Kết Quả Phục Hồi Chức Năng Thần Kinh Khi Điều Trị Hạ Thân Nhiệt Chỉ Huy Đích 33°C


Nhận xét:

Tỉ lệ sống tại thời điểm 6 tháng ở nhóm điều trị hạ thân nhiệt cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng (p < 0,001).

d. Phân tích sống còn trong thời gian 1 năm


P < 0,001

Biểu đồ 3.8. Thời gian sống còn trong 1 năm

Nhận xét:

- Biểu đồ sống còn Kaplan-Meier của 2 nhóm bệnh nhân cho thấy tại bất kỳ thời điểm nào trong 1 năm, tỉ lệ sống của nhóm bệnh nhân hạ thân nhiệt đều cao hơn so với nhóm chứng (p < 0,001).

3.2.2. Kết quả phục hồi chức năng thần kinh khi điều trị hạ thân nhiệt chỉ huy đích 33°C

3.2.2.1. Thay đổi ý thức trong quá trình điều trị

a. Điểm Glasgow tại thời điểm nhập viện

Bảng 3.15. Điểm Glasgow tại thời điểm nhập viện


Điểm Glasgow (trung vị )

Thời điểm

Nhóm hạ thân nhiệt (n = 68)

Nhóm chứng (n = 68)


p

Lúc nhập viện

5 (4 - 6)

4 (4 - 6)

0,058

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả bảo vệ não ở bệnh nhân hôn mê sau ngừng tuần hoàn bằng phương pháp hạ thân nhiệt chỉ huy - 12


Nhận xét:

- Tại thời điểm nhập viện, các bệnh nhân hôn mê sâu. Điểm Glasgow trung vị là tương tự như nhau ở cả hai nhóm. Đây là điểm thuận lợi trong nghiên cứu vì hai nhóm tương đồng nhau về mức độ hôn mê.

b. Điểm Glasgow tại thời điểm ngày điều trị thứ 3


Bảng 3.16. Điểm Glasgow vào ngày điều trị thứ 3


Điểm Glasgow (trung vị)

Thời điểm

Nhóm hạ thân nhiệt (n = 68)

Nhóm chứng (n = 23)


p

Ngày thứ 3

7 (5 - 12)

5 (3 - 7)

P < 0,001

Nhận xét:

- Ngày điều trị thứ 3 (kết thúc liệu trình điều trị hạ thân nhiệt), nhóm hạ thân nhiệt còn sống 100% số bệnh nhân. Nhóm chứng còn sống 23 bệnh nhân (33,8%). Nhóm hạ thân nhiệt có điểm Glasgow trung vị cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng.

c. Thay đổi điểm Glasgow trước và sau khi điều trị hạ thân nhiệt chỉ huy đích 33°C

Bảng 3.17. Điểm Glasgow trước và sau khi điều trị hạ thân nhiệt chỉ huy đích 33°C


Thời điểm

Lúc nhập viện (n = 68)

Ngày thứ 3

(Kết thúc điều trị hạ thân nhiệt) (n = 68)

P

Điểm Glasgow

(Trung vị)

5 (4 - 6)

7 (5 - 12)

P < 0,001

Nhận xét:

- Điểm Glasgow khi kết thúc liệu trình điều trị hạ thân nhiệt chỉ huy đích 33°C cao hơn có ý nghĩa so với điểm Glasgow tại thời điểm nhập viện.


3.2.2.2. Kết quả phục hồi chức năng thần kinh theo thang điểm CPC

a. Kết quả phục hồi chức năng thần kinh của hai nhóm tại thời điểm 30 ngày


Nhóm chứng 10,3

89,7

Nhóm hạ thân nhiệt

36,7

P < 0,001

63,2

0%

20%

40%

60%

80% 100%

CPC 1 - 2

CPC 3 - 5

Biểu đồ 3.9. Kết quả phục hồi thần kinh tại thời điểm 30 ngày

Nhận xét:

- Kết quả phục hồi thần kinh tốt (CPC 1-2) tại thời điểm 30 ngày ở nhóm điều trị hạ thân nhiệt cao hơn có ý nghĩa so với ở nhóm chứng (p < 0,001).

b. Kết quả phục hồi chức năng thần kinh của hai nhóm tại thời điểm 6 tháng


Nhóm chứng 10,3

89,7


P < 0,001

Nhóm hạ thân nhiệt

39,7

60,3

0%

20%

CPC 1 - 2

40%

60%

80%

100%

CPC 3 - 5


Biểu đồ 3.10. Kết quả phục hồi thần kinh tại thời điểm 6 tháng


Nhận xét:


- Kết quả phục hồi thần kinh tốt (CPC 1-2) tại thời điểm 6 tháng ở nhóm điều trị hạ thân nhiệt cao hơn có ý nghĩa so với ở nhóm chứng (p < 0,001).

3.2.2.3. Hình ảnh điện não ở nhóm bệnh nhân điều trị hạ thân nhiệt 18/68 (26,5%) bệnh nhân được theo dõi điện não liên tục trong 72 giờ sau khi nhập viện. Các dạng sóng xuất hiện chủ yếu ghi nhận được bao gồm sóng bùng nổ - dập tắt, sóng phóng điện cực phát và sóng điện não bình thường.

Bảng 3.18. Đặc điểm điện não đồ liên quan đến kết cục bệnh nhân



Dạng sóng điện não đồ xuất hiện chủ yếu

Sống ra viện

CPC 1 – 2

Thời điểm ra viện

CPC 1 – 2

Thời điểm 30 ngày


CPC 1 – 2

Thời điểm 6 tháng

Sóng bùng nổ - dập tắt (n = 2) (Burst – suppression)

0 (0%)




Sóng phóng điện kịch phát (n = 11) (Generalized periodic discharges)

6 (54,5%)

0

0

1 (9,1%)

Bình thường (n = 5)

5 (100%)

5 (100%)

5 (100%)

5 (100%)

Nhận xét:


⁃ Tất cả bệnh nhân có điện não bình thường đều sống ra viện, có phục hồi thần kinh tốt (CPC 1 – 2) tại thời điểm 30 ngày và 6 tháng.

3.2.2.4. Hình ảnh cộng hưởng từ ở nhóm bệnh nhân điều trị hạ thân nhiệt 27/68 (39,7%) bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ vào ngày thứ 3 – 5 sau khi nhập viện.


Bảng 3.19. Hình ảnh cộng hưởng từ liên quan đến kết cục bệnh nhân



Hình ảnh cộng hưởng từ (N = 27)

Sống ra viện

CPC 1 – 2

Thời điểm ra viện

CPC 1 – 2

Thời điểm 30 ngày

CPC 1 – 2

Thời điểm 6 tháng

Phù não lan tỏa (n = 2)

0




Tổn thương dưới vỏ, nhân xám trung ương 2 bên (n= 8)

6 (75%)

0

0

1

Tổn thương vỏ não lan tỏa 2

bên bán cầu (n = 6)

3 (50%)

0

0

1

Bình thường (n = 11)

8 (72,7%)

6 (54,5%)

6 (54,5%)

7 (63,6%)

Nhận xét:

⁃ Phần lớn bệnh nhân có hình ảnh cộng hưởng từ sọ não bình thường đều sống ra viện, có phục hồi thần kinh tốt (CPC 1 – 2) tại thời điểm 30 ngày và 6 tháng.

3.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tử vong sau 30 ngày trong nhóm điều trị hạ thân nhiệt

a. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tử vong sau 30 ngày khi phân tích đơn biến

Bảng 3.20. Phân tích đơn biến các yếu tố ảnh hưởng đến tử vong sau 30 ngày


Yếu tố


OR

CI (95%)


p

Lower

Upper

Glasgow ≤4 so với nhóm Glasgow>4

2,813

0,989

7,997

0,05

No-flow > 5 so với nhóm No-flow ≤ 5

4,411

1,517

12,822

0,006

Low-flow > 30 so với nhóm Low-flow

≤30


1,615


0,457


5,707


0,456

Vô tâm thu so với nhóm rung thất/ nhịp nhanh thất


3,060


0,798


11,728


0,103

Có sốc so với không sốc

1,558

0,486

4,994

0,456

Lactat > 7 so với nhóm Lactat ≤ 7

1,091

0,395

3,015

0,867

pH > 7,2 so với nhóm pH ≤ 7,2

2,906

0,798

10,587

0,106

Nữ so với nam

1,290

0,266

6,257

0,752

Nhóm tuổi > 65 so với nhóm tuổi ≤ 65

0,828

0,202

3,391

0,793


Nhận xét:

- Điểm Glasgow thời điểm nhập viện, thời gian No-flow là yếu tố tiên lượng độc lập ảnh hưởng tới tử vong sau 30 ngày ở các bệnh nhân được điều trị hạ thân nhiệt.

b. Phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến tử vong sau 30 ngày

Bảng 3.21. Phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến tử vong sau 30 ngày.



Yếu tố


OR

CI


p

Lower

Upper

Glasgow ≤ 4 so với nhóm Glasgow > 4

4,304

1,226

15,111

0,023

No-flow > 5 so với nhóm No-flow ≤ 5

6,074

1,714

21,521

0,005

pH > 7,2 so với nhóm pH ≤ 7,2

5,405

1,074

27,202

0,041

Nhóm tuổi > 65 so với nhóm tuổi ≤ 65

0,278

0,051

1,520

0,140

Nhận xét:

Khi tiến hành phân tích đa biến, các yếu tố ảnh hưởng đến tử vong sau 30 ngày là: điểm Glasgow tại thời điểm nhập viện và thời gian No-flow.

Tình trạng nhiễm toan máu khi nhập viện là yếu tố ảnh hưởng đến kết cục tử vong sau 30 ngày khi phân tích đa biến, tuy nhiên khi phân tích đơn biến lại không chỉ ra sự liên quan có ý nghĩa thống kê.

3.2.4. Các kết quả điều trị khác ở nhóm điều trị hạ thân nhiệt

a. Can thiệp điều trị trên nhóm bệnh nhân NTH do căn nguyên tim mạch

Bệnh nhân NTH do NMCT cấp ST chênh lên được can thiệp động mạch vành thì đầu sau đó được điều trị hạ thân nhiệt.

Các bệnh nhân NMCT không ST chênh lên, các bệnh nhân NTH do rối loạn nhịp tim được điều trị hạ thân nhiệt trước, can thiệp tim mạch sau khi kết thúc liệu trình hạ thân nhiệt.


Bảng 3.22. Thủ thuật can thiệp trên bệnh nhân NTH do căn nguyên

tim mạch



Hội chứng mạch vành cấp (n = 10)

Nhồi máu cơ tim ST chênh lên

(n = 5)

Đặt stent động mạch vành thì đầu (n = 5)

Nhồi máu cơ tim không ST chênh lên (n = 5)

Đặt stent động mạch vành sau khi kết thúc hạ thân nhiệt

(n = 3)

Chụp ĐMV hẹp 70% không can thiệp (n = 2)


Rối loạn nhịp

(n = 12)

Hội chứng Brugada (n = 6)

Đặt máy phá rung tự động ICD

(n = 5)

Tiên lượng xấu (n = 1)

Hội chứng Wolff- parkinson-white (WPW)

(n = 2)

Đặt máy phá rung tự động ICD (n = 1)

Triệt đốt RF qua đường ống thông (n = 1)

Rối loạn vòng vào lại

(n = 2)

Triệt đốt RF qua đường ống thông

(n = 2)

Rối loạn nhịp bộ nối (n =1)

Không can thiệp

Bệnh nhân không có điều kiện

Hội chứng QT kéo dài (n = 1)

Không can thiệp

Tiên lượng xấu (n = 1)

b. Một số kết quả điều trị khác

Bảng 3.23. Một số kết quả điều trị khác


Kết quả

n (%)


Thời gian điều trị tại khoa hồi sức (ngày)

8,6 ± 3,9

(3 - 19)


Số ngày thở máy (ngày)

6,1± 3,0

(3 – 15)

Số bệnh nhân rút ống nội khí quản (%)

28 (41,2%)

Số bệnh nhân mở khí quản (%)

12 (17,6%)

Số bệnh nhân lọc máu liên tục CVVH (%)

14 (20,6%)


3.3. BIẾN CHỨNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ HẠ THÂN NHIỆT

3.3.1. Rét run

100% bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có rét run. Tất cả đều được kiểm soát hoàn toàn bằng thuốc.

Bảng 3.24. Liều thuốc an thần, giảm đau, giãn cơ


Thuốc (số bệnh nhân được dùng)

Liều trung bình

Midazolam (n = 57)

5 – 10 mg/giờ

Propofol (n = 11)

40 – 100 mg/giờ

Fentanyl (n = 68)

20 - 40 mcg/giờ

Tracrium (n = 68)

5 – 10 mg/giờ

Nhận xét:

- Phần lớn bệnh nhân được dùng Midazolam

- Tất cả bệnh nhân được dùng Fentanyl và Tracrium.

3.3.2. Rối loạn nhịp tim

Bảng 3.25. Rối loạn nhịp tim


Rối loạn

n (%)

Nhịp chậm < 40

7 (10,3%)

Ngoại tâm thu thất

2 (2,9%)

Rung thất

0

Nhịp nhanh thất

0

Nhận xét:

- Rối loạn nhịp tim ít gặp,chủ yếu là các rối loạn nhịp chậm, và ngoại tâm thu thất.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/03/2024