quyết định giải ngân nhanh, vì vậy dùng lợi ích kinh tế để mua chuộc cán bộ thẩm định để được chấp nhận đầu tư. Điều này gây thiệt hại cho NH vì nhiều DA không khả thi được NH cho vay. Bên cạnh yếu tố trình độ, kinh nghiệm thì đạo đức, tư cách và bản lĩnh của mỗi cán bộ thẩm định đóng một vai trò cực kỳ quan trọng quyết định chất lượng của công tác thẩm định. Giáo dục đạo đức, bản lĩnh cho đội ngũ cán bộ phải được Ban giám đốc chi nhánh xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Thông qua tìm hiểu đồng nghiệp, tìm hiểu bằng thực tế công việc, lãnh đạo NH có thể nắm bắt được tính cách, tư cách của cán bộ, từ đó có biện pháp giáo dục, thuyết phục từ nhận thức đến hành vi và việc làm cụ thể nhằm loại bỏ rủi ro đạo đức nghề nghiệp.
3.2.4. Có chính sách tìm kiếm và phân loại chủ đầu tư
a. Chính sách tìm kiếm khách hàng
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, NH nên có biện pháp để tăng cường công tác tiếp thị, tích cực tìm kiếm khách hàng và tìm kiếm các dự án mới có hiệu quả và đủ điều kiện để cho vay như:
- Gửi quà biếu, gửi thư điện chúc mừng các khách hàng trong các dịp lễ, tết hoặc thường xuyên tổ chức các buổi gặp mặt khách hàng nhằm thông báo các sản phẩm mới của NH để củng cố và phát triển quan hệ với khách hàng truyền thống, mở rộng và chọn lọc đối với một số khách hàng mới.
- Thường xuyên quảng cáo, tiếp thị trên báo đài, internet…
- Thường xuyên tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng trong việc soạn thảo các dự án đầu tư…
b. Chính sách phân loại chủ đầu tư
- Đối với một số khách hàng truyền thống có uy tín, NH nên có những chính sách ưu đãi hoặc tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng khi vay vốn đầu tư. Cán bộ thẩm định dựa trên bộ dữ liệu về quá khứ của khách hàng để có thể bỏ đi một số khâu không cần thiết trong quá trình xin vay vốn nhằm giảm bớt thời gian thẩm định và những giao dịch không cần thiết cho khách hàng. Tuy nhiên, cán bộ cũng không được quá chủ quan và hoàn toàn tin tưởng vào khách hàng.
- Ngược lại, với chủ đầu tư thiếu minh bạch rõ ràng trong quá trình xét xin vay vốn, hồ sơ thiếu đầy đủ và chính xác, phải bổ sung và sửa đổi nhiều lần, nội dung thông tin trong hồ sơ thiếu độ minh bạch cần thiết. Đối với những chủ đầu tư này, cán bộ thẩm định cần phải thận trọng xem xét từ khâu thẩm định hồ sơ, thẩm định các biến số như lợi nhuận, chi phí, khấu hao, tính toán dòng tiền lựa chọn lãi suất chiết khấu, các chỉ tiêu hiệu quả tài chính hay phân tích rủi ro của chủ đầu tư cho đến thẩm định các yếu tố phi tài chính, thẩm định kỹ thuật dựa án. Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định cần phải tìm kiếm nhiều nguồn thông tin trung gian từ khác khách hàng, các cơ quan chức năng để biết thêm thông tin về chủ đầu tư.
- Như vậy, tùy loại chủ đầu tư cụ thể mà NH sẽ có chính sách cụ thể khi tiến hành thẩm định dự án xin vay vốn. Tuy nhiên, những nội dung căn bản trong thẩm định dự án cần thiết phải được tuân thủ nghiêm túc nhằm đảm bảo tính khoa học và chặt chẽ.
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính DAĐT vay
vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Huế
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ
- Trước hết, bằng các công cụ quản lý vĩ mô, Chính phủ cần tạo lập và duy trì một môi trường kinh tế - xã hội ổn định.
- Hoàn thiện pháp luật về công tác kiểm toán, kế toán và thống kê:
Chính phủ nên có biện pháp kinh tế, hành chính buộc các DN phải chấp hành đúng pháp luật về kế toán, thống kê. Thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc hàng năm đối với tất cả các DN để đảm bảo tính trung thực, chính xác của các con số trên Báo cáo tài chính. Muốn vậy, Nhà nước phải có chính sách phát triển các công ty kiểm toán độc lập thực sự mạnh cả về trình độ lẫn kinh nghiệm. Bên cạnh đó phải có các văn bản pháp quy bắt buộc tất cả các DN thuộc mọi thành phần kinh tế sử dụng một hệ thống kế toán đồng bộ và thường xuyên thanh tra, kiểm tra để xử lý kịp thời các DN vi phạm.
Hiện nay, chúng ta chưa có một cơ quan thống kê nào đứng ra tập hợp các số liệu nhằm đưa ra các tỷ lệ trung bình ngành cho các DN và NH khai thác, sử dụng. Do vậy,
Nhà nước cần lập ra một cơ quan chuyên trách nghiên cứu và ban hành hệ thống các chỉ tiêu tài chính làm cơ sở so sánh cho các DN và NH.
- Chính phủ nên nhanh chóng hoàn thiện môi trường pháp lý, đảm bảo tính đầy đủ, thống nhất cũng như nâng cao hiệu lực trong việc điều chỉnh pháp luật đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh. Kịp thời ban hành và thực thi các văn bản, thông tư cụ thể hóa các nghị định, quyết định trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, NH.
Hoạt động của các NH và DN còn chịu sự điều chỉnh của các hệ thống văn bản pháp luật và các quy định khác. Vì vậy, một môi trường pháp lý tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của NH cũng như các DN được ổn định và ít rủi ro. Cần sớm ban hành luật sở hữu và các văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước về cấp chứng từ sở hữu tài sản.
Cần nâng cao tính thống nhất giữa các văn bản về hoạt động tín dụng của NH, đồng thời phải tăng cường trách nhiệm của các bộ ngành có liên quan khi cùng NH giải quyết những , vướng mắc trong các khoản tín dụng đối với DN.
- Đề nghị các cơ quan quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực thực hiện hệ thống hóa các thông tin liên quan đến lĩnh vực mà ngành mình phụ trách. Hàng năm, thông tin được công bố một cách công khai, chính xác ở trung tâm thông tin của ngành để giúp cho NH,. chủ đầu tư thuận lợi trong việc thu thập thông tin..
- Đề nghị các bộ ngành cần phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định và phê duyệt dự án. Chính phủ cần có văn bản cụ thể quy định rõ trách nhiệm giữa các bên đối với kết quả thẩm định trong nội dung các DAĐT.
- Hoàn thiện công tác công chứng : các dự án bao giờ cũng đi cùng với nhiều tài liệu liên quan có giá trị pháp lý, đòi hỏi phải có công tác công chứng. Sự chính xác, nghiêm túc của công chứng cung cấp những thông tin, hồ sơ hợp lệ giúp nâng cao chất lượng công tác thẩm định. Ngoài ra, Nhà nước cần đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện hơn nữa cơ chế một cửa nhằm giảm thiểu các thủ tục không cần thiết gây mất thời gian cho DN cũng như NH trong việc thẩm định DAĐT.
- Khuyến khích phát triển các hình thức công ty tư vấn : các công ty tư vấn sẽ cung cấp nguồn thông tin phong phú về đầu tư và DAĐT, giúp các chủ dự án lập được những dự án có hiệu quả cao, đồng thời giúp các cơ quan có thẩm quyền thẩm định các khía cạnh khác nhau của dự án.
- Tổ chức sắp xếp, xếp loại các DN : Hiện nay ở Việt Nam chưa có một tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá, xếp loại các DN. Có trường hợp DN khi xin vay vốn ở NH này thì được xem là DN tốt nhưng khi sang NH khác thì lại bị xếp hạng kém, gây khó khăn cho việc đánh giá DN của công tác thẩm định cho vay vốn.
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân Hàng Nhà Nước
- Ngân hàng Nhà nước cần cải tiến hệ thống pháp luật theo hướng chặt chẽ và đồng bộ. Ban hành những văn bản hướng dẫn, những quy định cụ thể về hoạt động thẩm định DAĐT.
- Ngân hàng Nhà nước cần hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về thẩm định dự án,
hỗ trợ cho các NHTM nâng cao nghiệp vụ thẩm định.
- Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Trung tâm thông tin Tín dụng (CIC). Trong tương lai, trung tâm này phải giữ vai trò là điều phối viên, thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin quan trọng. Để làm được điều đó, CIC cần có mối liên hệ chặt chẽ với các NHTM để thu thập thông tin, từ đó sẽ tiến hành tổng hợp lại: DN nào có uy tín, DN nào tiềm ẩn rủi ro cao, các thông tin về thị trường trong nước và thế giới… để khuyến nghị với các NHTM khác kịp thời. Ngoài ra, CIC cũng cần phải thường xuyên liên hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước hữu quan như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp, Bộ Xây dựng, Bộ Công nghiệp, Tổng cục Thống kê,… để trao đổi, thu thập các thông tin liên quan tới các lĩnh vực thẩm định dự án.
- Thêm vào đó, NHNN cần tổ chức các hội nghị kinh nghiệm toàn ngành để tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa các NHTM trong công tác thẩm định. Việc này không chỉ giúp cho công tác thẩm định của mỗi NH tốt hơn mà còn thúc đẩy, nâng cao chất lượng công tác thẩm định của cả ngành NH.
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam
- Hoàn thiện hơn nữa quy trình thẩm định DAĐT để phù hợp với xu hướng biến đổi của nền kinh tế. Quy trình thẩm định cần hợp lý và thống nhất trên toàn hệ thống. Quy trình này sẽ làm cơ sở tham chiếu cho các chi nhánh khi tiến hành thẩm định DAĐT tại chi nhánh của mình.
- Quan tâm hơn nữa công tác đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng cho các Chi nhánh của mình. Trung tâm đào tạo của NH cần xây dựng thêm các khóa đào tạo về thẩm định DAĐT mang tính chuyên nghiệp hơn, phù hợp với xu hướng tiến bộ của các nước trên thế giới. Việc xây dựng các khóa đào tạo cần có sự tham gia tư vấn của các nhà chuyên môn, các giảng viên đến từ các trường đại học hàng đầu về kinh tế trong nước cũng như của nước ngoài.
- Đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác thẩm định cả về phần mềm cũng như phần cứng, phù hợp với xu hướng tiến bộ của thế giới như các phần mềm dự báo, đánh giá rủi ro.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng để thiết lập hệ thống thông tin về các lĩnh vực như: xây dựng, bất động sản, các chính sách giá cả, thuế,... Hệ thống thông tin này sẽ làm cơ sở tham khảo của các cán bộ thẩm định khi tiến hành thẩm định DAĐT.
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Kết luận
Thẩm định tài chính dự án trong cho vay dự án là nội dung lớn và rất quan trọng trong thẩm định DAĐT của các NHTM. Qua thẩm định tài chính dự án, NH xác định được mức vốn đầu tư, cơ cấu vốn và nguồn vốn đầu tư cho dự án, tỷ lệ sinh lời cũng như lợi nhuận mang lại của vốn đầu tư, phân tích được những rủi ro và các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo mục tiêu an toàn vốn và mang lại hiệu quả cao nhất. Kết quả thẩm định tài chính là thước đo quan trọng hàng đầu để NHTM đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Tuy nhiên, hiện nay việc thẩm định tài chính dự án tại các NHTM còn chứa đựng nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nguyên nhân cơ bản nhất là nhân tố con người làm công tác thẩm định tài chính dự án.
Qua những vấn đề nghiên cứu, phân tích luận văn đã có những đóng góp chủ yếu sau:
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về DAĐT, thẩm định tài chính DAĐT, nội dung thẩm định, các chỉ tiêu đánh giá công tác thẩm định và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính DAĐT.
- Phân tích thực trạng công tác thẩm định tài chính DAĐT tại NH TMCP Á Châu Chi nhánh Huế trong những năm vừa qua, đánh giá kết quả đạt được và đưa ra những hạn chế, khó khăn mà NH đang gặp phải.
- Đề xuất những giải pháp để hoàn thiện hơn công tác thẩm định tài chính DAĐT tại ACB Huế để khắc phục những hạn chế và kiến nghị với NH TMCP Á Châu Việt Nam, Chính phủ và các cơ quan ban ngành có liên quan và với NHNN nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thẩm định tài chính DAĐT.
2. Hạn chế và hướng phát triển đề tài
Tuy đã hoàn thành những mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra nhưng trong quá trình nghiên cứu, đề tài vẫn còn gặp phải một số hạn chế:
- Hạn chế về thời gian cũng như kiến thức.
- Vì không được trực tiếp cùng tham gia thẩm định tài chính dự án “ Khách sạn
Hoàng Gia” nên không thể lý giải tất cả các khía cạnh tài chính của dự án đó.
Qua đây, em cũng xin đề xuất hướng phát triển đề tài sau này:
- Nếu được tham gia thẩm định và được tham khảo tất cả DAĐT tại ACB Huế thì sẽ có sự nhìn nhận toàn diện hơn.
- Sau này nếu sử dụng cho đề tài cấp thạc sỹ thì nên có sự so sánh giữa các NHTM khác trên địa bàn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cao Thị Mỹ Duyên (2008), Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Thừa Thiên Huế, Khóa Luận Tốt Nghiệp, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Thừa Thiên Huế.
[2] Ngân hàng TMCP Á Châu (2009), Giáo trình tín dụng – Phần X: Thẩm định khách hàng vay, TP. Hồ Chí Minh.
[3] Ngân hàng TMCP Á Châu (2013), Các dự án tài trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Xem ngày 05/04/2013, http://www.acb.com.vn/khdn/khdn.htm.
[4] Ngân hàng TMCP Á Châu (2013), Giới thiệu tổng quát về Ngân hàng TMCP Á Châu , Xem ngày 05/04/2013, http://www.acb.com.vn/gthieu/gthieu.htm.
[5] Nguyễn Đức Thắng (2009), Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng thương mại : Kinh nghiệm thực tiễn tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
[6] Nguyễn Phước Tân (2012), Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Huế, Khóa Luận Tốt Nghiệp, Đại học Kinh Tế - Đại học Huế.
[7] PGS. TS. Lưu Thị Hương (2004), Giáo trình thẩm định tài chính dự án, NXB Tài chính, Hà Nội.
[8] Trương Thùy Linh (2008), Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án phát triển tại Ngân hàng Phát triển Quảng Bình, Khóa Luận Tốt Nghiệp, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Thừa Thiên Huế.
[9] TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), Hướng dẫn thực hành tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
[10] TS. Phạm Thị Hà (2004), Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư, NXB Tài chính, Hà Nội.
PHỤ LỤC
2.1.5.1. Tình hình huy động vốn của ACB Huế qua ba năm 2010, 2011, 2012.
Giá trị : triệu đồng | |||
2010 | 2011 | 2012 | |
1. Theo thời hạn | 1.067.039 | 1.173.742 | 1.056.368 |
Không kỳ hạn đến 12 tháng | 823.680 | 906.048 | 316.911 |
Từ trên 12 tháng đến 60 tháng | 243.358 | 267.694 | 739.457 |
Trên 60 tháng | 0 | 0 | 0 |
2. Theo hình thức huy động vốn | 1.067.039 | 1.173.742 | 1.056.368 |
2.1. Tiền gửi tiết kiệm | 305.390 | 241.313 | 509.625 |
Nội tệ | 250.911 | 206.082 | 435.002 |
Ngoại tệ | 54.480 | 35.231 | 74.623 |
2.2. Tiền gửi KHDN | 106.704 | 129.112 | 137.238 |
Nội tệ | 65.701 | 83.742 | 89.668 |
Ngoại tệ | 41.003 | 45.370 | 47.570 |
2.3. Tiền gửi khác | 654.944 | 803.318 | 409.505 |
Nội tệ (Tiền gửi thanh toán KHCN) | 3.499 | 3.611 | 3.513 |
Phát hành giấy tờ có giá (CCHĐ vàng) | 651.445 | 799.707 | 405.991 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng tmcp á châu - chi nhánh Huế - 1
- Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng tmcp á châu - chi nhánh Huế - 2
- Chỉ Tiêu Đánh Giá Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Vay Vốn Của Nhtm
- Cơ Cấu Tổ Chức Và Chức Năng Của Các Phòng Ban Tại Chi Nhánh
- Thẩm Định Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Tài Chính Dự Án
- Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng tmcp á châu - chi nhánh Huế - 6
Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.
2.1.5.2. Tỷ trọng dư nợ theo kỳ hạn của ACB Huế qua ba năm 2010, 2011, 2012
Tỷ trọng so với tổng dư nợ (%) | |||
2010 | 2011 | 2012 | |
Theo kỳ hạn | 100 | 100 | 100 |
- Ngắn hạn | 52,97 | 52,17 | 56,50 |
- Trung dài hạn | 47,03 | 47,83 | 43,50 |
2.2.2.6. Bảng tính độ nhạy của ACB
Giá trị 1 | Giá trị 2 | Giá trị 3 | ||
Doanh thu | Giảm | 10% | 5% | 2% |
Chi phí | Không đổi | |||
NPV | Kết quả | |||
IRR | Kết quả |
Giá trị 1 | Giá trị 2 | Giá trị 3 | ||
Doanh thu | Không đổi | |||
Chi phí | Tăng | 10% | 5% | 2% |
NPV | Kết quả | |||
IRR | Kết quả |
Giá trị 1 | Giá trị 2 | Giá trị 3 | ||
Doanh thu | Giảm | 10% | 5% | 2% |
Chi phí | Tăng | 10% | 5% | 2% |
NPV | Kết quả | |||
IRR | Kết quả |
2.2.2.2. Căn cứ tính toán và giải trình các thông số của dự án khách sạn Hoàng Gia.
Khoản mục | Đơn vị tính | Giá trị | |
I | Các thông số liên quan tới doanh thu | ||
1 | Tổng số phòng | phòng | 90 |
2 | Công suất phòng bình quân năm 2011 | % | |
3 | Thay đổi công suất hàng năm | ||
- năm 2012 | % | 20 | |
- năm 2013 trở đi | % | 90 | |
4 | Số lượng ngày kinh doanh | ||
- năm 2011 | Ngày | 269 | |
- năm 2012 trở đi | ngày | 365 | |
5 | Đơn giá cho thuê bình quân | Tr/ngày/phòng | 0.75 |
6 | Tỷ lệ tăng giá cho thuê hàng năm (Từ 2013 trở đi) | %/năm | 5 |
7 | Cơ cấu doanh thu ăn uống/doanh thu phòng | % | 40 |
8 | Cơ cấu doanh thu massage/doanh thu pḥng | % | 15 |
9 | Cơ cấu doanh thu lữ hành/doanh thu phòng | % | 25 |
II | Thông số liên quan tới chi phí | ||
1 | Tỷ trọng GVHB đối với hoạt động cho thuê | %/doanh thu ks | 10 |
2 | Tỷ trọng GVHB đối với HĐKD nhà hàng | %/doanh thu | 50 |
3 | Tỷ trọng GVHB đối với HĐKD Massage | %/doanh thu | 15 |
4 | Tỷ trọng GVHB đối với HĐKD lữ hành | %/doanh thu | 60 |
5 | Tỷ trọng chi phí hoạt động/doanh thu( CPBH &QLDN) | %/doanh thu | 12.3 |
6 | Chi phí bảo trì | %TSCĐ | 2 |
7 | Chi phí điện nước | %/doanh thu | 5 |
8 | Tỷ lệ tăng chi phí hàng năm | %/chi phí | 2 |
9 | Thuế TNDN | % | 25 |
III | Các thông số khác | ||
1 | Thời gian hoạt động của các dự án | năm | 20 |
2 | Thời gian khấu hao TSCĐ | ||
- phần xây dựng | năm | 20 | |
- MMTB, nội thất | năm | 7 | |
3 | Giá trị thu hồi TSCĐ | %/giá trị đầu tư XD | 10 |
4 | Thu hồi MMTB, nội thất | Triệu đồng | Giá trị còn lại |
5 | Giá trị thu hồi đất | Theo hệ số chiết khấu | |
6 | Lãi vay | %/năm | 20.05 |
7 | Thời hạn vay | năm | 10 |
8 | Thời gian ân hạn | năm | 0.5 |
9 | Thời gian trả nợ | năm | 9.5 |
10 | Suất chiết khấu | % | 14 |
11 | Thuế TNDN | % | 25 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Huế, ngày….tháng….năm 2013
Giám đốc