Mô Hình Bể Tự Hoại 3 Ngăn. (Tạp Chí Phát Triển Khoa Học Và Công Nghệ, Tập 9, Môi Trường Và Tài Nguyên – 2006)



thêm khả năng tự làm sạch của biển nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường ven biển.

Hình 3.4. Mô hình bể tự hoại 3 ngăn. (Tạp chí phát triển Khoa học và Công nghệ, Tập 9, Môi trường và Tài nguyên – 2006)


Hình 3.5. Sơ đồ xử lý nước thải các Resorts, nhà nghỉ biệt thự. (Tạp chí phát triển Khoa học và Công nghệ, Tập 9, Môi trường và Tài nguyên – 2006)


Xây dựng công nghệ xử lý nước thải tại các trung tâm xử lý nước thải 1


Xây dựng công nghệ xử lý nước thải tại các trung tâm xử lý nước thải 2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.



- Xây dựng công nghệ xử lý nước thải tại các trung tâm xử lý nước thải tập trung, nhiều dạng công nghệ xử lý nước thải khác nhau có thể được áp dụng để xử lý nước thải tập trung từ các khu đô thị. Đối với khu đô thị – du lịch lấn biển, do tính chất đặc thù của một khu du lịch sinh thái biển nên yêu cầu phải xử lý nước thải ở mức độ cao để đảm bảo an toàn chất lượng nước cho khu bãi tắm nhân tạo. Theo đó, công nghệ xử lý nước thải ở 2 trạm xử lý tập trung được đề nghị áp dụng như nhau và được thể hiện như trên Hình 3.5

Hình 3.6. Sơ đồ công nghệ trạm xử lý nước thải tập trung cho khu đô thị - du lịch lấn biển Cần Giờ. (Tạp chí phát triển Khoa học và Công nghệ, Tập 9, Môi trường và Tài nguyên – 2006)

Công nghệ xử lý nước thải tập trung được phân chia thành 3 giai đoạn xử 3


Công nghệ xử lý nước thải tập trung được phân chia thành 3 giai đoạn xử 4

Công nghệ xử lý nước thải tập trung được phân chia thành 3 giai đoạn: xử lý bậc 1, xử lý bậc 2, xử lý bậc cao (xử lý bổ sung) và xử lý bùn.

+ Giai đoạn xử lý bậc 1 bao gồm các công trình xử lý cơ học:

- Song chắn rác (lưới lược thô) vận hành thủ công;

- Bể lắng cát thổi khí;

- Bể điều hòa với sục khí;

- Bể lắng đợt I.

+ Giai đoạn xử lý bậc 2 chủ yếu tập trung vào quá trình xử lý sinh học nhằm loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải. Quá trình xử lý sinh học được ứng dụng để tính toán thiết kế công nghệ trong trường hợp này là quá trình bùn hoạt tính



(Activated sludge process) và công trình đơn vị là aeroten và bể lắng đợt II; Bùn hoạt tính một phần (50%) được tuần hoàn trở lại bể Aeroten, còn bùn hoạt tính dư được dẫn đến bể nén bùn (10).

+ Xử lý bậc cao (xử lý bổ sung): Nước thải sau khi xử lý bậc 2 từ bể lắng đợt II được đưa sang bể lọc áp lực, sau đó đưa đến hồ sinh học với thực vật nước (hồ này vừa tạo cảnh quan, vừa tích trữ nước ngọt sau xử lý để tái sử dụng vào mục đích tưới). Trạm bơm (9) sẽ dẫn nước thải sau xử lý để tưới cây với lưu lượng tối đa và nước thải còn lại xả vào nguồn tiếp nhận.

+ Xử lý bùn: Lượng bùn hoạt tính sinh ra trong quá trình xử lý sinh học được tuần hoàn một phần (50%) về bể aerôten và phần bùn họat tính dư được đưa sang bể nén bùn trọng lực nhằm làm giảm độ ẩm cần thiết để phù hợp với việc khử nước cùng với cặn tươi từ bể lắng đợt I và sau đó dẫn đến bể nén bùn (10) và cuối cùng đưa qua thiết bị ép bùn (11) để làm ráo nước trong bùn và bùn sau đó có thể dẫn đến các ruộng với mục đích làm phân bon và làm mầu mỡ đất canh tác.

Từ những mô hình giới thiệu trên chính quyền địa phương cần xem xét kĩ sự thích ứng của KDL của mình để áp dụng cho phù hợp.

Riêng đối với các giá trị nhân văn, cần nghiên cứu và bảo tồn các giá trị đó, tuyên truyền cho người hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của các giá trị nhân văn để từ đó có ý thức trong việc bảo vệ các giá trị đó.

Cần xây dựng mối liên kết cơ bản về “liên kết bốn nhà” trong phát triển DLST gắn với bảo vệ môi trường.

Hình 3.7. Sơ đồ Wenn về liên kết 4 nhà trong phát triển DLST gắn với bảo vệ môi trường. (Nguyễn Quốc Nghi, Đại học Cần Thơ)

Giải pháp cho phát triển cần phải có sự liên kết phối hợp với nhau của các 5



Giải pháp cho phát triển cần phải có sự liên kết phối hợp với nhau của các cơ quan trong tỉnh. Áp dụng cho Sóc Trăng cần có những biện pháp cơ bản sau:

- Tăng cường sự phối hợp với các ngành, các cấp trong sự nỗ lực chung để đảm bảo môi trường cho phát triển du lịch. Huy động sự tham đóng góp của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, hiệp hội du lịch, khách du lịch, cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội.

- Phát triển các chương trình giáo dục toàn dân và giáo dục trong các trường học về tầm quan của trọng của việc bảo vệ môi trường. Có thể lồng ghép đào tạo và giáo dục về tài nguyên và môi trường du lịch trong chương trình giảng dạy của hệ thống đào tạo các cấp về du lịch, cũng như giáo dục nâng cao nhận thức về việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch cho khách du lịch, công đồng dân cư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

- Các doanh nghiệp du lịch liên kết với cộng đồng dân cư tham gia vào hoạt đông DLST, đầu tư trang thiết bị, phương tiện phục vụ du lịch, đặc biệt là các phương tiện bảo vệ môi trường và giữa gìn vệ sinh công cộng. Đồng thời, phối hợp tổ chức các hình thức DLST mới như: Du lịch trồng cây, du lịch xanh – bảo vệ cuộc sống, du lịch du lịch chung tay vì cộng đồng, du lịch cây trái vườn xanh…

Tóm lại, các ngành chức năng của Sóc Trăng cần có phương án tính toán cho hợp lý những ảnh hưởng cũng như tác động của du lịch đến môi trường để sớm có giải pháp kịp thời nhằm hạn chế đến mức tối đa đến môi trường nhằm bảo tồn nguyên vẹn giá trị tài nguyên và môi trường DLST của Sóc Trăng đạt đến giá trị bền vững.

3.4.8. Giải pháp trong liên kết với các thành phần kinh tế khác.

Huy động sức mạnh từ mọi thành phần kinh tế là tất yếu của sự phát triển, cần liên kết và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển với nhiều hình thức như: liên doanh liên kết, phát triển kinh tế tư nhân… trên cơ sở tạo điều kiện thông thoáng để các thành phần kinh tế tham giai đoạt động phát triển. Đơn giản hóa thủ tục hành chính cho thành lập các doanh nghiệp, đặc biệt cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển nhóm lĩnh vực du lịch.



Triễn khai và thực hiện tốt luật đầu tư, xác định rõ chức năng và trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc hướng dẫn, xúc tiến đầu tư. Giải quyết hợp lý các chính sách đối với đất đai làm mặt bằng sản xuất kinh doanh. Thực hiện chính sách nhất quán đối với đầu tư trong nước và nước ngoài theo lộ trình cam kết trong hợp tác phát triển kinh tế với nước ngoài.

Việc phát triển kinh tế nhiều thành phần phải đảm bảo vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô của nhà nước. Cần khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế được bình đẳng trước pháp luật. Khuyến khích phát triển các hiệp hội nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh như: hiệp hội khách sạn, hiệp hội du lịch lữ hành, hiệp hội các công ty du lịch… nhằm ổn định kinh doanh, ổn định thị trường và tránh hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh.

3.5. Mô tả một số dự án du lịch trên địa bàn Sóc Trăng 3.5.1.Dự án phát triển nguồn nhân lực cho du lịch‌

Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp với đặc điểm đặc trưng nhất: Chất lượng của các SPDL và dịch vụ phụ thuộc vào nguồn nhân lực du lịch. Yếu tố con người mang tính quyết định đến chất lượng của các dịch vụ cơ bản của ngành như: lưu trú, ăn uống, hướng dẫn tham quan...

Thực tế phát triển ngành du lịch trong đó nổi bậc là DLST đã cho thấy nguồn nhân lực nước ta về cơ bản chưa đáp ứng được nhu cầu của du lịch hiện nay, chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng của ngành.

Khai thác phát triển DLST trên địa bàn tỉnh là một loại hình mới vì vậy cần có nguồn nhân lực du lịch dồi dào đã qua đào tạo chuyên môn. Đầu tư con người là một trong những hướng đầu tư quan trọng nhất bởi con người là yếu tố quyết định mọi sự phát triển.

Những nội dung chính của hướng đầu tư này bao gồm việc tổ chức các kháo đào tạo:

- Xây dựng chính sách hợp lý về thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao.

- Đào tạo mới và đào tạo bổ xung về quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ đối với các cán bộ và lao động hiện đang công tác trong ngành du lịch tỉnh.



- Đào tạo mới công nhân kỹ thuật chuyên ngành đáp ứng nhu cầu mở rộng du lịch của tỉnh.

- Đào tạo mới chuyên gia các lĩnh vực đầu tư, tiếp thị, tuyên truyền quảng cáo, quản lý du lịch, khu vui chơi giải trí...

- Đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành du lịch

Đặc biệt, cần có chính sách khả thi để thu hút nguồn nhân lực chuyên ngành du lịch từ các nơi về Sóc Trăng.

3.5.2. Dự án nâng cấp một số cụm DLST ở TP. Sóc Trăng

Đây là cụm du lịch trọng tâm, nơi hội tụ các dòng khách từ các thị trường khác nhau bằng các hướng theo các trục quốc lộ 1A, quốc lộ 60 và là đầu mối điều hành va phân phối khách theo các tuyến các xác định trên địa bàn tỉnh.

- Mục đích:

Trong phát triển không gian du lịch TP. Sóc Trăng là trung tâm phát triển du lịch, vì vây TP. giữ vai trò trung tâm chính trị, văn hóa kinh tế xã hội và là đầu mối của hệ thống giao thông đường bộ. Trong tương lai TP. Sóc Trăng sẽ được mở rộng quy mô, vì vậy khu vực này cần được đầu tư thành một cụm du lịch lớn của tỉnh nhằm thỏa mãn nhu cầu đi du lịch của nhân dân địa phương và du khách, thu hút và điều phối khách du lịch đến các địa danh du lịch của tỉnh.

- Yêu cầu:

Kết hợp hài hòa giữa cải tạo, xây dựng mới, đảm bảo các yêu cầu về quy hoạch đô thị, không phá vỡ cảnh quan và môi trường.

Đáp ứng, thỏa mãn tối đa các nhu cầu của khách du lịch và nhân dân địa phương.

Đảm bảo thực hiện tốt chức năng của trung tâm điều phối du lịch: cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời; dịch vụ đa dạng, chất lượng cao.

- Nội dung đầu tư:

Không gian cụm du lịch này chủ yếu là thành phố Sóc Trăng và các điểm tham quan, vui chơi giải trí: Khu du lịch văn hóa hồ Nước Ngọt, khu vui chơi Bình An, chùa Đất Sét, chùa Chén Kiểu, chùa Dơi, bảo tàng Khmer... tạo nên các sản phẩm du lịch phong phú và độc đáo với các loại hình được đầu tư như;



Siêu thị tổng hợp thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ;

Trung tâm cung cấp thông tin tổng hợp.

Trạm điều hành du lịch.

Khu vui chơi giải trí.

Công viên cây xanh.

Khách sạn, nhà hàng.

Khu thể thao.

Văn phòng cho thuê

Các hoạt động dịch vụ: tài chính, ngân hàng, vận chuyển, viễn thông...

Với vị trí thuận lợi và có khả năng tạo ra sản phẩm du lịch vượt trội khả năng thu hút khách của cụm sẽ rất cao. Với mục tiêu đó việc đầu tư phát triển du lịch tại cụm trung tâm dư kiến theo phương hướng đến 2020 nhu sau:

Tập trung xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch:

Đầu tư xây dựng bước đầu hệ thống cơ sở lưu trú, cở sở vui chơi giải trí, công viên, các công trình thể thao, hồ trung tâm tại thành phố Sóc Trăng.

Đầu tư xây dựng quần thể quảng trường, công viên và tượng đài theo hướng công viên văn hóa gắn với các hoạt động vui chơi giải trí...tạo nên khu vui choi giải trí, thư giãn cho nhân dân và du khách.

Đầu tư thực hiện các quy hoạch phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ: bưu chính viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, cấp thoát nước, cấp điện, vận chuyển, sản xuất mua bán hàng lưu niệm.

Khôi phục chùa Dơi và hoàn thành dự án bảo tồn đàn Dơi Ngựa trong khuôn viên chùa.

Chỉnh trang một số cơ sở văn hóa, làng nghề truyền thống của thành phố như: nghề làm bánh Pía, Mè Láo, Lạp Xưởng...Đầu tư để phục hồi và phát triển làng nghề để tạo sản phẩm du lịch và hàng lưu niệm, đồng thời phục hồi các hoạt động văn hóa nhân gian và văn hóa dân tộc...

Cùng với việc thực hiện hóa vật thể với các văn hóa dân tộc và dịch vụ tại các điểm tham quan, nghiên cứu, kết hợp với các biện pháp thiết kế đô thị hiệu quản nhằm tạo ra bản sắc riêng của thành phố... để tạo điều kiện xây



dựng các tour du lịch kép kín trung tâm để kéo dài ngày lưu trú của khách từ 1,5 ngày trở lên.

- Giải pháp về vốn:

Huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, kể cả hình thức liên doanh trong và ngoài nước, chú trọng nguồn vốn trong nước, có thể thu hút vốn đầu tư dưới dạng cổ phần.

Như vậy, dự án này khi hoàn thành sẽ giữ một vai trò tích cực hơn đối với các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn của tỉnh nói chung và TP. Sóc Trăng nói riêng, đáp ứng được nhu cầu và xu thế phát triển của giai đoạn từ 2010 trở về sau.

- Hiệu quả kinh tế - xã hội.

Tạo thêm một trung tâm kinh tế dịch vụ du lịch tổng hợp làm đầu mối giao tiếp, giao lưu văn hóa kinh tế, tổ chức các cuộc triển lãm, hội nghị hội thảo, sinh hoạt cộng đồng, phổ biến kiến thức, xúc tiến quảng bá thương mại, du lịch...

Thu hút và điều phối khách du lịch đến các địa danh du lịch của tỉnh, qua đó thiết lập lại trật tự kinh doanh du lịch, nâng cao năng lực quả lí nhà nước về du lịch. Cung cấp các dịch vụ đa dạng cho du khách, nhất là những thông tin chi tiết về các điểm du lịch

3.5.3. Dự án phát triển khu DLST Song Phụng

Xây dựng khu du lịch Song Phung thuộc xã Song Phụng (huyện Long Phú). Khu du lịch dự kiến xây dựng với quy mô 79 ha được thiết kế với phong cách hiện đại vừa đảm bảo đặc trưng của một khu DLST vừa thể hiện cấu trúc độc đáo với thiết bị hiện đại phục vụ vui chơi, giải trí của khách du lịch trong và ngoài nước.

TÓM TẮT DỰ ÁN

Địa điểm: Xã Song Phụng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.

Quy mô dự án: 79 ha

Giai đoạn đầu tư: 2009 – 2015

- Sự cần thiết đầu tư dự án:

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí