Nhận Xét Chung Về Tổng Quan Nghiên Cứu, Đánh Giá Điều Kiện Tự Nhiên, Tài Nguyên Thiên Nhiên Phục Vụ Phát Triển Du Lịch

việc đánh tài nguyên cho du lịch ở một mức độ khác nhau. Trong đó, 2 công trình [18],

[19] là những tài liệu có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn đã được NCS vận dụng trong suốt quá trình thực hiện luận án. Cụ thể, ở công trình [18] đã nêu khi đánh giá du lịch cho một lãnh thổ cần tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và đặc điểm của ngành du lịch ở địa phương, cần thống kê các điểm tài nguyên. Khi đánh giá tiềm năng của các điểm tài nguyên đã dựa trên việc xây dựng hệ thống các tiêu chí. Đối với công trình [18], các tiêu chí là: tính độc đáo, tính thẩm mỹ, khả năng tiếp cận...; đối với công trình [19] các tiêu chí là: diện tích khu vực, khoảng cách đến trung tâm thành phố, mức độ tập trung tài nguyên, vị trí.., mỗi tiêu chí cũng được phân bậc và cho điểm tương ứng. Đây cũng chính là cách tiếp cận để đánh giá TNTN cho PTDL của luận án.

1.2.2. Ở Việt Nam

Đánh giá ĐKTN, TNTN cho du lịch là một hướng nghiên cứu chuyên sâu về địa lý học ứng dụng. Ở Việt Nam, hướng nghiên cứu này mới được các nhà địa lý học tiến hành khoảng từ những năm 1990 trở lại đây. Cho đến nay, cùng với sự phát triển ngành du lịch thì các nghiên cứu về TNTN phục vụ du lịch càng được đề cập nhiều.

Các công trình nghiên cứu cấp quốc gia và cấp vùng được Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch thực hiện, tiêu biểu như: Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 [20]; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 [21]; Đề án phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển đến năm 2020 [22]; Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng duyên hải Nam Trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [23],…Các công trình này chủ yếu phục vụ quy hoạch PTDL nên chỉ tiến hành kiểm kê, nêu đặc điểm của TNDL và đánh giá tiềm năng TNDL ở mức độ khái quát, định tính chứ chưa xây dựng những tiêu chí làm cơ sở cho việc đánh giá tài nguyên phục vụ PTDL và cho từng LHDL khác nhau.

Trong công trình Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam [24], tác giả Vũ Tuấn Cảnh và cộng sự đã xác định nội dung đánh giá TNDL là dựa vào tiêu chí: tính nguyên vẹn, tính hấp dẫn, sức chứa và tính ổn định của môi trường tự nhiên.

Giáo trình Địa lý du lịch Việt Nam của Nguyễn Minh Tuệ [12], giáo trình Tài nguyên du lịch của Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long [13], đã đưa ra các khái niệm về du lịch, TNDL và bước đầu có đề cập đến việc đánh giá TNDL ở mức độ khái quát.

Trong công trình “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam” [25] đã trình bày đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá TNDL. Công trình đã đề cập cụ thể đến


phương pháp đánh giá tổng hợp TNDL, các bước đánh giá, các tiêu chí đánh giá, cách tính điểm và phân hạng mức đánh giá. Đây là công trình hết sức có giá trị và mang tính chất định hướng cho phương pháp đánh giá của luận án.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Giáo trình Sinh khí hậu của Nguyễn Khanh Vân [26], đã phân tích kiểu sinh khí hậu người cho du lịch nghỉ dưỡng, tác giả đã đưa ra bộ tiêu chí đánh giá mức độ thích hợp của sinh khí hậu người cho HĐDL (nhiệt độ, độ ẩm tương đối, vận tốc gió, sương mù).

Đề tài Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch, hoạch định không gian và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch Tây Nguyên (2015) do GS.TS Trương Quang Hải làm chủ nhiệm [27], đã đề cập đến cơ sở lý luận, các phương pháp nghiên cứu, đánh giá tổng hợp TNDLTN và nhân văn, tiềm năng du lịch nội lực và ngoại lực. Đề tài đã áp dụng các hình thức đánh giá khác nhau, tùy thuộc từng nội dung có thể sử dụng một hoặc nhiều loại hình đánh giá. Đánh giá thành phần được vận dụng đối với tài nguyên địa chất - địa mạo (70 điểm di sản), tài nguyên khí hậu qua 13 trạm quan trắc, tài nguyên thủy văn trên 3 lưu vực sông chính, tài nguyên sinh vật tại 16 khu bảo tồn thiên nhiên và 231 điểm tài nguyên nhân văn. Đánh giá tổng hợp được sử dụng để đánh giá 144 điểm tài nguyên với 13 tiêu chí, xác định trọng số bằng phương pháp phân tích thứ bậc AHP (Analytic Hierarchy Process). Kết quả đánh giá các điểm tài nguyên sẽ được sử dụng thành kết quả đánh giá theo vùng bằng cách tính tổng điểm các điểm TNDL, đơn vị hành chính được chọn là quận/huyện, thành phố.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Phú Yên phục vụ phát triển du lịch - 4

Các công trình nghiên cứu, đánh giá TNTN cho phát triển du lịch theo hướng đánh giá mức độ thuận lợi các ĐKTN và TNTN đã được thể hiện bằng phương pháp bán định lượng (xây dựng các tiêu chí đánh giá, so sánh với các chỉ tiêu của các LHDL, cho điểm từng yếu tố đánh giá, xác định trọng số, tính trung bình cộng hoặc tổng điểm).

Đánh giá tổng hợp TNDL là một việc làm khá phức tạp, vì nó cần có một bộ tiêu chí và các tiêu chí phải phù hợp với từng lãnh thổ nghiên cứu. Trong quá trình xây dựng, các tiêu chí còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố khác nhau. Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều tác giả đã nghiên cứu và xây dựng các bộ tiêu chí khác nhau cho việc đánh giá tài nguyên du lịch, có thể kể đến các công trình sau:

- Năm 1992, Đặng Duy Lợi [28] đã áp dụng thang điểm tổng hợp để đánh giá các ĐKTN và TNTN huyện Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch. Để xây dựng thang đánh giá tổng hợp, tác giả đã đưa ra 6 tiêu chí: 1) Độ hấp dẫn; 2) Thời gian hoạt động du lịch; 3) Sức chứa; 4) Độ bền vững; 5) Vị trí; 6) Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất

- kĩ thuật. Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 4 bậc với mức điểm từ cao đến thấp là 4, 3,

trong hệ thống. Cụ thể, hệ số 3 áp dụng cho các tiêu chí: Độ hấp dẫn; Thời gian hoạt động du lịch; Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật; hệ số 2 áp dụng cho các tiêu chí: Sức chứa; Vị trí; hệ số 1 áp dụng cho tiêu chí Độ bền vững. Điểm số đánh giá cho từng yếu tố (tiêu chí) được tính bằng điểm đánh giá của yếu tố đó nhân với hệ số của yếu tố đó. Còn điểm số đánh giá tổng hợp là tổng điểm đánh giá của từng yếu tố.

- Năm 2000, tác giả Phạm Trung Lương và cộng sự [25], đã xây dựng thang đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch gồm 7 tiêu chí: 1) Độ hấp dẫn; 2) Sức chứa du lịch; 3) Thời gian hoạt động du lịch; 4) Độ bền vững ; 5) Vị trí và khả năng tiếp cận điểm du lịch; 6) Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật; 7) Hiệu quả khai thác. Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 4 bậc với mức điểm từ cao đến thấp là 4, 3, 2, 1. Tác giả cũng đề nghị dùng hệ số các tiêu chí tùy vào mức độ ảnh hưởng của tiêu chí đối với chủ thể đánh giá. Cách tính điểm số đánh giá giống tác giả Đặng Duy Lợi. Kết quả đánh giá các mức rất thuận lợi, khá thuận lợi, trung bình và kém thuận lợi tương ứng với các mức điểm so với điểm tối đa là 81-100%, 61-80%, 41-60% và 25-40%.

Năm 2015, nhóm tác giả Trương Quang Hải và đồng nghiệp, cũng đã sử dụng phương pháp đánh giá tổng hợp để đánh giá các điểm TNDL cho vùng Tây Nguyên, các tiêu chí được chia thành hai nhóm: 1) Tiềm năng nội lực (gồm các tiêu chí: giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật; giá trị giải trí; giá trị văn hóa - lịch sử; giá trị khoa học; đa dạng sinh học; quy mô của điểm du lịch; mùa vụ du lịch); 2) Tiềm năng ngoại lực (gồm các tiêu chí: khả năng liên kết; khả năng tiếp cận; khoảng cách điểm du lịch đến trung tâm; chất lương cơ sở lưu trú; chất lượng cơ sở ăn uống; chất lượng lao động du lịch).

Trong luận án tiến sĩ của nhiều tác giả cũng đã đánh giá tổng hợp TNDL bằng cánh sử dụng các tiêu chí đánh giá và tính điểm tổng hợp. Các tác giả như: Nguyễn Hữu Xuân [14], Lê Văn Tin [29] sử dụng các tiêu chí độ hấp dẫn khách du lịch, thời gian hoạt động, sức chứa khách du lịch, vị trí điểm du lịch, độ bền vững; Nguyễn Đăng Tiến

[30] sử dụng các tiêu chí sức hấp dẫn điểm du lịch, vị trí điểm du lịch, cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, thời gian hoạt động du lịch, độ bền vững điểm du lịch; Trần Thị Hằng [31] sử dụng các tiêu chí độ hấp dẫn, độ bền vững, chỉ số khí hậu du lịch, cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, sức chứa khách du lịch; Phạm Thị Cẩm Vân [32] sử dụng tiêu chí độ hấp dẫn, tính liên kết, cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật, khả năng tiếp cận, thời gian khai thác; Nguyễn Thu Nhung [33] đã sử dụng nhiều tiêu chí để đánh giá cho hai loại hình du lịch nghỉ dưỡng và tham quan, trong đó có tiêu chí thời gian thích hợp du lịch (ngày), khả năng tiếp cận, khoảng cách từ điểm du lịch đến trung

hoạt động du lịch, khả năng kết hợp với điểm - tuyến du lịch, cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật du lịch...

Như vậy, các tiêu chí mà các tác giả đã sử dụng để đánh giá TNTN cho du lịch có nhiều tiêu chí phù hợp với địa bàn Phú Yên. Đây là một trong các cở sở tham khảo để lựa chọn các tiêu chí đánh giá trong luận án.

1.2.3. Ở Phú Yên

Trong phạm vi tỉnh Phú Yên, các công trình nghiên cứu đề cập đến PTDL địa phương có thể kể đến các đề tài: Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Phú Yên [1]; Phạm Văn Bảy (2016), Cơ sở khoa học và thực tiễn phát triển sản phẩm du lịch biển khu vực Vịnh Xuân Đài và vùng phụ cận [35]; Nguyễn Định (2015), Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa - thắng cảnh ở Phú Yên phục vụ hoạt động phát triển du lịch [36]; Ngô Anh Tú (2016), Xây dựng Webgis phục vụ quảng bá du lịch Phú Yên [37].

Các công trình nghiên cứu này đề cập đến việc PTDL Phú Yên dưới các góc độ khác nhau như thống kê TNDL, phát triển SPDL biển, quảng bá hình ảnh du lịch, thực trạng và phương hướng PTDL Phú Yên. Việc đánh giá tài nguyên cho PTDL có được đề cập trong Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025. Tuy nhiên, việc đánh giá mới chỉ dừng ở mức độ đánh giá chung, đánh giá sơ bộ trên một không gian rộng, chưa đưa ra các tiêu chí để đánh giá chi tiết cho các điểm tài nguyên, nên chưa thấy cụ thể những thuận lợi và hạn chế của điểm tài nguyên cho PTDL, đồng thời cũng chưa thấy sự phân hạng mức độ thuận lợi TNDLTN theo điểm tài nguyên và lãnh thổ một cách rõ nét.

1.2.4. Nhận xét chung về tổng quan nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển du lịch

Từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến hướng nghiên cứu của luận án, có thể rút ra kết luận sau:

Trên thế giới, việc nghiên cứu, đánh giá tài nguyên cho PTDL đã được thực hiện từ rất lâu, cho thấy vai trò to lớn của việc đánh giá TNTN đối với sự phát triển của du lịch. Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên cho PTDL được thực hiện ở nhiều góc độ khác nhau: đánh giá thành phần và đánh giá tổng hợp.

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về đánh giá tài nguyên cho PTDL được tiến hành từ năm 1990. Cho đến nay, hướng nghiên cứu này ngày càng được quan tâm, đa số các công trình đã đánh giá tổng hợp tự nhiên cho PTDL. Lãnh thổ nghiên cứu được thực

cứu ngày càng hoàn thiện. Phương pháp đánh giá bằng cách cho điểm từng tiêu chí và tính tổng điểm để phân hạng vẫn là cách đánh giá được nhiều tác giả lựa chọn. Đây cũng là phương pháp phù hợp nhất hiện nay vì mang tính định lượng cao.

Ở Phú Yên, đã có một số công trình đề cập đến đánh giá tài nguyên cho du lịch, nhưng việc đánh giá ĐKTN, TNTN phục vụ PTDL dưới góc độ địa lý chưa được chú trọng. Đặc biệt là đánh giá thông qua việc xác định các tiêu chí và phân vùng ĐLTN chưa được đề cập. Chính vì thế, việc đánh giá ĐKTN, TNTN của Phú Yên cho PTDL bằng cách xây dựng các tiêu chí đánh giá và phân vùng ĐLTN cho PTDL và đánh giá mức độ thuận lợi cho PTDL theo các TV là hướng nghiên cứu mới ở tỉnh Phú Yên. Đây là hướng nghiên cứu phù hợp với xu hướng hiện nay trong nghiên cứu địa lý du lịch. Kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng để đưa ra định hướng PTDL của địa phương.

1.3. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

1.3.1. Quan điểm tiếp cận

* Quan điểm tổng hợp

Quan điểm tổng hợp cho rằng tự nhiên là một thể thống nhất và hoàn chỉnh, các thành phần của tự nhiên đều có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Sự thay đổi của một thành phần tự nhiên sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần tự nhiên khác. Trong phát triển KT-XH, các thành phần của tự nhiên đều có sự tác động đồng thời và ngược lại, sự phát triển KT-XH cũng tác động đến các thành phần tự nhiên. Tuy nhiên, trong các quá trình tác động này thì cần xem xét đến yếu tố trội, tùy thuộc vào từng hoạt động kinh tế mà xác định các yếu tố trội sẽ khác nhau. Trong luận án, quan điểm tổng hợp được vận dụng để đánh giá tổng hợp ĐKTN và TNTN lên các LHDL, việc xác định yếu tố trội được thể hiện sự lựa chọn trọng số trong đánh giá, việc đề xuất PTDL cho lãnh thổ nghiên cứu có xem xét đến khía cạnh KT-XH.

* Quan điểm hệ thống

Quan điểm hệ thống cho rằng tự nhiên là một thể thống nhất và hoàn chỉnh, các thành phần của tự nhiên đều có tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Hệ thống tự nhiên có tính chất thống nhất và hoàn chỉnh nhưng không khép kín, nó luôn chịu sự tác động của hệ thống KT-XH và ngược lại. Bản thân hệ thống tự nhiên và KT-XH của một lãnh thổ tạo thành một thể thống thống nhất và hoàn chỉnh của lãnh thổ đó, nhưng nó lại là bộ phận của lãnh thổ lớn hơn và dưới nó lại là tổng hợp thể các lãnh thổ nhỏ hơn. Vận dụng quan điểm này khi nghiên cứu, đánh giá ĐKTN và TNTN cho PTDL tỉnh Phú Yên được tác giả xem xét cả cấu trúc đứng (mối liên hệ giữa các thành phần tự

liên hệ giữa Phú Yên với các địa phương khác trong khu vực và trong cả nước) để việc đánh giá được hoàn chỉnh và chính xác nhất.

* Quan điểm lãnh thổ

Mỗi lãnh thổ nghiên cứu sẽ có những đặc điểm riêng về ĐKTN và TNTN, dựa trên đặc điểm riêng đó mà có thể xác định các lợi thể để phát triển KT-XH cũng như tính đặc thù của lãnh thổ để xác định các LHDL phù hợp, trên cơ sở đó sẽ đánh giá các giá trị tự nhiên của lãnh thổ nghiên cứu cho các LHDL đã được lựa chọn. Quan điểm lãnh thổ thể hiện trong luận án đó là đã dựa vào tính đặc thù của Phú Yên để xác định các LHDL phù hợp, trên cơ sở đó đánh giá các giá trị tự nhiên của lãnh thổ nghiên cứu cho các LHDL đã được lựa chọn.

* Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển bền vững hiện nay đã trở thành xu hướng và mục tiêu phát triển kinh KT-XH nói chung và du lịch nói riêng của tất cả các quốc gia trên thế giới. Phát triển bền vững không tách rời với bảo vệ tài nguyên và môi trường. Trong du lịch, phát triển bền vững bảo đảm việc khai thác, sử dụng TNDL một cách phù hợp, luôn chú ý đến khả năng chịu tải của môi trường, không phá vỡ các chức năng của môi trường. Trong luận án, quan điểm này được thể hiện cụ thể ở việc xác định sức chứa trong khai thác, sử dụng các giá trị của tự nhiên cho du lịch cũng như xác định tính bền vững trong đánh giá TNTN cho PTDL.

1.3.2. Phương pháp nghiên cứu

1.3.2.1. Phương pháp nghiên cứu chung

* Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu

Luận án đã tiến hành thu thập, tổng hợp các tài liệu liên quan đến các nội dung nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau sau đó, sau đó tiến hành phân tích, đối chiếu để thực hiện phần cơ sở lý luận của luận án và phần đặc điểm lãnh thổ nghiên cứu. Việc phân tích tài liệu cũng cho phép luận án kế thừa các phương pháp nghiên cứu đã có và vận dụng phù hợp cho việc thực hiện đề tài luận án.

Các tài liệu được sử dụng gồm: Các tài liệu về cơ sở lý luận; các luận án tiến sĩ có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu; các tài liệu về đặc điểm tự nhiên của Phú Yên; các tài liệu về PTDL của Phú Yên; các tài liệu về bản đồ: bản đồ nền địa hình, bản đồ phân vùng khí hậu, bản đồ các điểm du lịch; bản đồ hiện trạng sử dụng đất (thể hiện lớp phủ thực vật), các bản đồ có tỷ lệ 1:100.000.

* Phương pháp khảo sát thực địa

21


Khảo sát thực địa là công việc cần thiết giúp cho tác giả có cái nhìn thực chất, toàn diện về TNTN và các yếu tố KT-XH của lãnh thổ nghiên cứu, làm cơ sở cho việc đánh giá sơ bộ hiện trạng TNTN để đưa ra định hướng cho PTDL (phụ lục 12).

Các tuyến khảo sát thực địa như sau:

+ Tuyến ven biển phía Đông:

1. TP. Tuy Hòa -> Bãi Xép -> Hòn Yến -> Gành Đá Đĩa -> Gành Đèn -> Vịnh Xuân Đài, bãi tắm Sông Cầu, đảo nhất Tự Sơn -> Bãi biển Từ Nham - Vịnh Hòa -> đầm Ô Loan.

2. TP. Tuy Hòa -> bãi biển TP. Tuy Hòa -> Bãi Môn - Mũi Điện -> Vũng Rô -> núi Đá Bia.

+ Tuyến phía Tây: TP.Tuy Hòa -> Cao nguyên Vân Hòa (hồ Long Vân, hồ Vân Hòa, hội trường mùa Xuân, địa đạo gò Thì Thùng, nhà thờ Bác Hồ) -> suối nước nóng Triêm Đức -> Thác H’Ly -> hồ thủy điện Sông Hinh -> hồ trung tâm Thị trấn Hai Riêng (hồ Xuân Hương) -> Đập Đồng Cam.

* Phương pháp bản đồ và GIS (Geography Information System)

Bản đồ được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu (khi đi thực địa và nghiên cứu trong phòng). Phân tích các bản đồ: địa hình, phân vùng khí hậu, thảm thực vật, TNDL để thành lập bản đồ phân vùng ĐLTN cho PTDL. Các kết quả nghiên cứu cũng được thể hiện trên bản đồ. Bản đồ được biên tập bằng phần mềm Mapinfor.

* Phương pháp điều tra xã hội học

- Đối tượng điều tra xã hội học được thực hiện trong luận án gồm: khách du lịch, người dân địa phương và cán bộ quản lý.

- Hình thức điều tra: bằng phiếu điều tra đối với khách du lịch, người dân địa phương [phụ lục 4 và 7]; phỏng vấn trực tiếp đối với cán bộ quản lý .

- Địa điểm và thời gian điều tra: Đối với khách du lịch điều tra tại các điểm du lịch tự nhiên trên địa bàn tỉnh Phú Yên bằng cách hỗ trợ vé tham quan cho các du khách được chọn trả lời phiếu và thu lại phiếu của du khách tại quầy bán vé, thời gian thực hiện tháng 4-8/2018 vì đây là mùa cao điểm của du lịch Phú Yên; Đối với người dân địa phương, đối tượng điều tra là những người có trình độ học vấn như sinh viên, cán bộ công chức làm việc ở các trường học, các cơ quan hành chính huyện/thị xã, xã/phường/thị trấn (ở 09 huyện/thị) trên địa bàn Phú Yên và các hộ dân sống gần các điểm du lịch; Đối với cán bộ quản lý tiến hành phỏng vấn sâu.

- Số mẫu: Xác định dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998), số lượng mẫu tối thiểu (n) là gấp 05 lần tổng số biến quan sát. Đây là cỡ mẫu

22


phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố (Comrey, 1973; Roger, 2006). n=5*m , lưu ý m là số lượng câu hỏi trong phiếu khảo sát).

Như vậy đối với số mẫu của Phiếu khảo sát du khách, số mẫu tối thiểu là 5x13=65 phiếu (trong luận án đã sử dụng 120 phiếu); đối với số mẫu của Phiếu điều tra người dân địa phương số mẫu tối thiểu là 5x12=60 mẫu (trong luận án đã sử dụng 120 phiếu).

- Xử lý kết quả điều tra bằng phần mềm Excel.

Kết quả điều tra xã hội học là một trong những cơ sở quan trọng cho việc phân tích các vấn đề cần thiết để đưa ra định hướng khai thác TNTN cho PTDL Phú Yên.

* Phương pháp chuyên gia

Để kết quả của luận án đạt hiệu quả cao cần thiết phải có ý kiến của các chuyên gia. Trong quá trình thực hiện luận án, NCS đã lấy ý kiến của 10 chuyên gia [phụ lục 5; 6] đang làm việc ở các lĩnh vực liên quan đến du lịch để có cơ sở trong việc lựa chọn tiêu chí, chỉ tiêu, xác định trọng số đánh giá, cũng như trong việc đưa ra các định hướng PTDL địa phương.

1.3.2.2. Phương pháp nghiên cứu chuyên ngành

a. Phương pháp phân vùng địa lý tự nhiên phục vụ phát triển du lịch

* Quan điểm về phân vùng địa lý tự nhiên cho phát triển du lịch

Đối với mục tiêu PTDL, việc phân vùng ĐLTN ở Phú Yên nhằm xác định tính thuần nhất về đặc điểm tự nhiên và tính tương đồng về TNDL theo từng TV cụ thể. Phân vùng ĐLTN sẽ góp phần khai thác được hiệu quả tiềm năng và thế mạnh về tài nguyên của từng TV, xây dựng được các LHDL phù hợp với tính chất và không gian theo từng lãnh thổ. Việc phân vùng sẽ là cơ sở khoa học cho những định hướng PTDL của từng lãnh thổ theo hướng bền vững [38]. Phân vùng ĐLTN là cơ sở khoa học để xác lập quy hoạch và những định hướng mang tính chiến lược trong PTDL.

Nhiệm vụ của phân vùng ĐLTN là vạch ra được các thể tổng hợp ĐLTN ở các cấp phân vị khác nhau dựa trên sự phân hóa lãnh thổ và dựa trên những nguyên tắc, phương pháp nhất định.

* Nguyên tắc phân vùng

Các nguyên tắc phân vùng ĐLTN tỉnh Phú Yên cho PTDL gồm:

- Nguyên tắc tổng hợp: Khi phân vùng ĐLTN tỉnh Phú Yên cho PTDL đã tính toán đến các thành phần tự nhiên có ảnh hưởng đến PTDL của địa phương, chứ không phải chỉ theo một nhân tố chủ đạo, để khi phân vùng dù theo nhân tố chủ đạo nào cũng không biến thành phân vùng riêng cho nhân tố đó.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/12/2022