Khái Quát Tình Hình Đầu Tư Nước Ngoài Vào Ngành Lâm Nghiệp


3.3. Khái quát tình hình đầu tư nước ngoài vào ngành Lâm nghiệp

Việt Nam

Theo số liệu bảng 3: Từ 1996 đến 2003, các nhà tài trợ đã cam kết tài trợ cho Bộ NN&PTNT 266 dự án với tổng ngân sách vào khoảng 1.606 triệu USD, tương đương với 24.895 tỷ VND. Trong khi hầu hết các dự án tập trung vào thuỷ lợi 669 triệu USD, nông nghiệp 605 triệu USD, sau đó vào lâm nghiệp chỉ là 332 triệu USD. Mức đầu tư trung bình cho mỗi dự án lâm nghiệp ở vào khoảng 3,8 triệu USD, dự án nông nghiệp là 4,3 triệu USD và thuỷ lợi là 17,6 triệu USD. Như vậy có thể thấy rằng nguồn vốn đầu tư ODA dành cho lâm nghiệp là ít nhất.

Theo số liệu phân tích của Bộ NN&PTNT, trong số 24.895 tỷ VND đã cam kết, chỉ có khoảng 7.084 tỷ VND nguồn vốn vay ODA được tính vào ngân sách của Bộ và là một con số khá khiêm tốn so với tổng ngân sách. Lý do chủ yếu là hầu hết nguồn vốn tài trợ không hoàn lại đều do các nhà tài trợ quản lý và không được tính vào hệ thống ngân sách của Bộ. Tốc độ giải ngân của nguồn vốn vay là rất chậm, đặc biệt là trong ngành lâm nghiệp. Tuy nhiên, 7,084 tỷ VND cũng đã tương đương với 42% tổng ngân sách của Bộ, điều đó cũng có nghĩa là ODA vay là một nguồn ngân sách rất quan trọng trong ngân sách của Bộ.


Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng nguồn vốn ODA của Bộ NN&PTNT

Giai đoạn (1996-2003)

Đơn vị tính: triệu USD



TT


Nội dung

Năm

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

Tổng

cộng

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

1

Số C.trỡnh, DA

35

47

34

33

31

37

30

19

266


Lòm nghiệp

13

16

9

11

10

7

15

7

88


Nụng nghiệp

16

26

22

20

19

20

9

8

140


Thủy Lợi

6

5

3

2

2

10

6

4

38

2

Tổng số

193

196

390

148

178

272

199

31

1.606


ODA vay

2

118

327

102

43

118

124

0

834


ODA KHL

191

78

63

46

135

154

74

31

772


Lòm nghiệp

71

97

47

18

67

1

28

4

332


ODA vay

0

33

23

0

43

0

0

0

99


ODA KHL

71

64

24

18

25

1

28

4

233


Nụng nghiệp

16

97

238

23

93

70

57

10

605


ODA vay

2

85

204

0

0

47

54

0

392


ODA KHL

14

12

34

23

93

23

3

10

213


Thủy Lợi

106

2

105

106

17

202

113

17

669


ODA vay

0

0

100

102

0

71

70

0

343


ODA KHL

106

2

5

4

17

131

43

17

326

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế Lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý Dự án quốc tế - 5


Nguồn vốn cho các dự án quốc tế Lâm nghiệp được các chính phủ (như Thuỵ

Điển, Đức, Nhật Bản, Hà Lan) và các tổ chức đa phương như ADB và WB cung cấp thông qua hai hình thức là viện trợ không hoàn lại và vốn vay ưu đãi. Các chương trình dự án này vào Việt Nam đã đóng góp rất to lớn vào sự nghiệp phát triển Lâm nghiệp Việt Nam đặc biệt là phát triển kinh tế vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, làm thay đổi diện mạo kinh tế Lâm nghiệp, tăng khả năng đóng góp của ngành Lâm nghiệp vào nền kinh tế Quốc dân.

Theo số liệu (Bảng 4) của Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp, trong giai

đoạn 1991 –2003, Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp đã trực tiếp quản lý 14 chương trình, dự án nước ngoài đầu tư cho Lâm nghiệp với tổng kinh phí 294,4 triệu USD, trong đó có 10 dự án viện trợ không hoàn lại, 4 dự án vốn vay của 6 nhà tài trợ chính: Chương trình lương thực thế giới, Thuỵ Điển, Đức, Nhật Bản, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu á và 2 nhà đồng tài trợ không hoàn lại: Hà Lan và Đan Mạch. Địa bàn hoạt động dự án gồm 35 tỉnh với 273 huyện trải dài từ Hữu Nghị quan (tỉnh Lạng Sơn) đến Mũi Cà Mau.

Trong những năm qua, các dự án nước ngoài đầu tư vào Lâm nghiệp đã trồng được 245.000 ha rừng, chiếm khoảng 17% diện tích rừng trồng hiện nay. Các dự án đã giao khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng tự nhiên: 82.000 ha và xây dựng được 6.000 đất canh tác theo mô hình nông lâm kết hợp. Ngoài ra đã triển khai xây dựng 36 công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, 180 km đường giao thông liên thôn và 3.500 m2 trường học. Đã tổ chức 190 lớp đào tạo cho 3.900 cán bộ và 810 lớp tập huấn cho 33.600 nông dân.

Trong giai đoạn từ năm 2001 - 2005, 3 nhà tài trợ lớn của ngành Lâm nghiệp đã tiếp tục cam kết tài trợ 3 dự án, các dự án Quốc tế Lâm nghiệp này tập trung chủ yếu tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, vùng ưu tiên về địa lý của Chính phủ và các nhà tài trợ.


- Ngân hàng thế giới (WB) đã viện trợ cho dự án “Phát triển ngành lâm nghiệp” với kinh phí 80 triệu USD, thông qua hình thức vay ưu đãi.

- Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB) với dự án vốn vay “Phát triển Lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên”, kinh phí 50 triệu USD.

- Ngân hàng Tái thiết Đức (KFW) cũng đã cam kết viện trợ không hoàn lại 12,1 triệu Euro cho 1 dự án trồng rừng ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ (KfW 6).

Bảng 3.4: Tỡnh hỡnh viện trợ nước ngoài cho ngành Lâm nghiệp từ năm 1991 đến 2003 (Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp)

Đơn vị tớnh: triệu USD


Tờn cỏc dự ỏn

Tổng số

Trong đú

Thời gian

thực hiện

Vay

ưu đói

Khụng hoàn lại

Đối ứng

Dòn gúp

I. Dự ỏn khụng hoàn

lại

127,7


106,8

20,9



1. FCP

13,3


13,3



1991-1995

2. PAM 4304

33,0


23,3

9,7


1992-1998

3. MRDP

18,1


16,3

1,8


1996-2002

4. KfW1

5,7


4,9

0,8


1996-2001

5. PAM 5322

18,4


14,9

3.5


1997-2002

6. KfW 2

9,3


7,7

1,6


1997-2002

7. KfW3

6,0


5,0

1,0


2000-2005

8. KfW3 pha 2

3,0


2,5

0,5


2001-2006

9. PACSA

11,5


11,2

0,3


2001-2005

10. KfW4

9,4


7,7

1,7


2002-2008

II. Dự ỏn vốn vay

166,7

100,0

23,3

35,4

8,0


11. ADB

53,2

33,1

7,0

5,1

8,0

1997-2003

12. WB1

32,3

21,5

5,0

5,8


1998-2004

13. WB2

65,6

31,8

11,3

22,5


2000-2006

14. JBIC

15,6

13,6


2,0


2002-2007

Tổng cộng

294,4

100,0

130,1

56,3

8,0



Chương 4

Kết quả đánh giá và bài học kinh nghiệm


4.1. Các dự án do ban quản lý các dự án lâm nghiệp quản lý

Phần trình bày dưới đây là kết quả thu được từ việc phỏng vấn, nghiên cứu, phân tích và tổng hợp tài liệu của 11 dự án trong khuôn khổ khảo sát của đề tài.

4.1.1. Tóm lược các dự án mà đề tài tập trung nghiên cứu

Dưới đây là danh sách 11 dự án Quốc tế Lâm nghiệp do Ban quản lý các dự

án lâm nghiệp thực hiện đầu tư, trong đó có 05 dự án vốn vay (4 dự án nhóm A, 1 dự án nhóm B) và 6 dự án vốn viện trợ không hoàn lại. Tổng mức đầu tư trên 300,7 triệu USD. Các dự án đang trong giai đoạn đẩy nhanh tiến độ đầu tư, bao gồm:

4.1.1.1. Các dự án vốn vay:

(1) Dự án Khu vực lâm nghiệp và quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn (ADB1) sử dụng vốn vay ADB tài trợ và được triển khai tại 4 tỉnh: Thanh Hoá, Quảng Trị, Gia Lai và Phú Yên. Thời gian thực hiện từ năm 1998 đến 12/2005. Tổng vốn đầu tư là 53,2 triệu USD (vốn vay là 33,1 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại là 7,0 triệu USD, vốn đối ứng là 5,1 triệu USD, vốn dân đóng góp là 8,0 triệu USD)

(2) Dự án Bảo vệ rừng và Phát triển nông thôn (WB1) sử dụng vốn vay WB tài trợ và được triển khai tại 5 tỉnh: Kon Tum, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước và Đắc Nông. Thời gian thực hiện tháng 6/1998 đến tháng 6/2006. Tổng vốn đầu tư là 32,3 triệu USD (vốn vay là 21,5 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại là 5,0 triệu USD, vốn đối ứng là 5,8 triệu USD)

(3) Dự án Bảo vệ và Phát triển vùng đất ngập nước ven biển miền nam Việt nam (WB2) sử dụng vốn vay WB tài trợ và được triển khai tại 4 Tỉnh: Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Trà Vinh. Thời gian thực hiện từ tháng 6/2000 đến


tháng 6/2006. Tổng vốn đầu tư là 65,6 triệu USD (vốn vay là 31,8 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại là 11,3 triệu USD, vốn đối ứng là 22,5 triệu USD)

(4) Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp (WB3) sử dụng vốn vay WB tài trợ

được triển khai tại 4 Tỉnh: Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình

Định. Thời gian thực hiện từ 2004-2010. Hiện đang bắt đầu triển khai, kinh phí khoảng 80 triệu USD vốn vay.

(5) Dự án Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn (JBIC) sử dụng vốn vay JBIC tài trợ và được triển khai tại 5 tỉnh: Quảng Trị, Thừa-Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Phú Yên. Thời gian thực hiện từ 2002 đến 12/2006. Tổng vốn

đầu tư là 15,6 triệu USD (vốn vay là 13,6 triệu USD, vốn đối ứng là 2,0 triệu USD).

4.1.1.2. Các dự án viện trợ không hoàn lại:

(1) Dự án Trồng rừng tại 3 tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh và Lạng Sơn (KfW1), do KFW tài trợ (KfW 1 kéo dài). Thời gian 1999 đến hết tháng 1 năm 2005. Tổng vốn đầu tư là 5,7 triệu USD (vốn viện trợ không hoàn lại là 4,9 triệu USD, vốn đối ứng là 0,8 triệu USD)

(2) Dự án Trồng rừng tại 3 tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh và Lạng Sơn (KfW2), do KFW tài trợ. Thời gian 1999 đến hết tháng 1 năm 2005. Tổng vốn

đầu tư là 9,3 triệu USD (vốn viện trợ không hoàn lại là 7,7 triệu USD, vốn đối ứng là 1,6 triệu USD)

(3) Dự án Trồng rừng tại 3 tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh và Lạng Sơn (KfW3), do KFW tài trợ (Pha 2 của KfW 2 kéo dài). Thời gian 1999 đến hết tháng 12 năm 2005. Tổng vốn đầu tư là 6,0 triệu USD (vốn viện trợ không hoàn lại là 5,0 triệu USD, vốn đối ứng là 1,0 triệu USD)

(4) Dự án Trồng rừng tại 2 tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An (KfW4), do KFW tài trợ. Thời gian thực hiện 2002 đến 12/2008. Tổng vốn đầu tư là 9,4 triệu USD (vốn viện trợ không hoàn lại là 7,7 triệu USD, vốn đối ứng là 1,7 triệu USD).


(5) Dự án khôi phục và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Phú Yên " do Đức tài trợ (KfW 6), từ tháng 12 năm 2004 đến 2013. Tổng vốn viện trợ là 12,1 triệu USD.

(6) Dự án Trồng rừng trên đất cát ven biển Nam Trung bộ Việt Nam tại 2 tỉnh Phú Yên và Quảng Nam (PACSA), do Nhật Bản tài trợ. Thời gian 2001

đến 2005.

(7) Các dự án do các tổ chức phi chính phủ viện trợ không hoàn lại khác,

được quản lý trực tiếp bởi các cơ quan thực hiện dự án như các trường các Viện, các tổ chức xã hội như hội Khoa học, hội Nông dân, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ...

4.1.1.3. Mục tiêu và các nội dung chính của các dự án:

Mục tiêu chủ yếu của các dự án: Bảo tồn đa dạng sinh học; khôi phục và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn rất sung yếu và sung yếu; Cải thiện đời sống người dân nhằm làm giảm sự phụ thuộc vào rừng; phát triển kinh tế – xã hội nông thôn miền núi; Trồng rừng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất trên đất trống đồi núi trọc, đất cát ven biển; Tăng cường năng lực quản lý tài nguyên rừng từ trung ương đến địa phương; bảo vệ môi trường; phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên.

Nội dung hoạt động của các dự án rất đa dạng và phong phú, nhưng đều mang mục tiêu chung là các dự án phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi, thích ứng với tình hình thực tế về đất đai, khí hậu, tập quán và truyền thống canh tác, cơ cấu cây trồng vật nuôi của mỗi địa phương và mục tiêu nhằm khuyến khích sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân, góp phần cải tạo môi trường sinh thái nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.

Các nội dung hoạt động chính là: Điều tra đánh giá kinh tế - xã hội và

điều kiện tự nhiên, quy hoạch sử dụng đất vi mô cấp xã và giao đất, điều tra lập địa, trồng rừng (rừng phòng hộ và rừng sản xuất), khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung và không trồng bổ sung, bảo vệ rừng tự nhiên, bảo vệ các Vườn


quốc gia, nông lâm kết hợp, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển thể chế chính sách, chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ quản lý dự án, tái định cư, hỗ trợ xã hội, phát triển giới, phát triển tổ chức, phát triển kinh doanh, xoá

đói giảm nghèo.

Các dự án do Ban quản lý mang tính đa ngành, đa lĩnh vực và mang tính xã hội cao, đòi hỏi tham gia của người dân và chính quyền cấp cơ sở từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và giám sát đánh giá. Các công trình đầu tư lâm nghiệp, nông lâm kết hợp tập trung cho đối tượng hưởng lợi là hộ gia

đình, các công trình cơ sở hạ tầng thường có quy mô nhỏ và vừa, thực hiện ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Xét về mặt mục tiêu và các hoạt

động đầu tư, các dự án của Ban quản lý có liên quan nhiều đến luật bảo vệ và phát triển Lâm nghiệp và chương trình dự án quốc gia như: dự án 661, chương trình 135, chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình đào tạo nguồn nhân lực, chương trình xây dựng thể chế chính sách, các dự án do các cơ quan khác quản lý tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực nâng cao năng lực cho cán bộ và người dân.

4.1.2. Phân tích, đánh giá các hoạt động Dự án.

4.1.2.1. Chuẩn bị thiết kế Dự án

Các dự án Lâm nghiệp Quốc tế đã và đang triển khai hoạt động tại Việt Nam

được xây dựng trên cơ sở các yêu cầu của Chính phủ Việt Nam và Bộ NN&PTNT như: trồng rừng, quản lý và bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ rừng ngập mặn, phát triển nguồn nhân lực khuyến lâm v.v.., gắn với phát triển nông thôn và xoá đói giảm nghèo, nhằm góp phần nâng cao mức sống của người dân và giảm áp lực lên rừng. Hầu hết các dự án Lâm nghiệp quốc tế đã và đang triển khai tại Việt nam, công tác chuẩn bị đều được sự hỗ trợ về cả kỹ thuật và tài chính của các nhà tài trợ nên rất thuận lợi cho công tác chuẩn bị dự án.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí