Tổ Chức Quốc Tế Về Tiêu Chuẩn Hóa, (1987) Tiêu Chuẩn Iso 8402:2000 (Quality Management And Quality Asurance) (Trích 1987/iso8402) , Nhà Xuất Bản Khoa Học & Kỹ Thuật


theo hướng CNH, H H, khắc phục tình trạng thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các vùng, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bộ Tài chính sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định về chính sách bảo hiểm cho nông nghiệp, nông thôn tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng yên tâm đưa vốn về nông thôn.

- Nguồn vốn cần cho nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn tới là rất lớn, trong khi nguồn lực trong nước có hạn, vì vậy NHNN và Bộ tài chính phối hợp nghiên cứu, có chính sách thu hút và mở rộng qui mô hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô trong nước và quốc tế để mở rộng cho vay hộ sản xuất, hộ nghèo; tạo cầu nối giữa tín dụng chính thức và phi chính thức. Có chính sách thu hút vốn ODA cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, tác động của xây dựng thủy điện trên dòng sông Mê Kông đối với vùng ĐSCL cũng như các dự án khác có tác động đến số đông người dân trong vùng.

- NHNN và Bộ Tài chính nghiên cứu nên có cơ chế khuyến khích về thuế đối với hoạt động tín dụng ngân hàng tại các khu vực như đã đề cập cần ưu tiên.

- Các Bộ ngành có liên quan nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách mua lúa gạo tạm trữ, làm sao lợi ích thực sự đến với người trồng lúa gạo, minh bạch trong thực hiện chính sách Nhà nước.

- Bộ Công thương phối hợp với Bộ Tài chính và các địa phương trong vùng có biện pháp cụ thể thông qua các kênh tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, vốn ODA,…xây dựng hệ thống kho tàng dự trữ, bảo quản sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt đối với lúa gạo qua đó điều tiết thị trường; khuyến khích việc hình thành các chợ bán buôn nông sản hàng hóa.

- Cần sớm tổng kết, đánh giá mô hình liên kết 5 nhà hay 3 nhà, xem xét thực tế những khó khăn, vướng mắc từ đâu. Cần tham khảo kinh nghiệm của CP Group trong việc cung ứng giống lợn, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi, vốn đầu tư chuồng trại,... cho các hộ nuôi lợn gia công cho tập đoàn này trên cơ sở có thể ứng dụng cho một số lĩnh vực ở đồng bằng sông Cửu Long. Về nguyên tắc, Nhà


nước chỉ hỗ trợ chính sách, cơ chế chứ không bao cấp, không làm thay thị trường, làm thay doanh nghiệp, nhưng chỉ tạo điều kiện cho ổn định thị trường, ổn định sản xuất, tạo điều kiện cho mở rộng vốn tín dụng an toàn, hiệu quả.

3.3.5. Đối với các Ngân hàng thương mại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Các NHTM cần tiếp tục mạnh dạn mở chi nhánh, phòng giao dịch tại vùng ĐBSCL, chấp nhận thua lỗ với thời gian dài hơn các điểm mới mở ở đô thị. Đồng thời các NHTM cần tiếp tục có cơ chế điều chuyển vố n nội bộ, cơ chế giao khoán chỉ tiêu kinh doanh phù hợp hơn với vùng ĐBSCL theo hướng giảm lãi suất hay phí điều hòa vốn, tăng tỷ lệ điều hòa vốn,…Các NHTM cần thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động vốn, gia tăng việc huy động vốn dài hạn với mức độ hợp lý hơn để tránh rủi ro thanh khoản. Các NHTM khác mở rộng cạnh tranh cho vay vốn Hộ sản xuất ở nông thôn sẽ tạo động lực, tạo sức ép, tạo môi trường buộc các chi nhánh NHN0&PTNT phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, nâng cao chất lượng cho vay vốn Hộ sản suất.


Chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 18

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Để thực hiện nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất thì cùng lúc phải thực hiện nhiều giải pháp. Từ tái cấu trúc bộ máy, mở rộng mạng lưới, đổi mới công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thay đổi, kiện toàn chính sách quy trình thẩm định tín dụng theo hướng chuyên môn hóa, hoàn thiện hệ thống quản lý thông tin khách hàng, chấp hành nghiêm túc quy chế tín dụng hiện hành, đổi mới mô hình kiểm tra kiểm soát nội bộ, …

Trong số các giải pháp đó phải tiến hàng đồng thời, đồng bộ song trong chỉ đạo điều hành cần phải thống nhất nhận thức về vai trò kinh tế hộ, về nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất trong chiến lược phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam. Muốn thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng hộ sản xuất, Luận án xin nhấn mạnh đến nhân tố con người. Nhân tố này cần được quan tâm nhiều nhất do giải pháp về con người là giải pháp của tất cả các giải pháp và cần xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng phù hợp trong từng giai đoạn.

Việc ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng không phải chỉ riêng ngành Ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng thực hiện là thành công mà cần có sự trợ giúp đặc biệt của các ngành các cấp có liên quan. Vì vậy qua nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn cùng với những kiến thức thu thập được, Nghiên cứu sinh xin đưa ra một số kiến nghị lên Chính phủ và NHNN với mong muốn các NHTM được sự hỗ trợ từ các ngành, các cấp có liên quan nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng đối với hệ thống Ngân hàng thương mại tại Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng.


KẾT LUẬN


Nâng cao chất lượng tín dụng luôn là vấn đề đặc biệt quan tâm của các Ngân hàng thương mại. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi Ngân hàng. Nhưng làm cách nào để giải quyết vấn đề chất lượng tín dụng thực sự đạt hiệu quả cao mà vẫn gắn liền với việc mở rộng tín dụng, đó là việc làm khó khăn đối với mọi Ngân hàng thương mại nói chung và đối với NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng khi cho vay vốn hộ sản xuất trải rộng trên các vùng miền khác nhau của cả nước, với những món vay nhỏ, số lượng khách hàng đông, không ngừng gia tăng, mục đích vay vốn rất đa dạng.

Luận án:Chất lượng hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Namtrên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản, khảo sát, đánh giá, tổng kết thực tiễn, bằng các phương pháp nghiên cứu, tác giả đã giải quyết những nội dung cơ bản sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về đặc điểm và vai trò của kinh tế HSX đối trong nền kinh tế thị trường, khẳng định vai trò quan trọng của nguồn vốn tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển của kinh tế hộ sản xuất. Làm rõ quan niệm về chất lượng tín dụng hộ sản xuất, các tiêu chí đánh giá chất lượng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng hộ sản xuất; kinh nghiệm của một số nước trong khu vực về chất lượng tín dụng nông nghiệp – nông thôn nói chung, hộ sản xuất nói riêng, rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

- Phân tích, đánh giá, làm rõ thực trạng chất lượng tín dụng HSX tại NHNo&PTNT Việt Nam trên các khía cạnh khác nhau, với số liệu khảo sát tại một số địa phương có tính chất đại diện cho các vùng miền kinh tế nông nghiệp – nông thôn của cả nước; chỉ rõ những ưu điểm, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong chất lượng tín dụng HSX tại NHNo&PTNT Việt Nam về cả khách quan lẫn chủ quan, trong đó đặc biệt làm rõ vấn đề cán bộ tín dụng, quy trình quản lý chất lượng tín dụng trong thời gian qua.


- Trên cơ sở khung lý luận cơ bản, những đánh giá sát thực tiễn, cũng như định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn của cả nước, mục tiêu, chiến lược phát triển NHNo&PTNT Việt Nam, tác giả đã đưa ra các giải pháp trước mắt cũng như những giảp pháp lâu dài nhằm nâng cao hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng tín dụng HSX tại NHNo&PTNT Việt Nam trong thời gian tới. Những kiến nghị được đề xuất đối với Nhà nước, NHNN Việt Nam, Chính quyền địa phương.

- Hệ thống giải pháp được đề xuất có tính đồng bộ, có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất, phát huy vai trò vốn tín dụng ngân hàng trong việc phát triển kinh tế HSX tại NHNo&PTNT Việt Nam, cụ thể là:

+ Những giải pháp về phát triển mạng lưới, về đổi mới phương thức cho vay, thắt chặt quy trình tín dụng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ tín dụng.

+ Những kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN, chính quyền các địa phương, đặc biệt là việc thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP.

Mặc dù đã hết sức cố gắng và được sự hướng dẫn tận tình của người hướng dẫn khoa học là PGS.TS Nguyễn Đắc Hưng, được sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo và các chuyên gia tại NHNo&PTNT Việt Nam, cán bộ tín dụng tại một số chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh, song Luận án vẫn còn những hạn chế nhất định. Rất mong được sự đóng góp của Hội đồng, phản biện độc lập (phản biện kín) và những người quan tâm để Luận án đạt chất lượng cao hơn.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ


1. Nguyễn Văn Thanh (2012): “ Để giảm lãi suất cho vay cần quản trị tốt rủi ro thanh khoản”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 7 (352), trang 22-25.

2. Nguyễn Văn Thanh (2012): “Bức tranh nợ công của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Khoa học và đào tạo Ngân hàng, số 116+117, 31-33.

3. Nguyễn Văn Thanh (2014) : “Quản trị rủi ro thanh khoản ở các Ngân hàng thương mại”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 6, trang 31-33.

4. Nguyễn Văn Thanh (2014): “ Agribank nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 5/2014, trang 6-8.

5. Nguyễn Văn Thanh (2014): “ Chính sách tín dụng đối với Hộ sản xuất – Những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Tài chính, số 6, trang 37-39.

6. Nguyễn Văn Thanh ( 2015): “ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 23/2015 (440), trang 29-21.

7. Nguyễn Văn Thanh (2015) :”Phát huy vai trò của Agribank trong cung ứng vốn tín dụng đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao”, Kỷ yếu hội thảo khoa học với chủ đề :“Vai trò của ngân hàng và ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp, nông thôn”, do Tạp chí Ngân hàng phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức ngày 18/12/2015, tại Hà Nội.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt:

1. Nguyễn Tuấn Anh (2011): “Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội năm 2011.

2. Nguyễn Kim Anh (2010): Giáo trình“ Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”; Chương 5: Quản lý rủi ro và Marketing ngân hàng, Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, năm 2010, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính: Thông tư số 49/2004/TT-BTC: Về hứơng dẫn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các tổ chức tín dụng Nhà nước, Hà Nội, ngày 03/06/2004, Hà Nội.

4. Chính phủ (2010), Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010, "Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn", Hà Nội.

5. Hồ Diệu (2002): Quản trị Ngân hàng, NXB thống kê, Hà Nội, 2002. 6.Nguyễn Duyên (2012): “Chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ gia đình

sản xuất kinh doanh vùng khó khăn: Diện mạo nông thôn thay đổi”, Tạp chí Ngân hàng số 24/2012, Hà Nội.

7. Trần Văn Dự (2005): “ Hộ sản xuất trong quan hệ tín dụng với ngân hàng thương mại”, Tạp chí Ngân hàng, số 4, tháng 4/2005, trang 54-58, Hà Nội, 2005.

8. Trần Văn Dự (2005): “ Kinh nghiệm của Ngân hàng một số nước về hỗ trợ vốn cho Hộ sản xuất và một số kiến nghị”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 10, tháng 10/2005, trang 66-70, Hà Nội, 2005.

9. Trần Văn Dự (2010): “Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại các Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực đồng bằng Bắc bộ”

, Luận án Tiến sỹ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội, năm 2010.

10. David Cox (1997): Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1997.


11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001, 2006, 2011): Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng tòan Quốc lần thứ IX, Lần thứ X, lần thứ XI - NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, 2006, 2011.

12. Đại học Quốc gia TP. HCM: (1999) Tài Chính Doanh nghiệp, NXB Tài chính, 1999.

13. Đại từ điển Tiếng Việt (1999), Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội

14. Dương Ngọc Hào (2015), “ Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện Quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận án tiến sỹ của NCS Dương Ngọc Hào, bảo vệ tại Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, tháng 8/2015.

15. Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội, 2009.

16. Nguyễn Đắc Hưng (2014)“ Một số suy nghĩ góp phần mở rộng tín dụng hộ sản xuất” Tạp chí Ngân hàng, số 9/2014, Hà Nội.

17. Nguyễn Mạnh Hùng (2009): “Chính sách tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam đối với phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn khu vực Tây Nguyên”

, Luận án Tiến sỹ, Học viện Ngân hàng , Hà Nội, năm 2009.

18. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nxb Tài chính, Hà Nội.

19. Hà Minh Lục, 2014), Truy cập tại:

http://tapchitaichinh.vn/thi-truong-tai-chinh/vang---tien-te/nganh-ngan-hang-va- chat-luong-tin-dung-37159.html[Ngày truy cập 10/12/2014]

20. Hồ Phúc Nguyên (1999): “Giải pháp tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng đồng bằng sông Cửu Long” Luận án tiễn sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân năm 1999, Hà Nội.

21. Lê Khương Ninh và Nguyên Thị Mai Anh (2012): “ Thực trạng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nuôi tôm ở Bạc Liêu”, Tạp chí Ngân hàng, số 17/2012, Hà Nội.

22. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội , 2003.


23. NHNo&PTNT Việt Nam (2009-2014): Báo cáo tổng kết chuyên đề tín dụng hộ sản xuất và cá nhân, Báo cáo tổng kết một số hoạt động kinh doanh hàng năm, các năm 2009-2014, Hà Nội.

24. NHNo&PTNT Việt Nam (2009-2014): Báo cáo tổng kết chuyên đề chất lượng tín dụng hàng năm, các năm 2009-2014, Hà Nội.

25. NHNo&PTNT Việt Nam (2009-2014): Báo cáo thường niên hàng năm,

các năm 2009-2014, Hà Nội.

26. NHNo&PTNT Việt Nam (2009): Điều lệ về tổ chức và hoạt động của

NHNO&PTNT Việt Nam, Hà Nội tháng 6 năm 2009.

27. NHNo&PTNT Việt Nam (2004): Sổ tay tín dụng, Hà Nội, tháng 9 năm 2004.

28. NHNo&PTNT Việt Nam (2009-2014): Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm, các năm 2009 -2014, Hà Nội.

29. NHNo&PTNT Việt Nam (2003), Quyết định 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/3/2003, quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NH No&PTNT Việt Nam, Hà Nội.

30. NHNo&PTNT Việt Nam, (2010): Quyết định 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/6/2010, quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NH No&PTNT Việt Nam, Hà Nội.

31. NHNo&PTNT Việt Nam (2010): Quyết định 909/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 22/7/2010, quy định cho vay hộ gia đình, cá nhân trong hệ thống NH No&PTNT Việt Nam, Hà Nội.

32. NHNo&PTNT Việt Nam, (2009-2014): Các văn bản quy định nội bộ do Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc ban hành, ban hành hàng quý, tài liệu lưu hành nội bộ trong hệ thống NH No&PTNT Việt Nam, các năm 2009 2014, Hà Nội.

33. NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Bạc Liêu (2009 – 2014): Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm, các năm 2009 – 2014, Bạc Liêu.

34. NHNo&PTNT huyện Giồng Trông- Bến Tre (2010 – 2013): Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, Báo cáo hoạt động tín dụng hàng năm, các năm 2010- 2013, Bến Tre.


35. NHNo& NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Bình Phước (2009 – 2014): Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm, các năm 2009 – 2014, Đồng Xoài.

36. NHNo& NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Hà Tây (2009 – 2014): Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm, các năm 2009 – 2014, Hà Nội.

37. NHNo& NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Đắc Lắc (2009 – 2014): Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm, các năm 2009 – 2014, Buôn Mê Thuột.

38. NHNN Việt Nam (2009 – 2014): Báo cáo chuyên đề tín dụng, hàng năm, các năm 2009 - 2014, Hà Nội.

39. NHNN Việt Nam (2009 – 2014): Báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng hàng năm, các năm 2009 - 2014, Hà Nội.

40. NHNN Việt Nam: Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN (2001): Về việc ban hành qui chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Hà Nội, ngày 31/12/2001. Quyết định 127/2004/QĐ-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định 1627, Hà Nội.

41. NHNN Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng (2005): “ Hộ sản xuất trong qua hệ tín dụng với Ngân hàng thương mại”, của Trần Văn Dự, số 7, tháng 5-2005, trang 54-58, Hà Nội 2005.

42. NHNN Việt Nam (2005, 2013): Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, Thông tư 02/2013/TT-NHNN, ngày 22/01/2013, Hà Nội

43. NHNN Việt Nam: Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP, tháng 1/2014, Hà Nội.

44. NHNN Việt Nam (2000-2014): Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu lưu hành nội bộ, xuất bản hàng tháng, các năm 2000 - 2014, Hà Nội.

45. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2015): Báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh của Vietcombank quý I/2015, Hà Nội.


46. Nguyễn Thị Tằm (2006): “Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển kinh tế trang trại ở Tây Nguyên”, Luận án tiến sĩ , Học viện Ngân hàng, Hà Nội , năm 2006.

47. Lê Quốc Tuấn ( 2000): “Tín dụng ngân hàng với quá trình phát triển kinh tế nông hộ ở Việt Nam" Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân năm, Hà Nội, năm 2000.

48. Nguyễn Ngọc Tuấn, 2013). Truy cập tại: http://www.vnua.edu.vn/vie/detail.php?cid=3&aid=82&id=422[Ngày truy

cập 6/7/2015]

49. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

50. Nguyễn Văn Tiến (2013), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội

51.Nguyễn Hùng Tiến (2014): ”Những thành công trong quản lý chất lượng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 11(404), Hà Nội tháng 6/2014.

52. Phạm Minh Tú (2009): “ Chiến lược phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” Luận án tiến sĩ , Đại học Kinh tế quốc dân, 2009.

53. Nguyễn Đức tú (2012) Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Namcủa NCS Nguyễn Đức Tú, bảo vệ tháng 11/2012 tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

Truy cập tại địa chỉ: http://www.gsneu.edu.vn/ncs-nguyen-duc-tu-bao-ve- luan-an-tien-si 222188.html, ngày truy cập 10/11/2015

54. Thủ tướng Chính phủ (1999): Nghị định số 178/1999/NĐ-CP: Về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Hà Nội, ngày 29/12/1999.

55. Tổng cục Thống kê (2000-2014), Một số số liệu Thống kê công bố hàng tháng, Số liệu điều tra, Niêm giám Thống kê hàng năm, các năm 2009 - 2014, NXB Thống kê, Hà Nội.


56. Trung tâm Từ điển Việt Nam (1995), Từ điển Bách khoa, tập I, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

57. Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa, (1987) Tiêu chuẩn ISO 8402:2000 (Quality Management and Quality Asurance) (trích 1987/ISO8402), Nhà xuất bản Khoa học & Kỹ thuật năm 2009, Hà Nội.

58.Từ điển.com (2015): Truy cập tại http://www.xn--t-in-1ua7276b5ha.com/household[Ngày truy cập 10/7/2015]

59. Từ điển Lạc Việt (2015): Truy cập tại: http://tratu.coviet.vn/hoc-tieng- anh/tu-dien/lac-viet/all/household.html[Ngày truy cập 10/7/2015]

60. Nguyễn Thị Mai Trang (2006), “ Chất lượng dịch vụ so sánh giữa hai mô hình chất lượng kỹ thuật, chất lượng kỹ năng và servquanl”. Tạp chí Phát triển KH và CN, Tập 9, Số 10 – 2006, trang 58

61. Đặng Văn Quang (1999) “Hoàn thiện hệ thống tín dụng nông thôn đáp ứng nhu cầu vốn phát triển nông nghiệp các tỉnh miền núi Tây Nguyên”, Luận án tiến sĩ, Học viện Ngân hàng , Hà Nội, năm 1999.

62. Quốc hội (2010), Luật các Tổ chức Tín dụng, ban hành năm 2010, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội và truy cập tại :http://luatkhaiphong.com/Luat-Ngan- hang/Luat-Cac-to-chuc-tin-dung-so-47/2010/QH12-614.html(Ngày truy cập 22/8/2014)]

63. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ban hành năm 2010, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

64. Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia (2009 – 2014): Báo cáo giám sát hoạt động của các Tổ chức tín dụng, hàng năm, các năm 2009-2014, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/04/2022