Thay Đổi Kali Máu Ở Các Giai Đoạn Hạ Thân Nhiệt Đích 33ºC


3.3.3. Rối loạn nồng độ kali máu

a. Nồng độ kali máu khi vào viện

Bảng 3.26. Nồng độ Kali máu khi vào viện


Kali máu lúc vào viện (mmol/L) (n = 68)


X ± SD

Min – max

3,7 ± 0,8

2,6 – 7,2

Hạ kali máu (< 3,5 mmol/L) n (%)

Tăng kali máu ( ≥ 5,0mmol/L)

n (%)

28 (41,2%)

5 (7,4%)

Hạ kali máu nhẹ (3,0 – 3,4) (n, %)

Hạ kali máu trung bình

(2,5 – 2,9)

(n, %)

Hạ kali máu nặng (< 2,5)

(n, %)

Tăng kali máu nhẹ (5,0 –

6,0)

(n, %)

Tăng kali máu trung bình

(6,1 – 7,0)

(n, %)

Tăng kali máu nặng

(> 7,0)

(n, %)

17 (25%)

11 (16,2%)

0 (0%)

3 (4,4%)

1 (1,5%)

1 (1,5%)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả bảo vệ não ở bệnh nhân hôn mê sau ngừng tuần hoàn bằng phương pháp hạ thân nhiệt chỉ huy - 13

Nhận xét:

- Không có bệnh nhân nào có hạ kali máu nặng khi nhập viện.

- Chỉ có 1 bệnh nhân tăng kali máu nặng khi nhập viện (1,5%).


b. Thay đổi Kali máu khi điều trị hạ thân nhiệt chỉ huy đích 33ºC


Bảng 3.27. Thay đổi Kali máu ở các giai đoạn hạ thân nhiệt đích 33ºC


Thời điểm

T0

T351

T1

T332

T2

T352

T3

T4


X ± SD

(mmol/L) Min – max

3,7 ± 0,8

2,6 - 7,2

3,5 ± 0,7

2,5 – 6,2

3,7 ± 0,7

2,5 – 5,7

3,9 ± 0,8

2,4 – 5,7

3,8 ± 0,7

2,8 – 6,3

4,2 ± 0,8

2,9 – 6,8

4,5 ± 0,9

3,2 - 7,5

4,4 ± 1

2,9 – 7,4

P

P = 0,0113

P > 0,05

P = 0,007

P > 0,05


Nhận xét:


- Hạ kali máu trong giai đoạn hạ nhiệt độ. Hạ thấp nhất vào thời điểm đạt 35C. Kali máu có xu hướng ổn định ở giai đoạn duy trì nhiệt độ đích.

- Kali máu có xu hướng tăng ở giai đoạn làm ấm, kali máu tăng cao nhất vào cuối giai đoạn làm ấm.

- Trong số các bệnh nhân hạ kali máu, chủ yếu là hạ kali máu nhẹ hoặc trung bình. Chỉ có 1 bệnh nhân có hạ kali máu nặng.

3.3.4. Tăng đường máu


a. Đường máu tại thời điểm nhập viện


Bảng 3.28. Đường máu tại thời điểm nhập viện


Đường máu lúc vào viện (n = 68)

Giá trị


Đường máu trung bình (mmol/L) ( X ± sd)

14,4 ± 5,5

Tăng đường máu > 11,1 mmol/L (n, %)

49 (72,1%)

Nhận xét:


- Phần lớn bệnh nhân có tăng đường máu lúc nhập viện.


b. Thay đổi đường máu trong quá trình điều trị hạ thân nhiệt chỉ huy đích 33ºC

Bảng 3.29. Thay đổi đường máu trong các giai đoạn hạ thân nhiệt đích 33ºC


Thời điểm

T0

T351

T1

T332

T2

T352

T3

T4


X ± SD

(mmol/L) Min – max

14,4 ±

5,5

4,8 –

30,1

14,6 ±

5,8

3,7 –

31,5

16 ± 7,3

5,4 –

45,9

13,1 ±

6,3

3,2 –

31,5

8,9 ± 3,6

2,4 –

20,4

7,7 ±

3,2

3,5 – 18


7,6 ± 3,0

3,9 – 20,3

8,3 ± 3,5

4,4 –

24,3

P


P = 0,002

P < 0,001

P = 0,34


Nhận xét:

- Tăng đường máu tại thời điểm vào viện, đường máu tiếp tục tăng cao trong giai đoạn hạ nhiệt độ. Tăng cao nhất ở thời điểm đạt nhiệt độ đích.

- Đường máu giảm dần trong giai đoạn duy trì nhiệt độ đích và ổn định trong những giai đoạn sau.

c. Sử dụng Insulin trong kiểm soát đường máu

Bảng 3.30. Sử dụng insulin trong kiểm soát đường máu


Sử dụng insulin

Kết quả (n = 28)

Liều Insulin trung bình (trung bình ± sd) (UI)

75,7 ± 40,9

(20 – 150)

Thời gian truyền insulin (trung bình ± sd) (giờ)

27,4 ± 10,3

(8 – 48)

Liều insulin (trung bình ± sd) (UI/giờ)

2,8 ± 1,1

(1 - 5)

Nhận xét:


- Có 28 bệnh nhân được sử dụng insulin truyền tĩnh mạch để điều trị tăng đường máu. Phần lớn các bệnh nhân được truyền insulin trong giai đoạn hạ nhiệt và duy trì thân nhiệt, kéo dài nhất trong 48 giờ.


3.3.5. Rối loạn đông máu

Bảng 3.31. Thay đổi trên đông máu trong nghiên cứu



T0

(n = 68)

T1

(n = 68)

T2

(n = 63)

T3

(n = 63)

T4

(n = 57)

p

Tiểu cầu (G/L)

287,7 ± 72,2

(139 – 494)

263,5 ± 84,9

(113 – 588)

201,2 ± 68,3

(94 – 390)

175,6 ± 69,3

(68 – 439)

163,1 ± 61,1

(49 – 385)


P

PT0T1 = 0,001; PT1T2 < 0,001; PT2T3 < 0,001; PT3T4 = 0,0023

PT (%)

90,1 ± 19,6

84,8 ± 24

87,1 ± 26,2

83,2 ± 23,8

81,6 ± 18,9

0,258

aPTT

(giây)


29,2 ± 8,6


34,7 ± 11,6


47,2 ± 31,4


43,6 ± 27,6


41,8 ± 27,4


< 0,001


Nhận xét:


- Tiểu cầu có xu hướng giảm dần trong các giai đoạn điều trị hạ thân nhiệt, giảm thấp nhất ở cuối giai đoạn bình thường hóa thân nhiệt. Phần lớn bệnh nhân đều có tiểu cầu trên 50 G/L, chỉ có 1 bệnh nhân có tiểu cầu thấp nhất là 49 G/L.

- Tỉ lệ Prothrombin (PT %) có xu hướng giảm dần qua các giai đoạn, tuy nhiên sự thay đổi không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,258).

- Thời gian aPTT có xu hướng kéo dài trong giai đoạn hạ nhiệt độ, và duy trì nhiệt độ đích, khác biệt có ý nghĩa thống kê.


3.3.6. Các biến chứng khác trong quá trình điều trị

Bảng 3.32. Biến chứng khác trong quá trình điều trị


Biến chứng

N (%)

Viêm phổi liên quan thở máy

37 (54,4%)

Sốc nhiễm khuẩn

7 (10,3%)

Chảy máu trên lâm sàng

3 (2,9%)

Suy thận cần lọc máu

14 (20,6%)

Phù phổi

8 (11,8%)

Co giật

17 (25%)

Nhận xét:

- Biến chứng thường gặp nhất trong nghiên cứu của chúng tôi là viêm phổi liên quan thở máy.

- Biến chứng chảy máu ít gặp.

Viêm phổi liên quan thở máy

Bảng 3.33. Ảnh hưởng của viêm phổi liên quan thở máy



Tình trạng

Viêm phổi thở máy

(n = 37)

Không viêm phổi

(n = 31)


p

Thời gian thở máy (ngày)

7,2 ± 2,9

4,7 ± 2,6

0,001

Thời gian nằm khoa hồi sức (ngày)

9,5 ± 3,7

7,3 ± 3,8

0,018

Tử vong tại thời điểm ra viện (n, %)

16 (42,2%)

12 (38,7%)

0,806

Nhận xét:

- Viêm phổi liên quan thở máy làm tăng thời gian phải thở máy, tăng thời gian nằm hồi sức có ý nghĩa so với nhóm không viêm phổi. Tuy nhiên không làm thay đổi tỉ lệ tử vong (p = 0,806).


CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN


Qua kết quả nghiên cứu 68 bệnh nhân hôn mê sau NTH được điều trị hạ thân nhiệt đích 33°C và 68 bệnh nhân nhóm chứng. Kết quả nghiên cứu thu được như sau.

4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG


4.1.1. Đặc điểm chung hai nhóm bệnh nhân nghiên cứu


4.1.1.1.Tuổi, giới


Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân can thiệp là 43,9 ± 15, trong đó tuổi thấp nhất là 19, tuổi cao nhất là 83. Tuổi trung bình của nhóm chứng là 54,6 ± 16, trong đó tuổi thấp nhất là 22, tuổi cao nhất là 86. Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân can thiệp thấp hơn so với nhóm chứng. Phần lớn bệnh nhân nghiên cứu có tuổi dưới 80, ở nhóm can thiệp là 67 bệnh nhân (98,5%), nhóm chứng là 66 bệnh nhân (97,1%).

So với một số nghiên cứu thì bệnh nhân của chúng tôi có độ tuổi trung bình thấp hơn, như trong nghiên cứu của Phùng Nam Lâm tại bệnh viện Bạch Mai là 52,2 [45]; của Đặng Thành Khẩn là 67,4 [44]; của Đỗ Quốc Huy tại bệnh viện Trương Vương là 62 [47], của Đỗ Ngọc Sơn nghiên cứu tại 3 trung tâm lớn của Việt Nam là 56,1 [3]. Một số nghiên cứu của các tác giả khác trên thế giới như của Vattanavanit V là 54,48 [100]; của Po-Yen Ko là 54,74 [107] hay trong nghiên cứu HACA là 59 [11], nghiên cứu của Bernard là 66,8 [12].

Tuổi trung bình của các bệnh nhân trong các nghiên cứu của các tác giả Việt Nam cũng như nhiều nghiên cứu trên thế giới khá dao động, khác nhau trong từng nghiên cứu. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình ở nhóm bệnh nhân hạ thân nhiệt thấp hơn so với nhóm chứng, đây là điểm hạn chế trong nghiên cứu của chúng tôi. Nhóm chứng không hoàn toàn tương đồng với nhóm can thiệp


mặc dù có nhiều yếu tố khác về độ nặng là tương đồng giữa hai nhóm tại thời điểm nhập viện như mức độ hôn mê (điểm Glasgow), huyết áp động mạch, tình trạng sốc phải sử dụng thuốc vận mạch, mức độ toan kiềm, lactat, oxy hóa máu, điện giải đồ, chức năng gan thận cũng như tiền sử bệnh nhân. Đây là điểm thuận lợi trong nghiên cứu vì hai nhóm tương đồng nhau ở nhiều chỉ tiêu quan trọng. Tuy nhiên phần lớn các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi dưới 80 tuổi ở cả hai nhóm. Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi không phải là yếu tố tiên lượng độc lập đến tỷ lệ tử vong sau 30 ngày ở các bệnh nhân khi phân tích đơn biến và đa biến. Trong nhiều nghiên cứu trên thế giới, nhóm tuổi có tỷ lệ tử vong và kết cục thần kinh xấu chủ yếu là nhóm trên 80 tuổi. Trong nghiên cứu của Swor RA cùng cộng sự [108], nhóm tuổi trên 80 có liên quan đến tỷ lệ sống sót khi xuất viện kém hơn đáng kể (OR = 0,4, CI 95% = 0,20 đến 0,82). Sự khác biệt giữa các nhóm tuổi dưới 80 là không đáng kể [108].

Giới nam chiếm tỷ cao trong nghiên cứu, có 61/68 bệnh nhân là nam giới, chiếm tỉ lệ 89,7% ở nhóm can thiệp, tỉ lệ này là 70,6% trong nhóm chứng. Tỉ lệ nam nhiều hơn nữ trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như trong nghiên cứu của một số tác giả khác như Phùng Nam Lâm 70,4% [45], Đặng Thành Khẩn 67,1% [44], Đặng Đức Hoàn 72,1% [46], Đỗ Ngọc Sơn 74,6% [3], Hoàng Bùi Hải là 74,5% [48]. Tỉ lệ nam cao hơn nữ cũng tương tự như trong một số nghiên cứu trên thế giới như nghiên cứu HACA 76% [11], Bernard 79% [12], Vattanavanit V 87% [100], hay trong nghiên cứu của Po-Yen Ko 86,96% [107].

Có sự khác biệt về tuổi thọ chung giữa nam giới và phụ nữ, phụ nữ sống lâu hơn nam giới gần 5 năm. Xu hướng phụ nữ ít bị ngừng tim hơn và ngừng tim ở các độ tuổi muộn hơn nam giới là nhất quán qua nhiều nghiên cứu và tài liệu y khoa [109], [110]. Khi so sánh về tỷ lệ sống sót khi xuất viện giữa nam và nữ nói chung là không có sự khác biệt đáng kể theo nghiên cứu của EmadAwad cùng cộng sự [111].


4.1.1.2.Tiền sử bệnh nhân

Các bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý mạch vành ở hai nhóm can thiệp và nhóm chứng là tương tự nhau, chiếm tỉ lệ ít hơn so với một số nghiên cứu trên thế giới [11], [12], [100]. Do trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm bệnh nhân có tiền sử bệnh lý hô hấp mạn tính HPQ/COPD chiếm tỉ lệ cao với 39,7% ở nhóm can thiệp (và 20,6% ở nhóm chứng). Đây là điểm khác biệt giữa nghiên cứu của chúng tôi so với nhiều nghiên cứu trên thế giới. Trên thế giới, việc quản lý bệnh nhân HPQ/COPD rất tốt, bệnh nhân khi biến chứng NTH thường ở giai đoạn cuối của bệnh, thở oxy hoặc thở máy hỗ trợ tại nhà. Vì vậy nhóm bệnh nhân này tiên lượng thường rất xấu. Bệnh nhân thường tử vong hoặc ít được đưa vào các chương trình hồi sức tích cực sau khi đã NTH ngoại viện. Trong khi đó tại Việt Nam nhóm bệnh nhân suy hô hấp do đợt mất bù cấp COPD hoặc cơn hen phế quản nặng biến chứng NTH có thể xảy ra ở nhiều giai đoạn bệnh khác nhau, do quản lý dự phòng bệnh hoặc xử trí cơn cấp chưa được tốt.

4.1.1.3.Nơi xảy ra ngừng tuần hoàn

Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở cả 2 nhóm bệnh nhân, địa điểm phát hiện NTH hay gặp nhất là ở nhà. Kết quả này cũng tương tự như trong nghiên cứu của Phùng Nam Lâm [45], Đặng Đức Hoàn [46], Đỗ Quốc Huy [47], Đỗ Ngọc Sơn [3] và Hoàng Bùi Hải [48] nơi phát hiện NTH chủ yếu ở nhà với tỉ lệ tương ứng là 54%; 64,4%; 57,4% và 67,8% và 63,2%. Một số nghiên cứu trên thế giới cũng có kết quả tương tự như trong nghiên cứu HACA [11] tỉ lệ này là 51%; trong nghiên cứu của Vattanavanit V [100] tỉ lệ là 69,6%.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/03/2024