tháng tuổi

RLLN

55,6

88,9

<0,01

67,4

72,1

53,1

Thở nhanh

55,6

100

>0,05

53,5

55,8

75,7

Ngưỡng thở nhanh

41,7

88,9

>0,05

41,9

39,5

118,9

Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi

RLLN

55,6

88,9

<0,01

67,4

72,1

53,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Ba Vì và Đan Phượng, Hà Nội - 11

* Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở bất cứ chỉ số nào của nhóm đối chứng


Kết quả đánh giá kiến thức nhận biết dấu hiệu viêm phổi nặng được trình bày tại bảng Bảng 3.13. Sau can thiệp, hầu hết CBYT huyện Ba Vì đã nhớ dấu hiệu của viêm phổi nặng. Kiểm định χ2 ở nhóm can thiệp thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở cả 4 chỉ số đánh giá hiểu biết dấu hiệu viêm phổi nặng thuộc hai nhóm tuổi. Ở huyện đối chứng, tỷ lệ CBYT biết từng dấu hiệu viêm phổi nặng theo lứa tuổi tuy có tăng nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.


Viêm phổi

Theo Phác đồ “Xử trí trẻ ho và khó thở” khi có dấu hiệu thở nhanh chỉ có trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi mới được chẩn đoán là viêm phổi. Kiến thức của CBYT về dấu hiệu viêm phổi (Bảng 3.14) được đánh giá qua 2 chỉ số: nhớ dấu hiệu thở nhanh và biết được số lần thở/phút của ngưỡng thở nhanh.

Bảng 3.14: So sánh kiến thức nhận biết dấu hiệu viêm phổi của CBYT trước- sau can thiệp(%)


Dấu hiệu viêm phổi

Can thiệp

Đối chứng*


CSHQ

TCT n=36

SCT n=36

p

TCT n=43

SCT n=43

Thở nhanh

66,7

100

<0,001

65,1

55,6

64,7

Ngưỡng thở nhanh

47,2

83,3

<0,001

48,8

46,5

81,3

* Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở bất cứ chỉ số nào của nhóm đối chứng


Sau can thiệp, cả hai chỉ số đánh giá kiến thức nhận biết dấu hiệu viêm phổi của nhóm can thiệp đều khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001 so với trước can thiệp. CSHQ can thiệp ở hai chỉ số này đạt tương ứng là 64,7% và 81,3%. Tại Đan Phượng, tỷ lệ CBYT biết dấu hiệu thở nhanh sau can thiệp lại thấp trước can thiệp.

3.2.2.2. Kiến thức xử trí và kê đơn thuốc


Nghiên cứu đánh giá kiến thức xử trí, kê đơn cho 2 thể bệnh là viêm phổi và ho, cảm lạnh. Hai thể bệnh còn lại (bệnh rất nặng và viêm phổi nặng) nghiên cứu này không can thiệp và đánh giá vì trong khảo sát ban đầu tất cả 100% CBYT đã có kiến thức xử trí đúng là chuyển tuyến.


Viêm phổi

Trẻ bị viêm phổi không cần chuyển tuyến mà có thể điều trị ngay tại trạm bằng KS với điều kiện phải đúng loại, đủ liều. Nghiên cứu đánh giá kiến thức sử dụng thuốc cho trẻ viêm phổi thông qua 2 chỉ số: CBYT biết đúng loại KS phác đồ đã hướng dẫn (Cotrimoxazole, Amoxicilin) và đủ ngày dùng KS (từ 5 đến 7 ngày) (Bảng 3.15).

Bảng 3.15: So sánh kiến thức xử trí trẻ có dấu hiệu viêm phổi của CBYT trước-sau can thiệp (%)


Cách xử trí

Can thiệp

Đối chứng*


CSHQ

TCT n=36

SCT n=36

p

TCT n=43

SCT n=43

Không chuyển tuyến

8,3

94,4

<0,001

9,3

7,0

1062,0

KS đúng loại

38,9

72,2

<0,05

39,5

32,6

103,3

KS đủ ngày

47,2

66,7

>0,05

44,2

44,2

41,2

* Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở bất cứ chỉ số nào của nhóm đối chứng


Trước can thiệp, hầu hết CBYT cả hai huyện cho rằng trẻ viêm phổi phải chuyển tuyến. Sau khi được can thiệp, tại Ba Vì hầu hết CBYT biết có thể điều trị trẻ viêm phổi ngay tại trạm, không cần chuyển tuyến. Chỉ số này khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh với trước can thiệp.

Với chỉ số sử dụng KS đúng loại, so sánh trước-sau, tỷ lệ CBYT có kiến thức đúng khác biệt có ý nghĩa thống kê ở nhóm can thiệp và không có ý nghĩa thống kê ở nhóm đối chứng. Tại Ba Vì, tỷ lệ CBYT kể tên đúng các loại KS tăng thêm 33% so với trước can thiệp (CSHQ can thiệp 103,3%).

Với chỉ số KS đủ ngày, tỷ lệ CBYT có kiến thức đúng không khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp.


Ho, cảm lạnh

Khi trẻ chỉ bị ho, cảm lạnh không cần sử dụng KS. Kiến thức sử dụng thuốc điều trị trẻ ho, cảm lạnh đúng là không kê đơn KS, chỉ kê đơn thuốc ho an toàn.

Tỷ lệ CBYT Ba Vì có kiến thức đúng là trẻ ho, cảm lạnh không cần sử dụng KS ở Ba Vì tăng lên có ý nghĩa thống kê (p<0,05), còn ở Đan Phượng thay đổi không có ý nghĩa thống kê khi so sánh trước và sau can thiệp. CSQH thay đổi kiến thức về “không sử dụng KS” cho trẻ ho, cảm lạnh tăng 96,8%.


100

91.7

80

66.7

66.7

Can thiệp TCT

62.8 65.1

60

46.5

Can thiệp SCT

39.5

40

30.6

Đối chứng TCT

20


0

Đối chứng SCT

Không kê KS Kê thuốc ho an toàn


Hình 3.5: So sánh kiến thức về kê đơn cho trẻ bị ho, cảm lạnh của CBYT trước-sau can thiệp (%)

Đánh giá ban đầu thấy có 66,7% CBYT nhóm can thiệp và 62,8% nhóm đối chứng không biết nên dùng thuốc ho an toàn để điều trị cho trẻ ho, cảm lạnh. Sau can thiệp, song song với tỷ lệ cho rằng cần sử dụng KS giảm đi, hầu hết (91,7%) CBYT Ba Vì biết nên dùng thuốc ho an toàn với các tỷ lệ sau can thiệp tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Tại Đan Phượng các tỷ lệ này thay đổi không có ý nghĩa thống kê (Hình 3.5.).


3.2.2.3. Kiến thức tư vấn sau khám bệnh


Sau khi kê đơn, CBYT cần tư vấn cách chăm sóc trẻ tại nhà, dùng thuốc, theo dõi nhận biết dấu hiệu bệnh của trẻ và hẹn tái khám. Đánh giá ban đầu cho thấy 100% CBYT có kiến thức tư vấn dùng thuốc, nên nội dung này không được đưa vào can thiệp và đánh giá.

Nghiên cứu này đánh giá kiến thức tư vấn cho bà mẹ cách chăm sóc theo dõi trẻ NKHHCT của CBYT gồm ba nội dung chính: hướng dẫn chăm sóc trẻ tại nhà, nhận biết dấu hiệu bệnh và hẹn tái khám.

Tư vấn cách chăm sóc trẻ NKHHCT tại nhà

CBYT cần tư vấn chăm sóc trẻ NKHHCT tại nhà về 4 nội dung: tăng cường cho ăn, tăng cường cho uống, làm thông thoáng mũi họng và giữ ấm vào mùa đông/làm mát vào mùa hè.


100

80

60

40

20

0

86.1

75.0

77.8

72.2

52.8

51.2 58.1

30.6

34.9 27.9

19.4

13.9

16.3

25.6

7.0 14.0

Tăng cường ăn Tăng cường cho

uống

Làm thông thoáng

mũi họng

Giữ ấm/mát

Can thiệp TCT

Can thiệp SCT

Đối chứng TCT

Đối chứng SCT


Hình 3.6: So sánh kiến thức tư vấn chăm sóc trẻ CBYT trước-sau can thiệp (%)


Trước can thiệp (Hình 3.6), tại cả 2 huyện, tỷ lệ CBYT có kiến thức tư vấn cách chăm sóc trẻ ở cả 4 chỉ số đánh giá đều có tỷ lệ thấp dưới 50%. Sau can thiệp, tại Ba Vì, kiến thức của CBYT về tất cả các nội dung tư vấn chăm sóc trẻ tại nhà đều tăng có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp (p của chỉ số giữ ấm/làm mát cho trẻ theo mùa có p<0,05, 3 nội dung còn lại đều có


p<0,001). Tại nhóm đối chứng của huyện Đan Phượng tại tất cả các nội dung tư vấn đều không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kiến thức của CBYT khi so sánh trước- sau can thiệp.

Tư vấn cách nhận biết dấu hiệu cần khám ngay

CBYT cần tư vấn cách nhận biết 4 dấu hiệu cần khám ngay gồm: trẻ ốm/mệt hơn, thở khác thường, sốt/hạ nhiệt độ, ăn/bú kém hơn. Kết quả đánh giá được trình bày tại Bảng 3.16.

Bảng 3.16: So sánh kiến thức tư vấn dấu hiệu cần khám ngay của CBYT trước- sau can thiệp (%)

Dấu hiệu cần

khám ngay

Can thiệp

Đối chứng*


CSHQ

TCT n=36

SCT n=36

p

TCT n=43

SCT n=43

Ốm/mệt hơn

44,4

55,8

<0,001

55,8

46,5

42,3

Thở khác thường

22,2

83,3

<0,001

37,2

55,8

225,0

Sốt/hạ nhiệt độ

36,1

50,0

>0,05

32,6

46,5

-4,4

Bú/ăn kém hơn

27,8

61,1

<0,05

23,3

34,9

70,0

* Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở bất cứ chỉ số nào của nhóm đối chứng


Trước can thiệp, tỷ lệ CBYT có kiến thức tư vấn đều thấp dưới 50% ở tất cả các chỉ số đánh giá. Sau can thiệp, ở Ba Vì, trừ dấu hiệu sốt/hạ nhiệt độ còn ba chỉ số đánh giá kia đều tăng có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp. Đặc biệt là dấu hiệu thở khác thường, chỉ báo quan trọng của viêm phổi, có tỷ lệ CBYT cho rằng cần tư vấn cho bà mẹ tăng nhiều nhất, đạt 61,1% với CSHQ can thiệp đạt 225,0%. Kiến thức theo dõi bệnh của nhóm đối chứng thay đổi có ý nghĩa thống kê.


Hẹn tái khám


Có hai trường hợp phải tái khám CBYT cần biết để hướng dẫn cho bà mẹ là: khi thấy trẻ có dấu hiệu cần khám ngay hoặc sau 2 ngày dùng KS (dù trẻ không có dấu hiệu cần khám ngay).

Bảng 3.17: So sánh kiến thức hẹn tái khám của CBYT trước-sau can thiệp (%)



Tái khám

Can thiệp

Đối chứng*


CSHQ

TCT n=36

SCT n=36

p

TCT n=43

SCT n=43

Có dấu hiệu cần khám ngay

58,3

77,8

>0,05

53,5

58,1

24,6

Sau khi dùng thuốc

50,0

72,2

>0,05

44,2

53,5

23,3

* Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở bất cứ chỉ số nào của nhóm đối chứng


Sau can thiệp, số CBYT có kiến thức đúng ở cả hai hình thức tái khám đều tăng lên ở cả 2 huyện. Nhưng mức độ tăng ở Ba Vì cao hơn so với Đan Phượng. Tuy nhiên kiểm định sự khác biệt giữa trước và sau can thiệp ở tất cả các chỉ số ở cả hai huyện đều không có ý nghĩa thống kê (Bảng 3.17).

3.2.3. Hiệu quả của can thiệp thay đổi thực hành của cán bộ y tế


3.2.3.1. Thực hành xác định dấu hiệu bệnh


Để chẩn đoán bệnh, CBYT cần thực hiện quy trình hỏi và thăm khám để phát hiện các dấu hiệu bệnh. Trong phác đồ Quốc gia đã hướng dẫn cụ thể những câu hỏi và các bước thăm khám cần thiết để phát hiện dấu hiệu bệnh.

Hỏi xác định dấu hiệu bệnh

Để xác định được dấu hiệu bệnh, CBYT cần hỏi đủ 5 câu hỏi thiết yếu: tuổi của trẻ, thời gian ho, trẻ có bú hoặc uống được không, trẻ có bị co giật không và trẻ có bị sốt không.


Bảng 3.18: So sánh thực hành hỏi xác định dấu hiệu bệnh của CBYT trước-sau can thiệp (%)


Hỏi bệnh

Can thiệp

Đối chứng*


CSHQ

TCT n=36

SCT n=36

p

TCT n=43

SCT n=43

Tuổi của trẻ

80,6

91,7

>0,05

62,8

67,4

6,5

Thời gian ho

69,4

75,0

>0,05

48,8

51,2

3,2

Bú/uống

22,2

58,3

<0,05

14,0

23,3

96,2

Co giật

33,3

66,7

<0,05

41,7

34,9

116,6

Sốt

44,4%

52,8

>0,05

32,6

25,6

40,2

* Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở bất cứ chỉ số nào của nhóm đối chứng


Trước can thiệp, CBYT ở Ba Vì và Đan Phượng thường chỉ hỏi về tuổi, dấu hiệu ho và sốt của trẻ. Những câu hỏi để phát hiện dấu hiệu bệnh rất nặng của trẻ được rất ít CBYT đề cập đến. Đánh giá sau can thiệp cho thấy ở Ba Vì, tỷ lệ CBYT có hỏi về dấu hiệu bệnh rất nặng là co giật và bú/uống đã tăng với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. CSHQ can thiệp của hai chỉ số này tương ứng là 116,6% và 96,2%. Thực hành ở nhóm đối chứng không thay đổi có ý nghĩa thống kê và thậm chí còn giảm so với trước can thiệp (Bảng 3.18).

Thăm khám xác định dấu hiệu bệnh

Ngoài việc hỏi bệnh, để chẩn đoán một trẻ có bị viêm phổi hay không, CBYT phải thực hiện hai thăm khám cơ bản là quan sát tìm dấu hiệu RLLN và đếm nhịp thở phát hiện dấu hiệu thở nhanh.

Trước can thiệp, tỷ lệ CBYT thực hiện hai thăm khám quan trọng này khá thấp ở cả hai huyện nghiên cứu. Tỷ lệ CBYT có tìm kiếm dấu hiệu RLLN tại Ba Vì và Đan Phượng chỉ chiếm tương ứng là 38,9% và 37,2%. Tỷ lệ CBYT có thực hiện đếm nhịp thở cũng chiếm tương ứng là 22,2% và 27,9%.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2023