Đánh giá giá trị thương hiệu ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh Thừa Thiên Huế - 1


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Thái Thanh Hà

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH‌‌‌

............


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ


Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

PGS.TS Thái Thanh Hà Trần Nguyên Vũ


KHOÁ HỌC: 2010 - 2014


Sinh viên: Trần Nguyên Vũ – K44 A Thương Mại


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Thái Thanh Hà

Sau một thời gian học tập tại nhà trường, để vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn và được sự nhất trí của khoa Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Kinh Tế Huế, tôi đã tiến hành nghiên cứu và hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này. Để hoàn thành đề tài này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự động viên, giúp đỡ quý báu của nhiều đơn vị và cá nhân khác nhau. Những người đã quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập vừa qua.

Trước hết, tôi xin cảm ơn quý thầy cô Đại Học Kinh Tế Huế trong suốt thời gian qua đã hỗ trợ và giúp đỡ chúng tôi tận tình, tạo điều kiện để chúng tôi có cơ hội tiếp xúc và học hỏi kinh nghiệm từ lí thuyết cũng thực tế hoạt động của các doanh nghiệp. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Thái Thanh Hà- là giáo viên trực tiếp hướng dẫn tôi làm đề tài này. Thầy đã định hướng, chỉ dẫn phương pháp, giúp đỡ chúng tôi nhiệt tình trong suốt quá trình làm đề tài.

Lời cảm ơn tiếp theo chúng tôi xin chân thành gửi đến ơn quý anh, chị và ban lãnh đạo chi nhánh Ngân Hàng TMCP An Bình chi nhánh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập, điều tra khảo sát khách hàng để có được dữ liệu hoàn thành tốt đề tài này.

Mặc dù đã cố gắng nỗ lực hết sức để hoàn thành đề tài này nhưng do hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh nghiệm sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tôi kính mong quý thầy cô tiếp tục bổ sung góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!


Huế, tháng 4 năm 2013 Trần Nguyên Vũ


Sinh viên: Trần Nguyên Vũ – K44 A Thương Mại


MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài. 1

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2

2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2

2.2. Câu hỏi nghiên cứu 3

3. Đôi tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1. Đối tượng nghiên cứu 3

3.2. Phạm vi nghiên cứu 3

4. Phương pháp nghiên cứu 3

4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 3

4.2. Phương pháp chọn mẫu 4

4.3. Xử lý và phân tích số liệu 6

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10

1.1. Lý thuyết về thương hiệu 10

1.1.1. Khái niệm thương hiệu 10

1.1.2. Các thành phần của thương hiệu 11

1.1.3. Vai trò của thương hiệu 12

1.2. Lý thuyết về giá trị thương hiệu 13

1.2.1. Khái niệm giá trị thương hiệu 13

1.2.2. Những lợi ích của giá trị thương hiệu: 14

1.2.3. Nội dung giá trị thương hiệu 16

1.3. Mô hình nghiên cứu 20

1.3.1. Các mô hình nghiên cứu liên quan 20

1.3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất 21

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHÂN AN BÌNH CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 22

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình chi nhánh Thừa Thiên Huế 22

2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình 22

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 22

2.1.1.2 Các mốc son phát triển của ABBANK 23

2.1.1.3. Tầm nhìn chiến lược và tôn chỉ hoạt động của ABBANK 26

2.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 26

2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 26

2.1.2.2. Các hoạt động của ABBANK - Chi nhánh Thừa Thiên Huế 27

2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các bộ phận tại Chi nhánh Huế 29

2.1.2.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 29

2.1.2.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận trực thuộc 30

2.1.2.4. Cơ cấu lao động của Chi nhánh 32

2.1.2.5 . Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2011-2013 34

2.1.2.6. Hoạt động huy động vốn 35

2.1.2.7. Hoạt động cho vay 36


2.2. Đánh giá giá trị thương hiệu của Ngân hàng TMCP An Bình - chi nhánh Thừa Thiên Huế 38

2.2.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 38

2.2.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo 40

2.2.3. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA) đối với những nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành thương hiệu 42

2.2.3.1. Kiểm định KMO 42

2.2.3.2. Ma trận xoay nhân tố 43

2.2.3.3. Rút trích nhân tố “Lòng trung tanh thương hiệu” 46

2.2.3.4. Phân tích hồi quy các yếu tố cấu thành nên giá trị thương hiệu ABBANK.. 47 2.2.3.4.1. Kiểm định mối tương quan giữa các biến 47

2.2.3.4.2. Kiểm định phân phối chuẩn: 47

2.2.3.4.3. Phân tích tác động tới lòng trung thành với phương pháp hồi quy đa biến 49

2.2.4. Đánh giá giá trị thương hiệu ABBANK qua các thành phần của giá trị thương hiệu 53

2.2.4.1. Đánh giá của khách hàng đối với yếu tố Sự nhận biết thương hiệu 53

2.2.4.2. Đánh giá của khách hàng đối với yếu tố Chất lượng cảm nhận 55

2.2.4.3. Đánh giá của khách hàng đối với yếu tố Lòng ham muốn thương hiệu 58

2.2.4.4. Đánh giá của khách hàng đối với yếu tố Lòng trung thành thương hiệu 59

2.2.5. Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm khách hàng khác nhau. 60

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO LÒNG TRUNG THÀNH THƯƠNG HIỆU THƯƠNG HIỆU ABBANK TẠI TP HUẾ 634

3.1. Định hướng 64

3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu và nâng cao lòng trung thành của khách hàng cá nhân đối với thương hiệu ABBANK 65

3.2.1. Nâng cao Chất lượng cảm nhận 65

3.2.2. Nâng cao Lòng ham muốn thương hiệu 66

3.2.3. Nâng cao Sự nhận biết thương hiệu 66

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69

1. Kết luận 69

2. Kiến nghị 70

2.1. Kiến nghị đối với nhà nước 70

2.2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước 70

2.3 Kiến nghị đối với các nghiên cứu trong tương lai 70


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ABBANK : Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình


AGRIBANK : Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam DVKH : Dịch vụ khách hàng

E-banking : Dịch vụ ngân hàng điện tử EVN : Tập đoàn Điện lực Việt Nam

GD : Giao dịch


IFC : Tổ chức tài chính quốc tế


KHCN : Khách hàng cá nhân


KHDN :Khách hàng doanh nghiệp


KKH : Không kỳ hạn


NH : Ngân hàng


NTD : Người tiêu dùng


TCTD : Tổ chức tín dụng


TMCP : Thương mại cổ phần


DANH MỤC CÁC HÌNH


Trang

Hình 1: Các quan điểm khác nhau về thương hiệu 11

Hình 2: Các cấp độ nhận biết thương hiệu 17

Hình 3: Các cấp độ của lòng trung thành thương hiệu. 18

Hình 4: Mô hình các thành phần giá trị thương hiệu 20

Hình 5: Mô hình các thành phần giá trị thương hiệu của David Aaker 20

Hình 6. Mô hình nghiên cứu 21

Hình 7: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 29

Hình 8: Đánh giá của khách hàng đối với các tiêu chí thuộc về Sự nhận biết thương hiệu 55

Hình 9: Đánh giá của khách hàng đối với các tiêu chí thuộc vềChất lượng cảm nhận 156 Hình 10: Đánh giá của khách hàng đối với các tiêu chí thuộc về Chất lượng cảm nhận

2 ..................................................................................................................................... 57

Hình 11: Đánh giá của khách hàng đối với các tiêu chí thuộc về Lòng ham muốn thương hiệu 58

Hình 12: Đánh giá của khách hàng đối với các tiêu chí thuộc về Lòng trung thành thương hiệu 59


DANH MỤC BẢNG


Trang

Bảng 1: Cơ cấu lao động của ABBANK – Chi nhánh Huế 33

Bảng 2: Số liệu kinh doanh của ABBANK – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 35

Bảng 3: Quy mô huy động vốn tại chi nhánh qua 3 năm 36

Bảng 4 : Quy mô cơ cấu cho vay của chi nhánh qua 3 năm 37

Bảng 5: Đặc điểm mẫu nghiên cứu 38

Bảng 6: Đánh giá độ tin cậy của thang đo trước khi tiến hành kiểm định 40

Bảng 7: Kết quả kiểm định KMO 42

Bảng 8: Tổng biến động được giải thích 43

Bảng 9: Kết quả xoay nhân tố 44

Bảng 10: Kiểm định KMO và Bartlett’s biến “Lòng trung thanh thương hiệu” 46

Bảng 11: Hệ số tải của nhân tố Lòng trung thành thương hiệu 46

Bảng 12: Hệ số tương quan Pearson 47

Bảng 13: Kiểm định phân phối chuẩn 48

Bảng 14: Kiểm định One-Sample Kolmogorov-Smirnov Test 48

Bảng 15: Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy 50

Bảng 16: Phân tích ANOVA về sự phù hợp của mô hình 51

Bảng 17: Hệ số tương quan 52

Bảng 18: Kiểm định Independent sample T- test theo “giới tính” 60

Bảng 19: Kết quả kiểm định phương sai về độ tuổi 61

Bảng 20: Kết quả kiểm định One Way Anova theo nhóm độ tuổi 61

Bảng 21: Kết quả kiểm định phương sai về thu nhập 62

Bảng 22: Kết quả kiểm định One Way Anova theo nhóm thu nhập ...............................


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài‌

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển mình, cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Mối quan tầm hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là làm thế nào để nhãn hiệu hàng hóa của mình được nhiều người biết đến, yêu thích, lựa chọn trong vô vàng những sản phẩm dịch vụ cùng loại đang có mặt trên thị trường. Cuộc chiến giữa các doanh nghiệp thực sự là cuộc chiến giữa các thương hiệu uy tín. Với xu thế đó, vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu đang dần trở thành vấn đề sống còn của tất cả các doanh nghiệp. Thương hiệu là gì mà lại có vai trò quan trọng như vậy trong việc tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp?

Có thể hiểu thương hiệu là một khái niệm để chỉ những ấn tượng đã được định hình trong tâm trí người tiêu dùng và hình thành trong tâm trí họ những kỳ vọng về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, từ đó chi phối hành vi mua sắm của họ. Xét theo góc độ doanh nghiệp, đánh giá của khách hàng về thương hiệu của doanh nghiệp rất quan trọng. Nếu người tiêu dùng đánh giá cao về giá trị thương hiệu của doanh nghiệp thì họ mới tin tưởng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Đánh giá tốt của người tiêu dùng sẽ góp phần cũng cố thương hiệu, tăng khả năng nhận biết và phân biệt của người tiêu dùng đối với các đặc điểm nổi bật của một thương hiệu trong hàng loạt thương hiệu có mặt trên thị trường. Giá trị thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Sự thành công của một thương hiệu phụ thuộc vào mức độ giá trị mà người tiêu dùng cảm nhận được. Chính vì thế, xác định, đo lường, đánh giá các thành phần của giá trị thương hiệu doanh nghiệp là một vấn đề đáng quan tâm của các doanh nghiệp ngày nay.

Chính thức được thành lập và đi vào hoạt động ngày 13/05/1993, với bề dày kinh nghiệm 20 năm họat động trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) được đánh giá là một trong những ngân hàng có sự phát triển bền vững và ổn định. Từ khi được nâng cấp thành ngân hàng quy mô đô thị (giai đoạn 2002 – 2004), ABBANK đã có những bước tiến khá dài với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Giai đoạn 2005 – 2013 là giai đoạn ABBANK có sự bứt phá mạnh mẽ


nhất với sự thay đổi cả về chất và lượng. ABBANK đã thực sự xây dựng và khẳng định niềm tin vững chắc vào tiềm năng cũng như sự phát triển của mình trên thị trường tài chính Việt Nam. Hiệu quả hoạt động và chất lượng dịch vụ của ABBANK đã được khẳng định qua kết quả nghiên cứu của Công ty nghiên cứu thị trường Định hướng FTA (Thành viên của Hiệp hội Nghiên cứu Thị trường Mỹ MRA) năm 2011: 100% khách hàng cá nhân và 90% khách hàng doanh nghiệp hài lòng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của ABBANK.

Để nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của mình trên địa bàn Thừa Thiên Huế, ABBANK cần nắm được các thành phần quan trọng của giá trị thương hiệu cũng như cách thức đo lường chúng và những thông tin về cách đánh giá của khách hàng thành phố Huế về giá trị thương hiệu của ngân hàng.

Xuất phát từ những lý do trên tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Đánh giá giá trị thương hiệu Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình chi nhánh Thừa Thiên Huế” để thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu‌

2.1. Mục tiêu nghiên cứu‌

- Tổng hợp và hệ thống hóa các vấn đề lý luận về thương hiệu, giá trị thương

hiệu.

- Khảo sát ý kiến đánh giá của khách hàng về thương hiệu của Ngân hàng An

Bình chi nhánh Thừa Thiên Huế (sau đây viết tắt là ABBANK Huế).

- Xác định các thành phần tạo nên giá trị thương hiệu ABBANK Huế.

- Xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến lòng trung thành thương hiệu ABBANK Huế.

- Đánh giá giá trị thương hiệu thông qua các thành phần tạo nên giá trị thương hiệu ABBANK Huế.

- Tìm hiểu sự khác biệt của các nhóm khách hàng khác nhau trong ý kiến đánh giá về giá trị thương hiệu của ABBANK Huế.

- Thông qua việc nghiên cứu lý luận và thực tế để tìm ra những ưu nhược điểm, từ đó đề xuất những định hướng và giải pháp nâng cao lòng trung thành của khách hàng, phát triển thương hiệu ABBANK Huế trong tương lai.


2.2. Câu hỏi nghiên cứu‌

- Khách hàng cá nhân tại thành phố Huế đánh giá như thế nào về giá trị thương hiệu ABBANK?

- Giữa các yếu tố của thang đo giá trị thương hiệu có mối quan hệ như thế nào?

- Có sự khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm khách hàng khác nhau đối với các yếu tố cấu thành nên giá trị thương hiệu ABBANK hay không?

- Những biện pháp nào có thể áp dụng nhằm nâng cao giá trị thương hiệu ABBANK?

3. Đôi tượng và phạm vi nghiên cứu‌

3.1. Đối tượng nghiên cứu‌

Đối tượng nghiên cứu là giá trị thương hiệu Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình chi nhánh Thừa Thiên Huế.

3.2. Phạm vi nghiên cứu‌

- Không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn thành phố Huế, tại các phòng giao dịch ABBANK Huế

- Thời gian: Để đảm bảo tính cập nhật của đề tài các dữ liệu thứ cấp được thu thập trong phạm vi thời gian từ năm 2011 đến năm 2013. Các dữ liệu sơ cấp được thu thập trong vòng 3 tháng (từ 10/2/2014 đến tháng 1/5/2014).

4. Phương pháp nghiên cứu‌

4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu‌

Thông tin thứ cấp: Nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tùy theo từng giai đoạn, nghiên cứu thu thập các dữ liệu thứ cấp từ các nguồn như:

- Số liệu tổng hợp từ các phòng chức năng của ABBANK Huế về báo cáo kết quả kinh doanh, tình hình lao động, khách hàng...

- Thông qua mô hình nghiên cứu về giá trị thương hiệu được áp dụng trong thị trường hàng tiêu dùng của tác giả Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang[8] đã cho ta những biến đo lường trong từng thành phần của giá trị thương hiệu để từ đó kết hợp với phỏng vấn nhóm cho ra những biến đo lường phù hợp với đề tài nghiên cứu.

- Tài liệu khóa luận của sinh viên khóa trước, các đề tài khoa học có liên quan

- Giáo trình tham khảo


- Các trang web chuyên ngành, tạp chí khoa học, …

Thông tin sơ cấp: Là dữ liệu thu thập thông qua quá trình điều tra.

- Thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn có sử dụng bảng hỏi với số lượng người tham gia nhiều (mẫu được chọn) và thời gian trả lời bảng hỏi nhanh. Trên cơ sở bảng hỏi mang tính khách quan, phương pháp điều tra ngẫu nhiên nhằm suy rộng cho tổng thể khách hàng đã từng giao dịch tại ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Thừa Thiên Huế.

4.2. Phương pháp chọn mẫu‌

-Xác định cỡ mẫu

Kích thước mẫu được xác định bởi công thức thừa hưởng từ kết quả nghiên cứu và đề xuất của Hair & ctg (1998), tức là kích thước của mẫu bằng 5 lần số các yếu tố sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA.

n= m*5

Trong đó: n là kích thước mẫu

m là số biến độc lập trong mô hình

Theo mô hình nghiên cứu đề xuất và kết quả điều tra định tính, để đánh giá nhận biết thương hiệu tôi sử dụng 4 quan sát là: nhận biết ABBANK cung cấp các dịch vụ tiền gửi, tiền vay, chuyển tiền và ngân hàng điện tử; phân biệt ABBANK với các thương hiệu khác, nhận biết biết logo của ABBANK và nhận biết các điểm giao dịch. Lượng hoá yếu tố chất lượng cảm nhận tôi sử dụng 14 quan sát: nhân viên có thái độ niềm nở, thân thiện; nhân viên ABBANK thực hiện giao dịch chính xác ngay từ lần đầu; nhân viên ngân hàng cung cấp các dịch vụ đúng thời gian; ngân hàng luôn chú ý tránh sai sót; nhân viên cung cấp đầy đủ thông tin về giao dịch cho khách hàng; giao dịch được thực hiện nhanh chóng; nhân viên ngân hàng sẵn sàng giúp đỡ; cảm thấy an toàn khi giao dịch tại ABBANK; nhân viên ngân hàng có đủ hiểu biết để giải quyết các thắc mắc; ngân hàng nhanh chóng giải quyết trở ngại; ABBANK có địa điểm giao dịch thuận lợi; cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngân hàng hiện đại; đồng phục nhân viên gọn gàng, lịch sự. Để lượng hoá lòng ham muốn thương hiệu, tôi sử dụng 4 quan sát là: thích ngân hàng ABBANK, khi có nhu cầu về sử dụng dịch vụ ngân hàng sẽ lựa chọn giao dịch tại ABBANK, sẵn sàng giới thiệu cho bạn bè, người thân đến giao


dịch tại ABBANK, thường theo dõi các thông tin về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Lòng trung thành thương hiệu được lượng hoá bằng 4 quan sát: ABBANK là sự lựa chọn đầu tiên khi sử dụng dịch vụ ngân hàng, không sử dụng dịch vụ của ngân hàng nào khác dù họ có chào mời, sẵn lòng đợi để sử dụng dịch vụ của ABBANK chứ không chuyển sang ngân hàng khác, Anh/chị là khách hàng trung thành của ABBANK.

Tóm lại tôi sử dụng tất cả 26 quan sát tương ứng với 26 biến.

Cỡ mẫu được tính như sau: n=m*5= 26*5= 130 (khách hàng) Trong đó: n là cỡ mẫu.

m là số nhân tố trong mô hình.

-Phương pháp thu thập dữ liệu

Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn đó là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức

Giai đoạn

Dạng

Phương pháp

Kỹ thuật

Mẫu


1


Sơ bộ


Định tính


Phỏng vấn trực tiếp

7 đáp viên


2

Chính thức


Định lượng

Bút vấn (Khảo sát bảng câu hỏi) Xử lý dữ liệu


130 mẫu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 61 trang tài liệu này.

Đánh giá giá trị thương hiệu ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh Thừa Thiên Huế - 1

Trong giai đoạn đoạn nghiên cứu chính thức, do những hạn chế của đề tài trong việc tiếp cận danh sách khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng TMCP An Bình nên phương pháp điều tra được sử dụng đó là phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Phương Pháp này được thực hiện thông qua ba bước:

Bước 1: Xác định địa bàn điều tra và ước lượng tổng thể

Trước tiên, để đảm bảo tính khách quan, cũng như đảm bảo tính đại diện của mẫu cho tổng thể. Nghiên cứu được tiến hành trên cả 3 địa điểm giao dịch của ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Thừa Thiên Huế. Thông qua phỏng vấn chuyên gia để xác định số lượng khách hàng bình quân đến giao dịch tiền gửi tại từng địa điểm mỗi ngày.



Địa điểm điều tra

Ước lượng số KH/ngày

Tổng lượng KH 2 tuần

Số mẫu dự kiến

tại mỗi điểm GD

Bước nhảy K

ABBANK chi nhánh

Thừa Thiên Huế

320

3200

67 khách hàng

48

ABBANK Đông Ba

150

1500

31 khách hàng

49

ABBANK Bà Triệu

150

1500

32 khách hàng

47

Bước 2: Xác định bước nhảy K:

Với thời gian điền tra là 2 tuần, thông qua bước 1 nghiên cứu xác định được tổng lượng khách hàng trong 2 tuần. Khi đó:

K= Tổng lượng KH 2 tuần/Số mẫu dự kiến tại mỗi điểm GD

Tôi sẽ ngồi đợi ở ghế chờ của các phòng giao dịch, phát bảng hỏi hoặc trực tiếp phỏng vấn khách hàng giao dịch tại quầy theo bước nhảy K. Tức là, cứ cách K khách hàng đi ra tôi sẽ chọn một khách hàng để phỏng vấn. Nếu trường hợp khách hàng được chọn không đồng ý phỏng vấn hoặc một lý do khác khiến tôi không thu thập được thông tin từ khách hàng đó, thì tôi chọn ngay khách hàng tiếp theo sau đó để tiến hành thu thập thông tin dữ liệu. Trường hợp thứ 2, khách hàng là mẫu đã được điều tra trước đó, tôi sẽ bỏ qua và chọn tiếp đối tượng khách hàng tiếp theo sau đó để tiến hành phỏng vấn.

Địa điểm điều tra: được sắp xếp theo lịch trình chuẩn bị trước, nhằm đảm tính khách quan và độ tin cậy đối với dữ liệu thu thập được.

4.3. Xử lý và phân tích số liệu

-Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

- Đối với số liệu thứ cấp: Sử dụng các công cụ để tóm tắt và trình bày dữ liệu như bảng biểu, đồ thị, các đại lượng thống kê mô tả như tần số, giá trị trung bình.

- Đối với số liệu sơ cấp: Các thông tin dữ liệu định lượng sau khi thu thập đã được hiệu chỉnh, làm sạch và được xử lý, phân tích trên phần mềm thống kê SPSS 18.0.

+ Phân tích thống kê mô tả: Nghiên cứu này sử dụng các công cụ bảng tần số, biểu đồ, giá trị trung bình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2022