Thể Chế Quản Lý Các Dự Án Quốc Tế Lâm Nghiệp Tại Việt Nam


- Chuyển đổi phương thức quản lý rừng từ khai thác rừng là chính sang quản lý và sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững.

3.1.2. Chính sách hưởng lợi và tiêu thụ sản phẩm

Hiện tại quyền hưởng lợi của các hộ gia đình được giao, được thuê nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp chưa thực sự mang lại lợi ích kinh tế cho người

được giao, được thuê và nhận khoán rừng, trừ rất ít trường hợp ở những nơi có rừng và đất lâm nghiệp sát với các vùng kinh tế phát triển, còn lại hầu hết rừng và đất Lâm nghiệp ở vùng sâu vùng xa nằm trong khu vực kinh tế chậm phát triển người dân chưa thực sự sống được bằng nghề rừng. Đời sống của người dân rất khó khăn, sản phẩm hàng hoá lấy ra từ rừng không có thị trường tiêu thụ, nếu có thì giá rất rẻ mạt, không đủ bù đắp cho chi phí. Thực tế cho thấy

đối với hộ gia đình nhận khoán rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, thì thu nhập của người dân chính là công lao động mà nhà nước thanh toán với mức chi phi thấp (khoán bảo vệ 50.000 đồng/ha/năm; khoanh nuôi và trồng bổ xung 1 triệu đồng/ha/6năm). Hơn nữa với mức thời gian giao khoán như trên là quá ngắn sẽ làm tăng nguy cơ mất rừng khi hết thời gian giao khoán. Trong thực tế cơ chế khoán bảo vệ rừng chưa thể hiện sự gắn kết trực tiếp lợi ích của người nhận khoán với hiệu quả công tác bảo vệ rừng.

3.1.3. Thể chế quản lý các dự án quốc tế Lâm nghiệp tại Việt Nam

Các dự án lâm nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài thì cơ quan chủ quản là Bộ NN&PTNT. Trách nhiệm quản lý và thực thi dự án được giao cho Ban quản lý các dự án lâm nghiệp và phân cấp quản lý tới các tỉnh có dự án

đầu tư vào. Tại các tỉnh thể chế quản lý các dự án cũng rất khác nhau: Có tỉnh ban quản lý các dự án lâm nghiệp dựa vào lực lượng Kiểm lâm là chính, có tỉnh lại là Sở NN&PTNT hay là Chi Cục phát triển lâm nghiệp. Như vậy trên một tỉnh có thể nhiều Ban quản lý dự án tỉnh trực thuộc các đơn vị quản lý nhà nước khác nhau nếu như tỉnh đó có nhiều dự án khác nhau. Ví dụ như ở tỉnh Quảng Trị có hai dự án là dự án trồng rừng KfW và dự án khu vực lâm nghiệp


ADB, tỉnh đã thành lập hai ban quản lý dự án tại Sở NN&PTNT và Chi cục kiểm lâm. Đối với cấp huyện các ban quản lý dự án thường là các Lâm trường, Hạt kiểm lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ v.v… Như vậy ngoài chức năng nhiệm vụ của các tổ chức đó ra thì nay lại phải gánh thêm nhiệm vụ và thực thi dự án một nhiệm vụ rất nặng nề, vả lại các cán bộ này là người làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước, do vậy tính chuyên nghiệp trong công tác quản lý dự án chưa cao.

Hiện nay, Việt Nam chưa có chương trình đào tạo chính quy về quản lý dự án trong hệ thống đào tạo bởi vậy hầu hết các cán bộ trong các ban quản lý dự án chưa có kinh nghiệm quản lý và chưa được đào tạo chính quy. Bộ NN&PTNT đang ra soát lại chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia do vậy chưa thể đưa ra hướng dẫn cho các dự án ODA lâm nghiệp, như phân cấp quản lý cho địa phương, cải cách hành chính công và chiến lược phát triển toàn diện về xoá đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế. Và chưa có những chỉ đạo rò ràng ví như tăng cường cho sự tham gia của chính quyền xã.

Tóm lại, để có thể quản lý hiệu quả các dự án nước ngoài trong lĩnh vực Lâm nghiệp cần phải thiết lập một ban quản lý các dự án lâm nghiệp tại các tỉnh có dự án để quản lý nhiều dự án cùng triển khai trên địa bàn nhằm tăng tính chuyên nghiệp và thống nhất trong quản lý dự án. Xây dựng chương trình

đào tạo đưa vào hệ thống đào tạo chính quy nhằm tạo lực lượng cho tất cả các cấp quản lý từ xã đến huyện, tỉnh và trung ương. Xác định rò vai trò trách nhiệm của các cơ quan chính phủ có liên quan trong công tác quản lý dự án nước ngoài về lâm nghiệp.

3.1.4. Các chính sách của các Nhà tài trợ

Với mỗi một nhà tài trợ khi đầu tư vào Việt Nam đều có những chính sách và ưu tiên riêng cho từng ngành, từng lĩnh vực khác nhau. Nhưng trong những năm gần đây chính sách của các nhà tài trợ dành cho ngành lâm nghiệp Việt Nam có nhiều điểm tương đồng như đều gắn với mục tiêu giảm nghèo,


phát huy tiềm năng của ngành lâm nghiệp, thúc đẩy công tác quản lý rừng theo phương pháp khoa học và bền vững, khuyến khích người dân tham gia vào toàn bộ quá trình quản lý. Dưới đây là tóm tắt về chính sách của một số nhà tài trợ.

3.1.4.1. Chính sách của ngân hàng Phát triển Châu á (ADB).

Ngân hàng Phát triển Châu á tập chung chủ yếu vào những hoạt động sau:

- Tập chung chủ yếu vào công tác quy hoạch - kế hoạch quản lý mang tính khoa học và bền vững.

- Tăng cường chức năng phòng hộ của rừng về đất, nước và khai thác bền vững rừng trồng và rừng tự nhiên.

- Khuyến khích sự tham gia của các cộng đồng trong việc xây dựng và thực hiện các hoạt động phát triển lâm nghiệp.

Những hoạt động này dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản là: Bảo vệ; sản xuất và tham gia dựa trên cơ chế quản lý rừng bền vững và hiệu quả. Bảng 1 dưới

đây thể hiện tóm tắt các mục tiêu, chiến lược và cách tiếp cận nhằm định hướng cho đội ngũ cán bộ của ADB trong việc quyết định chính sách và ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Bảng 3.1: Chớnh sỏch về lòm nghiệp của ADB. (theo ADB-PPTA 3818)


Viễn cảnh: Quản lý rừng vỡ một tương lai thịnh vượng và lành mạnh hơn ở tất cả cỏc nước Chòu ỏ và Thỏi bỡnh dương

Mục tiờu khỏi quỏt: Tăng cường quản lý rừng bền vững nhằm gúp

phần xoỏ đúi giảm nghốo và bảo vệ mụi trường.

Mục tiờu chớnh sỏch: Hỗ trợ cho cỏc nước đang phỏt triển là thành viờn của ADB nhằm (1) tăng cường cụng tỏc quản lý bảo vệ diện tớch rừng tự nhiờn cũn lại nhằm cải thiện điều kiện phỏt triển rừng, đặc biệt đối với những khu rừng cú giỏ trị bảo tồn và giỏ trị thương mại cao; (2) Tăng cường quản lý rừng nhằm nòng cao vốn rừng và đảm bảo an ninh về tài nguyờn rừng, đặc biệt là ở những khu vực đặc biệt khú khăn về kinh tế và xó hội; (3) Nòng cao diện tớch và năng xuất trồng rừng ở cỏc lòm trường nhằm cung cấp gỗ nguyờn liệu dồi dào hơn và tạo cơ hụị việc làm nụng thụn; (4) cải thiện sinh kế của cỏc cộng đồng phải sống dựa vào rừng và sự tiếp cận của họ với cỏc cơ hội phỏt triển; (5) Tăng


cường hiệu quả, hiệu lực và tớnh minh bạch của cỏc cơ quan quản lý và cơ quan phỏp luật.

Cỏc chiến lược: ADB thỳc đẩy quản lý rừng bền vững một cỏch tổng

thể gúp phần giảm nghốo và xòy dựng cuộc sống tốt đẹp cho con người

A. Tăng cường quản lý rừng, xòy dựng năng lực và đảm bảo an

ninh về vốn rừng

(i) Tăng cường cụng tỏc xỏc định và khoanh nuụi diện tớch rừng

quốc gia theo phương thức cựng tham gia

(ii) Cải thiện sự tiếp cận rừng, sự ổn định về phỏp lý và đảm bảo an

ninh về tài nguyờn rừng

(iii) Hỗ trợ cụng tỏc đỏnh giỏ, định giỏ và phỏt triển diện tớch rừng

quốc gia

(iv) Hỗ trợ ngành trong cụng tỏc quy hoạch chiến lược nhằm còn đối

cung và cầu đối với sản phẩm và dịch vụ lòm nghiệp

(v) Cải thiện điều kiện phỏt triển và quản lý rừng

B. Cỏch tiếp cận tổng hợp đối với phỏt triển lòm nghiệp và giảm nghốo

(i) Thỳc đẩy cỏch tiếp cận định hướng theo chớnh sỏch trong cụng

tỏc quy hoạch của ngành lòm nghiệp và cỏc hoạt động hỗ trợ

(ii) Tăng cường điều hoà cỏc chớnh sỏch của ngành

(iii) Tập trung vào trọng tòm phỏt triển năng lực, đặc biệt là nhúm

người đặc biệt khú khăn về kinh tế xó hội và phụ nữ.

(iv) Hỗ trợ phỏt triển nguồn nhòn lực và tổ chức sắp xếp hợp lý cỏc cơ quan nguồn lực, cỏc cộng đồng, cỏc tổ chức phi chớnh phủ nhằm phục vụ cụng tỏc quản lý và quy hoạch tài nguyờn rừng.

(v) Thỳc đẩy cỏc dự ỏn năng lượng nụng thụn dựa vào gỗ và định hướng theo nhu cầu

C. Tăng cường sử dụng cỏch tiếp cận cảnh quan/ khu vực đầu

nguồn và ỏp dụng cụng nghệ mới hiện đại

(i) Áp dụng cỏch tiếp cận cảnh quan và khu vực đầu nguồn trong việc lập kế hoạch đầu tư nhằm thỳc đẩy quản lý tài nguyờn rừng tổng hợp.

(ii) Tăng cường ỏp dụng tổng hợp cỏc cụng nghệ hiện đại và địa phương nhằm cải thiện điều kiện và năng suất rừng.


3.1.4.2. Chính sách của ngân hàng Thế giới (WB)

Trong những năm 1990 hàng năm thế giới mất đi khoảngtừ 15 đến 17 triệu ha, do con người đánh giá chưa đầy đủ về rừng và cũng như vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường và cuộc sống, Ngân hàng thế giới đã sửa

đổi chính sách về lâm nghiệp, chiến lược tháng 10 năm 2002. Chiến lược này

được dựa trên ba mục tiêu quan trọng và liên quan chặt chẽ với nhau:

- Đưa tiềm năng của lâm nghiệp tham gia vào giảm nghèo

- Gắn lâm nghiệp vào phát triển kinh tế bền vững

- Bảo vệ giá trị rừng toàn cầu

Như vậy chính sách lâm nghiệp của Ngân hàng Thế giới dựa trên mục tiêu giảm nghèo mà không làm ảnh hưởng đến giá trị môi trường. Để đạt được mục tiêu này thì cần phải bảo vệ các diện tích rừng phòng hộ xung yếu đồng thời hỗ trợ cải tiến quản lý rừng sản xuất một cách hiệu quả.

3.1.4.3. Chính sách của ngân hàng Tái thiết Đức (KfW)

Một trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ Đức dành cho ngành Lâm nghiệp trong hợp tác phát triển giữa Đức và Việt Nam là bảo vệ và quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nội dung của quá trình hợp tác là thông qua sự hỗ trợ các mô hình dự án trồng rừng và quản lý rừng có sự đổi mới tại các huyện nghèo của một số tỉnh miền Bắc và miền Trung thông qua ngân hàng Tái thiết Đức (KfW).

Các dự án của KfW từ năm 1995 tập trung chủ yếu vào tạo thu nhập cho các hộ gia đình nông dân thông qua trồng rừng sản xuất trên đất trống với mục tiêu bảo vệ đất và nước. Hiện nay KfW cung cấp viện trợ không hoàn lại với mục tiêu là thiết kế và thử nghiệm các phương pháp cải tiến cơ chế cho tái tạo rừng và quản lý rừng bền vững thông qua hỗ trợ tài chính.


3.1.4.4. Chính sách của các tổ chức phi chính phủ khác

+ Tập trung hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc xoá đói giảm nghèo thông qua các dự án nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác Lâm nghiệp từ trung

ương đến địa phương.

+ Hỗ trợ người dân nâng cao đời sống bằng những giải pháp khoa học và không ngừng tăng cường nhận thức của người dân trong lĩnh vực sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên lâm nghiệp như các dự án hướng dẫn người dân sử dụng, khai thác nguồn lâm sản ngoài gỗ, vốn rất phong phú tại Việt Nam

+ Tăng cường sự hiểu biết của người dân về rừng nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả của công cuộc bảo tồn thiên nhiên và quản lý rừng bền vững.

3.2. Hiện trạng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Sau khi Việt Nam dành được độc lập, các hoạt động hợp tác phát triển chính thức giữa Việt Nam với các nước trong cộng đồng quốc tế đã sớm được hình thành và được duy trì cho tới giữa những năm 80. Tuy nhiên các hoạt

động đầu tư vào ngành Lâm nghiệp thời kỳ này chỉ là các hạng mục đầu tư cho Công nghệ Chế biến và khai thác Lâm sản, chưa có hoặc rất ít đầu tư cho quá trình phát triển Lâm nghiệp, mặt khác hình thức đầu tư nước ngoài thời

điểm này chỉ mang tính chất “cho không” của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa, do vậy hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí chưa cao, các hoạt động tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu cơ bản và phát triển ngành lâm nghiệp theo hướng kế hoạch hoá và tập trung tại khu vực nhà nước. Sau một thời gian gián

đoạn, bắt đầu từ năm 1993, các cam kết đầu tư hợp tác phát triển này đã được tái lập hoàn toàn. Các cam kết của cộng đồng quốc tế dành cho phát triển ngành Lâm nghiệp được dựa trên các yêu cầu của Chính phủ Việt Nam và Bộ NN&PTNT như: trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển nguồn nhân lực… gắn với phát triển nông thôn và xoá đói giảm nghèo. Các nhà đầu tư hiện nay cũng đa dạng hơn, ngoài


các nước phát triển cam kết viện trợ cho Việt Nam còn có cả các tổ chức phi chính phủ, tổ chức đa phương cũng đã cam kết hỗ trợ phát triển cho Việt Nam.

Kể từ năm 1993 đến nay, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của các nhà tài trợ quốc tế đối với công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn viện trợ nước ngoài ngày càng lớn và đã đóng một vai trò quan trọng, góp phần đáng kể giúp Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế cao, xoá đói giảm nghèo và cải thiện được một phần đời sống nhân dân vùng núi. Với tình hình hiện nay khi nguồn vốn nước ngoài viện trợ vào Việt Nam khó có thể gia tăng với tốc độ cao trong thời gian tới trong khi đó thì nhu cầu phát triển đòi hỏi nguồn lực cho công tác quản lý là rất lớn, chính vì vậy mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn nước ngoài này.

Hiện nay Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác với 25 nhà tài trợ song phương, 19 đối tác đa phương và hơn 350 tổ chức phi Chính phủ nước ngoài [theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư].

Theo bảng 2, trong giai đoạn 1993 đến 2001 các nhà tài trợ đã cam kết tài trợ cho Việt Nam là 19,94 tỷ USD, cho tới hết năm 2001 Việt Nam mới chỉ giải ngân hết 9,571 tỷ USD đạt 48% nguồn vốn ODA đã cam kết. Tuy tốc độ giải ngân năm sau có cao hơn năm trước nhưng việc giải ngân vẫn còn hạn chế so với cam kết.

Nguồn vốn ODA được tập trung hỗ trợ cho các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội ưu tiên của Chính phủ, đó là: năng lượng điện (24%); ngành giao thông (27,5%); nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và cả thủy lợi là (12,74%); ngành cấp thoát nước (7,8%); các ngành y tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học -công nghệ – môi trường (11,87%)


Bảng 3.2: Cam kết và thực hiện ODA thời kỳ 1993-2001

(Bộ Kế hoạch và Đầu tư)



Năm

Cam kết ODA

(Triệu USD)

Thực hiện/giải

ngòn ODA

(Triệu USD)

Giải ngòn/cam

kết (%)

Tổng số

19.940

9.571

48,00

1993

1.810

413

22,82

1994

1.940

725

37,37

1995

2.260

737

32,61

1996

2.430

900

37,04

1997

2.400

1.000

41,67

1998

*2.200

1.242

56,45

1999

**2.210

1.350

61,09

2000

2.400

1.650

68,75

2001

2.400

1.500

62,50

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế Lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý Dự án quốc tế - 4

Ghi chỳ: (*) Chưa kể 0,5 tỷ USD dự định hỗ trợ cải cỏch kinh tế (**) Chưa kể 0,7 tỷ USD dự định hỗ trợ cải cỏch kinh tế

Mục tiêu đến năm 2010 nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức vẫn huy

động đạt khoảng 20% vốn đầu tư toàn xã hội (2 tỷ USD/năm) trong đó cho nông nghiệp và phát triển nông thôn vẫn giữ khoảng 15% trong tổng vốn huy

động. Đối với Lâm nghiệp sẽ tập trung vào trồng rừng lấy gỗ phục vụ cho nền kinh tế, xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022