Việc lập kế hoạch cho công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư được WB và ADB coi là điều bắt buộc trong quá trình thẩm định dự án. Mức độ chi tiết của kế hoạch phụ thuộc vào số lượng người bị ảnh hưởng và mức độ tác động cửa dự án. Kế hoạch bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được coi là một phần của của chương trình phát triển cụ thê, cung cấp đầy đủ nguồn vốn và cơ hội cho các hộ bị ảnh hưởng. Ngoài ra còn phải áp dụng các biện pháp sao cho ngýời bị di chuyển hòa nhập với cộng đồng mới. Để thực hiện biện pháp này, nguồn tài chính và vật chất cho việc di dân luôn được chuẩn bị sẵn. (Chu Duy Tuyền, 2015).
1.4.2. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở một số nước
1.4.2.1. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Trung Quốc:
Đất đai thuộc chế độ công hữu nên lợi ích công là điều kiện tiền đề để áp dụng quyền thu hồi đất một cách hợp pháp. Việc thu hồi đất được thực hiện chặt chẽ để tránh sự lạm quyền của chính quyền địa phương. Phạm vi đất bị thu hồi phục vụ cho lợi ích công gồm: đất phục vụ cho quân sự - quốc phòng; các cơ quan nhà nước và các cơ quan nghiên cứu sự nghiệp; công trình giao thông, năng lượng; kết cấu hạ tầng công cộng; công trình công ích và phúc lợi xã hội, công trình trọng điểm quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái và phục vụ cho các lợi ích công cộng khác theo quy định của pháp luật.
Quy trình thu hồi đất gồm 4 bước: (1) Khảo sát về các điều kiện thu hồi đất (dân số nông nghiệp, đất canh tác trên thu nhập đầu người, tổng sản lượng hàng năm, diện tích đất, loại đất và vấn đề sở hữu của khu vực bị ảnh hưởng); (2) Xây dựng dự thảo kế hoạch thu hồi đất; (3) Cơ quan quản lý đất đai báo cáo với chính quyền địa phương, trình kế hoạch thu hồi đất và các tài liệu khác lên cấp cao hơn để kiểm tra, phê duyệt; (4). Thông báo, công bố dự án sau khi dự án được phê duyệt. Việc công bố phải được thực hiện kịp thời, cụ thể về kế hoạch thu hồi và bồi thường. Chính quyền địa phương có trách nhiệm thông báo và giải thích các vấn đề có liên quan. Sau ngày thông báo, các tài sản trong khu vực dự án sẽ không được cải tạo, mở rộng.
Chỉ có Chính phủ và chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mới có thẩm quyền thu hồi đất. Công tác quản lý giải phóng mặt bằng được giao cho
Cục Quản lý tài nguyên đất đai tại các địa phương thực hiện. Chủ thể được nhận khu đất sau khi được thu hồi sẽ thuê một đơn vị xây dựng giải tỏa mặt bằng khu đất đó (thông thường là các đơn vị chịu trách nhiệm thi công công trình trên khu đất giải tỏa).
Nguyên tắc bồi thường khi thu hồi đất được xác định là phải bảo đảm cho người bị thu hồi đất có chỗ ở bằng hoặc cao hơn so với nơi ở cũ. Bồi thường khi thu hồi đất không căn cứ giá thị trường, mà phụ thuộc vào mục đích sử dụng ban đầu của khu đất bị thu hồi, cụ thể là: đối với đất nông nghiệp, cách tính tiền bồi thường đất đai và tiền trợ cấp tái định cư căn cứ theo giá trị tổng sản lượng của đất đai những năm trước đây rồi nhân với một hệ số do nhà nước quy định. Mức bồi thường được tính bằng 6 đến 10 lần giá trị sản lượng hàng năm trung bình của ba năm trước khi thu hồi. Trợ cấp tái định cư được tính bằng 4 đến 6 lần giá trị sản lượng hàng năm trung bình. Bồi thường về hoa màu và các công trình hiện có sẽ do chính quyền địa phương quyết định. Trong trường hợp mức bồi thường không đủ để duy trì mức sống ban đầu, thì có thể tăng thêm, tuy nhiên, tổng mức bồi thường không vượt quá 30 lần giá trị sản lượng trung bình của 3 năm trước khi thực hiện thu hồi nếu như các quy định trong luật không đủ duy trì mức sống hiện tại của người nông dân.
Đối với đất ở, số tiền bồi thường được xác định bao gồm: giá cả xây dựng lại nhà ở, sự chênh lệch giữa xây dựng lại nhà mới và nhà cũ; giá đất tiêu chuẩn và trợ cấp về giá. Giá xây dựng nhà mới được xác định là khoảng cách chênh lệch giữa giá trị còn lại của nhà cũ và chi phí xây dựng lại nhà mới. Còn giá đất tiêu chuẩn do Nhà nước quyết định, căn cứ theo giá đất trong cùng khu vực. Việc trợ cấp về giá cũng do chính quyền xác định. Khoản tiền bồi thường này được tính theo mét vuông, cộng lại và nhân với diện tích xây dựng của nhà ở. Trường hợp Nhà nước có nhà ở tái định cư thì người được bồi thường sẽ được phân nhà với diện tích tương đương số tiền họ đã nhận được bồi thường.
Trung Quốc có những thành công nhất định trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là do thứ nhất, đã xây dựng các chính sách và thủ tục rất chi tiết, ràng buộc đối với các hoạt động tái định cư, đảm bảo mục tiêu tạo cơ hội phát triển cho người
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá ảnh hưởng của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đến sinh kế của người dân tại một số dự án trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa - 2
- Nội Dung Của Bồi Thường, Hỗ Trợ Và Tái Định Cư
- Các Bước Thực Hiện Công Tác Bồi Thường, Hỗ Trợ, Tái Định Cư Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
- Phương Pháp Thống Kê, Phân Tích, Xử Lý Số Liệu
- Bản Đồ Hành Chính Huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hoá
- Thực Trạng Công Tác Bồi Thường, Hỗ Trợ Và Tái Định Cư Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất Tại Huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
dân tái định cư, tạo các nguồn lực sản xuất cho những người tái định cư. Thứ hai, năng lực thể chế của các chính quyền địa phương khá mạnh. Chính quyền cấp tỉnh chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc thực hiện chương trình bồi thường hỗ trợ tái định cư. Thứ ba, quyền sở hữu đất tập thể làm cho việc thực hiện bồi thường hỗ trợ tái định cư có nhiều thuận lợi, đặc biệt là ở nông thôn. Tiền đền bù cho đất đai bị mất không trả cho từng hộ gia đình mà được cộng đồng sử dụng để tìm kiếm, phát triển đất mới hoặc mua của các cộng đồng sở tại hay dùng để phát triển kết cấu hạ tầng. Chính quyền thôn, xã chịu trách nhiệm phân chia cho các hộ bị ảnh hưởng. (Phương Thảo, 2013).
1.4.2.2. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Hàn Quốc
Mặc dù đất đai là sở hữu tư nhân nhưng trong nhiều trường hợp, Nhà nước có quyền thu hồi đất của người dân. Các trường hợp đó là: thu hồi đất để phục vụ mục đích quốc phòng - an ninh; dự án đường sắt, đường bộ, sân bay, đập nước thủy điện, thủy lợi; dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, nhà máy điện, viện nghiên cứu; dự án xây dựng trường học, thư viện, bảo tàng; dự án xây dựng nhà, xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu đô thị mới, khu nhà ở để cho thuê hoặc chuyển nhượng.
Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện theo phương thức tham vấn và cưỡng chế. Phương thức tham vấn được thực hiện thông qua việc các cơ quan công quyền thỏa thuận với người bị thu hồi đất về phương án, cách thức bồi thường. Trong trường hợp tham vấn bị thất bại, Nhà nước phải sử dụng phương thức cưỡng chế. Theo thống kê của Cục Chính sách đất đai Hàn Quốc, ở Hàn Quốc có 85% tổng số các trường hợp Nhà nước thu hồi đất thực hiện theo phương thức tham vấn; chỉ có 15% các trường hợp thu hồi đất phải sử dụng phương thức cưỡng chế.
Tổ chức Nhà ở Quốc gia (một tổ chức xã hội đứng ra bảo đảm trách nhiệm cung cấp nhà ở tại đô thị, hoạt động như một nhà đầu tư độc lập) được phép thu hồi đất theo quy hoạch để thực hiện các dự án xây nhà ở.
Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất trên cơ sở các nguyên tắc sau: Thứ nhất, việc bồi thường do chủ dự án thực hiện. Thứ hai, chủ đầu tư phải thực hiện bồi thường đầy đủ cho chủ đất và cá nhân liên quan trước khi tiến hành xây dựng các
công trình công cộng. Thứ ba, thực hiện bồi thường cho chủ đất phải bằng tiền mặt, sau đó mới bằng đất hoặc nhà ở xã hội. Thứ tư, thực hiện bồi thường áp dụng cho từng cá nhân.
Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất trên cơ sở các nguyên tắc sau: Thứ nhất, việc bồi thường do chủ dự án thực hiện. Thứ hai, chủ đầu tư phải thực hiện bồi thường đầy đủ cho chủ đất và cá nhân liên quan trước khi tiến hành xây dựng các công trình công cộng. Thứ ba, thực hiện bồi thường cho chủ đất phải bằng tiền mặt, sau đó mới bằng đất hoặc nhà ở xã hội. Thứ tư, thực hiện bồi thường áp dụng cho từng cá nhân.
Về thời điểm xác định giá bồi thường, đối với trường hợp thu hồi đất thông qua hình thức tham vấn thì thời điểm xác định giá bồi thường là thời điểm các bên đạt được thỏa thuận đồng thuận về phương án bồi thường. Đối với trường hợp thu hồi đất thông qua hình thức cưỡng chế thì thời điểm xác định giá bồi thường là thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế.
Việc xác định giá bồi thường không phải do chủ dự án thực hiện mà giao cho ít nhất hai cơ quan định giá độc lập (hoạt động theo hình thức doanh nghiệp hoặc công ty cổ phần) thực hiện. Trường hợp chủ đất yêu cầu xác định lại giá bồi thường thì chủ dự án lựa chọn thêm một tổ chức tư vấn định giá đất thứ ba. Nếu giá trị định giá cao nhất và thấp nhất chênh lệch 10% hoặc nhiều hơn, sẽ phải có chuyên gia định giá khác thực hiện tiếp việc định giá, và từ đó, mức bồi thường sẽ được tính toán lại. Giá đất được lựa chọn làm căn cứ xác định bồi thường là giá trung bình cộng của kết quả định giá của hai hoặc ba cơ quan dịch vụ tư vấn về giá đất độc lập được chủ thực hiện dự án thuê định giá.
Đối với đất nông nghiệp, nếu bị thu hồi trước khi thu hoạch hoa màu, giá trị hoa màu đó sẽ được bồi thường. Khoản bồi thường được tính dựa trên số hoa màu thực tế được trồng tại thời điểm dự án được công bố và đủ để hỗ trợ người nông dân phục hồi lại việc sản xuất của mình. Khoản bồi thýờng Đýợc tính bằng 2 lần tổng thu nhập hàng nãm từ sản xuất nông nghiệp. (Phương Thảo, 2013)
1.4.2.3. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Singapore
Có nhiều hình thức sở hữu khác nhau về đất đai (sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân) song việc thu hồi đất chỉ được thực hiện để sử dụng vào mục đích công cộng như: phát triển cơ sở hạ tầng; xây dựng công trình phúc lợi xã hội; chỉnh trang đô thị...
Nhà nước đứng ra thu hồi đất rồi giao hoặc cho các công ty, nhà đầu tư thuê đất. Công tác thu hồi đất phải được sự cho phép bởi Chính phủ và các thành viên trong Nội các Chính phủ, sau khi đã thảo luận và tham khảo ý kiến cộng đồng.
Mức bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất được xác định căn cứ vào giá trị thực tế của bất động sản của chủ sở hữu; các chi phí tháo dỡ. di chuyển chỗ ở hợp lý; chi phí mua nguyên vật liệu xây dựng nhà ở mới… Trường hợp người bị thu hồi đất không tán thành với phương án bồi thường thiệt hại do Nhà nước xác định, họ có quyền thuê một tổ chức định giá tư nhân để tiến hành định giá lại các chi phí thiệt hại. Nhà nước trả tiền cho công tác định lại giá này.
Việc xác định giá bồi thường được Singapore thực hiện căn cứ vào giá trị bất động sản do người bị thu hồi đất đầu tư chứ không căn cứ vào giá trị thực tế của bất động sản. Phần giá trị tăng thêm do sự đầu tư cơ sở hạ tầng của Nhà nước được bóc tách khỏi giá trị bồi thường của bất động sản. Điều này có nghĩa là Nhà nước không bồi thường theo giá bất động sản hiện tại mà bồi thường theo giá thấp hơn do trừ đi phần giá trị bất động sản tăng thêm từ sự đầu tư cơ sở hạ tầng của Nhà nước.
Nhà nước chi trả tiền bồi thường thu hồi đất làm hai đợt: đợt thứ nhất, nhà nước trả 20% tổng giá trị bồi thường khi chủ nhà thực hiện việc tháo dỡ nhà ở. Đợt thứ 2, phần còn lại sẽ được thanh toán khi người bị thu hồi đất ở hoàn tất việc di chuyển chỗ ở. (Phương Thảo, 2013).
1.4.3. Một số bài học về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của một số nước và tổ chức Quốc Tế
Một là, khi có kế hoạch thu hồi đất cần thông báo cho các đối tượng bị thu hồi biết trước trong thời gian sớm hơn để họ có kế hoạch ổn định đời sống về tinh thần cũng như vật chất.
Hai là, xây dựng hành lang pháp lý cũng như tuyên truyền vận động và nêu cao tính tiên phong gương mẫu trong việc Nhà nước trưng dụng đất đai.
Ba là, tất cả mọi vấn đề về kinh tế, xã hội phát sinh từ việc thu hồi đất gây ra đều phải quan tâm. Cần tránh hoặc giảm thiểu việc phải bố trí tái định cư hoặc thiệt hại về đất, công trình bằng cách khai thác mọi phương án khả thi khác.
Bốn là, đặc biệt quan tâm đến vấn đề tái định cư để đảm bảo đời sống người bị thu hồi đất có đời sống tốt hơn trước khi bị thu hồi. Tạo môi trường sản xuất cũng như duy trì, đảm bảo tốt nhất về văn hoá, xã hội và môi trường sống cho người bị thu hồi đất phải di chuyển đến cộng đồng dân cư mới.
Năm là, thực hiện bồi thường, hỗ trợ về đất, tài sản tương đương với giá thay thế.
Sáu là, tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho công tác quản lý và sử dụng đất đai trên toàn quốc để công tác bồi thường, hỗ trợ được thực hiện nhanh chóng, tránh tình trạng thực thi công tác bồi thường GPMB nhưng chính là thực hiện luôn cả công việc của công tác quản lý đất đai thường xuyên đó là xác định nguồn gốc, tính pháp lý của thửa đất, lập lại ranh giới, xác định lại diện tích, thu thập lại hồ sơ của thửa đất.
1.5. Chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam
1.5.1. Khái quát về thực tiễn bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại một số địa phương
1.5.1.1. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại thành phố Hà Nội
Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong những năm gần đây thực hiện theo Quyết định số 27/2013/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội Về việc quy định chi tiết việc xác định giá đất ở, giá bán nhà tái định cư làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội, Nghị quyết số 09/2013/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về các biện pháp bảo đảm việc thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng kịp thời, đúng tiến độ đối với các dự án đầu tư quan trọng trên địa bàn Thủ đô (Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật Thủ đô); Quyết định số 02/2013/QĐ-UB ngày 07/01/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/09/2009 của UBND Thành phố về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Trong những năm qua Thành phố đã giải quyết Nhiều dự án phức tạp, tồn đọng kéo dài đã được giải quyết dứt điểm: giải tỏa “xóm liều” Thanh Nhàn, ao Thước Thợ, nút Voi phục - Cầu Giấy, nút giao thông Ngã Tư Vọng, hồ điều hòa Yên Sở, bãi rác Nam Sơn, sân gôn Kim Nỗ, đường dây 220 kV Vân Trì-Chèm, dự án đường vành đai 1 đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu…Kết quả của công tác bồi thường, hỗ trợ tái đinh cư, giải phóng mặt bằng của Thành phố đã góp phần quan trọng tạo môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư, thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển; giúp triển khai nhiều dự án lớn của Quốc gia và Thành phố trên địa bàn, góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển toàn diện của Thành phố. Nhờ đó, Thành phố đã thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn hỗ trợ phát triển (ODA), vốn đầu tư của các Tổ chức phi chính phủ (NGO) được trên 3 tỷ USD. Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn đối với các nhà đầu tư và du khách quốc tế. Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị phát triển theo hướng đồng bộ, hiện đại, đã hoàn thành nhiều tuyến đường, nút giao thông quan trọng. Giải quyết lao động, việc làm bình quân hàng năm cho khoảng 70.000 lao động.
Những tồn tại chủ yếu trong công tác GPMB của Thành phố thời gian qua đó là tình trạng mất dân chủ, thiếu công khai trong công tác bồi thường gây bức xúc với người bị thu hồi đất; nhiều dự án sau khi GPMB lại triển khai đầu tư chậm, để hoang hóa kéo dài, gây lãng phí và bức xúc trong nhân dân; chất lượng nhà TĐC không đảm bảo cũng gây khó khăn cho công tác GPMB. Thêm vào đó, chính sách đào tạo, chuyển nghề còn thiếu đồng bộ, không đáp ứng được đòi hỏi bức xúc về giải quyết việc làm cho người dân mất đất- mất tư liệu sản xuất...và nó cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới tiến độ GPMB.
Giá đất làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phần lớn thực hiện theo bảng giá đất do thành phố công bố, cho nên thấp hơn giá thị trường. Trong khi đó, chính quyền một số phường, xã chưa quan tâm đúng mức đến công tác giải phóng mặt bằng, TĐC; việc hỗ trợ, giải quyết việc làm cho người dân sau khi bị thu hồi đất,
việc tổ chức thực hiện chính sách thiếu kiên quyết. Ngoài ra, một số người dân cố tình gây khó khăn, đòi hỏi không chính đáng, gây cản trở tiến độ dự án. Vì thế, cần chú trọng công khai, minh bạch trong công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, nhất là trong việc xác định giá đất để làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ và TĐC. Mức bồi thường phải bảo đảm người có đất bị thu hồi đủ điều kiện tái tạo tài sản tại nơi ở mới bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Ngoài ra, thành phố cần tiến hành bồi thường, hỗ trợ và TĐC bằng tiền sát với giá thị trường để người dân chủ động lựa chọn hình thức TĐC phù hợp (Đào Chung Chính, 2013).
1.5.1.2. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại thành phố Đà Nẵng
Đối với thành phố Đà Nẵng hàng năm cũng đều có các Quyết định về chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất cho người dân, chẳng hạn như: Quyết định số 209/2004/QĐ-UB ngày 28 tháng 12 năm 2004 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quy định tạm thời về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Quyết định số 181/2005/QĐ- UBND ngày 28 tháng 12 năm 2005 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (thay thế Quyết định số 209/2004/QĐ-UB); Quyết định số 108/2006/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2006 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (thay thế Quyết định số 181/2005/QĐ-UBND); Quyết định số 71/2007/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2007 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (thay thế 108/2006/QĐ-UBND).
Ngoài ra để thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC, Thành phố cũng đã có những vận dụng cụ thể phù hợp với tình hình sử dụng đất thực tế tại địa phương, tập quán sinh sống của người dân từng vùng để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân khi bị thu hồi đất và luôn động viên, khuyến khích người bị thu hồi đất nhanh chóng thực hiện giải tỏa, bàn giao mặt bằng đúng tiến độ. Thường hỗ trợ đối với những hộ bàn giao mặt bằng sớm, đúng tiến độ. Đối với người dân sản xuất nông