So Sánh Thực Hành Xử Trí Trẻ Có Dấu Hiệu Cần Đi Khám Của Bà Mẹ Trước-Sau Can Thiệp(%)


Khi trẻ có dấu hiệu bệnh cần đi khám

Kết quả đánh giá thực hành xử trí của bà mẹ khi thấy trẻ có dấu hiệu cần đi khám ngay (dấu hiệu bệnh rất nặng hoặc viêm phổi) của bà mẹ được trình bày tại Bảng 3.8.

Bảng 3.8: So sánh thực hành xử trí trẻ có dấu hiệu cần đi khám của bà mẹ trước-sau can thiệp(%)

Cách Xử trí

Can thiệp

Đối chứng*


CSHQ

TCT n=27

SCT n=38

p

TCT n=25

SCT n=21

Đi khám

74,1

92,1

<0,001

57,1

68,0

5,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Ba Vì và Đan Phượng, Hà Nội - 10

* Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở bất cứ chỉ số nào của nhóm đối chứng


Trước can thiệp, chỉ có 74,1% bà mẹ ở Ba Vì đưa trẻ đi khám khi có dấu hiệu cần khám ngay. Sau can thiệp, hầu hết nhóm can thiệp đã biết đưa trẻ đi khám ngay (92%) và chỉ có 3/38 bà mẹ còn có thực hành chưa đúng là tự mua thuốc điều trị. Thực hành xử trí khi trẻ có dấu hiệu bệnh rất nặng ở Ba Vì tăng có ý nghĩa thống kê khi so sánh trước và sau can thiệp. Kiểm định tỷ lệ này tại Đan Phượng cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Khi trẻ có dấu hiệu NKHHCT trên (ho, cảm lạnh)

Xử trí đúng trong trường hợp bị ho, cảm lạnh là tự theo dõi tình trạng bệnh tại nhà (xử trí tối ưu) hoặc đưa trẻ đi khám. Tất cả những trường hợp tự cho trẻ sử dụng thuốc điều trị được coi là xử trí sai.

Sau can thiệp, tại Ba Vì, tỷ lệ bà mẹ xử trí đúng khi trẻ có dấu hiệu ho, cảm lạnh tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,01); trong đó tỷ lệ cho con đi khám không thay đổi nhiều. Lý do tăng chủ yếu là do tỷ lệ bà mẹ tự theo dõi trẻ tại nhà tăng thêm 14,7% so với ban đầu với CSHQ can thiệp đạt trên 472,4%.



100

80

Can thiệp TCT

60.2

60

40

20

0

45.7

43.5

46.7

50.9

48.2

Can thiệp SCT

42.1

44.6

Đối chứng TCT

18.0

3.3

5.2

3.8

Đối chứng SCT

Theo dõi tại nhà Đưa đi khám Xử trí đúng (khám

hoặc theo dõi)


Hình 3.2: So sánh cách xử trí trẻ ho, cảm lạnh của bà mẹ trước- sau can thiệp(%)


Tuy nhiên, mặc dù được can thiệp cũng mới chỉ có 60,2% bà mẹ xử trí đúng. Tức là vẫn còn 39,8% bà mẹ tự dùng thuốc điều trị cho con, xử trí không đúng như hướng dẫn. Tỷ lệ bà mẹ xử trí đúng khi trẻ ho, cảm lạnh tại huyện đối chứng thay đổi không có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp và chỉ vài bà mẹ biết tự theo dõi trẻ (Hình 3.2).

3.1.3.2. Thực hành sử dụng thuốc


Sử dụng kháng sinh

Nghiên cứu đánh giá thực hành sử dụng KS cho trẻ NKHHCT dựa vào 2 chỉ số: sử dụng theo đơn, đủ ngày. Trong số những trẻ bị ốm được phỏng vấn, trước can thiệp có 178/211 (84,4%) trẻ ở Ba Vì và 172/198 (86,9%) trẻ ở Đan Phượng có sử dụng KS. Sau can thiệp ở Ba Vì có 113/171(66,1%) và Đan Phượng có 160/189 (84,7%) trẻ sử dụng KS.

Bảng 3.9. trình bày hiệu quả can thiệp đối với thực hành dùng KS cho trẻ NKHHCT của bà mẹ. Sau can thiệp, tỷ lệ bà mẹ Ba Vì cho trẻ uống KS theo chỉ định của CBYT tăng lên so với trước can thiệp. Tuy nhiên các sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.


Trước can thiệp, tỷ lệ cho trẻ uống KS đủ ngày rất thấp ở cả hai huyện. Sau can thiệp tại Ba Vì tỷ lệ này tăng lên thêm 38,4% so với ban đầu với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tại Đan Phượng thực hành dùng KS theo đơn và đủ ngày đều không khác biệt có ý nghĩa thông kê so với trước can thiệp.

Bảng 3.9: So sánh thực hành dùng KS cho trẻ của bà mẹ trước-sau can thiệp (%)



Sử dụng KS

Can thiệp

Đối chứng*


CSHQ

TCT n=178

SCT n=113

p

TCT n=172

SCT n=160

KS có đơn

53,4

70,8

>0,05

50,0

53,1

26,4

KS đủ ngày

25,3

63,7

<0,001

33,1

41,9

125,2

Cả hai tiêu chí

18,0

47,8

<0,001

19,8

24,4

142,2

* Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở bất cứ chỉ số nào của nhóm đối chứng


Tổng hợp chung cho thấy tình hình sử dụng KS đúng (đủ cả 2 tiêu chí: có đơn và đủ ngày) có sự chuyển biến tích cực ở nhóm can thiệp. Tỷ lệ nhóm can thiệp có thực hành đúng tăng lên có ý nghĩa thống kê (p<0,001) và CSHQ can thiệp đạt 142,2%. Tuy nhiên, số đối tượng này chỉ chiếm chưa được một nửa trong tổng số trường hợp có dùng KS. Thực hành của nhóm đối chứng cũng có tăng nhưng không có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp.

Khi trẻ bị ho, cảm lạnh và tự dùng thuốc

Nghiên cứu này không khuyến khích bà mẹ tự mua hoặc tự dùng thuốc điều trị cho trẻ NKHHCT. Nhưng với thực trạng thói quen của bà mẹ phải mua và dùng thuốc cho trẻ khi ốm, các nội dung TT-GD-TT cũng hướng dẫn bà mẹ sử dụng sirô ho đông y an toàn (không cần đơn) để điều trị cho trẻ bị ho, cảm lạnh. Cho nên, ngoài những trường hợp không dùng hoặc dùng thuốc theo đơn, bà mẹ tự đi mua thuốc nhưng không mua KS cũng được coi như bà mẹ có thực hành sử dụng thuốc điều trị trẻ ho, cảm lạnh đúng.


Bảng 3.10. phân tích tình hình dùng KS trong nhóm bà mẹ tự đi mua hoặc dùng thuốc cho trẻ ho, cảm lạnh. Cụ thể là trong nhóm trẻ mắc NKHHCT trong 2 tháng trước điều tra trước can thiệp có 98 bà mẹ ở Ba Vì và 85 bà mẹ ở Đan Phượng tự mua thuốc điều trị cho con. Sau can thiệp, số lượng bà mẹ tự mua thuốc lần lượt là 53 và 87.

Bảng 3.10: So sánh thực hành mua thuốc cho trẻ ho, cảm lạnh của bà mẹ trước- sau can thiệp (%)


Can thiệp

Đối chứng*


CSHQ

TCT n=98

SCT n=53

p

TCT n=85

SCT n=87

Không dùng KS

16,3

28,3

>0,05

27,1

24,1

84,5

* Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở bất cứ chỉ số nào của nhóm đối chứng


Sau can thiệp, tỷ lệ bà mẹ có thực hành đúng ở Ba Vì có tăng nhưng không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp. Còn ở Đan Phượng giảm nhẹ và không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp.

3.1.3.4. Thực hành chăm sóc, theo dõi trẻ


Tỷ lệ bà mẹ chăm sóc, theo dõi trẻ NKHHCT tại nhà đúng cách trước can thiệp khá thấp (Bảng 3.11). Chỉ có chăm sóc giữ thân nhiệt trẻ ấm vào mùa đông hoặc làm mát vào mùa hè là được bà mẹ thực hiện nhiều nhất. Còn các chăm sóc khác, tỷ lệ bà mẹ có thực hiện chỉ chiếm từ 25% đến 30%. Tình hình chăm sóc trẻ bệnh tại Đan Phượng trước can thiệp cũng tương tự Ba Vì.

Sau can thiệp, tỷ lệ bà mẹ có thực hiện từng loại chăm sóc thiết yếu trẻ ốm tại nhà ở Ba Vì đều tăng. Tăng cường cho trẻ ăn và uống là hai chăm sóc quan trọng nhất và đồng thời cũng là hai chăm sóc có tỷ lệ tăng nhiều nhất so với trước can thiệp. Hai chỉ số giữ ấm vào mùa đông/làm mát vào mùa hè và làm thông thoáng mũi họng cũng tăng với mức có ý nghĩa thống kê so với


trước can thiệp. Trong nhóm đối chứng Đan Phượng, thực hành chăm sóc trẻ

tại nhà đúng của bà mẹ không có sự khác biệt khi so sánh với trước can thiệp.


Bảng 3.11: So sánh thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ trước-sau can thiệp (%)



Chăm sóc

Theo dõi

Can thiệp

Đối chứng*


CSHQ

TCT

SCT

p

TCT

SCT

n=211

n =198

n=171

n=189

Thực hành chăm sóc trẻ NKHHCT

Tăng cường ăn

28,9

54,4

<0,001

38,0

29,6

110,2

Uống/bú nhiều hơn

33,2

53,8

<0,001

38,0

32,3

68,8

Làm thông thoáng mũi, họng

24,6

32,8

<0,05

33,3

31,2

33,9

Giữ ấm/làm mát

46,4

59,1

<0,001

47,4

45,0

50,6

Thực hành theo dõi trẻ NKHHCT

Theo dõi trẻ ốm

32,7

40,9

>0,05

49,1

51,9

19,4

* Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở bất cứ chỉ số nào của nhóm đối chứng

Thực hành theo dõi trẻ bệnh của bà mẹ nhóm can thiệp có tăng khoảng 8% so với ban đầu nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Nhóm đối chứng tỷ lệ tăng còn thấp hơn và cũng không có ý nghĩa thống kê.

Tái khám cho trẻ


Nghiên cứu không gặp trường hợp nào xuất hiện dấu hiệu bất thường cần tái khám ngay. Do đó, các kết quả trong phần này chỉ đề cập thực hành tái khám khi dùng thuốc của bà mẹ. Những trẻ đi khám được kê KS dù không có dấu hiệu bất thường vẫn cần được tái khám lại sau 2 ngày dùng thuốc.

Trước can thiệp có 95 bà mẹ Ba Vì và 86 bà mẹ Đan Phượng, sau can thiệp là 76 bà mẹ Ba Vì và 82 bà mẹ Đan Phượng cho trẻ đi khám và được


CBYT kê đơn KS để điều trị NKHHCT cho trẻ. Thực hành tái khám cho trẻ NKHHCT dùng KS được trình bày tại Hình 3.3.

100

Can thiệp TCT

80


60

Can thiệp SCT

40

38.2

Đối chứng TCT

20

5.3

7.0

8.5

0

Đối chứng SCT

Tái khám khi dùng KS


Hình 3.3: So sánh thực hành tái khám của bà mẹ trước-sau can thiệp(%)


Trong nhóm sử dụng KS ở cả hai huyện, trước can thiệp, hầu hết bà mẹ không cho trẻ đi khám lại. Sau can thiệp, tỷ lệ bà mẹ nhóm can thiệp cho trẻ tái khám sau 2 ngày dùng KS tăng có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp (p<0,001). CSHQ can thiệp đạt 599,4%. Ở nhóm đối chứng, kết quả đánh giá sau can thiệp không có sự khác có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp.

3.2. Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thực hành điều trị trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của cán bộ y tế.

3.2.1. Đặc điểm của đối tượng cán bộ y tế


Trong 10 xã nghiên cứu có 79 CBYT có khám, điều trị NKHHCT trẻ

em. Một số đặc điểm chung của CBYT được trình bày trong Bảng 3.12.


Hai nhóm CBYT có một số đặc điểm cơ bản như độ tuổi, số năm công tác trung bình, trình độ chuyên môn và loại hình cơ sở y tế (tư nhân/nhà nước) khá tương đồng nhau. Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm đối chứng và can thiệp về từng chỉ số nêu trên không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.


Bảng 3.12: Một số đặc điểm của đối tượng CBYT


Đặc điểm

của CBYT

Can thiệp

n= 36

Đối chứng

n = 43

p

Chung

n =79

Độ tuổi trung

bình

40,86±10,45

39,39±10,86

>0,05

40,06±10,63

Trình độ chuyên môn

Bác sĩ

11,1

18,6

>0,05

15,2

Y sĩ

72,2

76,7


74,7

Y tá

16,7

2,3


8,9

Nữ hộ sinh

0

2,3


1,3

Nơi công tác

Trạm y tế xã

30,6

30,2

>0,05

30,4

Y tế tư nhân

69,4

69,8


69,6

Năm công tác

trung bình

17,63±10,19

14, 04±9,54

>0,05

15,68±9,94

Đại đa số (74,68%) CBYT tuyến xã có trình độ y sĩ. Số lượng CBYT tư nhân cao hơn gấp đôi so với cán bộ trạm y tế xã. Ở cả hai huyện vẫn còn có y tá và nữ hộ sinh tham gia kê đơn mặc dù theo quy định của Bộ Y tế là không được phép. Đa số CBYT đã khám chữa bệnh trên 10 năm.

3.2.2. Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức của cán bộ y tế


Nghiên cứu này đã thực hiện đánh giá kiến thức, thực hành của CBYT về nhận biết dấu hiệu bệnh, xử trí, kê đơn thuốc và tư vấn chăm sóc trẻ ốm. Các tiêu chuẩn đánh giá được xây dựng dựa trên phác đồ điều trị NKHHCT Quốc gia dành cho tuyến xã, tài liệu hướng dẫn chăm sóc trẻ tại nhà.


3.2.2.1. Kiến thức nhận biết dấu hiệu bệnh


Kiến thức nhận biết dấu hiệu bệnh được đánh giá thông qua số dấu hiệu chỉ bệnh mà CBYT nhớ được của 3 thể bệnh: bệnh rất nặng, viêm phổi nặng, viêm phổi và phân theo nhóm tuổi.

Bệnh rất nặng

CBYT cần nhớ 6 dấu hiệu bệnh rất nặng ở trẻ dưới 2 tháng tuổi và 5 dấu hiệu ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi. Với mỗi một dấu hiệu bệnh rất nặng được nhắc đến, CBYT được chấm 1 điểm. Điểm cao nhất là 11 nếu đối tượng nêu tên đầy đủ được tất cả các dấu hiệu của bệnh rất nặng của cả 2 nhóm tuổi. Kết quả đánh giá kiến thức nhận biết dấu hiệu bệnh rất nặng ở Hình 3.4.


Can thiệp TCT Can thiệp SCT Đối chứng TCT Đối chứng SCT

50


40

33.3

30

22.2

20

11.1 16.7

5.6

11.1

10

0

0

0

0

0

0

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Điểm số

Hình 3.4: So sánh số dấu hiệu bệnh rất nặng CBYT biết trước-sau can thiệp (%)


Trong đánh giá trước can thiệp tại cả hai huyện, hầu hết CBYT chỉ nhớ được từ 4 đến 6 dấu hiệu và không CBYT nào biết đủ 11 triệu chứng. Sau can thiệp, phần lớn CBYT nhóm can thiệp biết từ 7 đến 9 dấu hiệu, không có CBYT nào biết bằng hoặc ít hơn 4 dấu hiệu và 11% biết tất cả 11 dấu hiệu. Sự khác biệt về phân bố tỷ lệ CBYT theo điểm số khác biệt có ý nghĩa thống kê ở nhóm can thiệ và không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở nhóm đối chứng khi so sánh trước-san can thiệp.

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 03/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí