trú tại đây chỉ đạt 0,9 ngày/khách. Tuy nhiên, so với toàn tỉnh thì tổng thu DL của các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên còn nhỏ, mức đóng góp thấp. Cụ thể, năm 2018 các huyện Hướng Hoá và ĐaKrông đóng góp 12,53% giá trị DL cho tỉnh Quảng Trị; các huyện A Lướ,i Nam Đông đóng góp4,73% giá trị DL cho tỉnh Thừa Thiên Hu.ếVề
mức chi tiêu của khách DL, năm 2018 mứ c tính trung bình khách du lic̣ h quốc tế chi tiêu ở các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên là 70 USD, khách nội địa chi tiêu khoảng 25 USD [112]. Về cơ sở hạ tầng, có một số tuyến đường chính, bao gồm: tuyến đường xuyên Á - quốc lộ 9, đường Hồ Chí Minh Tây - nối quốc lộ 9, quốc lộ 49 (Huế - A Lưới), tỉnh lộ 14B (Huế - Nam Đông). Trong đó, tuyến quốc lộ 9 từ các nước ASEAN qua cửa khẩu Lao Bảo thông ra cảng biển miền Trung như Cửa Việt, Mỹ Thuỷ, Chân Mây, Đà Nẵng... và vùng kinh tế từ Huế - Quảng Ngãi sẽ trở thành động
lực, cơ hội trong PTDL khu vực đồi núi tỉnh Quảng Trị. Ngoài ra, còn có tuyến đường cao tốc La Sơn - Tuý Loan (quốc lộ 74), dự kiến thông đường vào năm 2021. Đây là tuyến đường quan trọng nhất của huyện Nam Đông, không chỉ có ý nghĩa kết nối được với huyện A Lưới thông qua tuyến đường Hồ Chí Minh mà còn là cơ hội mở ra hướng phát triển lớn từ phía tây, thị trường đa dạng được mở rộng cả phía nam. Hiện nay, hầu hết các tuyến đường trên đã được dải nhựa với chất lượng khá cao và chỉ bị gián đoạn ở một số chỗ trong mùa mưa lũ, do sạt lở. Hệ thống cấp nước sạch và điện, tại các khu vực hoạt động DL và khu dân cư đã được sử dụng nước hợp vệ sinh ở đô thị đạt 95,5%, nông thôn đạt 85,1%. Lượng nước thất thoát trung bình tại các khu hoạt động DL và khu dân cư là 20 - 30%. Về hệ thống cung cấp điện, năm 2017 cung cấp 1.013,09 triệu KWh cho mạng lưới điện quốc gia, năm 2018 tăng 1.196,04 triệu KWh, tức tăng 1,2 lần. Trong đó, nguồn điện gió rất tiềm năng với 2 nhà máy đã đi vào hoạt động và 4 nhà máy khác đang được xây dựng. Tỷ lệ hộ tại các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên được sử dụng mạng lưới điện quốc gia là 94,9% [90], [92], [94], [98]. Về cơ sở vật chất kỹ thuật, năm 2010, có 5 cơ sở lưu trú, 35 buồng phòng đến năm 2018 tăng lên 28 cơ sở lưu trú (tức tăng 5,6 lần) và có 431 buồng phòng (tức tăng 12,3 lần). Hiện nay chỉ có 5 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao và có khoảng 46 nhà hàng đáp ứng được nhu cầu khách DL. Ngoài ra, có 29 homestay - nhà nghỉ cùng cộng đồng đạt tiêu chuẩn lưu trú tại các điểm DL khác rải rác ở các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên (phụ lục 5.4) [113]. Việc đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao trình độ: hiện nay, lãnh thổ NC có 384 lao động dài hạn và thường xuyên trong DL (Hướng Hoá, ĐaKrông: 115 người; A Lưới, Nam Đông: 269 người) [90], [92], [94], [98]. Đầu tư cho PTDL, từ năm 2014 -
2019, tổng số vốn đầu tư cho DL là 109,875 tỷ (Hướng Hoá, ĐaKrông: 18,5 tỷ; A Lưới, Nam Đông: 91,3 tỷ) [90], [92], [94], [98]. Trong số đó, chỉ có 1 doanh nghiệp (Công ty YesHue Eco) đang đầu tư khai thác DL tại thác Mơ của huyện Nam Đông. Còn lại hầu hết số vốn đầu tư dưới hình thức trích từ ngân sách nhà nước, các dự án thuộc chương trình hỗ trợ PTDL bền vững dành cho mỗi địa phương.
b. Hiện trạng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng
Trên địa bàn các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, liên kết vùng DL được thực hiện thông qua tour DL “Con đường Di sản miền Trung” bắt đầu từ năm 2004 do Tổng cục Du lịch Việt Nam khởi sướng, sau đó tiếp tục được tăng cường và mở rộng thông qua gắn kết với những SPDL như: “Hành trình xuyên Việt”, “Con đường xanh Tây Nguyên”; tour du lịch caravan qua cửa khẩu các tỉnh Tây Nguyên đến Lào, Campuchia, đông bắc Thái Lan. Từ việc hình thành, hoàn thiện dần hệ thống các SPDL trong vùng, các HĐDL đã tiếp tục được mở rộng sang vùng lân cận khác nhằm tạo ra môi trường TL cho hoạt động liên kết của các doanh nghiệp DL. Điển hình là những hoạt động kí kết hợp tác DL giữa địa phương Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Một số SPDL mang đặc trưng vùng miền đã được quảng bá gắn kết với “Con đường Di sản miền Trung” như: “Con đường Hồ Chí Minh huyền thoại”, Con đường mòn sinh thái, văn hóa tâm linh Bắc miền Trung gắn với DL có trách nhiệm và bền vững; tour tham quan chiến trường xưa Huế - Quảng Trị, DL xuyên biên giới bằng đường bộ tới Thái Lan và Lào qua cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị), Hồng Vân (Thừa Thiên Huế)...
- Mô hình liên kết DL theo tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua các huyện phía tây của Thừa Thiên Huế và xa hơn về phía nam, liên kết DL sinh thái ở Thừa Thiên Huế với các tỉnh lân cận. Sau hơn 5 năm thực hiện, hoạt động liên kết DL giữa các huyện đã đạt được kết quả như sau: hợp tác về xây dựng cơ chế chính sách quản lý và PTDL địa phương: đối với huyện A Lưới, đã quy hoạch các điểm DL và kêu gọi đầu tư tại hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2017: khu DL sinh thái A Nôr, xã Hồng Kim với diện tích 7,5 ha, khu DLST suối Pârle với diện tích 5 ha, khu DL suối nước nóng A Roàng với diện tích 10 ha; cấp phép mô hình DL cộng đồng xã Hồng Hạ giai đoạn 2016 - 2020. Hợp tác về phát triển SPDL: các huyện cam kết phối hợp tổ chức các sự kiện DL trong khu vực, phát triển SPDL mới mang tính đặc thù của mỗi địa phương. Đồng thời, phối hợp để cùng mở rộng các tour DL liên huyện, liên tỉnh ở phía tây bắc kết nối với hệ thống các DTLS của Quảng Trị và xa hơn là hệ thống hang động của Quảng Bình dọc tuyến đường Hồ Chí Minh Tây. Mặt khác, các huyện đã thống nhất lựa chọn điểm
DL, SPDL để tiến hành đầu tư cơ sở hạ tầng cho việc PTDL một cách đồng bộ, tập trung trùng tu, sửa chữa tại làng DL cộng đồng; suối nước nóng, tour DL homestay tại A Lưới. Hợp tác về công tác xúc tiến, quảng bá du lịch: các huyện đã tổ chức đón và giới thiệu đoàn Famtrip đến từ Hàn Quốc và tổ chức JICA - Nhật Bản (2017). Để đẩy mạnh quảng bá DL, cụm liên kết cũng đã cho ra đời cuốn "Cẩm nang du lịch" tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại qua Đông Giang - Nam Giang - Tây Giang - A Lưới. Hợp tác về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực DL: đã tổ chức, tham dự khoảng 7 khoá tập huấn dành cho cấp quản lý DL dưới sự hỗ trợ của dự án và nguồn lực của UNESCO và ILO. Đồng thời, các địa phương đã cử đoàn đi NC, học tập mô hình DL cộng đồng tại Hòa Bình và Sơn La (3/2016) và một số địa phương khác,... Trong năm 2017, có 68 tours, tổng lượt khách đến tham quan 4 huyện đạt 32.735 lượt, tổng doanh thu từ DL đạt 7,4 tỷ đồng (tăng 781 triệu đồng so với năm 2016) [13].
- Mô hình liên kết DLST ở Thừa Thiên Huế với Quảng Nam: năm 2016, dự án Trường Sơn Xanh của tổ chức USAID đã hỗ trợ Thừa Thiên Huế, Quảng Nam. Trong đó, có dự án về PTDL sinh thái tại một số điểm DL tiềm năng ở huyện Nam Đông, A Lưới. Một số nội dung hợp tác là: hợp tác phát triển SPDL chính ở khu vực Thừa Thiên Huế, thí điểm PTDL tại KBT Sao La (thôn A Ka1, thôn Pa Hy, thôn A Nôr) - phát triển SPDL đặc trưng là về tự nhiên của KBT với ĐDSH kết hợp văn hoá riêng biệt của dân tộc ít người. Thí điểm tại VQG Bạch Mã (thôn Dỗi) - SPDL là cảnh quan tự nhiên với suối, thác, rừng, núi nguyên sơ và văn hoá cộng đồng địa phương. Dự án được chia 3 giai đoạn từ 2018 - 2022, hiện nay dự án đã hoàn thiện giai đoạn 1. Hợp tác phát triển và tuyên truyền, quảng bá xúc tiến DL: dựa án đã đẩy mạnh quảng bá DL, đặc biệt nghề dệt Zèng của A Lưới đã được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào tháng 1/2019. Từ tháng 2/2018 - 12/2019, bước đầu đã có một số dự án đầu tư đã được thỏa thuận hợp tác như: dự án Trường Sơn Xanh của USAID và Công ty YesHue Eco về việc đầu tư PTDL sinh thái với tổng số vốn 30 tỷ đồng (tháng 2/2019); huyện A Lưới, dự án đã hỗ trợ huyện 400 triệu, còn huyện đã đầu tư 3,2 tỉ đồng vào xây dựng, nâng cấp đường giao thông và bãi để xe [89], [97]. Tháng 12/2019, dự án đã bàn giao mô hình thí điểm PTDL sinh thái dựa vào cộng đồng (thôn A Nôr của huyện A Lưới và thôn Ta Lang, huyện Tây Giang).
- Mô hình liên kết DL trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây (EWEC):
Có thể bạn quan tâm!
- Bản Đồ Đánh Giá Mức Độ Thuận Lợi Của Tài Nguyên Cho Lhdl Thiên Nhiên Các Huyện Miền Núi Khu Vực Trị - Thiên
- Đánh Giá Cho Các Điểm Du Lịch Phục Vụ Phát Triển Du Lịch
- Kết Quả Đánh Giá Sức Hấp Dẫn Khách Dl Tại Các Điểm
- Căn Cứ Kết Quả Đánh Giá Đktn, Tndl, Các Điểm Dl
- Định Hướng Quản Lý Tài Nguyên Và Bảo Vệ Môi Trường
- Bảo Vệ Môi Trường Trong Ptdl Bền Vững
Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.
hợp tác trên nhiều lĩnh vực trong đó có du lic̣ h - dịch vụ. Các nội dung gồm: hợp tác
phát triển SPDL, bước đầu xây dựng và phát triển các SPDL theo từng điều kiện cụ thể và đặc trưng của từng lãnh thổ: tại Việt Nam, tập trung xây dựng các SPDL sinh thái, cộng đồng của người Bru - Vân Kiều ở huyện ĐaKrông, Hướng Hoá và cộng đồng người Tà Ôi ở huyện A Lưới (2,1 tỷ) [64, tr.21]. Dự án hỗ trợ các điểm DL tiềm năng thông qua xây dựng hệ thống nhà ngắm cảnh, nhà trưng bày, sân lễ hội tại trung tâm văn hoá. Đối với các homestay, trang bị cơ sở vật chất thiết yếu sau đó bàn giao tới cộng đồng địa phương vận hành. Ngoài ra, một số SPDL khác cũng được đưa vào khai thác như DL tham quan chiến trường xưa, DL tâm linh, DL trên con đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Về hợp tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến DL dựa trên nguyên tắc bền vững; trao đổi kinh nghiệm quản lý nhà nước về DL: đã có nhiều hoạt động được
triển khai như: hội thảo quốc tế Hơp tać PTDL giữa cać tỉnh Bắc miêǹ Trung Vệti Nam
với Lào và Thái Lan (2010), tọa đàm PTDL hành lang kinh tế Đông - Tây, (2017)... Ngoài ra, một số hiệp định, bản ghi nhớ quan trọng được kí kết cho toàn EWEC: Thỏa thuận Việt Nam - Lào - Thái Lan về vận tải DL bằng đường bộ (2/11/2007); Bản ghi nhớ Việt Nam - Lào - Thái Lan về tạo thuận lợi cho người và hàng hóa qua lại trên hành lang kinh tế Đông - Tây (24/8/2007), bổ sung sửa đổi ngày 21/2/2013.
4.1.1.2. Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch và mô hình liên kết vùng, tiểu vùng
a. Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch
- Về kinh tế: tốc độ tăng trưởng bình quân số lượng khách DL ở mức 11,35
%/năm. Đặc biệt, khách DL tăng đột biến tại khu vực NC từ năm 2015 - 2016 (tăng 56%). Với đặc điểm này, có thể thấy khách DL đang được duy trì và có xu hướng gia tăng, đạt yêu cầu về tính bền vững trong DL. Doanh thu DL, doanh thu tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên có tốc độ tăng trưởng trung bình của doanh thu DL qua các năm đạt 8,67 %/năm. Trong đó, huyện Hướng Hoá trung bình đạt 8,82%, ĐaKrông là 8,38%, A Lưới đạt 7,94%, Nam Đông là 10,26%. Về chất lượng, có sự chuyển dịch về cơ cấu, giảm tỷ lệ doanh thu từ lưu trú và ăn uống, tăng tỷ lệ doanh thu từ vận chuyển, lữ hành và các dịch vụ bổ trợ. Sự tăng trưởng của doanh thu DL theo năm cho thấy tính bền vững trong PTDL. Cơ sở hạ tầng, hiện nay cơ sở hạ tầng giữa các huyện đã được đồng bộ hoá, 100% các thôn, bản, xã, huyện đã được kết nối với nhau bằng các tuyến đường liên thôn, liên xã, liên huyện. Tuy nhiên, năm 2019 theo NC tài liệu và khảo sát thực tế có trên 60% suối, thác chưa được bê tông hoá từ trục đường chính vào điểm DL. Hệ thống cung cấp nước hợp vệ sinh bị gián đoạn trong mùa khô, đặc biệt ở khu vực nông thôn của
huyện Hướng Hoá và ĐaKrông. Nhiều hộ dân vẫn sử dụng nước sông, khe suối cho sinh hoạt là chủ yếu. Hiện nay đã có 90,3% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh và có tới 94,9% dân cư đã được sử dụng điện từ mạng lưới điện quốc gia. Đây là những dấu hiệu rất quan trọng đối với PTDL vùng núi hiện nay cần chú ý. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ DL: từ năm 2010 - 2018, các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn tăng bình quân đạt 7,61 %/năm, số buồng phòng đạt 9,51%. Tuy nhiên, xét về chất lượng, toàn khu vực NC chỉ có 5 khách sạn đạt chuẩn 2 sao. Đồng thời, do khách DL chỉ tập trung theo mùa do đó hệ thống buồng phòng tại các cơ sở lưu trú thường ít được được quan tâm và bị xuống cấp vào mùa ít khách. Các cơ sở ăn uống, hệ thống các khu vui chơi giải trí trong thực tế có tăng lên hàng năm. Tuy nhiên vẫn thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu của đa số khách DL, các dịch vụ DL dọc tuyến đường quốc lộ lớn, điểm DL vẫn còn khá nghèo nàn các DL, chất lượng chưa cao. Các phương tiện phục vụ khách tại điểm DL tham quan, sinh thái cộng đồng còn thiếu và chưa đa dạng. Như vậy, tiêu chí cơ sở vật chất kỹ thuật ở mức tương đối bền vững. Nguồn nhân lực: số lượng lao động trong DL liên tục tăng, tuy nhiên do đặc thù kinh doanh trong DL thường mang tính mùa vụ nên lực lượng lao động trong ngành thường xuyên biến động. Số lượng lao động dài hạn và thường xuyên chỉ có 384 người. Trong đó, tại huyện Hướng Hoá, ĐaKrông là khá ít, chỉ chiếm 29,94% tổng lao động của toàn lãnh thổ NC. Trình độ lao động nhìn chung hạn chế cả về chuyên môn, nhận thức, kỹ năng giao tiếp và trình độ ngoại ngữ. Do vậy, có thể thấy về mặt này, lãnh thổ NC này đang ở mức tương đối bền vững trong PTDL.
- Về tài nguyên, môi trường: mức độ về đầu tư và quy hoạch các điểm, khu du lịch đã được chú trọng, tăng về số lượng các dự án, tuy nhiên đa số tập trung đầu tư cho xây dựng CSHT - CSVC kỹ thuật. Việc bảo tồn và PTDL còn nhiều mâu thuẫn, hạn chế trong quản lý DL tại cơ sở và nhận thức làm DL tại địa phương. Nguồn vốn đầu tư cho DL còn khá hạn hẹp, thiếu các dự án đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các điểm DL. Hầu hết các dự án DL thuộc hình thức hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo nhân lực trong chiến lược PTDL bền vững tại mỗi địa phương. Cường độ khai thác và áp lực môi trường tại các điểm, khu DL: các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên được đánh giá là khu vực có TNDL đa dạng và phong phú, đặc biệt là khu vực dọc đường Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, hiện nay HĐDL mới chỉ là khai thác ở một số khu vực tập trung TNDL và đã được khai thác từ lâu (các điểm DTLS cấp quốc gia, điểm DL Klu, điểm DL A Nôr,...). Bên cạnh đó, nhiều khu vực cũng
có ĐKTN tương đối TL nhưng chưa được khai thác hết tiềm năng (thác Chênh Vênh - đèo Xa Mù, hồ Rào Quán - đỉnh Voi Mẹp,...). Một số nơi, TNDL đang bị suy giảm, đặc biệt tại các điểm DL trọng tâm của vùng. Mặt khác vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên tại các điểm DL cũng phần nào tác động ở góc độ suy thoái một số loại tài nguyên như: tài nguyên nước, suy thoái hệ sinh thái rừng (săn bắt, khai thác quá mức các loại động, thực vật quý hiếm phục vụ cho nhu cầu khách DL). Nhìn chung, việc khai thác tài nguyên còn chưa được quan tâm đúng mức, thiếu tính hợp lý và bền vững.
- Về văn hoá - xã hội: hoạt động KT - XH tác động mạnh mẽ đến các mặt văn hoá - xã hội cả ở mặt tích cực và tiêu cực. Tác động tích cực là tạo công ăn việc làm, giảm chênh lệch về kinh tế giữa các khu vực, tạo điều kiện cho giao lưu văn hoá... Những mặt tiêu cực, là quá trình pha trộn và đánh mất dần bản sắc văn hoá đặc trưng của cộng đồng dân tộc ít người tại mỗi địa phương; gây sức ép đến tài nguyên, áp lực cho việc bảo tồn các loại văn hoá vật thể và phi vật thể truyền thống.
b. Đánh giá hiện trạng liên kết vùng, tiểu vùng
Có thể thấy rằng, các tuyến liên kết ngoại vùng trong PTDL ở phía tây các huyện khu vực Trị - Thiên đang ngày được chú trọng, mở rộng. Các mô hình liên kết DL này xuất phát từ thực tế, nhu cầu mở rộng thị trường tìm kiếm đối tượng khách hàng của các doanh nghiệp DL. Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu, đánh giá các mô hình liên kết DL là rất cần thiết. Đây là cũng là cơ sở để đề xuất định hướng, giải pháp phát triển các mô hình liên kết DL hiện có, đồng thời hình thành các mô hình liên kết DL mới trong nội vùng (giữa các tiểu vùng của khu vực miền núi Trị - Thiên).
- Về nhận thức và kết nối không gian liên kết trong phát triển du lịch: có thể nhận thấy rằng, từ sau khi có Nghị quyết số 08 - NQ/TW của Bộ Chính trị (tháng 1/2017) về PTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ lớn của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch từng địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp DL, dự án trong và ngoài nước. Ngoài ra, một số mô hình thí điểm liên kết PTDL sinh thái cộng đồng cũng nhận được sự hưởng ứng khá mạnh mẽ của người dân địa phương, tạo động lực thúc đẩy PTDL chung. Tuy nhiên, hiện nay các chương trình, mô hình liên kết còn đang trong giai đoạn hưởng ứng phong trào liên kết DL. Trong thực tế, các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên còn đang hoạt động đang HĐDL mang tính độc lập. Mặt khác, các điểm DL còn tồn tại nhiều hạn chế,
dẫn đến tuyến liên kết DL hiện nay trong khu vực NC hoạt động chưa hiệu quả. Nhìn chung, điều kiện để mở rộng PTDL liên kết ở mức thuận lợi.
- Nâng cao quảng bá, xúc tiến DL: là một trong những nội dung quan trọng của các chương trình liên kết DL. Thông qua các dự án PTDL, hình ảnh DL tại khu vực NC được quảng bá rộng rãi hơn, bước đầu hình thành và phát triển SPDL đặc trưng của vùng. Tuy nhiên, SPDL vẫn còn trùng lặp giữa các địa phương do kinh phí dành cho LHDL dựa vào tự nhiên, cộng đồng còn nhiều hạn chế, ít quan tâm đến phát triển SPDL mới. Xét về mặt này, điều kiện để mở rộng phát triển DL liên kết ở mức tương đối thuận lợi. Trong những năm gần đây, các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên đã có một số doanh nghiệp xây dựng dự án quy hoạch tại điểm DL tiềm năng. Tuy nhiên, phần lớn các dự án chỉ đang ở hình thức quy hoạch, chưa chính thức thực hiện khởi công thực tế. Đây chính là những thách thức rất lớn trong tạo điểm nhấn DL và phát triển SPDL cho toàn vùng. Như vậy, điều kiện để mở rộng quảng bá PTDL liên kết ở các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên ở mức tương đối thuận lợi.
4.1.2. Cơ sở pháp lí
DL Việt Nam được xác định là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng. Các định hướng, giải pháp PTDL các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên ngoài việc cần đảm bảo mục tiêu chung trong chiến lược, quy hoạch DL của cả nước, vùng Bắc Trung Bộ, còn phải đảm bảo tính phù hợp với quy hoạch phát triển KT - XH, DL của toàn tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
- Tại tỉnh Quảng Trị, quy hoạch tổng thể phát triển DL Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 cùng chung một số đặc điểm sau: đẩy mạnh phát triển DL, phấn đấu đến năm 2020, DL trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển KT - XH. Đến năm 2025, DL cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo bước đột phá trong phát triển cho giai đoạn tiếp theo. Xây dựng thương hiệu điểm đến DL Quảng Trị là “Ký ức chiến tranh - khát vọng hòa bình”; “Cửa ngõ du lịch hành lang kinh tế Đông - Tây” kết nối, liên kết du lịch “Con đường di sản”, “Con đường huyền thoại” của khu vực. Đồng thời, trong chiến lược PTDL của tỉnh Quảng Trị cũng đã khẳng định rất rõ về sự đa dạng về TNDL, cả tự nhiên và văn hoá. Theo đó, các LHDL có tiềm năng lớn hiện nay gồm: DLHL tham quan thắng cảnh ; LHDL thể thao - mạo hiểm; LHDL văn hoá. Trong quy hoac̣ h tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội huyện Hướng Hoá , huyện ĐaKrông đến nă m 2020 cũng đều chung đặc điểm sau: xây dựng khu vực thành nơi trung chuyển đón, trả khách quốc tế (Lào, Thái Lan) bằng đường bộ, đào tạo nhân lực DL, quảng bá, xúc tiến DL trên cơ sở liên kết vùng; đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp các DTLS có trọng điểm; bảo vệ môi trường, PTDL bền vững đặc biệt tại những khu DL tự thiên; DL đóng vai trò quan trọng trong xoá đói, giảm nghèo.
- Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, DL đã và đang đươc xać điṇ h là ngaǹ h kinh tế mũi
nhọn trong chiến lược phát triển KT- XH của đia
phương dưa
trê n mứ c đóng góp vào
GDP chung trong các nă m qua. Quy hoac̣ h tổng thể PTDL tỉnh Thừ a Thiê n Huế giai
đoan
2013 - 2030 điṇ h hướng phát triển dic̣ h vu ̣DL trở thành ngành kinh tế then chốt
trong đóng góp ngâ n sách của tỉnh . Quy hoac̣ h xác điṇ h phát triển du lic̣ h bền vững theo hướng tăng trưởng xanh chú trọng những điểm đến như VQG Bạch Mã và cộng
đồng bản đia vùng cao . Tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang đẩy mạnh phát triển sản
phẩm DL văn hoá , DL sinh thái với các sản phẩm chính dưa vaò cộ ng đồng , hệ du
lịch sinh thái rừng , hồ. Đồng thời , trong quy hoac̣ h tổng thể phát triển KT - XH huyệ n Nam Đô ng và huyện A Lưới đến nă m 2020 cũng đều chung đặc điểm sau : nâng cấp, phát triển đô thị (A Lưới) xứng tầm là động lực phía tây của tỉnh đặ t tron g
sư ̣ PTDL chung của tỉnh Thừ a Thiê n Huế và trong mối quan hệ liê n kết và phát triển với các huyệ n , thị xã của tỉnh , với khu DL Chân Mâ y - Lăng Cô và vùng DL trọng điểm Bắc Trung Bộ . Đồng thời, PTDL gắn liền giữ gìn , bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc đặc sắc ; đảm bảo vững chắc an ninh quốc phòng , giữ vững an ninh biê n giới, đảm bảo ổn điṇ h chính tri ̣và trậ t tư ̣ an toàn xã hộ i ; DL gắn liền xoá đói giảm nghèo; tận dụng tối đa lao động địa phương trong PTDL; SPDL đa dạng,
đặc sắc, có chất lượng cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc trong tỉnh, có năng lực cạnh tranh với các huyện miền núi có cùng LHDL, SPDL.
- Xây dựng định hướng và giải pháp cho PTDL các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên còn dựa trên các mục tiêu PTDL của Luật DLViệt Nam (2017) [53], Luật DSVH [51] và các nghị quyết đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống DTLS văn hoá của khu vực Trị - Thiên (giai đoạn 2012 - 2030) [99], [103].
- Dựa trên các quan điểm, nguyên tắc và thoả mãn các điều kiện hình thành và phát triển liên kết vùng và tiểu vùng trong PTDL, các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên như: phải đặt trong tổng thể hệ thống liên kết kinh tế - xã hội của toàn vùng; nâng cao nhận thức về vai trò của các mô hình liên kết; xây dựng mô hình