Bản Đồ Tndl Tự Nhiên Các Huyện Miền Núi Khu Vực Trị - Thiên

trũng giữa núi kiến tạo - xâm thực với bề mặt dạng đồi và dãy đồi, tạo bởi đá trước Kainozoi và các dải trầm tích Neogen - Đệ Tứ với quá trình xâm thực, rửa trôi. Về khí hậu, tiểu vùng vẫn là nơi chịu ảnh hưởng mạnh của gió tây khô nóng, tuy nhiên do tác động của địa hình núi nên mức độ, tần suất gió ít khắc nghiệt hơn tiểu vùng đồi A.2. Toàn tiểu vùng có các khoanh vi SKH với diện tích lớn lần lượt là IIA1a, IIIA2a, IVA3a, với nhiệt độ trung bình năm chỉ khoảng < 200C và có mùa đông

lạnh từ 3 - 4 tháng, tuy nhiên ở các khu vực thung lũng sông Thạch Hãn nhiệt độ tương đối cao, khoảng từ 22 - 240C; lượng mưa trung bình năm của tiểu vùng là rất lớn ≥ 2500 mm và không có mùa khô. Tiểu vùng vẫn chịu chi phối bởi sông Thạch Hãn chạy men theo tuyến đường Hồ Chí Minh Tây, chế độ thuỷ văn phân hoá theo mùa. Thảm thực vật chủ yếu là rừng trồng, bên cạnh đó phía đông và đông bắc của

tiểu vùng còn có rừng kín thường xanh cây lá rộng xen lẫn trảng cây bụi, cỏ thứ sinh (nhiệt đới) với diện tích khá lớn.

Như vậy, TNDL tự nhiên của tiểu vùng tương đối phong phú, nhưng phân bố không tập trung; SKH có nhiều thuận lợi hơn so với tiểu vùng lân cận phía bắc. Bên cạnh đó đại bộ phận dân tộc ít người phân bố tập trung dọc sông Thạch Hãn, tạo điều kiện TĐTL phát triển DL gắn với dân tộc học.

- Tiểu vùng núi trung bình và núi thấp thượng nguồn sông Hương (A.4): tiểu vùng có diện tích khoảng 621 km2, chiếm 15% trong tổng diện tích đất tự nhiên của toàn lãnh thổ NC. Tiểu vùng có diện tích thuộc cả 2 huyện A Lưới và Nam Đông. Phía đông tiếp giáp huyện Phong Điền, phía đông nam giáp tiểu vùng đồi

thượng nguồn sông Hương, phía tây bắc là đường ranh giới xác định bởi đường chia nước chạy dọc tiểu vùng núi trung bình và núi thấp sông A Sáp (á vùng tây), phía tây nam là đường ranh giới với Lào. Tiểu vùng thuộc hệ tầng Tân Lâm tuổi Devon và hệ tầng Long Đại tuổi Ordovic - Silua. Tiểu vùng nằm trong đứt gãy kiến tạo sâu ĐaKrông - A Lưới với độ sâu khá lớn (25 - 30 km). Ngoài ra còn nằm trong các đứt gãy nội đới có mặt rất nhiều phương khác nhau, đáng chú ý là đứt gãy đường 14, đứt gãy Bản Gôn - Thượng Tía - sông Hữu Trạch. Địa hình tương đối hiểm trở, độ dốc lớn, có các đỉnh cao là Động Ngai 1774 m, đỉnh Cô Pung 1615 m, Re Lao 1487 m, Tam Voi 1224 m... Đặc điểm địa hình này là kết quả nâng của khối nâng A Lưới với cường độ mạnh (> 1500 m) thời kì tân kiến tạo dạng vòm và khối tảng. Kiểu địa hình chủ yếu là kiểu địa hình dãy núi kiến tạo - bóc mòn dạng địa luỹ, vòm khối

tảng tạo chủ yếu bởi đá biến chất bị chia cắt trung bình, sườn dốc với quá trình đổ lở, lăn trượt. Về khí hậu, ít khắc nghiệt hơn các tiểu vùng khác thuộc á vùng tây, tuy nhiên đây là tiểu vùng có lượng mưa lớn nhất trong số các tiểu vùng thuộc các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên. Đặc biệt phía tây do cộng hưởng của yếu tố địa hình (vuông góc hướng gió) thay đổi hướng gió ban đầu, gây mưa lớn, có nơi lượng mưa trung bình năm lên tới 3600 - 3900 mm (một trong những tâm mưa của cả

nước). Khoanh vi SKH chính lần lượt là IIIA2a (chiếm tới 42,1% khác biệt với các tiểu vùng khác cùng á vùng), IIA1a, IVA3a với nhiệt độ từ từ 22 - 240C, không có mùa lạnh hoặc mùa lạnh chỉ dưới 2 tháng. Tại những vùng núi thấp, nhiệt độ trung bình năm thấp hơn < 200C và có mùa lạnh 3 - 4 tháng, lượng mưa rất lớn, không có mùa khô. Hệ thống sông ngòi khá phát triển với nhánh sông cấp 2 của sông Hương (sông Bồ, sông Tả Trạch), sông có dạng ngắn, đặc biệt do ảnh hưởng mưa địa hình nên lưu lượng dòng chảy mùa mưa thường lớn, chênh lệch mùa rất rõ nét. Thảm thực vật chiếm diện tích lớn là rừng kín thường xanh cây lá rộng và trảng cây bụi, cỏ thứ sinh (nhiệt đới); bên cạnh đó còn có thảm thực vật rừng trồng xen kẽ.

Nhìn chung, TNDL tự nhiên của tiểu vùng ít đa dạng nhưng phân bố khá tập trung, đặc biệt là rừng nguyên sinh rất có giá trị nằm phía tây tiểu vùng với địa hình ít hiểm trở hơn so với các tiểu vùng khác có cùng đặc điểm địa hình. Ngoài ra dân cư sinh sống khá tập trung, gần các điểm DL tiềm năng như làng A Ka1, điểm nước nóng A Roàng, rừng nguyên sinh A Roàng,...

- Tiểu vùng đồi thượng nguồn sông Hương (A.5): đây là tiểu vùng có diện tích lớn nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên của toàn lãnh thổ NC, khoảng 650,9 km2, chiếm 15,7%. Tiểu vùng có diện tích phần lớn thuộc huyện Nam Đông, phía đông giáp huyện Hương Trà, Hương Thuỷ; phía đông nam giáp Đà Nẵng, phía tây

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

là đường ranh giới chuyển tiếp vùng núi của tiểu vùng A.4. Địa hình đồi tương đối bằng phẳng, độ cao tuyệt đối từ 200 - 400 m và thấp dần về phía đông. Tiểu vùng thuộc nhiều hệ tầng địa chất khác nhau, bao gồm hệ tầng A Ngo tuổi Paleozoi, hệ tầng Tân Lâm tuổi Devon, hệ tầng Long Đại, tuổi Ordovic - Silua. Tiểu vùng là sự tiếp tục của đớt đứt gãy nội của Bản Gôn - Thượng Tía - sông Hữu Trạch, sông Tả Trạch. Kiểu địa hình tương đối đa dạng, gồm: kiểu địa hình dãy núi kiến tạo - bóc mòn dạng địa luỹ, vòm khối tảng tạo chủ yếu bởi đá biến chất bị chia cắt trung bình, sườn dốc với quá trình đổ lở, lăn trượt (xuất hiện khoảng trên 300 m); và kiểu dãy

núi bóc mòn - xâm thực trên cấu trúc uốn nếp, uốn nếp khối núi tảng, tạo bởi trầm tích lục nguyên, bị chia cắt mạnh, sườn dốc, với quá trình đổ lở (hình thành khoảng trên 300 m); đồng thời xen lẫn giữa 2 kiểu địa hình này là kiểu địa hình thung lũng, trũng giữa núi kiến tạo - xâm thực với bề mặt dạng đồi và dãy đồi, tạo bởi đá trước Kainozoi và các dải trầm tích Neogen - Đệ Tứ với quá trình xâm thực, rửa trôi (có ở độ cao từ khoảng 20 - 100 m). Khí hậu ít chịu tác động của gió tây khô nóng hơn và mưa nhiều hơn so với tiểu vùng có cùng dạng địa hình (A.2), nhất là dạng mưa địa hình khá phổ biến. Tiểu vùng có nhiều khoanh vi SKH khác nhau, chiếm diện tích lớn lần lượt là IIA1a, IA1a với nhiệt độ trung bình năm rất cao từ 22 - 280C, không

có mùa lạnh và lượng mưa trên 2500 m, không có mùa khô. Hệ thống sông ngòi rất phát triển với 2 sông chính là sông Tả Trạch, sông Hữu Trạch, chế độ dòng chảy phân hoá theo mùa khá rõ nét, sông tập trung lũ và thoát lũ xuống hạ nguồn nhanh. Thảm thực vật chủ yếu rừng trồng, bên cạnh đó còn có kiểu rừng kín thường xanh cây lá rộng ẩm và thảm thực vật trảng cây bụi, cỏ thứ sinh (nhiệt đới) chiếm hơn 20% diện tích tự nhiên của tiểu vùng.

TNDL tự nhiên của tiểu vùng đa dạng, phân bố tập khá tập trung với nhiều thác nước đẹp, có sức chứa tương đối lớn, có khả năng triển khai kết hợp nhiều LHDL, tiêu biểu như thác Mơ, thác Phướn, thác Kazan,... Ngoài ra, tiểu vùng còn diễn ra các hoạt động KT - XH khá sôi động, dân cư sinh sống tập trung. Tuy nhiên các TNDL văn hoá gắn các DTLS ít có giá trị, phân bố phân tán.

2.4.2. Á vùng Tây Trường Sơn

Á vùng chiếm diện tích nhỏ hơn á vùng Đông Trường Sơn, chỉ khoảng 1325,2 km2 (chiếm 32%) trong tổng diện tích đất tự nhiên của các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên; nằm ở sườn tây dãy núi Trường Sơn, phía tây tiếp giáp với Lào. Dạng địa hình chủ yếu là núi trung bình và núi thấp, SKH có nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho PTDL, đặc biệt là ở tiểu vùng B.2

- Tiểu vùng núi trung bình và núi thấp thượng nguồn sông Sê Phăng Hiêng (B.1): tiểu vùng có diện tích khoảng 422,5 km2, chiếm 10,2% trong tổng diện tích đất tự nhiên của toàn lãnh thổ NC. Vị trí nằm trong lãnh thổ huyện Hướng Hoá, phía đông và đông nam là ranh giới đường phân thuỷ của dãy núi Trường Sơn

tiếp giáp tiểu vùng núi trung bình, núi thấp thượng nguồn bắc sông Thạch Hãn (á vùng đông); phía tây là giáp với Lào bằng; phía nam tiếp giáp tiểu vùng đồi thượng

nguồn sông Xê Pôn (B.2). Tiểu vùng này có độ cao địa hình lớn nhất và phức tạp nhất so với các tiểu vùng khác thuộc lãnh thổ NC với đỉnh Voi Mẹp cao 1701 m, Sa Mùi 1617 m được cấu tạo bởi đá xâm nhập granit, granodiorit phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn với đặc điểm hình thái có sự bất đối xứng bề mặt 2 sườn: sườn tây và bắc dốc đứng hơn sườn đông, đông nam. Địa hình sườn được phát triển theo khe nứt, đứt gãy kiến tạo cắt vào đá granit, đỉnh núi là di tích san bằng cổ được bào mòn tương đối khá tạo nên nét độc đáo ở bề mặt đỉnh ở độ cao khác nhau (800 - 1000 m và 1400 - 1600 m), các thung lũng có trắc diện dốc với thác nước cao. Trong phạm vi nghiên cứu, đây là tiểu vùng có diện tích đá vôi lớn nhất, phân bố thành các chỏm sót nhỏ, điển hình nhất là khối đá vôi Tà Rùng (gồm 3 khối chính: khối Tà Rùng, Tà Phuồng, Cù Bai) nằm ở khu vực biên giới phía tây bắc của tiểu vùng. Khí hậu chịu sự chi phối của phân dị địa hình theo chiều cao với 2 vành đai nhiệt (nhiệt đới, á nhiệt đới), đây là tiểu vùng có khí hậu mát mẻ hơn so với với tiểu vùng A.1 (á vùng đông). Phân tích về SKH cho thấy, tiểu vùng có chủ yếu 3 loại SKH lần lượt là IIIA2a (chiếm tới 50%), IVA3a và IIA1a, theo đó ở khu vực có độ cao > 700 m,

nhiệt độ từ 22 - 240C, không có mùa lạnh và lượng mưa rất lớn tuy nhiên tổng

lượng mưa hàng năm vẫn thấp hơn tiểu vùng khác có cùng đặc điểm địa hình (B.3), không có mùa khô; đai < 700 có nhiệt độ chỉ < 200C và có xuất hiện mùa lạnh trung bình kéo dài < 2 tháng hoặc từ 3 - 4 tháng. Hệ thống sông ngòi chịu sự chi phối của sông Sê Phăng Hiêng (thuộc một nhánh của hệ thống sông Mê Công) chảy vào nước ta với diện tích khoảng 180 km2, mạng lưới sông ngòi thưa thớt, sông ngắn, dốc và phân bố không đều. Về thực vật, tiểu vùng có sự đa da dạng nhất về sự kiểu loại thảm thực vật theo đai cao. Tại vùng núi thấp có rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm và trảng cây bụi, trảng cỏ thứ sinh, rừng tre nứa. Ở vùng núi cao hơn có rừng kín cây lá rộng xen lá kim á nhiệt đới ẩm và kiểu thứ sinh của nó như

trảng cây bụi, trảng cỏ. Trên độ cao từ 1200 - 1300 m có rừng lá kim, đặc biệt ở đỉnh núi cao Voi Mẹp, Sa Mù có sự hiện diện quần xã Sặc rất đặc trưng.

TNDL tự nhiên của tiểu vùng khá phong phú, phân bố tương đối tập trung tuy nhiên do đặc điểm địa hình hiểm trở nên việc khai thác các tài nguyên này còn gặp nhiều khó khăn. Một số thắng cảnh điển hình như đỉnh Voi Mẹp, thác Chênh Vênh, thác Tà Phuồng, hang động Brai,... Khác tiểu vùng A.1 (á vùng đông). Đây là nơi có các điểm dân cư (Bru - Vân Kiều) phân khá tập trung tại các thắng cảnh đẹp

như thôn Chênh Vênh thuận lợi PTDL dựa vào cộng đồng dân tộc ít người.

- Tiểu vùng đồi thượng nguồn sông Xê Pôn (B.2): đây là tiểu vùng có diện tích nhỏ nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên của toàn lãnh thổ NC, chỉ khoảng 308,5 km2, chiếm 7,4%. Vị trí nằm trong lãnh thổ huyện Hướng Hoá, phía đông và đông nam là ranh giới đường phân thuỷ của dãy núi Trường Sơn tiếp giáp tiểu vùng đồi thượng nguồn sông Thạch Hãn (á vùng đông); phía tây và tây nam tiếp giáp với

Lào (trong đó sông Xê Pôn chạy dọc biên giới giữa Lào và Việt Nam khoảng 10 km). Tiểu vùng có độ cao tuyệt đối thấp nhất đỉnh Trường Sơn. Khác với những khu vực phân thuỷ khác (hầu hết cấu tạo bởi đá rắn trắc, có tuổi địa chất tương đối cổ), tiểu vùng này được cấu tạo bởi dung nhan mới được phun trào trong kỷ Đệ Tứ; sự phun trào này tạo nên một bề mặt đỉnh tương đối bằng phẳng, có dạng cao nguyên với độ cao tuyệt đối 450 - 500 m với đất đỏ bazan màu mỡ. Do vị trí địa lí, địa hình nên khí hậu của tiểu vùng này mát mẻ nhất so với các tiểu vùng khác trong khu vực NC, đặc biệt đối ngược với khí hậu nóng bức ở sườn đông, nhất là khu vực ven biển Trung Bộ. Biên độ nhiệt cao, mùa hè ban đêm nhiệt độ thường hạ thấp, lạnh. Có 2 khoanh vi SKH chính là IIB1b (chiếm tới 82,9%) và IIIA2a nhiệt độ

trung bình năm từ 22 - 240C, không có mùa lạnh và lượng mưa trung bình ít hơn so

các tiểu vùng khác nhưng do vẫn chịu tác động của hoàn lưu gió mùa nên lượng mưa tương đối lớn khoảng từ 2000 - 2200 mm, mùa khô kéo dài từ 3 - 4 tháng. Sông ngòi chịu ảnh hưởng của sông Xê Pôn (thuộc nhánh sông Mê Công), với diện tích chảy trên tiểu vùng khoảng 558 km2, chế độ dòng chạy phụ thuộc chế độ mưa. Về sinh vật, tuy tiểu vùng không giàu có thảm thực vật rừng tự nhiên nhưng với điều kiện khí hậu mát mẻ và đất bazan màu mỡ đã hình thành nên HST cây công nghiệp

dài ngày có giá trị đối với DL tham quan, sinh thái (cà phê, maca). Ngoài ra, tiểu vùng rất giàu có về TNDL văn hoá như DTLS (cấp quốc gia), phân bố tập trung và gần các thắng cảnh tự nhiên đẹp, dễ khai thác như hồ Tân Độ, thác Ồ Ồ... cùng DTLS có giá trị như Sân bay Tà Cơn, Nhà tù Lao Bảo,...

- Tiểu vùng núi trung và thấp sông A Sáp (B.3): tiểu vùng có diện tích khoảng 594,26 km2, chiếm 14,3% trong tổng diện tích đất tự nhiên của toàn lãnh thổ NC. Đây là sự tiếp nối dải núi Trường Sơn tây, xét về mặt tự nhiên trên lãnh thổ nước ta thì tiểu vùng bị chia cắt, không liên tục với tiểu vùng B.2, do một phần lãnh thổ dạng núi thấp nằm phía nước Lào. Tiểu vùng thuộc khối kiến trúc nâng tân kiến

tạo mạnh, dạng vòm và khối tảng với biên độ lớn (> 1500 m) điển hình khối nâng A Lưới. Đứt gãy kiến tạo đáng chú ý là sự tiếp tục của hệ đứt gãy sâu dạng nghịch ĐaKrông - A Lưới có độ sâu rất lớn (25 - 30 km) [110]. Tiểu vùng thuộc nhiều hệ tầng địa chất khác nhau, bao gồm hệ tầng A Lin tuổi Permi, hệ tầng A Vương, tuổi Cambri - Ordovic, hệ tầng Long Đại, tuổi Ordovic - Silua, hệ tầng Núi Vú tuổi Neoproterozoi - Cambri. Độ cao trung bình 600 m so với mực nước biển, các dạng địa hình chủ yếu gồm: kiểu địa hình dãy núi kiến tạo - bóc mòn dạng địa luỹ, vòm khối tảng tạo chủ yếu bởi đá biến chất bị chia cắt trung bình, sườn dốc với quá trình đổ lở, lăn trượt (xuất hiện khoảng trên 1000 m); và kiểu dãy núi bóc mòn - xâm thực trên cấu trúc uốn nếp, uốn nếp khối núi tảng, tạo bởi trầm tích lục nguyên, bị chia cắt mạnh, sườn dốc, với quá trình đổ lở (hình thành khoảng trên 1000 m); đồng thời xen lẫn giữa 2 kiểu địa hình này là kiểu địa hình thung lũng, trũng giữa núi kiến tạo - xâm thực với bề mặt dạng đồi và dãy đồi, tạo bởi đá trước Kainozoi và

các dải trầm tích Neogen - Đệ Tứ với quá trình xâm thực, rửa trôi (có ở độ cao từ khoảng từ 300 - 1000 m). Khí hậu mát mẻ hơn, nhiệt độ trung bình từ 20 - 240C, những vùng núi trung bình nhiệt độ thấp hơn > 200C có mùa lạnh ngắn < 2 tháng hoặc từ 3 - 4 tháng và lượng mưa rất lớn, không có mùa khô. Lượng mưa năm ít hơn sườn đông dãy Trường Sơn, tuy nhiên so với cả nước, lượng mưa ở đây vẫn được coi là rất cao (> 3000 mm). Các khoanh vi SKH chính lần lượt là IIIA2a (chiếm tới 71,6%) và IVA3a. Sông ngòi, chịu sự chi phối của sông A Sáp (phụ lưu cấp 3 của sông Mê Công) chảy qua thung lũng núi phía tây của tiểu vùng, chế độ dòng chạy phụ thuộc chế độ mưa. Thảm thực vật rất phong phú chủ yếu thuộc đai á nhiệt đới gồm rừng kín thường xanh cây lá rộng ẩm và trảng cây bụi, cỏ thứ sinh; kết hợp với các yếu

tố khí hậu, rừng tự nhiên ở khu vực này thường nhiều tầng tán hơn. Ngoài ra, còn có diện tích nhỏ rừng trồng dọc thung lũng núi (78300 ha). Tiểu vùng có một số thắng cảnh đẹp như thác A Nôr, suối A Lin, suối Cân Te.

Nhìn chung, TNDL văn hoá của tiểu vùng rất có giá trị đặc biệt các DTLS cấp quốc gia dọc đường Hồ Chí Minh Tây. Mặt khác, đồng bào dân tộc ít người (Tà Ôi) phân bố tập trung như làng A Nôr, làng A Hưa, tạo điều kiện PTDL gắn với dân tộc học. Đồng thời, tiểu vùng là nơi tập trung khá đông dân cư dọc thung lũng sông (thị trấn A Lưới), có lịch sử phát triển DL lâu đời nên các SPDL khá đa dạng, đặc sắc.



Hình 2 9 Bản đồ TNDL tự nhiên các huyện miền núi khu vực Trị Thiên Hình 1

Hình 2.9. Bản đồ TNDL tự nhiên các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên



Hình 2 10 Bản đồ TNDL văn hóa các huyện miền núi khu vực Trị Thiên 2

Hình 2.10. Bản đồ TNDL văn hóa các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 02/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí