Đề Xuất Dự Thảo Kế Hoạch Quản Lý Đa Dạng Sinh Học Của Vườn Quốc Gia Bidoup – Núi Bà, Tỉnh Lâm Đồng

4. Các giá trị của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng


Trong phần này, nhóm soạn thảo sẽ nêu lên những giá trị của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng từ những nghiên cứu trước đây hoặc được tính toán trong quá trình xây dựng Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học. Phần này sẽ nêu những giá trị như sau:

Các giá trị về tài nguyên đa dạng sinh học: Nêu được tổng số loài động thực vật trong khu vực và những loài động thực vật quý hiếm của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng . Các loài động thực vật này là phần quan trọng đóng góp vào trong tổng giá trị của Vườn.

Các giá trị về hệ sinh thái và dịch vụ bao gồm:


- Giá trị giải trí và du lịch


- Chi trả dịch vụ môi trường rừng


- Trữ lượng cácbon của Vườn quốc gia Bidoup -Núi Bà


- Các giá trị từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ


5. Các áp lực, đe dọa và giải pháp để bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng

Các áp lực và các mối đe dọa đến đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà được xác định và xếp hạng theo mức độ, cường độ và tính cấp bách. Việc nhận diện và xếp hạng này sẽ giúp cho xác định các mục tiêu và hoạt động của Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học. Các mối đe dọa sẽ được tính tổng điểm theo mức độ, cường độ và tính cấp bách để tìm ra những mối đe dọa lớn đến Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà.

Việc xác định các giải pháp/cơ hội nhằm giải quyết các mối đe dọa và các thách thức đối với Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà.

Từ những nguyên nhân đã được đề cập ở trên cần xác định được các giải pháp nhằm giảm thiểu các mối đe dọa đến đa dạng sinh học.

6. Các mục tiêu và hoạt động chính của Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng

Đây là phần chính của Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Khu bảo tồn. Xây dựng một loạt mục tiêu của Kế hoạch dựa trên các mối đe dọa ưu tiên và các mục tiêu hoạt động của Ban quản lý.

Các mục tiêu có thể được tập trung vào các nội dung sau:


- Bảo tồn đa dạng sinh học;


- Giáo dục và nghiên cứu;


- Tăng cường các giá trị của Khu bảo tồn (du lịch, giải trí, tích trữ cacbon...)


- Duy trì sinh kế cho công đồng địa phương; và


- Tăng cường năng lực quản lý.


Các mục tiêu và hoạt động sẽ được tổng hợp dưới dạng bảng ma trận để tiện cho việc thực hiện. Trong bảng ma trận này sẽ được tích hợp luôn cả kế hoạch thực hiện các hoạt động theo năm thực hiện của Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học.

7. Kinh phí thực hiện Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng

Tổng kinh phí để thực hiện Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học này sẽ được nhóm soạn thảo tính toán và dự trù từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước, các khoản tài trợ và đặc biệt là các khoản kinh phí có được từ hoạt động kinh doanh của chính Khu bảo tồn.

Đây chính là điểm khác biệt lớn của Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học với các Kế hoạch đã được xây dựng trước đây. Chính nhờ điểm này sẽ giúp Ban quản lý dự đoán được các khoản kinh phí cần thiết cũng như dự báo được các thâm hụt tài chính có thể có trong quá trinh thực hiện.

8. Giám sát việc thực hiện Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng

Việc giám sát sẽ được tiến hành bởi đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng (cơ quan chủ quản của Vườn); đại diện Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn có liên quan (các Dachais, Dasar, Danhim, Dưng K’nớ, Lát, Đạ Tông); các nhà khoa học và đại diện cộng đồng người dân tại vùng đệm của Vườn.

3.6 Đề xuất Dự thảo kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng

3.6.1 Đặt vấn đề


Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng thuộc cao nguyên Langbian với nhiều đặc điểm tự nhiên và đa dạng sinh học. Việc bảo tồn đa dạng sinh học của khu vực này là một trong những mục tiêu, trách nhiệm lớn của Ban quản lý. Hiện nay các vấn đề ảnh hưởng lớn đến mục tiêu chính của Ban quan lý có thế kể đến như:

Chuyển đổi đất rừng sang các hình thức sử dụng đất khác (chủ yếu là nông nghiệp);

Khai thác quá mức lâm sản ngoài gỗ;

Khai thác gỗ có giá trị trong vườn quốc gia để bán;

Cháy rừng (chủ yếu là rừng thông);

Khai thác khoáng sản (chủ yếu là đào đãi thiếc và khai thác cát);

Các loài ngoại lai xâm hại (chủ yếu là cây mai dương);

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Để nhằm giảm thiểu tác dụng của các nguyên nhân trên đến đa dạng sinh học của khu vực trong quá trình hoạt động của mình Ban quản lý đã tiến hành nhiều Chương trình/Dự án có liên quan và đạt được nhiều thành công.

Từ khi Luật Đa dạng sinh học ra đời, việc xây dựng một Kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp với Luật Đa dạng sinh học và khắc phục được những hạn chế của các Chương trình/Dự án trước đây đã được đặt ra với Ban quản lý nhằm thực hiện tốt mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học của vùng.

3.6.2. Mô tả chung về Khu bảo tồn


3.6.2.1 Vị trí ranh giới của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng


Bảng 3.3 : Vị trí, ranh giới của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng


Vị trí

VQG Bidoup-Núi Bà nằm ở đông bắc cao nguyên Đà Lạt thuộc vùng núi cao nam Việt Nam, huyện Lạc Dương, đông bắc tỉnh

Lâm Đồng

Tọa độ địa lý

Từ 12000’ đến 120 19’ vĩ độ Bắc.

từ 108021’ đến 108044’ kinh độ Đông.

Tỉnh

Lâm Đồng

Xã, Huyện

Xã: Dachais, Dasar, Danhim, Dưng K’nớ, Lát và thị trấn Lạc Dương của Huyện Lạc Dương; một phần xã Đạ Tông của Huyện

Đam Rông

Diện tích

Diện tích VQG: 70.038 ha

Tiếp cận

Khoảng 30 km từ thành phố Đà Lạt đến VQG bằng tỉnh lộ 723

Ranh giới

- Phía tây và nam: Giáp với sông Serepok và rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim, tỉnh Lâm Đồng;

- Phía bắc: Giáp với VQG Chư Yang Sin, tỉnh Đắc lắc;

- Phía đông: Giáp với Vườn quốc gia Phước Bình, Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hòa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Nghiên cứu và đề xuất, xây dựng kế hoạch quản lý của vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà - 6

Nguồn: VQG Bidoup – Núi Bà, 2010


3.6.2.2 Địa hình, điều kiện tự nhiên của khu vực

Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà nằm trên địa bàn huyện Lạc Dương và một phần xã Đa Tông của huyện Đam Rông trên cao nguyên Đà Lạt. Địa hình của vườn quốc gia là núi và đồi, phần lớn diện tích nằm ở độ cao 1.400 m so với mặt nước

biển. Đỉnh cao nhất là Langbian (Núi Bà) nằm về phía Tây ở độ cao 2.167 m, và Bidoup nằm về phía Đông có độ cao là 2.287 m.

Địa hình: Được bao bọc bởi khối núi hình vòng cung vây quanh thấp dần về hướng Tây Bắc và hướng Nam. Phía Bắc giới hạn bởi dãy núi bắt nguồn từ đỉnh Hòn Giao chạy theo lưu vực đầu nguồn sông Serepok về hướng Tây. Phía Nam là dãy núi cao 1800m - 1900m bắt đầu từ Gia Rích ở huớng Đông, chạy dài theo hướng Đông Tây và kết thúc ở núi Langbian. Về phía Đông có các dãy núi Hòn Giao, Gia Rích, Bidoup. Hướng Tây có dãy Chư Yên Du nối với Langbian rồi thấp dần và giới hạn bởi sông Serepok. Ðịa hình thấp dần theo hướng Nam Bắc gồm các đỉnh núi cao, thấp, nhấp nhô, bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh. Vì vậy, khi đứng từ cao nguyên Ðà Lạt nhìn lên thấy những khối núi sừng sững với nhiều đỉnh riêng lẻ. Xét về mặt tổng thể có thể chia địa hình của Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà thành các khu vực sau:

- Vùng trung tâm: độ cao trung bình từ 1.400m đến 1.700m, độ chênh cao tương đối trong khu vực dao động từ 50m đến 100m, với độ dốc 80 đến 150, mức độ chia cắt ngang trung bình (0,35 - 0,45km/km2), địa hình ở bậc này lượn sóng, nên đứng ở các đỉnh cao nhìn xuống có cảm giác như một cao nguyên tương đối bằng.

- Phía Ðông và Nam là những dãy núi cao 1.900m - 2.200m chắn với các đỉnh Hòn Giao (2.060m), Gia Rích (1.922m), Bidoup (2.287m), Lang Biang (2.167m), vượt qua dãy này là vùng dốc hiểm trở xuống Khánh Hoà, Ninh Thuận và thung lũng sông Ða Nhim, độ chênh cao tương đối dao động (từ 300m đến 500m), tạo nên các đỉnh cao trên 2.000m như Lang Biang, Bidoup, Hòn Giao.

- Phía Tây là các đỉnh Chư Yên Du (2.051m), Cổng Trời (1.882 m) ở phía Bắc thành phố Ðà Lạt, độ chênh cao tương đối (dao động từ 150m đến 250m), tạo nên các đỉnh cao trên dưới 2.000m như Cổng Trời, Chư Yên Du.

Địa chất: được hình thành trên miền vòng Đà Lạt từ đại MZ, nhóm đá chính là Macma axit, thống trị là đá granit, đaxit chiếm đến 70% diện tích. Nhóm đất chính là feralit vàng đỏ.

Thủy văn: là vùng đầu nguồn của hệ thống sông Đa Nhim gồm hai nhánh chính là Đa Nhim và Đa Mong - một chi lưu quan trọng của sông Đồng Nai. Đầu nguồn của sông Serepok là sông Krông Nô- con sông duy nhất ở Việt Nam chảy theo hướng Đông Tây sang Campuchia hòa vào dòng sông Mê Kông.

3.6.2.3 Khi ́ hậu


a) Chế độ nhiệt


Do Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà nằm trên vùng địa hình núi trung bình và núi cao, có độ cao trung bình 1.500m - 1.800m, được bao quanh bởi các dãy núi cao, nên tuy ở trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Ðà Lạt và Lạc Dương mang những nét riêng của vùng cao thể hiện rò ở bức xạ mặt trời và hoàn lưu khí quyển:

- Tổng lượng bức xạ mặt trời là 114,8 Kcal/cm2/năm, lớn nhất vào tháng 3, giảm dần vào mùa mưa, thấp nhất vào tháng 10. Cán cân bức xạ dương từ 5 - 10 Kcal/cm2. Cán cân bức xạ trung bình ở Ðà Lạt có giá trị 78,6 Kcal/cm2, mang lại nền nhiệt độ thấp ôn hoà cho phép nuôi trồng quanh năm các loại cây trồng á nhiệt đới, và rừng tự nhiên trên khu vực có các loài thực vật mang tính chất á nhiệt đới chiếm ưu thế ở các núi Langbian, Cổng Trời, Bidoup, Gia Rích...

- Hoàn lưu khí quyển quyết định thời tiết trong năm. Khối không khí biển Ðông ưu thế từ tháng 11 đến tháng 4, nhiệt độ về đêm thấp, trời quang, độ ẩm thấp, không mưa. Từ tháng 4 gió mùa Ðông Bắc ảnh hưởng giảm dần, thay thế bởi khối không khí xích đạo gió mùa Tây Nam. Tháng 5 đến tháng 10 độ ẩm cao, nhiều mây, nhiều mưa.

- Nhiệt độ không khí trung bình năm trong khu vực là 180C. Tháng 1 là tháng lạnh nhất trong năm, nhiệt độ trung bình: 15,60C. Tháng 5 là tháng nóng nhất trong năm, nhiệt độ trung bình: 19,60C. Biên độ nhiệt tháng: 3,90C. Nhiệt độ trung bình ngày dao động từ: 150C - 20,00C. Nhiệt độ tối thấp quan sát được là - 0,10C (tháng 1/1932) và 50C (tháng 1/1977). Nhiệt độ tối cao quan sát được là 31,50C (năm 1928, 1930, 1934). Biên độ nhiệt ngày đêm trung bình: 90C. Biên độ nhiệt ngày đêm mùa

khô: 11,20C - 13,20C. Biên độ nhiệt ngày đêm mùa mưa: 60C - 70C. Nhiệt độ mặt đất trung bình là: 20,60C.

b) Chế độ mưa


Lượng mưa trung bình năm là 1.755 mm (lượng mưa cao nhất 2.016mm vào năm 1989, lượng mưa năm 1981 chỉ đạt 1.356 mm). Tháng 1 lượng mưa thấp nhất 6 mm. Mùa khô trung bình chỉ đạt 5,7 mm. Mùa mưa lượng mưa ngày dao động từ 50 mm - 80 mm. Tháng 9 có lượng mưa cao nhất (300mm). Lượng mưa vào mùa mưa chiếm khoảng 80% cả năm. Số ngày mưa trung bình là 170 ngày. Các tháng 12-1-2-3 có khoảng 5 ngày mưa/tháng. Tại các đai cao trên 1.900m như các núi Bi Doup, Hòn Giao, Gia Rích, Chư Yên Du thì lượng mưa có thể đạt 2.800 - 3.000 mm/năm và số ngày mưa cũng cao hơn.

c) Ðộ ẩm


- Mùa mưa độ ẩm đạt trên: 85%;


- Mùa khô độ ẩm đạt dưới: 80%;


- Thấp nhất vào tháng 2, tháng 3 đạt: 75-78%;


- Ðộ ẩm thấp nhất vào lúc 13-14 giờ trong ngày.


d) Sương mù


Hàng năm số ngày có sương mù khoảng 80 ngày/năm, tập trung vào các tháng 2, 3, 4, 5, với số ngày có sương mù trung bình từ 8 - 16 ngày/tháng. Trong khu vực Vườn quốc gia Bidoup -Núi Bà tại các đỉnh núi cao hàng năm số ngày có sương mù nhiều hơn và mây mù bao phủ thường xuyên hơn.

e) Thủy văn


Khu vực Vườn quốc gia Bidoup- Núi Bà có lượng mưa hàng năm biến động từ 2.800mm - 3.000mm/năm.

Vườn quốc gia Bidoup -Núi Bà là thượng nguồn của các hệ sông Krông Nô, sông Ða Nhim và Serepok là những sông cung cấp nước cho các nhà máy thủy điện

quan trọng của miền Nam như các nhà máy thuỷ điện Trị An, Ða Nhim, Sông Pha, Suối Vàng...và cung cấp, duy trì nguồn nước cho một loạt hồ thắng cảnh và dân sinh của Ðà Lạt như: hồ Ðan Kia, hồ Ða Thiện, hồ Than Thở, hồ Xuân Hương.

Hồ Ðan Kia với diện tích lưu vực 1,41 km2, dung tích 1 triệu m3 nước cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Angkroet công suất 15 triệu Kwh/năm. Sông Ða Nhim và sông Ða Mong cung cấp nước cho hồ Ða Nhim, tuy diện tích hồ 10 km2 nhưng do lợi thế độ cao đã có 4 tổ máy cho công suất 160 Mw, sản lượng điện hàng năm 1.026 tỷ Kwh.

Với độ che phủ của rừng trên phạm vi Vườn quốc gia trên 91% diện tích tự nhiên, nhờ các vai trò, chức năng của thảm thực vật rừng là giữ nước, điều tiết dòng chảy, nên các sông suối chảy trong Vườn quốc gia có nước quanh năm và dòng chảy khá điều hoà trong mùa mưa lũ cũng như trong mùa khô. Tại một số điểm trên vành đai cao 2.000 - 2.200 m như Gia Rích, Bidoup, Chư Yên Du, Cổng Trời có nước quanh năm.

3.6.2.4 Cơ sơ ̉ thành lập và các chính sách có liên quan đến Vườn quốc giaBidoup –Núi Bà

Bảng 3.4: Căn cứ pháp lý liên quan đến việc thành lập Vườn quốc gia


Ngày

Căn cứ pháp lý

Chi tiết

Trước 1986


Diện tích rừng của VQG được quản lý bởi BQL rừng phòng hộ đầu nguồn hồ thủy điện Đa Nhim, Xí nghiệp Lâm nghiệp Lạc Dương và Lâm Trường Đà Lạt nay là BQL

rừng PHCQ Lâm Viên

9/8/1986

Chỉ thị số 194/CT của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng

Ban hành chỉ thị về việc thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Bà (6.000 ha) và khu bảo tồn thiên nhiên Đa Nhim Thượng

(7.000 ha). Hai khu BTTN này sau đó

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí