nguồn nước khoáng Phú Sen dạng mạch lộ và trong lỗ khoan, thuộc kiểu nước Clorur - bicabonat natri, rất nóng (nhiệt độ từ 660C đến 710C); tính chất vật lý: trong, không mùi, vị nhạt; kiểu hóa học: nước bicarbonat natri, khoáng hoá rất thấp. Ở độ sâu 100m, nước nóng 710C, mực nước dâng cao trên mặt đất 1,15 m, lưu lượng 4 lít/s. Đây là loại nước khoáng có tác dụng tốt chữa nhiều loại bệnh mãn tính có hàm lượng các loại khoáng chất rất bổ ích cho cơ thể, được đánh giá thuộc loại nước khoáng chất lượng cao.
- Suối khoáng Lạc Sanh: Thuộc thôn Lạc Đạo, xã Sơn Thành Tây, huyện Tây Hòa. Điểm lộ có tọa độ: 12057’40’’VB; 109015’00’’KĐ. Theo kết quả phân tích của Viên Paster Nha Trang, ở suối khoáng Lạc Sanh nước phun lên từ những khe nứt trong đá cát kết, bột kết, lưu lượng 1 lít/s. Nước có mang theo bọt khí, nhiệt độ 480C, xếp loại nước khoáng silic - fluor, nóng vừa; kiểu hoá học: nước bicarbonat - clorur natri, khoáng rất thấp thích hợp cho giải khát, tắm, chữa bệnh [37].
Từ việc thống kê và phân tích đặc điểm nguồn TNTN của Phú Yên như trên đã cho thấy một bức tranh tổng thể về sự hiện diện và phân bố của các dạng TNTN trên địa bàn nghiên cứu. Từ đó có thể thấy rằng TNTN ở Phú Yên hết sức phong phú, đa dạng, độc đáo. Đây là điều kiện cần để Phú Yên phát triển nhiều LHDL.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
- Phú Yên có vị trí địa lý thuận lợi, lưu thông với các vùng miền của đất nước (Bắc, Nam, Tây Nguyên), đây là điều kiện thuận lợi để PTDL.
- Đặc điểm tự nhiên của Phú Yên có nhiều lợi thế để PTDL: Hoạt động kiến tạo và cấu tạo địa chất (các thành tạo trầm tích gắn kết, macma phun trào, macma xâm nhập, trầm tích bở rời...) đã hình thành đa dạng kiểu địa hình (núi, cao nguyên, đồi, đồng bằng, đầm phá, vũng vịnh, đảo ven bờ) và nhiều thắng cảnh đẹp, rất có giá trị cho du lịch. Khí hậu có tính chất nhiệt đới gió mùa, mùa nắng kéo dài, không có mùa đông lạnh. Hệ sinh vật phong phú, đa dạng đặc biệt là các rạn san hô và thảm thực vật tự nhiên đã trở thành nguồn TNDL quý giá. Điều kiện hải văn nhìn chung thuận lợi cho du lịch tắm biển. Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên của Phú Yên cũng có những hạn chế cho phát triển du lịch đó là các hiện tượng thời tiết cực đoan trong mùa hè: dông lốc (tháng 6), gió phơn Tây Nam mạnh (tháng 7) và các tháng 9 đến 12 có số ngày mưa từ 15-18/tháng, ở một số bãi biển có dòng rip current làm hạn chế các HĐDL.
- Điều kiện KT-XH có nhiều thuận lợi để phát triển tốt ngành du lịch của địa phương, có hạ tầng giao thông đường bộ chất chất lượng tốt, có sân bay Tuy Hòa và tuyến đường sắt Bắc - Nam, QL1A ngay sát trung tâm thành phố, thuận tiện cho việc đi lại; lực lượng lao động trẻ đông, bản sắc văn hóa địa phương với đa dạng các lễ hội; chính sách kinh tế - xã hội quan tâm đến PTDL; môi trường xã hội an toàn. Đây là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành du lịch Phú Yên.
- TNTN cho PTDL hết sức đa dạng: 21 bãi biển lớn nhỏ, nhiều đầm phá, vũng vịnh đẹp, nhiều đảo ven bờ và các gành đá, núi đá ven biển, cao nguyên Vân Hòa, các KBTTN, nhiều hồ, đập, suối, thác nước, suối khoáng nóng. Tất cả nguồn TNTN này là điều kiện cần để Phú Yên đẩy mạnh phát triển ngành du lịch.
Chương 3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN
3.1. Đánh giá mức độ thuận lợi của các điểm tài nguyên thiên nhiên cho phát triển du lịch
3.1.1. Cơ sở lựa chọn các điểm tài nguyên thiên nhiên cho đánh giá
TNDL trên lãnh thổ Phú Yên khá phong phú, khi khai thác cho HĐDL cần lựa chọn các điểm tiêu biểu, có sức hấp dẫn cao, có khả năng khai thác tốt, có thể phát triển nhiều LHDL. Các điểm du lịch khi được đầu tư khai thác sẽ trở thành những “đầu mối”, những điểm hút trong không gian PTDL của lãnh thổ. Phú Yên có khoảng 50 điểm TNTN đã được khai thác cho du lịch (đã trở thành điểm du lịch), việc lựa chọn các điểm TNTN tiêu biểu để đánh giá dựa vào các cơ sở sau:
- Tính đại diện theo lãnh thổ: TNTN trên lãnh thổ Phú Yên có sự phân hóa khá rõ theo hai khu vực: ven biển phía Đông và khu vực đồi núi phía Tây, phù hợp với địa hình của mỗi khu vực. Các điểm TNTN được tác giả lựa chọn đánh giá cũng được chú ý đến sự phân bố theo lãnh thổ để đảm bảo hài hòa, cân đối cho sự PTDL của địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở khu vực phía Đông phân bố nhiều điểm TNTN hơn nên đã lựa chọn được 10 điểm, còn ở phía Tây là 07 điểm.
- Tính đặc trưng của dạng tài nguyên: TNTN trên địa bàn Phú Yên rất đa dạng, tuy nhiên khi đánh giá cần chọn lựa để mỗi dạng tài nguyên đều được đánh giá, đảm bảo tính khách quan và thể hiện được các đặc trưng của mỗi dạng tài nguyên. Ở khu vực ven biển, các dạng TNTN được lựa chọn để đánh giá gồm: đầm phá, vũng, vịnh, bãi biển, đảo ven bờ, gành đá, mũi đá, núi đá. Ở khu vực đồi núi thì các dạng TNTN được lựa chọn gồm: hồ, thác, đập, cao nguyên, suối nước khoáng.
- Hiện trạng và kết quả khai thác du lịch tại các điểm tài nguyên: Số lượng các điểm TNTN trên địa bàn Phú Yên khá lớn, việc lựa chọn số lượng điểm TNTN cho đánh giá cũng cần dựa vào hiện trạng và hiệu quả khai thác du lịch tại các điểm TNTN. Trên cơ sở khảo sát đã chọn được 17 điểm TNTN cho đánh giá. Hiện tại đây là những điểm du lịch hoặc đã được quy hoạch cho du lịch Phú Yên (bảng 3.1).
- Việc lựa chọn các điểm TNTN cho đánh giá cũng đã xem xét đến quy hoạch PTDL của địa phương. Trong quy hoạch đã chỉ rõ cần phát triển các SPDL chủ yếu là du lịch nghỉ dưỡng biển (nghỉ dưỡng, tham quan khám phá các vùng cảnh quan, danh lam thắng cảnh độc đáo gắn với biển - đảo của tỉnh) và du lịch gắn với sinh thái (tham quan, nghỉ dưỡng khu vực miền núi, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch gắn với các hệ sinh
thái đầm vịnh, hồ, các KBTTN). Các điểm TNTN chọn để đánh giá đều là những địa điểm có tiềm năng cho phát triển các SPDL như quy hoạch đã đề cập.
Bảng 3. 1: Các điểm tài nguyên thiên nhiên được lựa chọn đánh giá
Tên điểm TNDL | Xếp hạng | Địa phương | Ghi chú | |
1 | Vịnh Xuân Đài | Cấp quốc gia | TX. Sông Cầu và huyện Tuy An | Khu vực ven biển phía Đông |
2 | Gành Đá Đĩa | Cấp quốc gia đặc biệt | Xã An Ninh Đông, H. Tuy An | |
3 | Quần thể Hòn Yến | Cấp quốc gia | Xã An Hòa, huyện Tuy An | |
4 | Đầm Ô Loan | Cấp quốc gia | H. Tuy An | |
5 | Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh (Mũi Điện) | Cấp quốc gia | Xã Hòa Tâm, TX. Đông Hòa | |
6 | Núi Đá Bia | Cấp quốc gia | Xã Hòa Xuân Nam,TX.Đông Hòa | |
7 | Bãi biển Từ Nham -Vịnh Hòa | Chưa xếp hạng | Xã Xuân Thịnh, TX. Sông Cầu | |
8 | Bãi Xép | Chưa xếp hạng | Xã An Chấn, H. Tuy An | |
9 | Cù Lao Mái Nhà | Chưa xếp hạng | Xã An Hải, H. Tuy An | |
10 | Bãi biển TP. Tuy Hòa | Chưa xếp hạng | TP. Tuy Hòa | |
10 | Đập Đồng Cam | Cấp tỉnh | Xã Hòa Hội, H. Phú Hòa | Khu vực đồi núi phía Tây |
12 | Suối khoáng Triêm Đức | Chưa xếp hạng | Xã Xuân Quang 2, H. Đồng Xuân | |
13 | Cao nguyên Vân Hòa | Chưa xếp hạng | Xã Sơn Long, Sơn Định, Sơn Xuân, H. Sơn Hòa | |
14 | Hồ thủy điện Sông Ba hạ | Chưa xếp hạng | H. Sơn Hòa và H. Sông Hinh | |
15 | Hồ thủy điện Sông Hinh | Chưa xếp hạng | Xã Đức Bình Đông và Sông Hinh, H. Sông Hinh | |
16 | Hồ hồ Xuân Hương. | Chưa xếp hạng | TT. Hai Riêng, H. Sông Hinh | |
17 | Thác H’Ly | Chưa xếp hạng | Xã Sông Hinh, H. Sông Hinh |
Có thể bạn quan tâm!
- Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Và Tài Nguyên Thiên Nhiên Cho Phát Triển Du Lịch Tỉnh Phú Yên
- Nhân Tố Con Người Và Bản Sắc Văn Hóa Địa Phương
- Các Dạng Địa Hình Đồi, Núi, Cao Nguyên
- Đánh Giá Tiêu Chí Mức Độ Độc Đáo/duy Nhất Của Tài Nguyên
- Đánh Giá Tiêu Chí Khả Năng Tiếp Cận Điểm Tài Nguyên
- Đánh Giá Tiêu Chí Độ Bền Vững Của Các Điểm Tài Nguyên
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
(Thống kê theo[1]; phụ lục 1 và khảo sát thực tế)
3.1.2. Đánh giá mức độ thuận lợi của các điểm tài nguyên thiên nhiên cho phát triển du lịch
3.1.2.1. Đánh giá tiêu chí độ hấp dẫn của tài nguyên
Bảng 3. 2: Tổng hợp kết quả đánh giá tiêu chí độ hấp dẫn của tài nguyên
Tên điểm TNTN | Chỉ tiêu đạt được | Điểm đánh giá | Mức đánh giá | |
1 | Vịnh Xuân Đài | - Là thắng cảnh cấp quốc gia - Được hình thành nhờ dãy núi Cổ Ngựa (hình cổ ngựa) có độ cao trung bình khoảng 350m [55], có tuổi khoảng 170 đến 140 triệu năm, chạy dài án ngữ phía ngoài. - Cảnh quan thiên nhiên đa dạng: dãy núi, bán đảo, cồn cát, bãi biển, đảo ven bờ và vịnh biển. - Thiên nhiên còn hoang sơ, phong cảnh thanh bình. Ven vịnh là rừng dừa xanh rợp bóng nằm xen lẫn với các làng chài, tạo nên phong cảnh làng quê yên bình, quyến rũ. - Thích hợp với nhiều loại hình du lịch: nghỉ dưỡng (có thể xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp), thể thao nước (đua thuyền, lướt sóng), du lịch sinh thái biển (lặn biển, khám phá đại dương), du lịch tham quan dã ngoại. | 5 | Rất hấp dẫn |
2 | Gành Đá Đĩa | - Là di tích quốc gia đặc biệt. - Là một trong 2 điểm danh thắng địa chất (geosite) có giá trị kỳ quan và di sản thuộc hạng nhất vùng bờ biển Nam Trung Bộ (cùng bãi đá Cổ Thạch ở Tuy Phong - Bình Thuận) [62]. - Đây là một cảnh quan đẹp, đặc sắc về giá trị địa chất- địa mạo và là di sản địa chất phun trào bazan dạng cột độc nhất ở ven biển nước ta, lớp đá dày 30-200m, có tuổi khoảng 5 triệu năm [55]. Các cột đá bazan nhiều kích cỡ, chiều dài và tiết diện khác nhau (thường là ngũ giác, có khi là tứ giác, lục giác) xếp sát nhau với các thế nằm khác nhau: thẳng đứng, nghiêng, ngang, hoặc uốn lượn [66]. - Là dấu ấn đặc biệt của quá trình thành tạo địa chất: bazan Gành Đá Đĩa là bazan từ cao nguyên Vân Hòa đổ xuống [67]. Những cột đá với các thế nằm rất độc đáo: nằm ngang, nằm xiên và thẳng đứng. Tại bãi Hòn Khô (dưới chân gành Đá Đĩa) đã thấy rõ ranh giới địa Hình 3. 1: Ranh giới giữa đá bazan với đá granit tầng giữa đá bazan và đá granit (hình 3.1) [68]. (ảnh: Hà Quang Hải) - Là nơi hội tụ của những giá trị cảnh quan kỳ thú: phía bắc là bờ biển Gành Đèn (có Hải đăng Gành Đèn) cấu tạo | 5 | Rất hấp dẫn |
bởi đá granit, bị sóng phá hủy tạo nên bờ biển kiểu răng cưa đẹp mắt; phía nam là Bãi Bàng, cát trắng mịn, sạch; phía tây là vùng đồi bazan thoải, đỉnh tròn mềm mại có ruộng bậc thang. - Nơi đây có thể phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau, như du lịch tham quan, du lịch sinh thái, du lịch kết hợp với nghiên cứu khoa học. Hình 3. 2: Cảnh quan khu vực gành Đèn - gành Đá Đĩa (ảnh: Nguyễn Hữu Xuân) | ||||
3 | Quần thể Hòn Yến | - Là thắng cảnh cấp quốc gia. - Đây là một đảo nhỏ nằm sát bờ, là di tích núi lửa, đá bazan dạng cột rất độc đáo, cao khoảng 70m. Thế đứng có hình chóp nón, vách đá cheo leo, dựng đứng. - Có rạn san hô vùng triều lộ thiên (rộng 30 ha) và hệ sinh thái cỏ biển tạo nên sự đa dạng sinh học, nét đặc trưng tiêu biểu của biển đảo Phú Yên. - Cách Hòn Yến 50m về phía bờ là Hòn Sụn cao khoảng 20m, bờ biển cấu tạo bởi bãi đá (bãi Choi) được sóng biển mài tròn, chạy dọc chân sóng. - Trên bờ có nhiều cây bàng cổ thụ, rợp bóng mát che chắn cho làng chài tạo nên một quần thể thắng cảnh tuyệt đẹp trên biển. - Ở đây có thể khai thác các LHDL như du lịch tham quan, du lịch trải nghiệm lặn biển ngắm san hô, du lịch sinh thái. | 5 | Rất hấp dẫn |
Hình 3. 3: Cảnh quan khu vực Hòn Yến khi thủy triều rút (ảnh: Nguyễn Hữu Xuân) | ||||
4 | Đầm Ô Loan | - Là thắng cảnh cấp Quốc gia. Cảnh quan đẹp, đẹp nhất khi bình minh. Xung quanh đầm được bọc kín bởi một dãy đồi tạo thành hình vòng cung tựa như vòng tay của mẹ đang ôm giữ lấy đầm. - Là một kỳ quan địa mạo ven biển Việt Nam, giá trị của kỳ quan ở đây là ở sự tồn tại đầm Ô Loan trong hệ thống đầm phá thuộc nhóm các lagun ven biển ở vĩ độ thấp, nhiệt đới ẩm, tạo nên sự đa dạng của kiểu loại đầm phá ven biển chỉ hình thành ở khu vực bờ biển miền Trung nước ta [62]. - Vào mùng 7 tết mỗi năm đều diễn ra lễ hội đua thuyền, lễ hội cầu ngư ở đây. Đầm có hệ sinh vật phong phú, đặc biệt là các loài hải sản quý, nổi tiếng nhất là cua huỳnh đế, sò huyết và hàu. Những hải sản này có giá trị kinh tế và giá trị ẩm thực cao. - Các LHDL có thể khai thác đó là du lịch sinh thái, du lịch tham quan, du lịch thể thao. | 5 | Rất hấp dẫn |
5 | Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh | - Là thắng cảnh cấp quốc gia. Mũi Đại lãnh là một mũi đá gốc nhô ra sát biển, được mài mòn tạo nên nhiều hình thù độc đáo. - Bãi Môn là bãi biển nhỏ, cát trắng mịn, nước trong xanh, nhìn từ trên mũi Đại Lãnh xuống bãi có hình trăng khuyết. Sát bên Bãi Môn là núi đá chồng, những tảng đá to, xếp chồng chất lên nhau xen kẽ với thảm thực vật xanh mát, tạo nên phong cảnh kỳ vĩ. - Trên đỉnh mũi Đại Lãnh là ngọn hải đăng cao 26,5m (cao 110m so với mặt nước biển), có thể phát tín hiệu ánh sáng đi xa 27 hải lý, là 01 trong 05 hải đăng trên 100 tuổi kỳ vĩ nhất Việt Nam [69]. - Các LHDL thích hợp ở đây là tham quan, thể thao biển, du lịch sinh thái. | 5 | Rất hấp dẫn |
- Là thắng cảnh quốc gia. Khối Đá Bia tạo nên nhiều hình thái khi nhìn từ các hướng khác nhau: nhìn từ biển vào giống như hình ngón tay chỉ lên trời (người Pháp gọi là ngón tay Chúa), ở ngã ba Hảo Sơn - Đập Hàn nhìn lên tựa |