Các Thông Số Khi Nhập Viện: Tuổi, Giới, Tiền Sử Bệnh, Nơi Xảy Ra Nth, Đặc Điểm Cấp Cứu Nth… (Xem Bảng 2.3).


Chẩn đoán giai đoạn tổn thương thận cấp [106].


Bảng 2.2. Các giai đoạn tổn thương thận cấp


Giai đoạn tổn

thương thận cấp


Creatinin máu


Số lượng nước tiểu


Giai đoạn I

Creatinin máu tăng 26,5

µmol/L hoặc Creatinin máu tăng 1,5 lần mức nền

Nước tiểu < 0,5ml/kg/giờ trong 6 - 12 giờ.


Giai đoạn II


Creatinin máu tăng 2 – 2,9 lần mức Creatinin nền

Nước tiểu < 0,5ml/kg/giờ trong 12 giờ.


Giai đoạn III

Creatinin máu tăng ≥ 3 lần mức Creatinin nền hoặc

Creatinin ≥ 354 µmol/L hoặc

Điều trị thay thế thận


Nước tiểu < 0,3 ml/kg/giờ trong > 24 giờ hoặc

Vô niệu 12 giờ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả bảo vệ não ở bệnh nhân hôn mê sau ngừng tuần hoàn bằng phương pháp hạ thân nhiệt chỉ huy - 9


Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi đánh giá tỉ lệ bệnh nhân có tổn thương thận cần lọc máu.

e. Phù phổi: chẩn đoán lâm sàng, XQ phổi. Siêu âm phổi.


f. Co giật: khám lâm sàng, ghi nhận co giật rung giật cơ. Trạng thái động kinh.


2.5. CÁC BIẾN SỐ CHÍNH CỦA NGHIÊN CỨU


2.5.1. Đánh giá hiệu quả


- Thông số chính: tỉ lệ sống tại thời điểm 30 ngày, tỉ lệ sống tại thời điểm 6 tháng

- Thông số phụ: điểm Glasgow thời điểm vào viện, điểm Glasgow ngày điều trị thứ 3. CPC tại thời điểm 30 ngày, CPC tại thời điểm 6 tháng.

2.5.2. Biến chứng:


- Biến chứng của điều trị hạ thân nhiệt

o Rét run

o Rối loạn nhịp tim

o Rối loạn kali máu

o Rối loạn đường máu

o Rối loạn đông máu

- Biến chứng chung của điều trị

o Viêm phổi liên quan thở máy

o Nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn

o Chảy máu

o Tổn thương thận cấp phải lọc máu

o Viêm tụy

o Phù phổi

o Co giật

2.5.3. Các thông số khi nhập viện: tuổi, giới, tiền sử bệnh, nơi xảy ra NTH, đặc điểm cấp cứu NTH… (xem bảng 2.3).

2.5.4. Danh sách các biến số nghiên cứu và cách thu thập


Bảng 2.3. Các biến số nghiên cứu

Đặc điểm

Biến số

Cách thu thập

Đặc điểm chung

Tuổi, giới tính, chiều cao, cân nặng

Khai thác thông tin từ người nhà bệnh nhân, cân, đo bệnh nhân.

Tiền sử

bệnh

THA, ĐTĐ, bệnh mạch vành, suy tim

xung huyết, COPD/ HPQ

Khai thác thông tin từ người nhà

bệnh nhân

Nơi xảy ra NTH

Tại nhà, tại nơi làm việc, nơi công cộng, trên xe cá nhân

Khai thác thông tin từ người nhà bệnh nhân

Nguyên nhân NTH

Do tim, không do tim, không rõ

Khai thác thông tin từ tiền sử, bệnh sử, các tiêu chuẩn chẩn đoán

Nhịp tim

ban đầu khi NTH

Rung thất/nhịp nhanh thất, Vô tâm thu/ hoạt động điện vô mạch

Thu thập thông tin từ cơ sở cấp cứu

ban đầu, giấy chuyển viện, điện tim đồ.

Nguyên nhân trực

tiếp NTH

Nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp, điện giật, suy hô hấp….

Khai thác thông tin từ tiền sử, bệnh sử, các tiêu chuẩn chẩn đoán

Thời gian NTH

Thời gian No-flow, thời gian Low-flow, thời gian từ khi NTH đến khi có tái lập

tuần hoàn tự nhiên.

Thu thập thông tin từ hỏi bệnh, thông tin chuyển tuyến của cơ sở cấp

cứu ban đầu


Điều trị hạ thân nhiệt

Thời gian từ khi có tái lập tuần hoàn tự nhiên đến khi bắt đầu hạ thân nhiệt, Thời gian đạt nhiệt độ đích, thời gian duy trì

33°C, thời gian làm ấm.

Thu thập từ hồ sơ bệnh án hạ thân nhiệt, bảng theo dõi điều trị của bệnh nhân.


Đặc điểm lâm sàng


Glasgow, Mạch, Huyết áp, thân nhiệt, thuốc vận mạch, rét run, nước tiểu.

Khám lâm sàng bệnh nhân bởi nghiên cứu sinh là bác sỹ hồi sức cấp cứu khoa cấp cứu A9 bệnh viện

Bạch Mai


Đặc điểm cận lâm sàng

pH động mạch, Lactat máu, PaO2, PaCO2, Natri máu, Ure, Creatinin, AST/ALT, Tiểu cầu, Magie máu, cấy đờm, cấy máu, cấy nước tiểu, XQ phổi,

siêu âm tim


Thu thập từ hồ sơ bệnh án, các biến số được đánh giá theo quy trình điều trị

Mục tiêu 1:

Đánh giá hiệu quả

Tỉ lệ sống tại thời điểm 30 ngày, tỉ lệ sống tại thời điểm 6 tháng.

Điểm Glasgow thời điểm vào viện, điểm Glasgow ngày điều trị thứ 3. CPC tại thời

điểm 30 ngày, CPC tại thời điểm 6 tháng.

Đánh giá bởi nghiên cứu sinh là bác sỹ hồi sức cấp cứu khoa cấp cứu A9 bệnh viện Bạch Mai theo tiêu chuẩn đã có.

Mục tiêu 2:

Đánh giá biến

chứng

Rét run, rối loạn nhịp tim, kali máu, đường máu, đông máu, Viêm phổi liên quan thở máy, nhiễm trùng nặng, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu, suy thận cấp,

phù phổi cấp, co giật.

Đánh giá bởi nghiên cứu sinh là bác sỹ hồi sức cấp cứu khoa cấp cứu A9 bệnh viện Bạch Mai theo tiêu chuẩn đã có (tiêu chuẩn chẩn đoán ở mục

2.4.2)


- Định nghĩa, cách thu thập một số biến nghiên cứu

o NTH có người chứng kiến: bệnh nhân được người khác chứng kiến (nhìn thấy hoặc nghe thấy) ngã gục mất ý thức, mất mạch ngừng thở hoặc thở ngáp.

o Thời gian No-flow: với bệnh nhân NTH có chứng kiến, hỏi người chứng kiến thời gian từ khi phát hiện NTH đến khi bệnh nhân được ép tim ngoài lồng ngực.

o Thời gian Low-flow: hỏi người cấp cứu bệnh nhân thời gian từ khi bệnh nhân được ép tim ngoài lồng ngực, đến khi có tim đập trở lại.

- Tiêu chuẩn bệnh nhân tử vong:

o Bệnh nhân được xác định là tử vong tại viện khi ngừng thở, ngừng tim, kết quả điện tim thể hiện bằng một đường thẳng đẳng điện được ít nhất 2 bác sỹ khám và kết luận.

o Bệnh nhân tình trạng nặng, gia đình xin về, được gia đình xác nhận là đã tử vong tại nhà.

- Đánh giá điểm hiệu suất não CPC: điểm CPC được đánh giá bởi nghiên cứu viên – là bác sỹ hồi sức cấp cứu khoa cấp cứu A9 bệnh viện Bạch Mai. Đánh giá bằng khám lâm sàng trực tiếp bệnh nhân, bằng hỏi bệnh qua điện thoại, qua gọi điện video call. Đánh giá điểm CPC cụ thể như sau:

o Hỏi bệnh: hai câu hỏi thường xuyên được sử dụng để đánh giá CPC là

(1) Trong hai tuần qua, bạn có cần người khác giúp đỡ cho các hoạt động hàng ngày của mình không? (2) Bạn có cảm thấy rằng bạn đã phục hồi hoàn toàn về mặt tinh thần như trước khi bạn bị ngừng tim không. Các hoạt động hàng ngày bao gồm tự tắm, sử dụng nhà vệ sinh, mua sắm, chuẩn bị hoặc nấu nướng, chuẩn bị bữa ăn, tự ăn và có thể quản lý tài chính.

o Khám bệnh: một số khiếm khuyết thần kinh có thể gặp như liệt vận động, rối loạn cảm giác, rối loạn ngôn ngữ, mất thăng bằng, rối loạn nhận thức

– trí nhớ, rối loạn thị lực.


2.6. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU


Bệnh nhân nhóm can

thiệp (n=68)

Bệnh nhân nhóm chứng

hồi cứu (n=68)

Hoàn thành phiếu đồng ý

tham gia nghiên cứu

Hồi cứu hồ sơ bệnh án

Phác đồ điều trị hạ thân

nhiệt

Liên lạc với bệnh nhân/người

nhà nếu bệnh nhân còn sống

Đánh giá kết quả điều trị

Đánh giá bệnh nhân sau 30 ngày, 6 tháng theo thang điểm CPC

Đánh giá sống/ tử vong trong 1 năm

Phân tích số liệu


Hình 2.3. Sơ đồ nghiên cứu


2.7. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU


Các số liệu nghiên cứu được xử lý bằng chương trình phần mềm thống kê y học. Số liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm Stata 12. Cả thống kê mô tả và thống kê suy luận được thực hiện. Các thuật toán thống kê được áp dụng:

- Tính tỉ lệ phần trǎm (%).

- Tính trung bình cộng, trung vị.

- Tính độ lệch chuẩn (standard deviation - SD): các thông số được trình bày dưới dạng trung bình cộng ± độ lệch chuẩn.

- Kiểm định kết quả bằng phương pháp so sánh cặp (t Student), trắc nghiệm thống kê khi bình phương được thực hiện để so sánh tỉ lệ giữa các nhóm. Các khác biệt được cho là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

- Các thuật toán phi tham số.

- Phân tích hồi quy đơn biến, đa biến logistic: các yếu tố tiên lượng tử vong sau 30 ngày của bệnh nhân.

2.8. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU


Trên thế giới, hạ thân nhiệt đích 33°C được khuyến cáo ở mức độ 1, là biện pháp điều trị thường quy cho bệnh nhân hôn mê sau NTH. Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở đi đầu trong cả nước về việc áp dụng những hướng dẫn mới hiện hành trên thế giới trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân. Việc thực hiện nghiên cứu chỉ nhằm mục đích bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân, không nhằm mục đích nào khác.

Kỹ thuật hạ thân nhiệt đích 33°C đã được thông qua hội đồng đạo đức bệnh viện Bạch Mai theo quyết định số 547/QĐ – BM ngày 1/3/2016. Được chấp thuận của hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của trường đại


học Y Hà Nội, theo quyết định số 187/HĐĐĐĐHYHN ngày 20/2/2016. Kỹ thuật được bảo hiểm chi trả một phần chi phí.

Gia đình bệnh nhân được giải thích kỹ lưỡng và ký vào bản chấp nhận tham gia nghiên cứu. Gia đình người bệnh có quyền từ chối khi đang tham gia nghiên cứu.

Bệnh nhân được theo dõi, tư vấn điều trị chuyên khoa sau khi kết thúc nghiên cứu.

Các thông tin thu thập từ bệnh nhân, từ bệnh án chỉ nhằm mục đích phục vụ nghiên cứu khoa học. Các thông tin về bệnh tật của bệnh nhân được giữ kín.


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ


Trong thời gian từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 1 năm 2020 chúng tôi thực hiện điều trị hạ thân nhiệt đích 33°C cho 68 bệnh nhân hôn mê sau NTH ngoại viện được cấp cứu thành công có tim đập trở lại, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn lựa chọn, không vi phạm bất kỳ đặc điểm nào về các tiêu chuẩn loại trừ, nhập viện tại Trung tâm cấp cứu A9 – Bệnh viện Bạch Mai. Chúng tôi lấy được 68 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn ở nhóm chứng trong thời gian từ 20/1/2013 đến 15/9/2015. Kết quả nghiên cứu thu được như sau:

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG

3.1.1. Đặc điểm chung hai nhóm bệnh nhân nghiên cứu

3.1.1.1. Tuổi, giới

Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi, giới của bệnh nhân nghiên cứu



Nhóm hạ thân nhiệt


(n = 68 )

Nhóm chứng


(n = 68 )


p


Tuổi ± SD

43,9 ± 15,0


(19 - 83)

54,6 ± 16,0


(22 - 86)


0,0001

Tuổi dưới 80

67 (98,5%)

66 (97,1%%)


Giới nam

61 (89,7%)

48 (70,6%)

0,005


Nhận xét:


Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân hạ thân nhiệt thấp hơn của nhóm chứng. Phần lớn bệnh nhân dưới 80 tuổi ở cả hai nhóm.

Giới nam chiếm tỷ lệ cao trong nghiên cứu ở cả hai nhóm bệnh nhân.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/03/2024