Tình Hình Quản Lý Và Xử Lý Chất Thải Phát Sinh Từ Hoạt Động Chế Biến Nông Sản Và Thực Phẩm


Bảng 4.4: Tình hình quản lý và xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động chế biến nông sản và thực phẩm

STT

Chủng loại chất thải

Số lượng/năm

Công tác quản lý chất thải

Công tác xử lý chất thải

I

Chất thải hữu cơ


1


Các bộ phận thừa rau, củ, quả


70-150 tấn


- Thu gom gọn

- Sử dụng bể chuyên dụng xử lý thành phân

- Hợp đồng với công ty TNHH Hoàng Long xử lý

2

Bã mía

160-200 tấn

- Nhà chứa chuyên dụng

- Đốt lò hơi phát điện

3

Bã bùn mía

2.000 tấn

- Khu chứa chất thải chuyên dụng

- SX phân vi sinh

II

Chất thải vô cơ

1

Chất thải nguy hại

0.5 tấn

- Chứa tại kho chuyên dụng

- Hợp đồng với công ty TNHH Hoàng Long xử lý


2


Chất thải từ nguyên liệu PE (túi linon, dây buộc bao…)


1 tấn


- Thu gom gọn

- Nhiên liệu đốt lò

- Bán phế liệu

- Hợp đồng với Công ty Trường Sơn (tại Ninh Bình) xử lý

3

Mùn cưa đã qua trồng nấm

50-70 tấn

- Ủ thành đống

- Làm phân vi sinh


4


Xỉ than


30 m3

- Xây quay thu gom, tập kết xỉ than xa khu chế biến

- Cuối vụ sản xuất vận chuyển ra khi vực quy định xử lý rác thải trên địa bàn

5

Tro lò

160 tấn

- Khu chứa chất thải chuyên dùng

- SX phân vi sinh

III

Chất thải khác


1


Khí thải

64,600

m3/giờ


- Xử lý bằng PP ướt để thu hồi tro và hấp thụ các khi độc


2


Nước thải sản xuất


4.000 m3

- Chảy qua đường ống cống

- Chảy trực tiếp xuống bể

- Thải ra môi trường

- Xử lý sinh học qua bể Biogas và bể phốt

3

Phân và các chất thải gia súc

13 tấn

- Thu gom vào bể chuyên dụng

- Xử lý sinh học qua bể Biogas và bề phốt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tỉnh Hòa Bình - 8


Hàng năm, các nhà máy chế biến nông sản thực phẩm thải vào môi trường khối lượng lớn các chất thải ở cả 3 dạng khí, lỏng, rắn thông qua quá trình sản xuất tiêu thụ năng lượng, tiêu thụ nước và các chất bị loại bỏ trong quá trình chế biến, đóng gói. Đặc trưng chất thải của các cơ sở chế biến nông sản thực thẩm là chất hữu cơ, bốc mùi hôi... ảnh hưởng trực tiếp không chỉ đến môi trường sinh thái, hoạt động sản xuất nông nghiệp mà qua đó còn ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân khu vực nông thôn.

Trong quá trình sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm, một lượng lớn phế phụ phẩm thải ra chưa được thu hồi, xử lý triệt để là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước, đặc biệt phát tán mùi hôi thối ra môi trường xung quanh. Vì vậy, việc tận dụng hiệu quả các phế phụ phẩm trong chế biến nông sản thực phẩm (như trấu, cám, mật rỉ, bã mía, nội tạng...); áp dụng khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật vào khâu sản xuất cũng như đầu tư, xử lý chất thải; áp dụng sản xuất sạch hơn; tiết kiệm năng lượng chính là góp phần lớn bảo vệ môi trường nông thôn.

4.1.2.6. Sức ép từ hoạt động làng nghề

Hiện nay kinh tế làng nghề phát triển mạnh nhưng cơ bản vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ; thiết bị thủ công, đơn giản; công nghệ lạc hậu, mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp cộng thêm ý thức người dân làng nghề trong việc bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ sức khoẻ con người còn hạn chế. Chính những yếu tố nêu trên đã tạo sức ép không nhỏ đến chất lượng môi trường sống của chính làng nghề và cộng đồng xung quanh.

Tùy theo tính chất của từng loại làng nghề mà các loại khí thải gây ô nhiễm không khí phát sinh khác nhau. Ngành sản xuất có thải lượng ô nhiễm lớn nhất là tái chế kim loại. Quá trình tái chế và gia công gây phát sinh các khí độc như hơi axit, kiềm, oxit kim loại (PbO, ZnO, Al2O3). Các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ phát sinh ô nhiễm mùi do quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong nước thải và các chất hữu cơ trong chế phẩm thừa thải ra tạo nên các khí như SO2, NO2, H2S, NH3... Các khí này có mùi hôi tanh rất khó chịu, điển hình như ở làng trống da Lâm Yên (Đại Lộc, Quảng Nam). Các làng nghề ươm tơ, dệt vải và thuộc da thường bị ô nhiễm bởi các khí


SO2, NO2.Các làng nghề thủ công mỹ nghệ thường bị ô nhiễm nặng bởi khí SO2.

Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn nước ta.Phát triển kinh tế làng nghề là một xu hướng tất yếu nhưng trên thực tế, sức ép của các hoạt động này lên môi trường cũng không nhỏ, bảo vệ môi trường làng nghề chính là giảm sức ép và bảo vệ môi trường nông thôn.

4.1.2.7. Sức ép từ hoạt động phát triển công nghiệp

Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh thì ngành công nghiệp và xây dựng vẫn giữ vai trò chủ đạo chiếm khoảng trên 55%, biến động qua các năm tăng cả về cơ cấu và giá trị sản xuất.

Sản xuất công nghiệp ước đạt 15.761 tỷ đồng (giá so sánh 2010). Tốc độ tăng bình quân đạt 8,9%/năm (vượt 0,9% so với kế hoạch giao). Cơ cấu công nghiệp phát triển theo hướng tích cực tăng dần công nghiệp chế biến giảm dần tỷ trọng công nghiệp khai thác khoáng sản. Số lượng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không ngừng tăng lên từ 7.000 cơ sở (năm 2015) lên khoảng 7.520 cơ sở (năm 2019).


TỔNG SỐ

115,77%



Khai khoáng

107,14%


Chế biến, chế tạo 121,96%

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng 114,46%

Cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải 102,17%


Hình 4.1: Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2019 so với năm 2018 (%)

Sản phẩm công nghiệp ngày càng phong phú, đa dạng. Bước đầu đã hình thành một số sản phẩm chủ lực chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp như: điện sản xuất, quần áo may sẵn, xi- măng, linh kiện -


thiết bị điện, điện tử...Các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp phát triển đa dạng trên 30 loại sản phẩm: Dệt thổ cẩm, chiếu tre và sản phẩm mỹ nghệ từ nguyên liệu tre luồng, mây tre đan xuất khẩu, thêu truyền thống, gốm sứ nghệ thuật, mành tăm xuất khẩu, đũa tre, chế tác đá cảnh, dệt len, mộc, chạm khảm…

Ngành công nghiệp phụ trợ của tỉnh bước đầu phát triển. Bên cạnh các dự án sản xuất thấu kính quang học, linh kiện điện tử đã hoạt động ổn định, Tỉnh thu hút được những dự án công nghiệp khác như: sản xuất phụ tùng ô tô, linh kiện điện tử hỗ trợ cho tập đoàn SamSung, sản xuất modul camera...

- Hệ thống lưới điện Quốc gia đã cấp điện cho 100% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ số hộ có điện trên địa bàn toàn tỉnh đạt 98%.

Bảng 4.5: Sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh Hòa Bình



TT

Đá xây dựng (m3)

Quần áo (cái)

Đường (Tấn)

Bột giấy (Tấn)

Xi

măng (Tấn)

Điện sản

xuất (Triệu kwh)

Sản

lượng

12.025.000

19.202.000

2.780

46.411

875.796

11.617

a. Hiện trạng một số ngành công nghiệp

* Công nghiệp khai thác - chế biến khoáng sản

Hoà Bình có nhiều loại khoáng sản, trong đó một số loại đã được khai thác như: ăngtimon, than, nước khoáng, đá vôi…Đáng lưu ý nhất là đá, nước khoáng, đất sét có trữ lượng lớn. Đá gabrodiaba trữ lượng 2,2 triệu m3; đá granit trữ lượng 8,1 triệu m3; đặc biệt đá vôi có trữ lượng rất lớn trên 700 triệu tấn, đang được khai thác chế biến sản xuất phục vụ xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ bản… Ngoài ra, than đá có 6 mỏ nhỏ và 2 điểm khai thác than ở các huyện Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Lạc Sơn tổng trữ lượng cấp C1 là 982.000 tấn. Đôllômit, barit, cao lanh cũng có trữ lượng lớn, trong đó có một số mỏ còn chưa được xác định rõ về trữ lượng. Sét phân bố ở vùng thấp, có rải rác trong tỉnh, trữ lượng ước tính 8 - 10 triệu m3.


Bảng 4.6: Trữ lượng khoáng sản chính tại tỉnh Hòa Bình

Đơn vị: 1.000m3


TT

Tên

Đá

Quặng

Cao lanh

Than

Đất sét

01

Thành phố Hòa Bình

25.000

-

-

-

-

02

Huyện Đà Bắc

3.500

5.600

1.300

-

15.400

03

Huyện Kỳ Sơn

6.000

-

-

-

-

04

Huyện Lương Sơn

150.000

6.819

-

-

-

05

Huyện Kim Bôi

6.500

3.650

8.900

-

17.650

06

Huyện Cao Phong

2.900


-

-

-

07

Huyện Tân Lạc

4.500

-

-

7.900

-

08

Huyện Mai Châu

5.600

-

-

-

-

09

Huyện Lạc Sơn

2.600

-

-

6.000

-

10

Huyện Yên Thủy

65.000

-

-

20.000

50.000

11

Huyện Lạc Thủy

24.620

4.200

-

-

-

(Nguồn:Quy hoạch thăm dò, khai thác ba loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hòa

Bình giai đoạn 2014-2019, tầm nhìn đến năm 2024)

Tài nguyên quý của tỉnh Hoà Bình là nước khoáng, chủ yếu phân bố ở 2 huyện Kim Bôi và Lạc Sơn. Ngoài ra, tài nguyên khoáng sản của tỉnh còn rất nhiều mỏ đá kim như: vàng, đồng, chì, kẽm, thuỷ ngân, antimon, pyrit, phốtphorit…

* Công nghiệp chế biến nông - lâm sản, thực phẩm

Hiện nay, công nghiệp chế biến nông lâm sản và thực phẩm trên địa bàn chủ yếu tập trung vào chế biến chè và chế biến lâm sản như gỗ, giấy, bột sắn. Cơ sở sản xuất thực phẩm và đồ uống trên địa bàn tỉnh tính đến hết năm 2019 là 3.153 cơ sở, ngoài ra còn có các cơ sở sản xuất trang phục, đồ dệt may….

b. Thực trạng của các khu và cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Hòa Bình có 08 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh, bổ sung vào Quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam tại Văn bản số 2350/TTg-KTN ngày 31/12/2008 và được điều chỉnh tại công văn số


2628/TTg-KTN ngày 26/12/2014. Đến nay, 08/08 KCN đã lập, phê duyệt và tổ chức công bố quy hoạch chi tiết, với tổng diện tích quy hoạch là 1.510 ha. Trong đó: 07 KCN quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, riêng KCN Lương Sơn quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000.

Bảng 4.7: Các Khu công nghiệp quy hoạch đến năm 2020 tỉnh Hòa Bình



STT


Tên khu


Địa điểm

Diện tích

Giai đoạn

2011-

2015

2016-

2020

1

KCN Lương Sơn

Lương Sơn

81

81

81

2

KCN Bờ trái Sông Đà

TP Hòa Bình

71

77

77

3

KCN Yên Quang

Yên Quang/Kỳ Sơn

200

200

200

4

KCN Thanh Hà

Thanh Hà/Lạc Thủy

300

300

282

5

KCN Mông Hóa

Mông Hóa/Kỳ Sơn

200

236

236


6


KCN Nam Lương Sơn

Trung Sơn- Thành Lập/Lương Sơn


200


200


200


7


KCN Nhuận Trạch

Nhuận Trạch/Lương Sơn


200


214


214

8

KCN Lạc Thịnh

Lạc Thịnh/Yên Thủy

200

220

220

Đến nay các KCN: Lương Sơn, Bờ trái sông Đà, Mông Hóa, Yên Quang, Nhuận Trạch, Lạc Thịnh đã có chủ đầu tư hạ tầng. Hiện nay, chỉ có KCN Lương Sơn đã đầu tư đồng bộ hạ tầng giai đoạn I với tổng vốn đầu tư thực hiện đến hết tháng 01/2015 đạt 373,48 tỷ đồng (trong đó vốn hỗ trợ NSTW: 100 tỷ đồng; vốn ngân sách tỉnh: 15,66 tỷ và vốn doanh nghiệp:258,72 tỷ đồng).

Ngoài các khu công nghiệp thuộc sự quản lý của Ban quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh còn có các cụm công nghiệp thuộc sự quản lý của Sở Công thương đến năm 2019 toàn tỉnh có 15 cụm công nghiệp.


Bảng 4.8: Các Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh


TT

Tên Cụm công nghiệp

Địa điểm

Diện tích(ha)

Tỷ lệ lấp đầy(%)

01

CCN Trung Mường

Xã Yên Quang, huyện Kỳ Sơn

33.675

0

02

CCN Khoang U

Xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn

16.91

0

03

CCN Phú Thành

Xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy

23.63

0

04

CCN Đồng Tâm

Xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy

73.97

22,45

05

CCN An Bình

Xã Thanh Nông, huyện Lạc Thủy

35.115

0

06

CCN Phú Thành II

Xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy

50

15,43

07

CCN Đông Lai - Thanh Hối

Xã Đông Lai và Thanh Hối, Huyện Tân Lạc

28.89

29,3

08

CCN Tây Phong

Xã Tây Phong, huyện Cao Phong

10.63

0

09

CCN Đà Bắc

xã Tu Lý và Hào Lý, huyện Đà Bắc

27.72

0

10

CCN Hòa Sơn

Xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn

15.25

0

11

CCN Chiềng Châu

Xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu

9.85

100

12

CCN và dịch vụ VITACO

Xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn

11.07

0


13


CCN Yên Mông 1

Xóm Yên Hòa 1, Yên Hòa 2, Xã Yên Mông, tp Hòa Bình


20


0

14

CCN Yên Mông 2

Xã Yên Mông, tp Hòa Bình

22

0

15

CCN Xóm Rụt

xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn

74.5

0


16

CCN Chăm Mát - Dân Chủ

địa bàn giáp danh phường Chăm Mát và xã Dân Chủ, tp Hòa Bình


15


0


Về thực trạng thoát nước thải và vệ sinh môi trường trong các KCN

KCN Lương Sơn: Đã đầu tư đồng bộ hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thu gom và hệ thống thoát nước mưa, nước thải của toàn KCN; đã hoàn thành và đưa vào sử dụng Nhà máy xử lý nước thải công suất 3.000m3/ngày đêm. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong KCN đã thực hiện việc đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải chung của toàn KCN.

KCN Bờ trái sông Đà:Hiện một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong KCN đã đầu tư xây dựng công trình xử lý môi trường riêng, cơ bản đạt các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên việc đầu tư cơ sở hạ tầng KCN chưa hoàn thiện, chưa có hệ thống thoát nước mưa, nước thải, hệ thống xử lý nước thải tập trung của toàn KCN, thêm nữa thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ của một số nhà máy, xí nghiệp còn lạc hậu, hiện tại vẫn còn tình trạng nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu của một số doanh nghiệp thải trực tiếp ra môi trường tiếp nhận, gây ra ô nhiễm môi trường.

Các KCN còn lại: Mông Hóa, Nam Lương Sơn, Yên Quang, Nhuận Trạch, Lạc Thịnh, Thanh Hà chưa được đầu tư hệ thống thu gom nước mưa, nước thải và hệ thống xử lý nước thải tập trung của toàn KCN.

4.1.3. Chất lượng môi trường

4.1.3.1. Môi trường không khí

* Tình hình chung chất lượng môi trường không khí khu vực nông thôn

Qua quá trình điều tra khảo sát chất lượng môi trường không khí khu vực nông thôn tại các xã của 3 huyện Lương Sơn, Cao Phong, Kim Bôi tỉnh Hòa Bình có sự khác biệt về nồng độ các chất trong không khí ở các vùng nông thôn tùy theo khu vực.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 04/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí