Xu Thế Phát Triển Các Hoạt Động Kinh Tế Nông Thôn


2,4-2,7 lần. Tuy nhiên, số nhân lực nông thôn qua đào tạo và có tay nghề còn chưa cao, điều này dẫn đến nhận thức chung còn thấp, hệ quả là ý thức bảo vệ môi trường ở vùng nông thôn chưa được như mong đợi.

Lực lượng lao động ở nông thôn rất lớn nhưng lại thiếu việc làm, tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp vẫn thường xuyên xảy ra. Dân số đông, việc làm không đủ là những nguyên nhân chính đẩy hiện tượng di cư cơ học lên cao.

Thu nhập bình quân hàng tháng của lao động nông thôn vẫn thấp mặc dù trong những năm gần đây khoảng cách thu nhập người dân nông thôn - thành thị đã được thu hẹp từ gấp 2 lần năm 2008 xuống còn 1,8 lần năm 2012.

* Thay đổi quỹ đất do tác động kinh tế xã hội

Các hoạt động kinh tế - xã hội đem lại diện mạo mới cho nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân. Cơ sở hạ tầng từng bước được nâng cấp, nhiều mô hình chuyển đổi sản xuất hàng hóa gắn với thị trường đã được thực hiện... Bộ mặt nông thôn ở nhiều nơi được đổi thay, văn minh và tiến bộ hơn rất nhiều so với trước kia. Nhưng song hành với những thành tựu đó, quỹ đất sản xuất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp.

Hiện nay, đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi cả nước, lấn mạnh vào khu vực nông thôn. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2014, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 33,1% (bình quân mỗi năm tăng gần 1 điểm phần trăm trong suốt 15 năm) và sẽ xấp xỉ 45% vào đầu năm 2020. Nhiều khu đất nông nghiệp vùng ven đô bị lấy để xây khu đô thị mới khiến cho vùng nông thôn dần thu hẹp. Bên cạnh những mặt tích cực, quá trình đô thị hóa cũng phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết như: việc làm cho nông dân bị mất đất, phương pháp đền bù khi giải phóng mặt bằng, ô nhiễm môi trường...

Song song với quá trình đô thị hóa là việc chiếm đất nông nghiệp để triển khai, thực hiện nhiều dự án phát triển KCN và nhằm xây dựng hệ thống các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đường xá, cầu cống... Từ đây, mô hình nông thôn


truyền thống đã có sự dịch chuyển đáng kể, các hộ dân có xu hướng tập trung xung quanh các trục đường bộ được đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và dần hình thành các dịch vụ đô thị, dịch vụ khu công nghiệp... Một mặt, các dự án này khiến bộ mặtnông thôn được chỉnh trang, mới mẻ, góp phần nâng caođời sống người dân vùng nông thôn nhưng mặt khác là phải sử dụng một diện tích khá lớn đất nông nghiệp.

Cơ cấu kinh tế của nông thôn đang phát triển theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, hướng mạnh đến dịch vụ. Ở các tỉnh ven các khu kinh tế trọng điểm còn diễn ra việc chuyển đổi đất nông nghiệp thành những khu du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, sân golf... Mặc dù theo quy định, việc quy hoạch sân golf không được phép sử dụng đất lúa, đất màu, đất rừng đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng nhưng trên thực tế, đa phần các khu tổ hợp dịch vụ khu vui chơi giải trí, vui chơi có thưởng, sân golf,đều nằm trong quy hoạch là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Việc này dẫn đến thu hẹp diện tích rừng tại địa phương. Không chỉ vậy, nhiều địa phương ban đầu cũng lấy lý do quy hoạch sân golf nhưng sau một thời gian kinh doanh kém hiệu quả, đã chuyển đổi mục đích sử dụng đất, biến những khu đất rừng trước đây thành đất đô thị.

Bên cạnh đó, tình trạng thoái hóa đất những năm gần đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quỹ đất nông thôn. Thoái hóa đất do xói mòn, rửa trôi, hoang mạc hóa hiện đang làm giảm diện tích đất canh tác nông ngư nghiệp, suy kiệt tài nguyên sinh vật, thậm chí tác động tiêu cực đến đời sống an sinh xã hội.

Thu hẹp quỹ đất ảnh hưởng trực tiếp đến người dân sinh sống ở vùng nông thôn, khiến cho vùng nông thôn trở nên dễ bị tổn thương. Không những vậy, thiếu đất sản xuất dẫn đến nhiều hệ lụy xã hội, tăng gánh nặng và áp lực lên vùng đô thị. Tình trạng sử dụng đất hiện nay là vấn đề cần phải được quan tâm và có giải pháp sử dụng sao cho hiệu quả về mặt KT-XH, ổn định cuộc sống người dân trong vùng nông thôn.


1.2.Tổng quan nông thôn tỉnh Hòa Bình

1.2.1. Đặc trưng nông thôn tỉnh Hòa Bình

* Hoạt động sản xuất nông nghiệp

Hòa Bình nằm trong vùng kinh tế Tây Bắc, có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp. Nhiều năm trước đây, sản xuất nông nghiệp không hiệu quả do thiếu quy hoạch, không có cây chủ lực, không có thâm canh nên năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế thấp (thường là nông dân tự phát cây trồng, vật nuôi theo hướng tự cung tự cấp, không quan tâm đến phát triển kinh tế).

Với hơn 85% dân số sống ở khu vực nông thôn, đây chính là nguồn nhân lực dồi dào trực tiếp tham gia sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của tỉnh.Trong 5 năm qua (2015-2020), bằng việc ban hành nhiều quy hoạch, chiến lược, đề án, chính sách, kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp, tỉnh đã và đang tiếp tục hỗ trợ nông nghiệp nông dân vùng nông thôn khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có, ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình tăng trưởng khá và ổn định, bình quân đạt 4%/năm; năng suất, chất lượng nhiều loại cây trồng vật nuôi được nâng lên, đã xuất hiện nhiều mô hình liên kết sản xuất hiệu quả dựa trên ứng dụng khoa học- công nghệ. Kế hoạch xuyên suốt trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp là phát triển bền vững, tăng giá trị gắn liền với xây dựng NTM.

* Hoạt động nuôi trồng thủy sản

Nhằm phát triển KT - XH các xã vùng hồ, tại các huyện Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong, Tân Lạc và thành phố Hoà Bình đã hình thành một số vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung. Tuy mới bắt đầu phát triển mạnh vào năm 2011 nhưng đến nay, nghề nuôi cá lồng đã thu hút hàng trăm ngư hộ tham gia, số lượng lồng nuôi cá hiện khoảng hơn 1.500 lồng, thể tích từ 25 m3 - 40 m3/lồng. Bên cạnh các loài cá truyền thống như lăng, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép, một số loài mới như rô phi đơn tính, điêu hồng, cá hồi, cá tầm, chiên,


ngạnh, anh vũ với hình thức nuôi lồng bè trên sông, hồ bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, được người dân và doanh nghiệp nhân rộng.

* Phát triển, mở rộng mô hình cải tạo vườn tạp trong xây dựng nông thôn mới hướng tới phát triển kinh tế bền vững:

Để nâng cao hiệu quả hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành nông nghiệp, phát huy lợi thế có sẵn của địa phương, tạo nông sản hàng hóa, đến nay Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang trú trọng phát triển, mở rộng mô hình cải tạo vườn tạp trong xây dựng nông thôn mới hướng tới phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn toàn tỉnh theo chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Ban thường vụ Tỉnh ủy tại Chỉ thị số 40-CT/TU ngày 13/11/2013 về việc đẩy mạnh phát triển hợp tác, liên kết sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng cánh đồng lớn và vận động người dân cải tạo vườn tạp và Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26/4/2016 về việc cải tạo vườn tạp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020.

Các địa phương trên toàn tỉnh đã có chính sách hỗ trợ phát triển một số cây trồng chủ lực của địa phương như Nghị quyết của huyện Tân Lạc, Lạc Thủy; hỗ trợ chứng nhận theo tiêu chuẩn Viet - GAP huyện Cao Phong ... Từ đó, một số địa phương đã thành công trong việc chuyển đổi vườn tạp sang trồng cây ăn quả có múi (như cam, quýt, bưởi...) phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, từng bước tạo thành vùng chuyên canh cho thu nhập từ 400- 600 triệu đồng/ha/năm. Hiện nay toàn tỉnh có 21.125 ha đất vườn, trong đó diện tích đã cải tạo là 6.349 ha, diện tích vườn tạp là 12.381 ha, diện tích chưa trồng cây là 2.395 ha. Nhiều vườn tạp sau khi cải tạo, đầu tư đã mang lại hiệu quả thiết thực. Ngoài ra, cảnh quan môi trường khu vực nông thôn tại các xóm, làng, hộ gia đình có nhiều đổi mới, ngày càng xanh, sạch, đẹp gắn liền với mục tiêu xây dựng nông thôn mới(theo Báo cáo môi trường nông thôn tỉnh Hòa Bình).


* Thách thức trong vươn tầm thương hiệu nông sản của địa phương:

Mặc dù các vùng sản xuất nông sản tập trung đã hình thành, song nếu chỉ có vậy, khó có thể mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm hàng hoá của tỉnh. Chất lượng, mẫu mã sản phẩm ngày càng được người nông dân chú trọng hơn, xem là điều kiện tiên quyết cho đầu ra hàng hoá nông sản.

Những năm gần đây, tỉnh đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề thương hiệu sản phẩm. Cùng với các cấp, ngành liên quan, ngành NN&PTNT đã hỗ trợ các vùng cây, con hàng hoá xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu.

Sau nhiều nỗ lực, vào cuối năm 2014, sản phẩm cam Cao Phong đã được Bộ Khoa học & Công nghệ cấp công nhận chỉ dẫn địa lý. Đây được xem là cơ hội tốt để sản phẩm cam mở rộng thị trường và thu hút đầu tư trong bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm những năm tới. Cùng thời gian này, một số sản phẩm khác cũng được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể, đó là rau hữu cơ của huyện Lương Sơn, hạt dổi của huyện Lạc Sơn. Tính đến năm 2015, Sở NN & PTNT đã thẩm định, kiểm tra thực tế và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho HTX dịch vụ tổng hợp Quyết Thắng, xã Quyết Chiến (Tân Lạc) với diện tích 12,33 ha. Trung tâm Chất lượng nông - lâm - thuỷ sản vùng 1 đã cấp giấy chứng nhận VietGAP cho HTX dịch vụ tổng hợp Quyết Thắng với sản phẩm ngọn rau su su, diện tích sản xuất 9,9023 ha

1.2.2. Xu thế phát triển các hoạt động kinh tế nông thôn

* Hoạt động trồng trọt

Hằng năm ngành nông nghiệp đã lựa chọn được các giống có năng suất, chất lượng cao, thích nghi với điều kiện khí hậu và điều kiện canh tác của từng vùng để bổ sung vào cơ cấu giống cây trồng của tỉnh. Đến năm 2019, hơn 7 nghìn ha đất lúa, đất trồng màu kém hiệu quả được chuyển sang trồng các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao. Diện tích gieo trồng cây lương thực cả tỉnh duy trì khoảng 40 nghìn ha, sản lượng lương thực cây có hạt đạt 36 vạn tấn, tương đương 448kg/người, đảm bảo an ninh lương thực trên địa


bàn tỉnh. Bên cạnh đó, nhiều tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng vào sản xuất, đã hình thành các vùng sản xuất tập trung cho hiệu quả kinh tế cao.

Điển hình như mô hình trồng cam tại các huyện Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy hàng năm cho thu nhập trên 500 triệu đồng/ha; vùng trồng bưởi (bưởi đỏ, bưởi da xanh, bưởi diễn) tại Tân Lạc, Lương Sơn, Yên Thủy cho thu nhập trên 350 triệu đồng /ha; vùng trồng mía tím, mía ép nước ở Lạc Sơn, Cao Phong, Tân Lạc cho thu nhập trên 200 triệu đồng/ha và các mô hình liên kết trồng gừng, trồng bí xanh, vùng trồng su su, tỏi tía ở các xã vùng cao huyện Tân Lạc, Mai Châu cho thu nhập trên 200 triệu đồng/ha…

Trong đó, đáng kể nhất là vùng sản xuất hàng hoá tập trung cây ăn quả có múi. Với xu hướng tăng mạnh, chỉ từ năm 2010 - 2014, diện tích cam và cây có múi khác đã tăng trên 600 ha, khoảng 400 ha cam đang ở giai đoạn kiến thiết cơ bản. Cam cũng là cây trồng chính, chiếm tới 70% cơ cấu cây có múi của tỉnh, diện tích phân bố chủ yếu tại 4 huyện Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ. Huyện Cao Phong có diện tích cam lớn nhất, trong đó, 600 ha cam đã ở giai đoạn kinh doanh. Một vùng sản xuất thế mạnh khác là vùng trồng rau su su ở 5 xã Quyết Chiến, Ngổ Luông, Nam Sơn, Bắc Sơn, Lũng Vân của huyện Tân Lạc. Từ việc tận dụng lợi thế địa hình độ dốc lớn, thung lũng hẹp, khí hậu mát mẻ quanh năm, bà con các dân tộc vùng cao thay vì trồng với mục đích thu hoạch quả làm thực phẩm và làm giống như trước đây đã chuyển đổi thâm canh su su theo hướng lấy ngọn để tăng giá trị sản phẩm. Tổng diện tích trồng su su lấy ngọn hiện khoảng 70 ha.

Song song với phát triển của ngành trồng trọt là việc gia tăng sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV.

Hiện nay, trên toàn quốc nói chung và địa bàn tỉnh Hòa Bình nói riêng đang đối mặt với tình trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV bừa bãi cả về chủng loại và liều lượng, chưa kể tình trạng mua, bán phân bón hóa học và thuốc trừ sâu giả, dẫn đến dư thừa và phát tán ra môi trường.


Bảng 1.1: Số lượng sử dụng phân bón và thuốc BVTV



STT


Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính


Số

lượng


Ghi chú

1

Tổng lượng phân vô cơ sử dụng

Tấn

350.000

2

Lượng vỏ bao bì chứa phân bón vô cơ

Tấn

17.500

Tái sử dụng chiếm 70%

3

Tổng lượng thuốc BVTV sử dụng

Tấn

1.200


4

Lượng vỏ bao bì thuốc BVTV

Tấn

136


5

Rơm rạ

Tấn

190.000

38.000 ha

6

Lõi ngô

Tấn

40.000

40.000 ha

7

Phụ phẩm, tàn dư

Tấn

320.000

80.000 ha

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tỉnh Hòa Bình - 3

* Hoạt động chăn nuôi

Trong chăn nuôi, việc phát triển ngày càng mạnh mẽ của kinh tế trang trại, gia trại đã góp phần tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Hiện toàn tỉnh có khoảng 68 cơ sở chăn nuôi gà quy mô lớn, trong đó 55 trang trại chăn nuôi gà thương phẩm với quy mô từ 3.000 - 10.000 con; 01 trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm; 4 trại gà giống cung cấp khoảng 7 triệu con gà giống/năm; Ngoài ra còn có 20 trang trại chăn nuôi lợn nái và hậu bị quy mô từ 300 - 3.000 con, cung cấp khoảng 150.000 lợn giống/năm và 19.100 lợn hậu bị/năm; hơn 300 gia trại chăn nuôi gia cầm; hơn 250 cơ sở chăn nuôi lợn quy mô nhỏ.


Bảng 1.2: Số trang trại năm 2019 phân theo ngành hoạt động và theo huyện thành phố

TT

Tên

Trang trại trồng trọt

Trang trại chăn nuôi

Trang trại nuôi trồng

Trang trại khác

1

Thành phố Hòa Bình

-

1

-

9

2

Huyện Đà Bắc

-

-

-

1

3

Huyện Kỳ Sơn

-

-

-

-

4

Huyện Lương Sơn

-

54

-

1

5

Huyện Kim Bôi

9

7

-

-

6

Huyện Cao Phong

92

-

-

-

7

Huyện Tân Lạc

-

-

-

-

8

Huyện Mai Châu

-

-

-

-

9

Huyện Lạc Sơn

-

1

-

-

10

Huyện Yên Thủy

-

3

-

-

11

Huyện Lạc Thủy

2

13

-

6

Hiện nay xu hướng chăn nuôi trang trại, quy mô công nghiệp, công nghệ cao đang được quan tâm, trong khi đó chăn nuôi nông hộ giảm dần. Sự tăng trưởng cũng như quá trình công nghiệp hóa các tiểu ngành chăn nuôi đã nhanh chóng dẫn đến sự ra đời của nhiều loại hình mới về cơ sở chăn nuôi, các ngành công nghiệp chế biến và hệ thống phân phối.

Với tổng đàn hơn 23 triệu con gia cầm và hơn 500 nghìn con gia súc, mỗi năm nguồn chất thải từ chăn nuôi thải ra môi trường lên tới hàng nghìn tấn. Đây là một trong những nguồn chất thải lớn có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường vùng nông thôn và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân(theo Báo cáo môi trường nông thôn tỉnh Hòa Bình).

* Chế biến nông lâm thủy sản

Sự tăng nhanh về số lượng các cơ sở chuyên chế biến trong những năm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/02/2023