Tình Yêu Gắn Liền Với Hôn Nhân Và Sự Thuỷ Chung

Gõ cửa? Đôi lời cùng cất cao ngây ngất Đón gió tình xuân đêm nay vui [51, tr.48].

Lời hát diễn tả thật sinh động niềm vui sướng, niềm khát khao được gặp gỡ để bộc bạch nỗi lòng của các chàng trai, cô gái. Có chứng kiến những cuộc hát giao duyên như hát hội đầu xuân, hát qua làng, hát xin cốm, chúng ta mới hiểu rõ tâm hồn của những con người sống trong môi trường khép kín, vốn ít nói kiệm lời, vậy mà lúc gặp gỡ nhau họ lại say sưa hết mình với một tâm hồn rộng mở, chân thành:

Nếu có sấm kêu thì vui vẻ

Nhộn nhịp phóng liêng hát đêm nay [51, tr.164].

Khi đã bước vào cuộc vui, họ hăng say hát hết mình mà không nghĩ đến chuyện thắng thua, hát hay hay hát dở:

Một hai ba bài chưa như ý

Lại hát thêm nhiều đừng thắc mắc [51, tr.166].


Câu nào phạm lỗi thông cảm cho

Câu nào đáng yêu anh nhớ lòng [51, tr.168].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Đó là một cách ứng xử phù hợp với điều kiện xã hội dân cư thưa thớt, phù hợp với cách sống của con người miền núi. Mỗi năm mở hội một lần như vậy cũng đủ để họ bước vào cuộc sống lao động mới vui vẻ, tự tin hơn.

Ngay từ những buổi đầu gặp gỡ, khát vọng tình yêu trong tâm hồn nam nữ đã ăm ắp tràn đầy. Bởi cuộc hát giao duyên không chỉ là nơi để những người bạn cũ gặp nhau tâm tình, những người có đôi có lứa được sống trong những ngày tự do, vui vẻ ca hát mà nó còn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc - cuộc hát là nơi để trai gái bày tỏ tình yêu lứa đôi. Câu hát dưới đây bộc lộ rõ khát vọng ấy:

Thơ ca dân gian của người dao tuyển ở Lào Cai - 6

Nếu gọi được tình thoả ý nguyện

Chẳng quên nghĩa sâu nơi Đông Viên [51, tr.175].


Hay:

Người muốn gặp người bởi tình riêng Nếu trời không phụ lòng lương thiện

Tơ duyên đêm nay mong thoả ý [51, tr.176].


Thật thoả đôi lòng uổng nhớ mong Làm cho đêm thâu nghĩ quẩn quanh Ta như mặt trời phơi cỏ mới…

Quyết không thể rời nơi lâm ngọc

Mong cho cha mẹ kết cho ta [51, tr.163].

Trai gái gặp nhau để thoả lòng mong nhớ, họ gặp nhau với niềm vui phơi phới như mặt trời phơi cỏ mới và họ quyết không rời xa nhau. Những hình ảnh đêm thâu nghĩ quẩn quanh, mặt trời phơi cỏ mới đã diễn tả thật sâu sắc, thấm thía tâm trạng của con người.

Niềm vui trong buổi đầu gặp gỡ, khi tình yêu mới chớm nở không chỉ có trong thơ ca dân gian người Dao Tuyển mà nó còn khá quen thuộc trong thơ ca dân gian của các tộc người anh em khác. Đây là tâm trạng xao xuyến và thiết tha trìu mến của chàng trai người Vân Kiều trên đường đến gặp người yêu:

Bóng em lấp loáng như sao mới mọc Dáng em lấp loáng như vành trăng non

Hình em vằng vặc như trăng đêm mười bảy, người ơi! Ta đi tìm gặp , người ơi!

Chàng trai người Thái từ xa nhác thấy cô gái, lòng đã rạo rực hẳn lên nhưng còn ý tứ vòng vo:

Thấy má đỏ hồng muốn hỏi Thấy đôi mắt liếc muốn say Rau ai đây, xin mượn hái

Bạn tình ai, xin mượn trò chuyện [18, tr.720].

Nhìn chung những câu hát giao duyên buổi đầu gặp thường mang âm hưởng sôi nổi, vui tươi. Nhưng đối với mỗi dân tộc trong từng câu hát âý, bản sắc vẫn được thể hiện. Nếu các chàng trai, cô gái Vân Kiều sôi nổi, thiết tha ngay từ buổi đầu gặp gỡ; trai gái Thái biểu hiện tình cảm một cách vòng vo tình tứ, thì các chàng trai, cô gái người Dao Tuyển lại bộc lộ tình cảm một cách bộc bạch chân thành nhưng cũng không kém phần tinh tế, thiết tha.

Những câu hát thể hiện niềm vui trong buổi đầu gặp gỡ của các chàng trai, cô gái người Dao Tuyển đã phần nào nói lên vẻ đẹp tâm hồn của họ - luôn lạc quan, yêu đời và tràn đầy khát vọng tình yêu.

2.3.1.2. Nỗi nhớ khi xa cách

Trong thơ ca giao duyên của tộc người Dao Tuyển các sắc thái tình cảm diễn ra khá tinh tế đa dạng, song có lẽ, sắc thái tình cảm đọng lại sâu lắng nhất trong tâm khảm những người đương cuộc là những lời hát thắm thiết trong chặng dặn dò chia tay. Đây là tâm trạng đau như dứt lòng của chàng trai khi sắp phải chia tay cô gái trong đêm hát qua làng:

Lời qua ý lại câu câu đẹp

Câu đến câu đi như dứt lòng [51, tr.196]. Và đây là tâm trạng của chàng trai trong hát hội đầu xuân:

Nước mắt tuôn rơi cũng phải về Chỉ mang thân khô về đất cũ

Đêm về hồn đơn chẳng nơi yên [51, tr.184].


Đêm ngắn ngày dài sao đau ý

Một tiếng gà gáy lệ mười dòng [51, tr.179].

Khi chia tay nhau, họ dùng dằng chẳng muốn rời nhau. Tình yêu gặp gỡ một lần nhưng nỗi nhớ đã khắc sâu trong tâm khảm của kẻ ở người đi:

Quay chân lui bước nước mắt rơi Chẳng biết khi nào lại gặp gỡ

Gặp gỡ một lần nhớ vạn lần [51, tr.198].

Khi xa cách, họ luôn hướng về nhau, luôn lo lắng cho nhau, có những lời thơ nói lên nỗi thương nhớ của những con người vốn ít nói, kiệm lời nhưng tình cảm thì không ai dám nói là không sâu sắc mãnh liệt:

Chẳng thấy được em não não lòng Chưa gặp được em lòng lo lắng

Thương hoa, hoa nở ở chốn nào [51, tr.219].

Nỗi nhớ đã ăn sâu vào trong tâm thức, in đậm trong từng giấc mộng đẹp:

Đêm đêm ngủ mơ được cùng em Tỉnh giấc dậy rồi đâu có phải Xuân ơi xuân! [51, tr.219].


Anh ơi anh?

Nằm mơ được thấy ở bên anh [51, tr.221].

Sự xa cách với nỗi niềm nhớ nhung còn được thể hiện qua nhiều câu hát nữa. Đây là sự bộc bạch nỗi lòng của chàng trai:

Mặt trời chẳng mọc đời lạnh tanh Chưa từng gặp gỡ chưa biết nhớ

Gặp rồi nhớ mặt lòng chẳng quên [51, tr.180].

Mặt trời chẳng mọc ấy chính là những ngày đôi lứa phải xa cách nhưng lòng thì bồi hồi nhớ mong bởi Gặp rồi nhớ mặt lòng chẳng quên.

2.3.1.3. Nỗi buồn đau, cay đắng khi tình yêu tan vỡ

Tình yêu nơi trần thế có lắm nỗi éo le, cay đắng. Đâu phải cứ yêu nhau là lấy được nhau và được sống bên nhau đến trọn đời. Đó là vấn đề muôn thủa của tình yêu loài người. Con người khi yêu, họ có thể vượt qua muôn vàn gian khó để đến với nhau nhưng chẳng may duyên bạc, phận rủi mà không kết duyên thành đôi lứa thì nỗi buồn đau, cay đắng ấy kể sao cho xiết. Những câu hát của những con người trong cảnh ngộ này thấm đẫm nước mắt khổ đau với

tâm trạng oán trách, tủi cực. Đây là nỗi lòng cay đắng của chàng trai khi tình yêu lỡ dở:


Hay:

Em ơi em!

Con tim ta có ai nhìn thấy Dưới bóng cây hoa nở tin vui Cây quả rồi đôi ta xa cách Sao đối cho nhau để mãi lâu

Chẳng dám chê trách lòng u sầu [51, tr.222].


Đi đến rừng sâu, cảnh thê lương Hoa nở không hương, không quả vị

Người người tuyệt tình biết làm sao [51, tr.180].

Đứng trước cảnh ngộ đó, ta dễ thông cảm với những tâm lí tiêu cực nảy sinh trong những con người bất hạnh ấy. Họ thường suy nghĩ quẩn quanh theo cách suy nghĩ thông thường, đổ cho số mệnh của mình:

Uyên ương kết nghĩa thành tình riêng Mệnh chẳng xe duyên cho hợp lại

Chỉ lợi nhân duyên kẻ khác được [51, tr.208].

Còn đây là lời oán trách của cô gái khi bị phụ tình:

Nếu không có lòng đừng có hẹn

Bỏ thân núi Bắc chết hận sầu [51, tr.200].


Trách kẻ khác nghe giết hại sầu Nếu không có lòng đừng giả dối

Nếu nhớ người khác đừng đoạn ngôn [51, tr.202].

Mỗi cuộc hát giao duyên ngoài mục đích giao lưu còn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc - để thanh niên nam nữ tìm hiểu, yêu đương mà từ đó nên vợ, nên chồng. Thế nhưng, trong nhiều cuộc gắp gỡ có những chàng trai, cô gái không

thể tâm đầu ý hợp vì một lí do nào đó, cho nên những lời hát này của họ thường bộc lộ nỗi buồn:

Mẫu đơn hoa nở không kết trái Vân đầu ra quả chẳng nở hoa Hoà hoả thêm tâm qua một đời

Gạch ngang lưng nguyệt chẳng thành đôi [51, tr.211].

Như vậy, thơ ca giao duyên của đồng bào Dao Tuyển ở Lào Cai biểu hiện khá đầy đủ những cung bậc tình cảm của con người khi yêu: có niềm vui trong buổi đầu gặp gỡ, có nỗi nhớ khi xa cách, có nỗi buồn đau, cay đắng khi tình yêu tan vỡ. Những cung bậc tình cảm ấy vốn là vẻ đẹp chung trong tình yêu của con người. Song điều đáng nói ở đây là thơ ca giao duyên người Dao Tuyển không chỉ chú trọng đến việc miêu tả trực tiếp các trạng thái tâm hồn, tình cảm của nhân vật trữ tình, mà còn chú trọng đến việc lấy thiên nhiên, lấy những đối tượng trong giới tự nhiên rất gần gũi với cuộc sống của đồng bào để thể hiện sự phong phú của tư tưởng, tình cảm và trạng thái tâm hồn nhân vật.

2.3.2. Tình yêu gắn liền với hôn nhân và sự thuỷ chung

Sinh sống ở những vùng rừng núi xa xôi cách trở, người Dao Tuyển có truyền thống khép kín tộc người một cách khá vững chắc. Tính chất cố kết cộng đồng của tộc người Dao Tuyển rất chặt chẽ. Điều này được thể hiện qua việc người Dao Tuyển xưa ít xây dựng gia đình với người thuộc các dân tộc khác. Họ có những quy định chặt chẽ trong hôn nhân. Trong dòng họ, các thành viên tuyệt đối không được kết hôn với nhau. Khi nam giới đến tuổi trưởng thành muốn kết hôn với một cô gái, ông trưởng họ phải tra gia phả dòng họ. Cô gái đó không thuộc con cháu trong dòng họ, chàng trai mới được kết hôn. Ở Lào Cai, trong phạm vi 6 đời con cháu không được kết hôn với nhau. Nếu vi phạm nguyên tắc đó thì sẽ bị coi là loạn luân, bị xử phạt rất nặng

và bị đuổi đi nơi khác. Trong câu hát giao duyên của người Dao, truyền thống ấy thể hiện rất rõ:

Cầu hôn đừng cầu cùng dòng họ

Cùng họ lấy nhau người trách cười Cùng họ lấy nhau nên chuyện xấu

Con cháu đời sau nát cửa nhà [6, tr.205].

Rõ ràng quan niệm hôn nhân ấy đã ăn sâu vào đời sống tinh thần của người Dao Tuyển và kết thành những nguyên tắc rất cụ thể, chi phối hôn nhân, biểu hiện qua từng câu hát.

Trong các cuộc hát giao duyên, trai gái khi đã ưng ý nhau thường bày tỏ ước mơ xây dựng hạnh phúc gia đình với nhau một cách thẳng thắn hồn nhiên. Có chứng kiến tận mắt những đêm hát như hát hội đầu xuân, hát qua làng, hát xin cốm… chúng ta mới thấy rõ khát vọng ấy. Cách tìm hiểu bằng lời ca tiếng hát đã để lại bao lời ca say đắm với những ước mơ cháy bỏng của đôi lứa yêu nhau. Thế nhưng khi lứa đôi đã có lời ước hẹn thì vấn đề thuỷ chung gắn bó được đặt lên trên hết. Trong các cuộc hát giao duyên các cô gái vẫn thường hát:

Cùng anh như đôi chim cùng cây

Vạn niên đời đời ta chung sống [51, tr.223].


Hay:

Vợ chồng hứa hẹn lòng thuỷ chung [51, tr.207].

Khát vọng thuỷ chung đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi con người đương cuộc, có khi trở thành lời thề nguyền thuỷ chung:

Hôm nay gặp gỡ cùng ở hội

Hai bên cùng nguyền chẳng phân li [51, tr.194].

Để thề nguyền chung thuỷ, người ta còn đi xa hơn nữa. Đó là hẹn ước đến kiếp sau :

Đời này chẳng được ở cùng làng

Đời sau có duyên chung một nhà [51, tr.197].


Đời này sinh không được ở đất này

Đời sau ắt phải ở phủ đường này [51, tr.182].

Khát vọng tình yêu thuỷ chung, gắn bó được thể hiện vừa tế nhị vừa sâu sắc mà không kém phần bay bổng trong những câu hát giao duyên. Đây là cách nói của chàng trai trong hát hội đầu xuân ở trong làng:

Ước gì hoá thân thành lá dong

Cho nàng gói muối ngọt bốn mùa [51, tr.182].

Còn đây là cách nói của một chàng trai khác:

Ước gì được hoá dây thắt lưng

Được cuốn lưng rồng chẳng oán gì [51, tr.84].

Mong ước tình yêu gắn bó, thuỷ chung cũng được thể hiện qua câu hát của cô gái:

Ước gì được hoá hộp đựng thuốc Lúc ở trước mặt, lúc kề bên

Khi ở trước mặt lòng vui vẻ

Khi ở đằng sau lòng lại sầu [51, tr.85].

Những con người trong cuộc luôn ao ước mình biến thành, hoá thành những vật dụng dường như nhỏ bé, tầm thường nhưng rất cần thiết cho cuộc sống. Ước thành lá dong, dây lưng, hộp đựng thuốc. Hay đó chính là ước nguyện có được một tình yêu gắn bó, thuỷ chung. Khát vọng tình yêu gắn bó nên duyên vợ chồng được thể hiện chân thành, thẳng thắn, hồn nhiên qua nhiều câu hát nữa:

Tra hạt hai ta thành một đôi Xuống nước lên non tay dắt tay

Khổ đau cùng nhau chẳng oán trời

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2022