Phương Pháp Luận:phương Pháp Xác Định Chất Lượng Môi Trường


trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;

+ Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng:

QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất;

QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt;

QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất;

QCVN 14-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

- Khảo sát, điều tra thực tế tại các hộ chăn nuôi, trồng trọt, biến nông sản thực phẩm, làng nghề tại 09 xã, thị trấn của 03 huyện trên địa bàn tỉnh (Khảo sát, điều tra thực tế bằng mẫu phiếu trực tiếp tại cơ sở)

- Kế thừa số liệu thứ cấp, kế thừa kết quả từ các nghiên cứu năm 2017, năm 2018, năm 2019 và đầu năm 2020.

2.4.2. Phương pháp luận:Phương pháp xác định chất lượng môi trường

+ Môi trường không khí sử dụng các thông số sau để xác định: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, tiếng ồn, bụi tổng, CO, O3, NO2, SO2, NH3, NH3; áp dụng TCVN 9469:2012 để lấy mẫu và các QCVN 05:2013/BTNMT; QCVN 06:2009/BTNMT để so sánh kết quả.

+ Môi trường nước mặt sử dụng các thông số sau để xác định: Nhiệt độ, PH, Oxy hòa tan (DO), chất rắn lơ lửng (TSS), Nitrat tính theo N, Amoni, Phốt phát tính theo P(PO43-), nhu cầu oxy hoá học (COD), nhu cầu oxy sinh hoá (BOD5), Sắt (Fe), Thuỷ ngân (Hg), Cadimi (Cd), Asen (As), Chì (Pb),


dầu mỡ, Coliform; áp dụng TCVN 6663-3:2016để lấy mẫu và áp dụng QCVN08-MT:2015/BTNMT, cột B để so sánh kết quả(B1: Nước dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2; B2: Giao thông thủy và các mục đích sử dụng khác với yêu cầu nước chất lượng thấp)

+ Môi trường nước dưới đất: Nhiệt độ, PH, chất rắn lơ lửng (TSS), Amoni (tính theo N), Photphat, Chỉ số Pemanganat, Cadimi(Cd), Chì (Pd); áp dụng TCVN6663-1:2011 để lấy mẫu và áp dụng QCVN 09- M2015/BTNMT; QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống.

+ Môi trường đất: pHKCl, Cr, tổng N, tổng P, chất hữu cơ, Chì (Pb), Cd, đồng (Cu), thủy ngân, kẽm, asen; áp dụng TCVN 7538 - 2 : 2005để lấy mẫuvà áp dụng QCVN03-MT:2015/BTNMT.

2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Tổng hợp số liệu từ các dự án, các báo cáo, số liệu từ các nguồn khác để phục vụ cho luận văn, các căn cứ, văn bản pháp lý liên quan đến quản lý tài nguyên nước. Hệ thống văn bản pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, trong quản lý tài nguyên nước của tỉnh. Các văn bản pháp luật được áp dụng trong quản lý. Từ đó, nghiên cứu và đề xuất các nhóm giải pháp cụ thể có tính khả thi và áp dụng thực tiễn giúp tăng cường công tác quản lý môi trường nông thôn tỉnh Hòa Bình.

- Tổng hợp các số liệu quan trắc môi trường của Trung tâm quan trắc môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường. Phân tích các số liệu quan trắc môi trường của các cơ quan môi trường tại địa phương từ năm 2016 đến năm 2020.


Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NÔNG THÔN TỈNH HÒA BÌNH

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Hoà Bình là một tỉnh miền núi, địa hình chuyển tiếp từ vùng đồng bằng Sông Hồng lên vùng Tây Bắc, là cửa ngõ của vùng Tây Bắc, cách trung tâm thành phố Hà Nội 76 km theo hướng quốc lộ 6.

Toạ độ địa lý từ 20o18’ đến 21o08’ vĩ độ Bắc, 104o50’ đến 104o52’ kinh

độ Đông. Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 4.608 km2, có các vị trí tiếp giáp với các tỉnh/thành như sau:

- Phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ

- Phía Đông giáp Hà Nội

- Phía Tây giáp tỉnh Sơn La

- Phía Nam, Đông Nam giáp tỉnh Hà Nam và Ninh Bình

- Phía Nam, Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hóa.


Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Hòa Bình


Tỉnh có mạng lưới giao thông đường bộ và đường thủy tương đối phát triển, trong đó có các tuyến đường quốc gia quan trọng đi qua như: đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 6, quốc lộ 12B, đường cao tốc Hòa Bình đi Hòa Lạc (Hà Nội).....Mạng lưới giao thông phân bố khá đều khắp, kết nối Hòa Bình với các tỉnh lân cận trong khu vực và các địa phương trong tỉnh khá thuận lợi. Vị trí địa lý của tỉnh là một điều kiện thuận lợi cho Hòa Bình mở rộng hợp tác, phát triển kinh tế.

3.1.2. Địa hình

Về địa hình được chia thành ba khu vực rõ rệt:

- Dạng địa hình núi cao phân bố ở phía Tây Bắc, độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 600 m - 700 m; có một số đỉnh núi cao trên 1.000 m, trong đó đỉnh cao nhất là Phu Canh, Phu Túc (huyện Đà Bắc) cao 1.373 m, tiếp đến là đỉnh núi Dục Nhan (huyện Đà Bắc) cao 1.320 m, đỉnh núi Psi Lung (huyện Mai Châu) cao 1.287 m.

- Dạng địa hình núi thấp, chia cắt phức tạp do đứt, gãy, lún sụt của nếp võng sông Hồng ở khu vực trung tâm, độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 250 - 300m, trong đó ở Tân Lạc là 318 m, Lạc Sơn, Kỳ Sơn là 300 m, Kim Bôi là 310 m, Lương Sơn là 251m.

- Dạng địa hình đồi gò xen các cánh đồng, phân bố ở khu vực Đông Nam của tỉnh, độ cao trung bình 40 m – 100 m, trong đó ở huyện Lạc Thủy là 51 m, huyện Yên Thủy là 42 m.

Ðịa hình tỉnh Hòa Bình chủ yếu là dạng địa hình núi cao, chia cắt phức tạp, không có các cánh đồng rộng (như các tỉnh Lai Châu, Sơn La), độ dốc lớn theo hướng Tây Bắc - Ðông Nam.

Do có sự phân hóa của địa hình nên đã ảnh hưởng đến khí hậu, thủy văn và các đặc điểm tự nhiên khác của tỉnh.

Về phân chia các đơn vị hành chính, tỉnh Hoà Bình gồm có 10 huyện


và 1 thành phố bao gồm: Huyện Cao Phong, huyện Đà Bắc, huyện Mai Châu, huyện Kỳ Sơn, huyện Lạc Sơn, huyện Lạc Thủy, huyện Lương Sơn, huyện Kim Bôi, huyện Tân Lạc, huyện Yên Thủy và thành phố Hòa Bình. Đến ngày 01/01/2020 tỉnh Hòa Bình có 10 đơn vị hành chính gồm 9 huyện và 1 thành phố, 151 đơn vị hành chính cấp xã gồm: 131 xã, 10 phường và 10 thị trấn.

Đặc biệt Hoà Bình có vùng Hồ và đập thuỷ điện Sông Đà với tầm quan trọng chiến lược trong lĩnh vực năng lượng quốc gia, ảnh hưởng rất lớn đến trữ lượng nước mặt, nước dưới đất và việc điều tiết lũ ở vùng hạ lưu sông Đà.

Đường Quốc lộ 6 đi qua tỉnh Hoà Bình, đây là huyết mạc h nối liền Thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng Tây bắc của Tổ quốc. Hiện tại Hoà Bình có 7 dân tộc cùng chung sống, có văn hoá, truyền thống riêng tương đối đa dạng và phong phú.

Quá trình vận động kiến tạo của địa chất qua nhiều thế kỷ đã tạo nên các vùng địa hình, địa mạo khác nhau trên địa bàn tỉnh.

3.1.3. Khí hậu

Khí hậu Hoà Bình mang nét đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt đới, có hai mùa rõ rệt:

- Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 với lượng mưa bình quân 1700 mm

-1800 mm, chiếm hơn 90% tổng lượng mưa cả năm. Riêng vùng núi cao Mai Châu, Đà Bắc mùa mưa đến muộn hơn và thường kéo dài hơn vùng núi thấp.

- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa bình quân chỉ có 100 mm-200mm, trong đó 3 tháng giữa mùa lạnh là các tháng 12, 1, 2. Lượng mưa trung bình trong các tháng này không quá 30mm.

Nhiệt độ không khí

Chế độ nhiệt ở Hoà Bình tương đối ổn định và có đặc trưng là tương đối thấp so với các tỉnh vùng lân cận. Cụ thể các số liệu thống kê các tháng cao nhất và thấp nhất trong các năm như sau:


Bảng 3.1: Các thông số thống kê nhiệt độ bình quân trong năm


TT

Chỉ tiêu thống kê

Nhiệt độ (oC)

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

01

Nhiệt độ tháng cao nhất

30,7

29,9

30,1

29,8

02

Nhiệt độ tháng thấp nhất

17,4

17

17,1

17,3

03

Nhiệt độ trung bình năm

24,6

24,4

24,7

25

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tỉnh Hòa Bình - 5

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2018)

Chế độ mưa

Lượng mưa trung bình hàng năm ở Hoà Bình qua các năm như sau: lượng mưa trung bình năm 2015 đạt 1.674mm; năm 2016 đạt 1.446mm, năm 2017 đạt

2.034 mm, năm 2018 đạt 1.255mm, sơ bộ năm 2019 đạt 1.673mm. Trong đó do đặc điểm của địa hình nên lượng mưa phân bố không đều ở các nơi trong tỉnh và cũng không đều ở các tháng trong năm, thường chỉ tập trung vào mùa mưa và chiếm phần lớn lượng mưa của cả năm.

Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí phụ thuộc vào mùa có nghĩa là độ ẩm phụ thuộc vào lượng mưa và nhiệt độ không khí. Độ ẩm trung bình năm 2015 là 81%; năm 2016 là 80%, năm 2017 là 82%, năm2018 là 82% và sơ bộ năm 2019 là 81%. Vào mùa mưa độ ẩm thường cao. Độ ẩm thấp nhất là vào mùa khô khi nhiệt độ không khí thấp và lượng mưa ít.

Chế độ gió

Ngoài việc chịu ảnh hưởng của chế độ gió chung với các tỉnh vùng đồng bằng bắc bộ, Hoà Bình còn bị ảnh hưởng tương đối rõ nét của chế độ gió Lào.

Hàng năm số cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Hoà Bình gây ra các thiệt hại đáng kể, nhất là hiện nay trước tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu tình hình thiên tai diễn ra khó dự báo trước được.


Lượng bốc hơi

Lượng bốc hơi nước cao nhất thường là vào tháng 5, tháng 6 của năm. Lượng bốc hơi thay đổi tương đối lớn hàng năm và phụ thuộc vào chế độ nắng, gió, lượng mưa, v.v...

3.2. Điều kiện xã hội

3.2.1. Dân số

Theo số liệu thống kê phân bố sử dụng nguồn lao động hiện tại thì gần 60% thu hút vào sản xuất nông nghiệp. Các ngành nghề khác như công nghiệp, dịch vụ, du lịch chiếm số lao động thấp, tuy nhiên hiện nay đang có xu hướng gia tăng lao động công nghiệp và giảm số lao động nông nghiệp.

Bảng 3.2: Dân số phân theo giới tính và khu vực thành thị- nông thôn

Đơn vị tính: người



TT


Huyện/thị


Tổng số

Phân theo giới tính

Phân theo thành thị và nông thôn

Nam

Nữ

Thành thị

Nông thôn

01

TP.Hòa Bình

95.182

47.740

47.442

68.790

26.392

02

Huyện Đà Bắc

54.949

27.300

27.194

5.274

49.220

03

Huyện Mai Châu

55.552

27.925

27.627

5.833

49.719

04

Huyện Kỳ Sơn

32.950

16.430

16.520

2.489

30.461

05

Huyện Lương Sơn

95.563

48.301

47.262

12.555

83.008

06

Huyện Cao Phong

43.619

21.602

22.017

5.249

38.370

07

Huyện Kim Bôi

112.428

55.706

56.722

1.269

111.159

08

Huyện Tân lạc

84.000

42.236

41.764

5.019

78.981

09

Huyện Lạc Sơn

141.371

70.682

70.689

4.226

137.145

10

Huyện Lạc Thủy

59.906

29.646

30.260

7.941

51.965

11

Huyện Yên Thủy

63.778

31.566

32.212

5.223

58.555

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2018)


3.2.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội

a. Tình hình phát triển kinh tế

Đẩy mạnh kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ, trên cơ sở ưu tiên tập trung cho các ngành, các vùng động lực tăng trưởng đồng thời đảm bảo nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững; phát triển mạng lưới kinh tế - xã hội, đô thị kết nối các vùng trong tỉnh với vùng động lực; xóa bỏ các rào cản đối với sự liên kết kinh tế, trao đổi hàng hóa và thu hút lao động.

Ưu tiên mạnh phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế

- xã hội của tỉnh. Tập trung ưu tiên đầu tư có trọng điểm phát triển một số mảng kết cấu hạ tầng quan trọng tại những vùng, những địa điểm then chốt nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ.

Từng bước thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững; tiếp tục thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho nhân dân, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa đậm sắc các dân tộc được bảo tồn và phát huy, quốc phòng an ninh được bảo đảm. Với các chỉ tiêu cụ thể sau đây:

- Cơ cấu kinh tế năm 2019: Nông lâm nghiệp, thủy sản: 19%; công nghiệp - xây dựng: 47%; Dịch vụ: 29,2%.

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 25 triệu đồng/năm (tính đóng góp của nhà máy thủy điện, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 28 triệu đồng/năm)

- Tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân giai đoạn 2015-2020là 30%/năm

- Phấn đấu giá trị xuất khẩu năm 2020 khoảng 230 triệu USD.

- Tổng thu ngân sách nhà nước đến năm 2014 đạt 2.200 tỷ đồng và phấn đấu đến năm 2020 đạt khoảng 4.000 tỷ đồng.

- Sản lượng lương thực cây có hạt phấn đấu đến năm 2020 khoảng 37- 37,5 vạn tấn.

- Giảm tỷ lệ dân số tự nhiên xuống còn khoảng 0,84% vào năm 2020.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 04/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí