Đánh Giá Cho Các Loại Hình Du Lịch Phục Vụ Phát Triển Du Lịch

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2


- Các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên có tiềm năng lớn để phát triển DL như nằm điểm đầu của 2 tuyến hành lang quan trọng của quốc gia thông qua 2 cửa khẩu quốc tế. Đồng thời có nhiều loại TNDL đặc trưng cho DL miền núi của dãy Trường Sơn Bắc như sự phân hoá phức tạp, phân dị mạnh về độ cao địa hình tạo nên hệ thống suối thác, hồ và dòng chảy sông độc đáo; quá trình địa chất cũng đã hình thành các mỏ khoáng nóng, hang động karst tương đối có giá trị cho PTDL. Đặc biệt, khu vực NC có hệ thảm thực vật có giá trị, ĐDSH tương đối cao (1 VQG, 4 KBT). Lãnh thổ có TNDL văn hoá cũng rất phong phú nổi bật là hệ thống DTLS - cách mạng (60 di tích đã xếp hạng) và các lễ hội, làng nghề truyền thống gắn liền với chủ yếu 3 cộng đồng người dân tộc ít người (Bru - Vân Kiều, Tà Ôi, Cơ Tu) rất đặc sắc. Đây cũng chính là nhân tố quan trọng chi phối mạnh mẽ đến sự hình thành, đa dạng hóa các LHDL, SPDL tự nhiên cũng như văn hoá trên lãnh thổ NC. Mặt khác, là cơ sở để khai thác thế mạnh, phát triển lợi thế so sánh trong DL giữa các tiểu vùng khác nhau trên lãnh thổ NC.

- Khí hậu là một trong những dạng tài nguyên quan trọng cho phát triển các ngành kinh tế trong đó có kinh tế du lịch. Để đánh giá được tài nguyên SKH cho 2 LHDL và 13 điểm DL, kế thừa các kết quả nghiên cứu về tài nguyên khí hậu khu vực NC, luận án đã tiến hành phân loại SKH trên cơ sở các chỉ tiêu nền nhiệt ẩm tiềm năng (nhiệt độ trung bình năm (Ttb), tổng lượng mưa năm (Rn) cũng như những đặc thù của khí hậu đối với HĐDL (độ dài thời kỳ lạnh, độ dài thời kỳ khô). Kết quả trên bản đồ phân loại SKH, tỷ lệ 1:50.000 đã xác định được 6 loại SKH cho du lịch với những đặc điểm và mức độ phù hợp với HĐDL khác nhau.

- Luận án đã kế thừa, áp dụng các nguyên tắc và phương pháp phân vùng ĐLTN để tiến hành phân vùng cho lãnh thổ NC. Theo đó, hình thành hệ thống tiêu chí cho phân vùng ĐLTN các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên với 2 cấp phân vị: Á vùng - tiểu vùng. Kết quả, bản đồ phân vùng ĐLTN cho PTDL ở tỷ lệ 1:50.000 cho lãnh thổ NC đã được thành lập, trên đó đã xác định được 2 á vùng, 8 tiểu vùng cùng với sự khác nhau rõ rệt về ĐKTN, đặc điểm TNDL và điều kiện KT - XH giữa tiểu vùng ĐLTN.

Chương 3

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH

CÁC HUYỆN MIỀN NÚI KHU VỰC TRỊ - THIÊN


3.1. Đánh giá cho các loại hình du lịch phục vụ phát triển du lịch

3.1.1. Cơ sở xác định một số loại hình du lịch

Trong đánh giá ĐKTN, TNDL cho PTDL theo hướng liên kết vùng, tiểu vùng của lãnh thổ, đối với những lãnh thổ khác nhau (phụ thuộc vào tiềm năng và các điều kiện hạ tầng) thì sẽ có những ưu tiên phát triển loại hình khác nhau. Vì vậy, DL ở đây được hiểu là các LHDL chính ở lãnh thổ. Nên việc đánh giá ĐKTN, TNDL cho PTDL được thực hiện bằng việc xác định mức độ TL của chúng cho những LHDL được xem là thế mạnh của lãnh thổ này, từ đó xác định khả năng, định hướng PTDL hiệu quả.

Theo giới hạn NC của luận án, có 2 LHDL được lựa chọn đánh giá khả năng khai thác để phục vụ PTDL bao gồm DL thiên nhiên và DL văn hóa. Các LHDL này được xác định dựa trên các cơ sở sau:

- Tiềm năng về ĐKTN và TNDL với những giá trị đặc sắc, thể hiện tính đặc thù, độc đáo và điều kiện SKH thuận lợi cho việc tổ chức LHDL.

- Hiện trạng TNDL, LHDL, các chương trình liên kết vùng, tiểu vùng đang được khai thác trên thực tế ở lãnh thổ NC.

- Dựa vào các cơ sở pháp lý, bao gồm: Chiến lược Phát triển SPDL Việt Nam [79], các Quy hoạch PTDL (Việt Nam, Bắc Trung Bộ và từng địa phương), Chiến lược Phát triển KT - XH của từng lãnh thổ NC [61], [77], [78], [102]. Đây chính là cơ sở quan trọng trong xác định LHDL đánh giá cho phù hợp.

- Cơ sở nhu cầu khách DL (quy luật cung - cầu); xu hướng PTDL trong tương lai bao gồm: đẩy mạnh PTDL theo hướng liên kết vùng, tiểu vùng trong PTDL gắn liền với giáo dục và bảo vệ môi trường, nâng cao ứng dụng công nghệ hiện đại trong PTDL.

3.1.2. Đánh giá cho từng LHDL

3.1.2.1. LHDL thiên nhiên

a. Xác định tiêu chí, mức độ, điểm và trọng số đánh giá

LHDL thiên nhiên chủ yếu diễn ra những khu vực có phong cảnh đẹp, địa

hình đa dạng và độc đáo, sinh vật đa dạng, điều kiện SKH thuận lợi. Tác giả đã lựa chọn 4 tiêu chí để đánh giá , bao gồm : thắng cảnh (sự tương phản giữa địa hình -

thủy văn - sinh vật); đia

hình (kiểu và độ dốc địa hình); sinh vậ t (thảm thực vật và

ĐDSH); SKH (nhiệt độ, chế độ mưa - ẩm, hiện tượng thời tiết đặc biệt)

*Tiêu chí thắng cảnh

Hiện nay những danh thắng được quốc tế xếp vào di sản thiên nhiên thế giới, đã có những tiêu chuẩn được đánh giá kỹ lưỡng. Những thắng cảnh còn lại được đánh giá mang tính chủ quan, tương đối, phụ thuộc cảm nhận thẩm mỹ mỗi người. Tuy nhiên, nhìn chung một khu vực được coi là thắng cảnh đẹp cần hội tụ nhiều yếu tố sau: địa hình đa dạng, khí hậu (các yếu tố thời tiết TL), thủy văn (thác nước, hồ), sinh vật (các thảm thực vật đặc trưng) cùng nằm trong không gian hẹp để tạo nên cảnh quan đẹp hấp dẫn đối với du khách. Như vậy, độ hấp dẫn của thắng cảnh là tiêu chí đánh giá quan trọng nhất cho LHDL dựa vào tự nhiên là chủ yếu này, thể hiện mức độ tập trung, tính đa dạng, độc đáo, giá trị và sức chứa. Các thắng cảnh được xác định trong đánh giá là những khu vực đang được khai thác phục vụ DL hoặc những khu vực ở dạng tiềm năng chuẩn bị khai thác. Các chỉ tiêu, mức đánh giá và thang điểm của tiêu chí thắng cảnh được xác định ở bảng 3.1

Bảng 3.1. Chỉ tiêu đánh giá mức độ TL của tiêu chí thắng cảnh cho LHDL thiên nhiên


Mức đánh giá

Điểm

tương ứng

Chỉ tiêu

Rất hấp dẫn

(RTL)

4

Phong cảnh đa dạng, độc đáo, mức độ tập trung cao. Có chứa

các DTLS văn hóa cấp quốc gia hoặc cấp quốc gia đặc biệt.

Hấp dẫn (TL)

3

Phong cảnh tương đối đa dạng, độc đáo, mức độ tập trung

cao. Có chứa các DTLS văn hóa cấp quốc gia.

Tương đối hấp

dẫn (TĐTL)

2

Phong cảnh tương đối đa dạng, mức độ tập trung thấp. Có

chứa các DTLS văn hóa cấp tỉnh.

Ít hấp dẫn (ITL)

1

Phong cảnh đơn điệu, có giá trị mang tính địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên - 13

*Tiêu chí địa hình

- Tiêu chí này ảnh hưởng LHDL thiên nhiên thông qua các kiểu và dạng địa hình. Độ tương phản của địa hình càng cao, cùng với những hình thái địa hình khác nhau sẽ tạo nên những phong cảnh có giá trị khác nhau. Tuy nhiên, do đặc trưng kiểu địa hình chủ yếu là đồi núi, nên tiêu chí địa hình đánh giá cho LHDL thiên nhiên được xét trên góc độ mức độ thuận lợi di chuyển của khách DL. Ngoài ra, địa hình còn tác động đến quá trình di chuyển của khách đến điểm tham quan và xây dựng các công trình DL thông qua độ dốc.

- Tác giả lựa chọn chỉ tiêu kiểu địa hình và độ dốc địa hình là cơ sở để phân mức độ TL của tiêu chí địa hình cho đánh giá LHDL, cơ sở khoa học xây dựng như sau: (i) căn cứ vào đặc trưng địa hình của từng nhóm, kiểu địa hình của khu vực NC. (ii) Căn cứ vào hiện trạng đường giao thông, việc đi lại của du khách tại các điểm DL đang được khai thác. (iii) Dựa vào NC về trượt lở tại vùng núi của Việt Nam, các khu vực sườn dốc > 350 sẽ xảy ra hiện tượng trượt lở, 120 là độ dốc giới hạn, có nguy cơ khá cao.

Theo đó, chỉ tiêu tổng hợp, mức độ và thang điểm đánh giá của tiêu chí địa hình cho khai thác LHDL thiên nhiên được xác định ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Chỉ tiêu đánh giá mức độ TL của tiêu chí địa hình cho LHDL thiên nhiên


Mức đánh giá

Điểm tương ứng

Chỉ tiêu

Chỉ tiêu chính

(Đặc điểm địa hình theo các tiểu vùng)

Chỉ tiêu phụ

(Độ dốc TB)

RTL

4

Có kiểu địa hình đồi, có trên 3 dạng địa hình*

có giá trị cho PTDL

< 80

TL

3

Kiểu địa hình đồi, núi thấp có trên 3 dạng địa

hình* có giá trị cho PTDL

từ 80 - 150

TĐTL

2

Kiểu địa hình núi thấp, trung bình có dưới 3

dạng địa hình* có giá trị cho PTDL.

trên 150 - 250

ITL

1

Kiểu địa hình núi thấp, trung bình, chỉ có 1 dạng

địa hình* có giá trị cho PTDL.

> 250

* Gồm: hồ chứa, thác, suối

* Tiêu chí sinh vật

Tài nguyên sinh vật tác động tới LHDL thiên nhiên thông qua thảm thực vật và ĐDSH. Đây cũng là tiêu chí quan trọng trong số các thành phần tự nhiên, chúng quyết định đến khả năng thu hút khách DL. Kết quả phân tích hiện trạng tài nguyên rừng và khảo sát thực địa kết hợp ý kiến các chuyên gia cho thấy, phần lớn thảm thực vật tự nhiên có giá trị thường phân bố ở các KBT tự nhiên, VQG; kiểu rừng kín thường xanh cây lá rộng ở khu vực NC có sự đa dạng, phong phú về thành phần loài. Đồng thời, cũng tập trung nhiều loài động vật đặc hữu, quý hiếm, có mức độ hấp dẫn và khả năng thu hút khách DL cao. Ngoài ra, sự hiện diện của con người cũng được coi là một thành viên trong thế giới sinh vật. Do vậy, mức độ tập trung cộng đồng dân tộc thiểu số Bru - Vân Kiều, Tà Ôi, Cơ Tu cũng được xem xét, bổ sung như là một trong số các nhân tố thuận lợi để khai thác và phục vụ phát triển LHDL thiên nhiên.

Do vậy, chỉ tiêu tổng hợp, mức độ và thang điểm đánh giá của tiêu chí thảm

thực vật và ĐDSH cho khai thác LHDL thiên nhiên được xác định ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Chỉ tiêu đánh giá mức độ TL của tiêu chí thảm thực vật và ĐDSH cho LHDL thiên nhiên

Mức đánh giá

Điểm tương ứng

Chỉ tiêu

Chỉ tiêu chính

(Các kiểu thảm, các KBT theo các tiểu vùng)

Chỉ tiêu phụ

(Phân bố của sinh vậ t đặ c hữu, quý hiếm)

RTL

4

Rừng kín thường xanh cây lá rộng ; có VQG

hoặ c từ 1 - 2 KBT thiên nhiên

Có trên 5 sự hiện diện

TL

3

Rừng kín thường xanh cây lá rộng; có KBT

thiên nhiên

Có từ 3 đến 5 sự hiện diện

TĐTL

2

Rừng kín thường xanh cây lá rộng; rừng tự

nhiên tre nứa, rừng hỗn giao

Có từ 1 đến 3 sự hiện diện

ITL

1

Các thảm thực vật nông nghiệp; trảng cây bụi;

rừng thoái hoá và đất, đá trọc

Không có sự hiện diện

*Tiêu chí SKH

- Các hoạt động tham quan thường diễn ra chủ yếu ngoài trời nên phụ thuộc

nhiều vào điều kiện thời tiết . Điều kiệ n SKH thuậ n lơi nhât́ cho tham quan là trời

quang mâ y và khô ng mưa . Thời tiết của những tháng mưa nhiều là yếu tố chính ảnh

hưởng LHDL này, những tháng laṇ h, trời taṇ h ráo vân có thể triên̉ khai HĐDL

+ Dựa trên khảo sát thực tế, kết quả phân loại SKH (mục 2.1.4.2.b), ý kiến của các chuyên gia, theo đó 4 yếu tố của khí tượng đã được chọn với thứ tự ưu tiên như sau:

(1) độ dài mùa khô, (2) nhiệt độ, (3) lượng mưa, (4) độ dài mùa lạnh. Sau khi tiến hành thiết lập ma trận tam giác so sánh theo cặp để xác định trọng số của từng yếu tố (phụ lục 4.1), mức độ TL của loại SKH cho phát triển LHDL thiên nhiên được thể hiện bảng 3.4 Bảng 3.4. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí SKH cho DL thiên nhiên

Điểm đánh giá

Độ dài

mùa khô

Nhiệ t độ TB

năm

Lượng mưa TB nă m

Độ dài

mùa lạnh

Trọng số 0,36

Trọng số 0,27

Trọng số 0,27

Trọng số 0,09

2

b

IV, III, II

B

1, 2

1

a

I

A

3

+ Trên cơ sở áp dụng công thức CTa và CTb để tính điểm trung bình cộng của từng loại SKH (phụ lục 4.5). Kết quả phân chia mức độ TL (4 cấp) của các loại SKH cho LHDL thiên nhiên như sau: RTL gồm loại SKH: IIIA2a, IIB1b; TL gồm loại SKH: IB1b; TĐTL gồm loại SKH: IVA3a, IIA1a; ITL gồm loại SKH: IA1a.

+ Như vậy, chỉ tiêu, mức độ và thang điểm đánh giá của chỉ tiêu điều kiện

SKH cho triển khai LHDL thiên nhiên được xác định ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Chỉ tiêu đánh giá mức độ TL của các tiêu chí SKH với LHDL thiên nhiên


Mức đánh giá

Điểm tương ứng

Chỉ tiêu

RTL

4

Loại SKH IIIA2a, IIB1b trên 50% diện tích

TL

3

Loại SKH IB1b trên 50% diện tích

TĐTL

2

Loại SKH IVA3a, IIA1a trên 50% diện tích

ITL

1

Loại SKH IA1a trên 50% diện tích

Xác định trọng số của các tiêu chí đánh giá cho DL thiên nhiên: trong các tiêu chí đã lựa chọn, mức độ ảnh hưởng của chúng là khác nhau. Dựa vào đặc điểm, yêu cầu của LHDL thiên nhiên và theo ý kiến chuyên gia, các tiêu chí có mức độ ảnh hưởng theo thứ tự sau: (1) thắng cảnh, (2) địa hình, (3) sinh vật, (4) điều kiện SKH. Trọng số của các yếu tố được xác định thông qua ma trận tam giác so sánh theo cặp tại phụ lục 4.2.

b. Kết quả đánh giá

Tiểu vùng A.1: Thắng cảnh đơn điệu, chủ yếu kiểu địa hình núi trung bình, núi thấp; có 1 dạng địa hình, độ dốc địa hình trên 150. Do cơ sở hạ tầng chưa phát triển, hầu như tài nguyên toàn tiểu vùng chưa được khai thác phát triển DL. Tuy nhiên hệ thảm thực vật rừng có giá trị, ĐDSH tương đối cao (do tiểu vùng nằm trong KBT thiên nhiên bắc Hướng Hoá). Tiểu vùng có 6 loại SKH chủ yếu, trong đó loại SKH IIA1a, IVA3a chiếm 61%. Kết quả đánh giá các tiêu chí thắng cảnh và địa hình ở mức ITL; tiêu chí sinh vật đạt mức RTL; SKH ở mức TĐTL.

Tiểu vùng A.2: Thắng cảnh tự nhiên tiêu biểu gồm suối Klu, suối Tà Đủ, hồ Rào Quán; các thắng cảnh có mức độ tập trung tài nguyên cao, nằm gần khu vực DTLS - văn hoá có ý nghĩa cấp quốc gia đặc biệt và cấp quốc gia như Các điểm vượt đường 9 của đường dây 559, Sân bay Tà Cơn, Quận lỵ Ba Lòng. Tiểu vùng có sự đa dạng địa hình (5 dạng địa hình); nằm trong nhóm có bề mặt ít gồ ghề nhất trong 8 tiểu vùng, độ dốc địa hình dưới 80. Thảm thực vật rừng kín thường xanh cây

lá rộng ẩm và trảng cây bụi, cỏ thứ sinh nhiệt đới, đặc biệt có diện tích rừng trên núi đá vôi với diện tích tương đối lớn ở KBT thiên nhiên ĐaKrông, ĐDSH tương đối cao. Diện tích của tiểu vùng nằm trong khoanh vi 5 loại SKH chủ yếu, trong đó loại SKH IIA1a chiếm 50,1%. Kết quả đánh giá chung, tiêu chí thắng cảnh và địa hình RTL; tiêu chí sinh vật đạt mức TL; tiêu chí SKH ở mức TĐTL.

Tiểu vùng A.3: Tiểu vùng có một số thắng cảnh nổi bật là cảnh quan vùng núi động Ba Lê, suối A Chò, cảnh quan dọc đèo Pê Ke... Tuy nhiên, có sự phân tán các điểm thắng cảnh, toàn tiểu vùng chỉ có những DTLS có giá trị cấp tỉnh. Địa hình, có sự phân bậc khá rõ nét, gồm núi trung bình, núi thấp; có sự đa dạng địa hình (5 dạng

địa hình); độ dốc tương đối lớn khoảng < 100. Thảm thực vật đa dạng gồm rừng kín thường xanh cây lá rộng ẩm; trảng cây bụi, cỏ thứ sinh (nhiệt đới, á nhiệt đới) có diện tích tương đối lớn, tiểu vùng nằm trong KBT thiên nhiên ĐaKrông và khu bảo vệ cảnh quan đường Hồ Chí Minh. Tiểu vùng có 3 loại SKH chủ yếu, trong đó loại SKH IIA1a, IVA3a chiếm 61,2%. Kết quả đánh giá chung, tiêu chí thắng cảnh, địa hình và SKH đều ở mức TĐTL; tiêu chí sinh vật đạt mức RTL.

Tiểu vùng A.4: Phong cảnh tương đối phong phú, một số thắng cảnh tiêu biểu Động Ngai, đỉnh Re Lao, đèo A Co,... và chỉ có những DTLS có giá trị cấp tỉnh. Địa hình tương đối hiểm trở, chủ yếu là kiểu địa hình núi thấp, có 3 dạng địa hình chính; độ dốc khoảng > 100. Tuy nhiên hệ thảm thực vật khá phong phú và ĐDSH cao tại khu vực rừng nguyên sinh A Roàng (KBT loài Sao La) và phía nam của tiểu vùng nằm trong VQG Bạch Mã, do đó khá thuận lợi cho PTDL. Tiểu vùng có 5 loại SKH, trong đó loại SKH IIA1a, IVA3a chiếm 56,3%. Kết quả đánh giá

chung, tiêu chí thắng cảnh ở mức TL; địa hình và SKH đều ở mức TĐTL; tiêu chí sinh vật đạt mức RTL.

Tiểu vùng A.5: Một số thắng cảnh có giá trị cho PDL gồm hệ thống thác như thác Mơ, thác phướn, thác Trượt,... và chỉ có những DTLS có giá trị cấp tỉnh. Trong đó, thác Mơ đang được doanh nghiệp DL đầu tư, mở rộng diện tích cũng như loại hình DL. Tiểu vùng có độ tập trung tài nguyên cao, có giá trị cao về DL. Về địa hình, tương đối bằng phẳng, chủ yếu kiểu địa hình đồi, có 4 dạng địa hình chính; độ dốc chỉ khoảng < 80. Thảm thực vật trảng cây bụi, cỏ thứ sinh nhiệt đới, phần lớn

diện tích của tiểu vùng nằm trong VQG Bạch Mã và KBT loài Sao La do đó có sự ĐDSH tương đối cao. Tiểu vùng có 5 loại SKH, trong đó loại SKH IIA1a, IVA3a chiếm 57%. Đánh giá chung, tiêu chí thắng cảnh ở mức TL; tiêu chí địa hình và sinh vật đạt mức RTL; tiêu chí SKH chỉ ở mức TĐTL.

Tiểu vùng B.1: Thắng cảnh tự nhiên bao gồm hệ thống thác, hồ, hang động như thác Tà Phuồng 1, 2, thác Chênh Vênh, hang Sa Mù, hang động Brai, đèo Sa Mù, đỉnh Voi Mẹp. Tuy nhiên các thắng cảnh không đa dạng. Địa hình là kiểu núi thấp và trung bình, tập trung nhiều đỉnh núi cao nhất của lãnh thổ NC, có 3 dạng địa hình có giá trị cho PTDL, tuy nhiên độ dốc địa hình tương đối lớn trên 150. Đồng thời, cơ sở hạ tầng của tiểu vùng chưa phát triển nên việc khai thác TN cho DL còn hạn chế. Hệ thảm thực vật

đa dạng rừng kín thường xanh cây lá rộng ẩm và trảng cây bụi, cỏ thứ sinh (nhiệt đới, á nhiệt đới) có diện tích tương đối lớn; hầu hết tiểu vùng nằm trong KBT bắc Hướng Hoá có sự ĐDSH cao, khá thuận tiện cho PTDL. Tiểu vùng có 4 loại SKH, trong đó loại SKH IIB1b, IIIA2a chiếm 50,7%. Kết quả đánh giá, tiêu chí thắng cảnh chỉ ở mức ITL;

tiêu chí địa hình là TĐTL; tiêu chí sinh vật đạt mức TL; tiêu chí SKH đạt mức RTL.

Tiểu vùng B.2: Các thắng cảnh ít phong phú và đa dạng, một số thắng cảnh tự nhiên như hồ Tân Độ, thác Ồ Ồ, suối La La. Tuy nhiên, các thắng cảnh nằm gần khu vực DTLS - văn hoá cấp quốc gia Nhà tù Lao Bảo, Căn cứ điểm Làng Vây. Cũng giống như tiểu vùng A.2, địa hình khá bằng phẳng, có 3 dạng địa hình chính; độ dốc dưới 80. Thảm thực vật chủ yếu hệ sinh thái cây công nghiệp dài ngày có giá trị DL (cà phê, maca). Đây là tiểu vùng có điều kiện SKH phù hợp nhất cho PTDL trong số các tiểu vùng. Toàn tiểu vùng có 3 loại SKH, trong đó loại SKH IIB1b,

IIIA2a chiếm tới 99,7%. Kết quả đánh giá chung, tiêu chí thắng cảnh ở mức độ TĐTL; tiêu chí địa hình và SKH đều đạt mức RTL; tiêu chí sinh vật thì ITL.

Tiểu vùng B.3: Cũng giống như tiểu vùng B.1, địa hình tương đối phức tạp, toàn tiểu vùng chủ yếu là kiểu địa hình núi thấp và có 4 dạng địa hình chính; độ dốc địa hình >

80. Tuy nhiên, các thắng cảnh chỉ tương đối phong phú trong PTDL, một số thắng cảnh

tiêu biểu gồm: suối A Lin, suối Cân Te, thác A Nôr; các DTLS có giá trị cấp quốc gia như: Ngã Ba đầu đường 71, 14B; 72 và địa điểm Bốt Đỏ; Dốc Con Mèo, Địa đạo động So - A Túc... Hệ thảm thực vật chủ yếu rừng kín thường xanh cây lá rộng ẩm; trảng cây bụi, cỏ thứ sinh (nhiệt đới, á nhiệt đới). Xét về điều kiện SKH, tiểu vùng có 2 loại SKH, trong đó loại SKH IIIA2a chiếm tới 71,6%. Đánh giá chung, tiêu chí thắng cảnh và sinh vật ở mức độ TĐTL; tiêu chí địa hình TL; tiêu chí SKH đạt mức độ RTL.

- Áp dụng công thức CTa và CTb, kết quả đánh giá tổng hợp tiêu chí cho phát triển LHDL thiên nhiên như sau (bảng 3.6):

Bảng 3.6. Kết quả đánh giá tổng hợp các yếu tố cho phát triển DL thiên nhiên


Yếu tố đánh giá

Trọng số

Tiểu vùng

Thắng

cảnh

Địa hình

Sinh vật

SKH

Điểm TB

Mức đánh giá (*)

0,36

0,27

0,18

0,18

A.1

1

1

4

2

1,71

ITL

A.2

4

4

3

2

3,42

RTL

A.3

2

2

4

2

2,34

TĐTL

A.4

3

2

4

2

2,7

TL

A.5

3

4

4

2

3,24

RTL

B.1

1

2

3

4

2,16

TĐTL

B.2

2

4

1

4

2,7

TL

B.3

2

3

2

4

2,61

TL

(*) Áp dụng bởi công thức CTb, kết quả mức phân chia cấp đánh giá như sau:

Từ 1,71 - 2,14: ITL; Từ 2,141 - 2,57: TĐTL; Từ 2,571 - 2,99: TL; Từ 2,991 - 3,42: RTL

- LHDL thiên nhiên có kết quả đánh giá lần lượt là: RTL là tiểu vùng A2, A.5;

TL gồm tiểu vùng B.2, B.3, A.4; TĐTL gồm tiểu vùng A.3, B.1; ITL là tiểu vùng A.1

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 02/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí