Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Thời Điểm Nhập Viện


3.1.1.2. Tiền sử bệnh nhân


Bảng 3.2. Đặc điểm tiền sử bệnh nhân



Tiền sử bệnh

Nhóm hạ thân nhiệt


(n = 68)

Nhóm chứng


(n = 68)


P

Tăng huyết áp

10 (14,7%)

10 (14,7%)

1,0

Đái tháo đường

5 (7,4%)

7 (10,3%)

0,545

Bệnh lý mạch vành

0 (0%)

1 (1,5%)

0,316

Suy tim xung huyết

0 (0%)

5 (7,4%)

0,023

COPD/ HPQ

27 (39,7%)

14 (20,6)

0,015

HPQ

26

8


Chưa phát hiện bệnh gì

31 (45,6%)

23 (33,8%)

0,161

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả bảo vệ não ở bệnh nhân hôn mê sau ngừng tuần hoàn bằng phương pháp hạ thân nhiệt chỉ huy - 10


Nhận xét:


- Tiền sử COPD/HPQ chiếm tỉ lệ cao trong nhóm nghiên cứu. Chủ yếu là bệnh nhân HPQ, tuy nhiên phân định bệnh nhân hen phế quản hay COPD là khó khăn.

- Nhóm bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý mạch vành chiếm tỉ lệ ít hơn và tỉ lệ tương tự nhau ở hai nhóm.


3.1.1.3. Nơi xảy ra ngừng tuần hoàn

Bảng 3.3. Nơi xảy ra ngừng tuần hoàn



Nơi xảy ra NTH

Nhóm can thiệp


(n = 68)

Nhóm chứng


(n = 68)


p

Tại nhà

23 (33,8%)

24 (35,3%)

0,857

Tại nơi làm việc

9 (13,3%)

4 (5,9%)

0,146

Nơi công cộng

6 (8,8%)

2 (2,9%)

0,146

Trên xe cá nhân

23 (33,8%)

24 (35,3%)

0,857

Khác, n (%)

7 (10,3%)

14 (20,6%)

0,097

Nhận xét:

Ở cả 2 nhóm, địa điểm phát hiện NTH hay gặp nhất là ở nhà và trên xe cá nhân vận chuyển bệnh nhân.

3.1.1.4. Đặc điểm ngừng tuần hoàn

Bảng 3.4. Đặc điểm ngừng tuần hoàn



Đặc điểm

Nhóm hạ thân nhiệt

(n = 68)

Nhóm chứng (n = 68)


p

NTH có người chứng kiến

66 (97,1%)

55 (80,9%)

0,003

Cấp cứu tại chỗ bởi người chứng kiến

16 (23,5%)

4 (5,9%)

0,004


Nguyên nhân NTH

Do tim

35 (51,5%)

26 (38,2%)

0,121

Không do tim

31 (45,6%)

26 (38,2%)

0,385

Không rõ

2 (2,9%)

16 (23,6%)

< 0,001


Nhịp tim ban đầu khi NTH

Rung thất/Nhịp nhanh thất

27 (39,7%)

10 (14,7%)

0,001

Vô tâm thu/

Hoạt động điện vô mạch


14 (20,6%)


4 (5,9%)


0,012

Không rõ

27 (39,7%)

54 (79,4%)

< 0,001


Nhận xét:


- Tỉ lệ NTH có người chứng kiến khá cao ở cả hai nhóm bệnh nhân, tuy nhiên phần lớn bệnh nhân không được cấp cứu NTH bởi người chứng kiến, đặc biệt ở nhóm chứng.

- Nhịp tim ban đầu khi NTH là nhịp sốc điện (rung thất/ nhịp nhanh thất) ở nhóm hạ thân nhiệt cao hơn nhóm chứng.

3.1.1.5. Nguyên nhân ngừng tuần hoàn


Bảng 3.5. Nguyên nhân ngừng tuần hoàn



Nguyên nhân NTH

Nhóm hạ thân nhiệt

(n = 68)

Nhóm chứng

(n = 68)


p

Nhồi máu cơ tim

10 (14,7%)

8 (11,8%)

0,613

Rối loạn nhịp tim (QT kéo dài, Brugada,

Wolff-parkinson-white, nhịp bộ nối…)


12 (17,6%)


2 (2,9%)


0,005

Điện giật

10 (14,7%)

5 (7,4%)

0,171

Suy hô hấp cấp do HPQ/COPD

27 (39,7%)

11 (16,2%)

0,002

Sốc phản vệ

2 (2,9%)

3 (4,4%)

0,649

Đuối nước

1 (1,5%)

1 (1,5%)

1,0

Rắn cạp nia

1 (1,5%)

0 (0%)

0,317

Thắt cổ

2 (2,9%)

2 (2,9%)

1,0

Khác (không rõ)

3 (4,41%)

36 (52,94%)

< 0,001


Nhận xét:

- Phần lớn bệnh nhân ở nhóm hạ thân nhiệt tìm được nguyên nhân NTH.

- Nguyên nhân NTH chiếm tỉ lệ cao nhất trong nhóm can thiệp là suy hô hấp do cơn hen phế quản/ COPD cấp tính, cao hơn so với nhóm chứng (p < 0,05).

- Nguyên nhân ngừng tim do rối loạn nhịp ở nhóm can thiệp cao hơn so với nhóm chứng.

- Các nguyên nhân NTH khác như nhồi máu cơ tim, điện giật, sốc phản vệ, đuối nước, thắt cổ chiếm tỉ lệ thấp hơn và tương tự nhau ở cả 2 nhóm.

3.1.1.6. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng thời điểm nhập viện

a. Đặc điểm lâm sàng

Bảng 3.6. Một số đặc điểm lâm sàng lúc nhập viện



Đặc điểm

Nhóm hạ thân nhiệt


(n = 68)

Nhóm chứng


(n = 68)


p

Glasgow (trung vị)

5 (4 - 6)

4 (4 - 6)

0,058

Thân nhiệt (°C)

37,5 ± 0,9

37,3 ± 0,8

0,419

Huyết áp tâm thu (mmHg)

126 ± 26,7

119,6 ± 29

0,098

Huyết áp tâm trương (mmHg)

75,7 ± 14,4

74,1 ± 16

0,461

HA động mạch trung bình (mmHg)

92,5 ± 17,9

89,3 ± 19,9

0,166

Sử dụng thuốc vận mạch (n, %)

57 (83,82%)

48 (70,59%)

0,066


Số thuốc vận mạch

1

48

47


2

9

1


3

0

0



Nhận xét:


- Điểm Glasgow thời điểm vào viện ở cả hai nhóm là thấp và tương tự như nhau ở 2 nhóm.

- Các đặc điểm khác như thân nhiệt trung bình, Huyết áp động mạch trung bình, tình trạng sốc phải duy trì thuốc vận mạch tại thời điểm vào viện là tương tự như nhau ở cả hai nhóm (p > 0,05).

b. Đặc điểm cận lâm sàng


Bảng 3.7. Các chỉ số cận lâm sàng lúc nhập viện



Nhóm hạ thân nhiệt

(n = 68)

Nhóm chứng

(n = 68)


p

pH động mạch

7,3 ± 0,1

7,2 ± 0,2

0,779

Lactat máu (mmol/L)

6,6 ± 3,3

6,4 ± 4,9

0,268

Đường máu (mmol/L)

14,4 ± 5,5

13,0 ± 6,1

0,910

PaO2 mmHg

164,4 ± 97,8

174 ± 131,3

0,774

PaCO2 mmHg

41,3 ± 18

44,7 ± 21,3

0,478

Natri máu (mmol/L)

141,3 ± 3,7

139,5 ± 6,3

0,058

Kali máu (mmol/L)

3,7 ± 0,8

3,9 ± 1,0

0,372

Ure (mmol/L)

7,3 ± 2,6

9,8 ± 7,7

0,348

Creatinin (µmol/L)

142,8 ± 65,2

152,6 ± 127,5

0,386

AST (U/L)

263,2 ± 287,7

214,3 ± 203,2

0,414

ALT (U/L)

156,3 ± 140,6

118,9 ± 135,7

0,039

Hematocrit (%)

43,3 ± 5,2

42,4 ± 8,9

0,471


Tiểu cầu (G/L)

287,7 ± 72,2

139 - 494

244,1 ± 109,2

67 - 598


0,008


Nhận xét:

- Các bệnh nhân bị nhiễm toan, tăng lactat máu, tăng đường máu lúc nhập viện, và tình trạng tương tự như nhau ở cả hai nhóm bệnh nhân (p > 0,05).

- Các bệnh nhân duy trì được tình trạng oxy hóa máu, PaCO2 trong giới hạn bình thường, và tương tự như nhau ở cả hai nhóm bệnh nhân.

- Nồng độ điện giải natri máu, kali máu là tương tự như nhau ở cả hai nhóm.

- Các bệnh nhân trong nghiên cứu đa số có suy thận cấp trên lâm sàng biểu hiện bởi nồng độ creatinine tăng ở cả hai nhóm, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm.

- Có tăng men gan ở cả hai nhóm tại thời điểm nhập viện. Nhóm can thiệp có men gan tăng cao hơn nhóm chứng.

3.1.2. Đặc điểm nhóm bệnh nhân hạ thân nhiệt

3.1.2.1. Thời gian cấp cứu ngừng tuần hoàn

Các mốc thời gian khi cấp cứu NTH không khai thác được ở nhóm chứng.

Bảng 3.8. Thời gian cấp cứu ngừng tuần hoàn ở nhóm can thiệp


Các mốc thời gian cấp cứu NTH

Trung bình ± sd

(nhỏ nhất – lớn nhất)

Thời gian từ khi NTH đến khi được hồi sinh tim phổi

(No-flow) – phút

8,2 ± 5,6

(0 - 20)

Thời gian cấp cứu NTH (low-flow) – phút

22,4 ± 14,5

(5 - 60)

Thời gian từ khi NTH đến khi có tái lập tuần hoàn tự

nhiên – phút

30,3 ± 15,6

(5 - 75)

Nhận xét:

- Thời gian No-flow trong nghiên cứu của chúng tôi khá dài, tối đa có trường hợp tới 20 phút.

- Thời gian Low-flow dài nhất tới 60 phút


3.1.2.2. Thời gian thực hiện hạ thân nhiệt

Bảng 3.9. Thời gian thực hiện hạ thân nhiệt



Các mốc thời gian trong điều trị hạ thân nhiệt

Thời gian (giờ)

(trung bình ± sd) (nhỏ nhất – lớn nhất)

Thời gian từ khi tái lập tuần hoàn tự nhiên đến khi bắt đầu hạ thân nhiệt (giờ) (n = 68)

4,4 ± 1,3


(1,2 – 6,0)

Thời gian đạt nhiệt độ đích 33°C (giờ) (p25 – p75)


(n = 68)

4,7 ± 2,6


(3 – 6)

Thời gian duy trì nhiệt độ đích 33°C (giờ) (n = 68)

24


Thời gian làm ấm từ 33°C lên 37°C (giờ) (n = 67)

20,8 ± 5,6


(8 - 39)


- Tất cả các bệnh nhân đều được hạ thân nhiệt trong 6 giờ đầu sau khi có tái lập tuần hoàn tự nhiên. Đây cũng là tiêu chí lựa chọn bệnh nhân nghiên cứu. Tất cả các bệnh nhân đều đạt nhiệt độ đích 33°C, và được duy trì nhiệt độ đích trong 24 giờ.

- Có 67 bệnh nhân hoàn thành quá trình làm ấm, đạt được đích 37°C. Có một bệnh nhân tình trạng nặng, nguy cơ tử vong cao, gia đình xin về nhà khi đang làm ấm lên tới 36°C.


3.1.2.3. Đặc điểm catheter hạ thân nhiệt được sử dụng trong nghiên cứu

a. Tốc độ làm lạnh của các loại catheter

Bảng 3.10. Tốc độ hạ nhiệt độ của các loại catheter hạ thân nhiệt



Catheter Cool line

(2 bóng) (2)

(n = 16)

Catheter Icy (3 bóng) (3)

(n = 46)

Catheter Solex (2*) (n = 6)


P

Thời gian đạt nhiệt độ đích 33°C (giờ)


6,6 ± 3,8


4,2 ± 1,9


3,1 ± 1,2

P23 = 0,028

P32* = 0,17

P22* = 0,004

Tốc độ hạ nhiệt độ (°C/ giờ)


1 ± 0,7


1,3 ± 0,5


1,7 ± 0,6

P23 = 0,132

P32* = 0,085

P22* = 0,049

Nhận xét:

- Thời gian đạt nhiệt độ đích 33°C của catheter Solex là ngắn nhất, của catheter 2 bóng là dài nhất.

- Tốc độ hạ nhiệt độ của catheter Solex nhanh nhất, của catheter 2 bóng là chậm nhấp.

b. Ảnh hưởng của loại catheter hạ thân nhiệt đến tỉ lệ tử vong sau 30 ngày

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của loại catheter hạ thân nhiệt đến tử vong sau 30 ngày



Catheter

Cool line (2 bóng) (2)

(n = 16)

Catheter Icy (3 bóng) (3)

(n = 46)

Catheter Solex (2*)

(n = 6)


P

Sống (n, %)

7 (43,75%)

25 (54,35%)

3 (50%)

P23 = 0,566

P32* = 1,0

P22* = 1,0

Tử vong (n, %)

9 (56,25%)

21 (45,65%)

3 (50%)

Tổng số

16

46

6


Nhận xét:


Tỉ lệ tử vong sau 30 ngày khi sử dụng 3 loại catheter là tương đương nhau.

Xem tất cả 207 trang.

Ngày đăng: 20/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí