Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Tĩnh - 1

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Phan Minh Đức


SVTH: Ngô Thị Ngọc Ánh - Lớp K43A KTKT

Lôøi Caûm Ôn

Khóa luận tốt nghiệp là kết quả của 4 năm học tại trường và của quá trình thực tập tại đơn vị. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nổ lực của bản thân còn có sự giúp đỡ của các thầy cô giáo. Lời đầu tiên xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô giáo trường Đại học kinh tế Huế đã truyền lại kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực tập đề tài.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Thạc sỹ Hồ Phan Minh Đức, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cùng với sự quan tâm, lo lắng trong từng bước thực hiện cho đến khi hoàn thành đề tài.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú, các anh chị trong Cơ quan đã tạo mọi điều kiện về thời gian, tận tình chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình tìm hiểu thực tế và tiếp cận công việc trong thời gian thực tập vừa qua.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn người thân và các bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn

Sinh viên thực hiện Ngô Thị Ngọc Ánh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Tĩnh - 1


BIDV : Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BGĐ : Ban giám đốc

CBCNV : Cán bộ công nhân viên CBTD : Cán bộ tín dụng

DN : Doanh nghiệp

ĐVT : Đơn vị tính

GĐ : Giám đốc

HĐ KDNT : Hoạt động kinh doanh ngoại tệ KH : Khách hàng

KSNB : Kiểm soát nội bộ

NHTM : Ngân hàng thương mại

PGĐ : Phó giám đốc

QLRR : Quản lý rủi ro

QLTD : Quản lý tín dụng

TCKT : Tổ chức kinh tế

TSĐB : Tài sản đảm bảo


DANH MỤC BẢNG BẢNG BIỂU

Bảng 2.1- Kết cấu tài sản và nguồn vốn BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh trong 3 năm 2010- 2012 32

Bảng 2.2 - Tình hình lao động tại BIDV- Chi nhánh Hà Tĩnh từ năm 2010 đến năm 2012 34

Bảng 2.3 - Kết quả kinh doanh của BIDV-Chi nhánh Hà Tĩnh trong 3 năm 2010-2012... 40


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1- Bộ máy tổ chức của BIDV- Chi nhánh Hà Tĩnh 38

Sơ đồ 2.2 - Quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp 43


MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1

2. Mục tiêu của đề tài 2

3. Đối tượng nghiên cứu 2

4. Phạm vi nghiên cứu 2

5. Phương pháp nghiên cứu 3

6. Cấu trúc đề tài 3

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT

ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP 4

1.1. Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ 4

1.1.1. Khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ 4

1.1.2. Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nôi bộ 5

1.1.3. Nhiệm vụ của hệ thống kiểm soát nội bộ 6

1.1.4. Những yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ 6

1.1.5. Những hạn chế tiềm tàng của hệ thống kiểm soát nội bộ 12

1.2. Những vấn đề chung về hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp 13

1.2.1. Các khái niệm 13

1.2.2. Nguyên tắc vay vốn 14

1.2.3. Điều kiện vay vốn 15

1.2.4. Hồ sơ vay vốn 16

1.2.5. Thẩm định và quyết định cho vay 16

1.2.6. Hợp đồng tín dụng 16

1.2.7. Giới hạn cho vay 16

1.2.8. Hạn chế cho vay 17

1.2.9. Những trường hợp không cho vay 17

1.2.2. Quy trình cho vay 18


1.3. Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp 22

1.3.1. Khái niệm về kiểm soát hoạt động cho vay 22

1.3.2. Sự cần thiết và mục đích của kiểm soát hoạt động cho vay 22

1.3.3. Quy trình kiểm soát cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp 23

1.3.4. Các yếu tố đánh giá chất lượng công tác kiểm soát hoạt động cho vay 25

1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát hoạt động cho vay 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆP VỤ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ TĨNH 28

2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh 28

2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển 28

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam –

Chi nhánh Hà Tĩnh 29

2.1.3. Tình hình nguồn lực của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh từ năm 2010 đến năm 2012 30

2.1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý 38

2.1.5. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh từ năm 2010 đến năm

2012 39

2.2. Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và

Phát triển – Chi nhánh Hà Tĩnh 42

2.2.1. Quy trình tín dụng 42

2.2.2. Các thủ tục kiểm soát trong quy trình cho vay tại BIDV – chi nhánh Hà Tĩnh ..43 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI BIDV CHI NHÁNH HÀ TĨNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 60

3.1. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng 60

3.1.1. Môi trường kiểm soát 60

3.1.2. Hệ thống thông tin 62

3.1.3. Hệ thống chính sách tín dụng 62


3.1.4. Các thủ tục kiểm soát trong hoạt động cho vay 62

3.1.5. Giám sát độc lập 63

3.2. Các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay tại Chi nhánh 64

3.2.1. Các giải pháp về môi trường kiểm soát 64

3.2.2. Các giải pháp về hệ thống thông tin 64

3.2.3. Các giải pháp về thủ tục kiểm soát trong hoạt động cho vay 65

3.2.4. Giám sát độc lập 65

PHẦN III: KẾT LUẬN 66

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU


Trong các hoạt động của ngân hàng thương mại, hoạt động cho vay luôn chiếm tỷ trọng đáng kể, mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Đồng thời, rủi ro trong hoạt động ngân hàng lại có xu hướng tập trung vào danh mục của các khoản cho vay. Tình trạng khó khăn về tài chính của ngân hàng thường phát sinh từ những khoản cho vay khó đòi, từ đó dẫn đến khả năng mất thanh toán của ngân hàng do không thu hồi được vốn cho vay để thanh toán các khoản huy động đầu vào. Để kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro tín dụng thì việc thiết kế một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu đối với hoạt động cho vay là vấn đề cấp thiết, góp phần quan trọng trong việc hạn chế thất thoát vốn tín dụng của ngân hàng. Nhận thấy được tầm quan trọng trong việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng, tôi đã chọn đề tài “Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh” để làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

Đề tài tập trung tìm hiểu quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp, các hoạt động kiểm soát chủ yếu nhằm phát hiện và ngăn ngừa rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay tại Chi nhánh. Sau đó, đề tài tiếp tục đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay. Trên cơ sở những phân tích thực trạng và đánh giá cụ thể, tôi đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác kiểm soát hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh. Kết quả của đề tài được mô tả tổng quan như sau:

- Phần I: Đặt vấn đề.

- Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu (gồm có 3 chương).

Chương 1: Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và kiểm soát hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nói riêng. Cụ thể: giới thiệu về mục tiêu, nhiệm vụ và các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ, đồng thời đề cập đến những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay và kiểm soát nội bộ đối với hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại.


Chương 2: Sơ lược về quá trình hình thành hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh. Qua tìm hiểu thực tế, trình bày những vấn đề cơ bản của quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh, đồng thời nhận dạng các rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay và các thủ tục kiểm soát mà Chi nhánh áp dụng.

Chương 3: Trên cơ sở thực tế tại Chi nhánh, đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay và từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay tại Chi nhánh.

- Phần III: Kết luận.

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ


1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng là một trong những tổ chức quan trọng nhất của nền kinh tế. Nó có vai trò quan trọng đối với việc ổn định và phát triển kinh tế của một đất nước. Với chính sách tài chính tiền tệ đúng đắn thì nền kinh tế của một quốc gia sẽ phát triển với tốc độ nhanh và ổn định, đồng thời hệ thống ngân hàng cũng phải hoạt động đủ mạnh và có hiệu quả, có khả năng thu hút tập trung các nguồn vốn và phân bổ có hiệu quả nguồn vốn đó.

Trong những năm vừa qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đổi mới một cách căn bản về mô hình tổ chức, cơ chế điều hành và nghiệp vụ…đóng góp đáng kể trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế đất nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống ngân hàng Việt Nam bộc lộ những yếu kém trong điều hành và hoạt động nghiệp vụ. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng do đó sẽ gặp nhiều rủi ro, rủi ro đó có xu hướng tập trung vào hoạt động tín dụng. Khi các ngân hàng rơi vào tình trạng tài chính khó khăn nghiêm trọng thì nguyên nhân thường phát sinh từ hoạt động tín dụng của ngân hàng, thể hiện qua việc ngân hàng không thu hồi được vốn vay hay khách hàng không trả lãi đúng hạn khiến cho vòng quay vốn chậm lại, trong khi ngân hàng vẫn phải trả lãi vay cho nguồn vốn huy động được…

Bên cạnh những rủi ro xuất phát từ bên ngoài thì rủi ro xuất phát từ bên trong tổ chức cũng không phải là nhỏ. Trong mỗi một tổ chức nào, con người luôn được xem là một tài sản quý giá, quyết định đến sự thành bại của một tổ chức, doanh nghiệp. Thế nhưng sự xung đột giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tổ chức luôn tồn tại. Yếu tố rủi ro xuất phát từ con người cũng là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến quy trình, hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó mối quan hệ này cần phải được điều hòa, thế nên nhà quản lý cần phải đặt ra một môi trường làm việc, những quy định cụ thể đúng đắn, phù hợp để đảm bảo rằng hoạt động của tổ chức sẽ diễn ra an toàn, hiệu quả, góp phần hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh.

Để ngăn ngừa những tổn thất và những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt

động kinh doanh ngân hàng, ngoài các biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát của các


cơ quan quản lý Nhà nước, trước hết đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải có những biện pháp quản lý và kiểm soát hữu hiệu, mà quan trọng nhất là phải thiết lập được hệ thống kiểm soát nội bộ một cách đầy đủ và có hiệu quả. Chính vì lẽ đó mà vai trò của hệ thống ngân hàng ngày càng được nâng cao trong tổ chức, doanh nghiệp.

Nhận thức được tầm quan trọng trên, trong thời gian thực tập tại BIDV-Chi nhánh Hà Tĩnh tôi đã chọn đề tài: “ Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh” để làm đề tài khóa luận.

2. Mục tiêu của đề tài

- Góp phần làm rõ hơn các tài liệu, hệ thống hóa các lý luận liên quan về hệ thống KSNB hoạt động cho vay.

- Qua thực tiễn nghiên cứu tại phòng Quản lý rủi ro tại BIDV- Chi nhánh Hà Tĩnh để phân tích thực trạng, tìm ra các nguyên nhân dẫn tới các rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

- Trên cơ sở lý luận, phân tích thực trạng và nguyên nhân, đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng của hệ thống KSNB trong hoạt động cho vay của chi nhánh nhằm nâng cao kết quả hoạt động cho vay nói riêng và kết quả kinh doanh của chi nhánh nói chung.

3. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống KSNB nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp tại BIDV- Chi nhánh Hà Tĩnh.

4. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB

đối với nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng.

Về không gian: đề tài thực hiện tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và

Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh, địa chỉ 88 Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh.

Về thời gian:

- Thời gian làm đề tài từ ngày 21/1/2013 đến ngày 15/4/2013.

- Nguồn số liệu thu thập để làm căn cứ đề tài trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012.


5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu, tổng hợp lý luận lý thuyết cơ bản làm cơ sở để tìm hiểu thực tế.

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: trong quá trình đi thực tập, bằng quan sát, phỏng vấn những nhân viên của ngân hàng để tìm hiểu công việc cụ thể của họ.

- Phương pháp phân tích số liệu: phương pháp này được sử dụng để tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin từ các chứng từ, sổ sách kế toán thu thập được để đánh giá quy trình kiểm soát nội bộ nghiệp vụ cho vay tại BIDV- Chi nhánh Hà Tĩnh.

6. Cấu trúc đề tài

Đề tài thiết kế gồm 3 phần:

- Phần I: Đặt vấn đề

- Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng kiểm soát nội bộ đối với hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Hà Tĩnh.

Chương 3: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Hà Tĩnh và các giải pháp hoàn thiện.

- Phần III: Kết luận


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP

1.1. Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ

1.1.1. Khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ

Chức năng kiểm soát nội bộ (KSNB) luôn chiếm một vị trí quan trọng trong quy trình quản lý, và được thể hiện bởi công cụ chính yếu là hệ thống KSNB của đơn vị. Có nhiều quan điểm và định nghĩa về KSNB, sau đây là một số quan điểm về hệ thống KSNB phổ biến hiện nay:

Theo chuẩn mực Kiểm toán quốc tế số 400 (ISA 400) : “ Hệ thống kiểm soát nội bộ là toàn bộ những chính sách và thủ tục do Hội đồng quản trị của đơn vị thiết lập nhằm bảo đảm việc quản lý chặt chẽ và sự hiệu quả của các hoạt động trong khả năng có thể. Các thủ tục này đòi hỏi việc tuân thủ các chính sách quản lý, bảo quản tài sản, ngăn ngừa và phát hiện các sai sót hay gian lận, tính chính xác và đầy đủ của các ghi chép kế toán và đảm bảo lập các báo cáo trong thời gian mong muốn”.

Theo Ủy ban các nhà tài trợ COSO (Committee of Sponsoring Organization) : “Kiểm soát nội bộ là một quá trình do người quản lý, Hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện 3 mục tiêu dưới đây:

Tính chất đáng tin cậy của báo cáo tài chính

Các luật lệ và quy định được tuân thủ

Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả”.

Theo Liên đoàn kế toán quốc tế (The International Fedration of Accountant

– IFAC) thì : “Hệ thống kiểm soát nội bộ là kế hoạch của đơn vị và toàn bộ các phương pháp, các bước công việc mà các nhà quản lý doanh nghiệp tuân theo. Hệ thống Kiếm soát nội bộ trợ giúp cho các nhà quản lý đạt được mục tiêu một cách chắc chắn theo trình tự và kinh doanh có hiệu quả kể cả việc tôn trọng các quy chế quản lý; giữ an toàn tài sản, ngăn chặn, phát hiện sai phạm và gian lận; ghi chép kế toán đầy đủ, chính xác, lập báo cáo tài chính kịp thời, đáng tin cậy”.

Xem tất cả 76 trang.

Ngày đăng: 20/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí