Các Phương Pháp Xử Lý Thông Tin Định Tính Và Định Lượng


được mục đích đã đề ra của nhóm. Mục đích bao gồm kết quả và hiệu quả của quản lý, là sản phẩm của những nỗ lực của các cá nhân và nhóm người trong tổ chức [Vũ Cao Đàm, Nguyễn Quang Thuấn, Lê Thanh Bình, (2002), Xã hội học Môi trường, nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà nội]. Theo Richart L. Daft thì cho rằng quản lý không chỉ đơn thuần là việc đạt được các mục địch của tổ chức mà là đạt được mục đích của tổ chức một cách có hiệu quả và hiệu suất thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực của tổ chức [15]. Theo Vương Thị Hanh thì quản lý không chỉ là hoạch định, tổ chức, bố trí nhân sự, chỉ đạo thực hiện, kiểm soát công việc, mà còn bao gồm cả việc phát huy những nỗ lực của con người nhằm đạt được mục tiêu đã vạch ra [3]. Từ góc độ nghiên cứu quản lý các dự án Lâm nghiệp của đề tài, xin đưa ra định nghĩa về quản lý dự án như sau: Quản lý dự án là kiểm soát các bên tham gia dự án tiến hành việc hoạch định, bố trí nhân sự, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát đánh giá các nguồn lực và hoạt động của dự án nhằm đạt

được hiệu quả cao nhất các mục tiêu mà dự án đã đề ra (quản lý dự án được hiểu như một quá trình bao gồm nhiều nội dung từ khâu chuẩn bị xác định dự

án cho đến khâu đánh giá cuối kỳ).

Kết luận.

Trên đây là những khái niệm làm cơ sở nghiên cứu của đề tài, gồm các khái niệm: Dự án, phát triển, dự án Lâm nghiệp quốc tế, đánh giá dự án, hiệu quả dự án, đánh giá hiệu quả dự án, quản lý dự án.

Dự án: là một loạt các hoạt động có kế hoạch nhằm đạt được một hay một số kết quả dự kiến trước tại một địa bàn nhất định, được thực hiện trong khoảng thời gian và nguồn kinh phí nhất định, có sự tham gia của tất cả các bên liên quan đến dự án.

Phát triển là quá trình thay đổi, là sự cải thiện tích cực về kinh tế, xã hội, môi trường và văn hoá chính trị.


Dự án Lâm nghiệp Quốc tế là tập hợp các hoạt động có kế hoạch nhằm đạt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

được mục tiêu phát triển Lâm nghiệp, được thực hiện trên một địa bàn nhất

định, trong một thời hạn nhất định và dựa chủ yếu vào một khoản nguồn vốn nước ngoài nhất định.

Đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế Lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý Dự án quốc tế - 3

Đánh giá là hoạt động cuối cùng nhằm phán xét tình hình và nhận định giá trị của các tác động trong dự án.

Hiệu quả dự án là kết quả mong đợi của dự án trong điều kiện các nguồn lực ít tốn kém nhất và trong khoảng thời gian ít nhất.

Đánh giá hiệu quả dự án là hoạt động cuối cùng nhằm phán xét, nhận định những kết quả mà dự án đạt được trong điều kiện các nguồn lực ít tốn kém nhất và trong khoảng thời gian ít nhất.

Quản lý dự án là kiểm soát các bên tham gia dự án tiến hành việc hoạch

định, bố trí nhân sự, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát đánh giá các nguồn lực và hoạt động của dự án nhằm đạt được hiệu quả cao nhất các mục tiêu mà dự án đã đề ra.



QLDA

4. Thực

hiện dự án

Đ/giá cuối kỳ

N/c tiền khả thi

Đánh giá chấm dứt d/a

2. Thiết kế dự án

Đ/giá giữa kỳ

Theo dòi bên trong

Th/d bên ngoài

3. Thẩm

định dự án

1. Xác

định dự án

5. Đánh giá dự án


Hình 1.1: Chu trình quản lý dự án


Chương 2

Mục tiêu, khách thể, vấn đề, giả thuyết, ý nghĩa và phương pháp nghiên cứu

2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả quản lý các Dự án quốc tế Lâm nghiệp làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất những điều chỉnh trong công tác quản lý các Dự án trong tương lai.

- Nhiệm vụ nghiên cứu: Gồm các nhiệm vụ sau đây:

Thứ nhất là xây dựng một số cơ sở lý thuyết cho việc đánh giá hiệu quả quản lý các Dự án Lâm nghiệp quốc tế.

Thứ hai là tiến hành khảo sát đánh giá một số Dự án quốc tế trong lĩnh vực Lâm nghiệp để thu thập thông tin về hiệu quả và quản lý các Dự án, trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm phục vụ cho công tác quản lý dự án nói chung và dự án lâm nghiệp nói riêng, đặc biệt là các dự án có sự tham gia quản lý của các tổ chức quốc tế .

Thứ ba là phân tích và xử lý thông tin đã thu thập từ các Dự án Lâm nghiệp quốc tế.

2.2. Khách thể và phạm vi nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Là các Dự án Lâm nghiệp quốc tế đã và đang thực hiện ở Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi giới hạn khảo sát khoảng 11 Dự án quốc tế trong lĩnh vực Lâm nghiệp.

2.3. Vấn đề nghiên cứu

Các câu hỏi đặt ra trong khi nghiên cứu các Dự án Lâm nghiệp quốc tế là:

- Thực tế quản lý các dự án Lâm nghiệp quốc tế hiện nay ở nước ta đang gặp phải vấn đề gì? nguyên nhân nào dẫn đến các dự án chưa đạt hiệu quả tốt như mong muốn?


- Cần có những điều chỉnh gì trong công tác quản lý các dự án Lâm nghiệp quốc tế tại Việt Nam?

2.4. Giả thuyết nghiên cứu

Vấn đề quản lý các Dự án quốc tế Lâm nghiệp ở Việt Nam đang vấp phải nhiều khó khăn dẫn đến các Dự án Lâm nghiệp quốc tế khi vào Việt Nam chưa đạt hiệu quả như mong muốn ban đầu mà các tổ chức quốc tế cũng như phía Việt Nam kỳ vọng.

Để quản lý tốt các dự án và để sau này các Dự án hoạt động một cách có hiệu quả cần phải đánh giá tổng quan toàn bộ các vấn đề trong công tác quản lý các Dự án quốc tế Lâm nghiệp và đánh giá được năng lực của các cơ quan quản lý Dự án.

2.5. Phương pháp nghiên cứu

Đây là đề tài mang tính khảo sát, các phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong đề tài gồm nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn và các phương pháp xử lý thông tin định tính và định lượng.

2.5.1. Phương pháp tiếp cận

Nghiên cứu đã áp dụng cách tiếp cận hệ thống và các phương pháp tiếp cận xã hội học trong việc thu thập và xử lý thông tin, nhận dạng hiện trạng quản lý dự

án phát triển, phân tích các nguyên nhân, đánh giá và tổng kết việc quản lý các dự án trong diện khảo sát nhằm kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu.

2.5.2. Phương pháp thu thập thông tin

Phương pháp thu thập tài liệu: Đề tài nghiên cứu các tài liệu về quản lý các dự án và đánh giá các dự án, tiến hành phân tích để tìm ra những khái niệm thích hợp nhất với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. Đề tài thu thập và phân tích tài liệu, văn bản liên quan đến khoảng 11 dự án quốc tê Lâm nghiệp

đã và đang triển khai ở Việt Nam và các bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình triển khai thực hiện các dự án, từ đó có thể hiểu rò hơn và rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý các dự án về sau.


Phương pháp Phỏng vấn: Đề tài xây dựng hệ thống câu hỏi phỏng vấn và thực hiện phỏng vấn các cán bộ các cán bộ tham gia các dự án Lâm nghiệp quốc tế và các dự án khác. Đồng thời xin ý kiến tham gia của các chuyên gia có kinh nghiệm trong công tác quản lý các dự án và các nhà quản lý công tác hợp tác quốc tế tại Việt Nam.

2.5.3. Các phương pháp xử lý thông tin định tính và định lượng

Đối với các thông tin định lượng: Dùng phương pháp thống kê để xử lý các số liệu đã thu thập và tìm quy luật thống kê của chúng. Các thông tin định tính: xử lý logic, tức là đưa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện đồng thời thể hiện những liên hệ logic của các sự kiện, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện cụ thể.

2.6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn

ý nghĩa lý luận: Nghiên cứu góp phần bổ sung cho lý thuyết về đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế trong lĩnh vực Lâm nghiệp, đánh giá thực trạng quản lý các dự án Lâm nghiệp Quốc tế hiện nay ở Việt nam và nhận dạng những điểm yếu cần khắc phục trong công tác quản lý các dự án.

ý nghĩa thực tiễn: Từ kết quả nghiên cứu lý thuyết về đánh giá hiệu quả các dự án Lâm nghiệp quốc tế và thực trạng quản lý chung hiện nay, nghiên cứu

đưa ra các bài học kinh nghiệm nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý để các dự án Lâm nghiệp Quốc tế khi vào Việt nam nhằm nâng cao hiệu quả các dự án quốc tế hoạt động tại Việt Nam.


Chương 3

thực trạng việc quản lý các dự án lâm nghiệp quốc tế tại việt nam


Trong quá trình khảo sát thực tế, đề tài đã xem xét và tổng kết một số dự án Lâm nghiệp quốc tế tại Việt Nam về hiện trạng quản lý các dự án này với kết quả trình bày dưới đây.

3.1. Các chính sách và thể chế ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài vào ngành Lâm nghiệp Việt Nam

3.1.1. Các chính sách về Lâm nghiệp Việt nam

Chính phủ Việt Nam, Bộ NN&PTNT và các Bộ ngành khác đã ban hành nhiều chính sách quan trọng liên quan đến ngành Lâm nghiệp, nhưng hầu hết những chính sách này chưa phát huy đầy đủ và khai thác hết tiềm năng kinh tế của ngành. Nhận biết được tầm quan trọng của rừng đối với môi trường và sự phát triển của đất nước trong tương lai cũng như thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội và Chính phủ về ngành Lâm nghiệp, Thủ tướng chính phủ đã ra quyết

định số 661 về thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng trong đó quy

định rò nội dung chủ đạo là: nâng cao độ che phủ rừng lên 43%, sử dụng đất trống đồi núi trọc một cách hiệu quả nhằm tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo và cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và đưa ngành Lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế quan trọng.

Hiện nay các chính sách về Lâm nghiệp luôn được bổ sung và sửa đổi cho phù hợp với tình hình phát triển chung của đất nước và phát triển ngành Lâm nghiệp theo hướng xã hội hoá nghề rừng. Cụ thể như các chính sách dưới

đây:

Chính sách về đất và rừng đã được sửa đổi như đã có thể ban hành giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng (sổ đỏ) không những cho cá nhân, hộ gia

đình, các nhóm hộ gia đình và các tổ chức mà còn cho cả cộng đồng dân cư,


thôn bản. Mặc dù vậy việc giao đất, cho thuê đât, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Lâm nghiệp chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với Bộ NN&PTNT và chính quyền các cấp. Vì vậy còn chậm trễ trong khâu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, điều này gây ảnh hưởng lớn cho việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất.

Luật đất đai năm 1993 đã được sửa đổi bổ xung vào các năm 1998, 2000 và 2003 có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2004 và các văn bản dưới luật cũng đang được hoàn thiện như: Quyết định 02/CP được thay bằng Nghị

định 163/1999/NĐ – CP về giao, cho thuê rừng và đất rừng cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Quyết định số 245/1998/QĐ-TTG ngày 21/12/1998 về phân cấp thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất rừng cho chính quyền địa phương các cấp.

Luật bảo vệ và phát triển rừng đã được hoàn thiện và phê duyệt vào tháng 11 năm 2004. Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 661/QĐ-TTG năm 1998 quy định về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng. Quyết định số 08/2001/QĐ-TTG (2001) của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quy chế về quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 178/2001/QĐ-TTG (2001) về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình/cá nhân

được giao và khoán rừng và đất rừng trong việc hưởng lợi từ rừng.

Các chính sách về đất và rừng đã trình bày trên đây được ban hành

nhằm:

- Tiến hành đổi mới ngành Lâm nghiệp theo hướng xã hội hoá nghề rừng, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư nông thôn.

- Tăng cường sự tham gia của người dân vào việc quản lý tài nguyên rừng thông qua việc giao đất giao khoán rừng, phát triển Lâm nghiệp xã hội.

- Nâng cao độ che phủ của rừng bằng các biện pháp trồng rừng, tái tạo rừng và tăng cường công tác bảo vệ diện tích rừng hiện có.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022