Nội Dung Của Bồi Thường, Hỗ Trợ Và Tái Định Cư

Khái niệm về sinh kế của hộ hay một cộng đồng là một tập hợp của các nguồn lực và khả năng của con người kết hợp với những quyết định và những hoạt động mà

họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà cn đạt đến mục tiêu đa dạng hơn. Hay

nói cách khác, sinh kế của một hộ gia đình hay một cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai của hộ gia đình hay cộng đồng đó.

Sinh kế bổ sung là nhưng sinh kế thêm vào sinh kế chính

Sinh kế thay thế là chỉ việc từ bỏ sinh kế cũ chuyển sang sinh kế mới.

Sinh kế bền vững là sinh kế có thể đối phó hay khôi phục lại khi gặp các cú sốc hoặc khủng hoảng có thể đảm bảo cho các thế hệ sau này duy trì hoặc nâng cao mà không phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Một sinh kế gồm có những khả năng, những tài sản (bao gồm cả nguồn tài nguyên vật chất và xã hội) và những hoạt động cần thiết để kiếm sống. Một sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể đối phó và khôi phục trước tác động của những áp lực và những cú sốc, và duy trì hoặc tăng cường những năng lực lẫn tài sản của nó trong hiện tại và tương lai, trong khi không làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên (Chambers, R. And G. Conway, 1992). (Đinh Xuân Lập, 2011).

1.2. Nội dung của bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

1.2.1. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm: Nguyên tắc thực hiện bồi thường, hỗ trợ về đất, nguyên tắc thực hiện bồi thường, hỗ trợ về tài sản, cây cối hoa màu, nguyên tắc thực hiện bố trí tái định cư.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật đất đai năm 2013 này thì được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

Đánh giá ảnh hưởng của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đến sinh kế của người dân tại một số dự án trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa - 3

Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật (Luật đất đai, 2013).

1.2.2. Chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư

Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất về chính sách bồi thường, chính sách bồi thường bao gồm bồi thường đất và tài sản trên đất:

Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng có điều kiện về pháp lý thì iv được bồi thường; trường hợp không đủ điều kiện được bồi thường thì được xem xét để hỗ trợ. Giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử dụng theo giá chuyển nhượng trên thị trường trong điều kiện bình thường.

Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hại, thì được bồi thường. Mức bồi thường thiệt về tài sản trên đất được xác định trên cơ sở giá trị xây dựng mới của nhà, công trình hoặc giá trị hiện của cây trồng, chi phí di chuyển, hao hụt trong quá trình di chuyển đối với vật nuôi và các tài sản là dây chuyền, thiết bị sản xuất có thể tháo rời, vận chuyển và lắp đặt lại được.

Thứ hai về chính sách hỗ trợ, chính sách hỗ trợ, bao gồm: hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm, hỗ trợ tái định cư và hỗ trợ khác.

Thứ ba, về chính sách tái định cư: Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau: Bồi thường bằng nhà ở; bồi thường bằng giao đất ở mới; bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới (Luật đất đai, 2013).

1.2.3. Vai trò của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng và kinh tế - xã hội

Hạ tầng kinh tế xã hội là một khái niệm dùng để chỉ những phương tiện làm cơ sở, nhờ đó phục vụ cho hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội, quốc kế dân sinh như cung cấp điện năng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thủy lợi, đê điều, bệnh viện, trường học...

Trong những năm gần đây, các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã nhanh chóng được cải tạo, khôi phục và phát triển, phần nào đã bắt kịp với yêu cầu của sự chuyển đổi kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy sự chuyển đổi kinh tế và làm thay đổi bộ mặt đô thị và nông thôn. Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được chú trọng, công tác GPMB các dự án đã có nhiều chuyển biến rõ rệt; cơ chế chính sách GPMB được bổ sung, điều chỉnh kịp thời; các phương án bồi thường được thiết lập khoa học, hợp lý; số lượng dự án GPMB được hoàn thành năm sau cao hơn năm trước tạo được nhiều động lực mới cho sự phát triển.

Cùng với sự phát triển cơ sở hạ tầng và kinh tế - xã hội, nhiều vấn đề phức tạp đã nảy sinh, trong đó công tác bồi thường, GPMB là vấn đề nhạy cảm cần được quan tâm nhất, do đụng chạm đến lợi ích của một bộ phận nhân dân, do khối lượng giải tỏa lớn, do sự thay đổi của giá cả và trình độ dân trí ngày càng cao.

Tiến độ thực hiện các dự án phụ thuộc rất nhiều vào thời gian tiến hành công tác bồi thường, GPMB:

- GPMB kéo dài gây ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng của các công trình, ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động cũng như chi phí cho dự án, có khi gây ra thiệt hại không nhỏ trong đầu tư xây dựng. Ngược lại, GPMB thực hiện đúng tiến độ sẽ tiết kiệm được thời gian và thực hiện dự án có hiêu quả.

GPMB được thực hiện tốt sẽ giảm tối đa chi phí cho công tác giải tỏa đền bù, có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho các công trình khác. GPMB kéo dài dẫn đến chi phí bồi thường lớn, không kịp hoàn thành tiến độ dự án dẫn đến sự quay vòng vốn chậm gây khó khăn cho các nhà đầu tư. Một số dự án tiến độ thi công thì bị ngắt quãng gây ra sự mất thời gian cũng như chất lượng công trình. Thực tế hiện nay nhiều dự án phải ngừng thi công hoặc thi công ngắt quãng do không giải phóng được mặt bằng, một phần do hệ thống chính sách chưa đồng bộ, phần khác do chưa được sự quan tâm cần thiết của các cấp, các ngành, sự ủng hộ của người dân. Đây cũng là một trở ngại lớn tác động tiêu cực đến khả năng thu hút vốn đầu tư, công nghệ nước ngoài vào lĩnh vực xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam.

1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư

Công tác Bồi thường GPMB là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, xây dựng, là công việc có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, và rất nhạy cảm, phức tạp gắn liền với quyền lợi của người dân. Đây là một công việc phức tạp, khó khăn chịu nhiều yếu tố cả về chủ quan lẫn khách quan, cụ thể:

Nhân tố chủ quan, bao gồm: Công tác quản lý, đăng ký và cấp giấy chứng nhận QSD đất, sở hữu nhà ở đô thị; công tác định giá đất; nguồn vốn thực hiện dự án; vai trò, năng lực của chính quyền địa phương và sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác GPMB.

Nhân tố khách quan, bao gồm: chính sách bồi thường của Nhà nước; công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng và phát triển đô thị; thị trường Bất động sản.

1.2.5. Cơ sở pháp lý về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

1.2.5.1. Giai đoạn trước khi có luật đất đai năm 1993

Sau cách mạng tháng 8/1945, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (1946) đã chỉ rõ: “Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là nhằm bảo toàn lãnh thổ giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ...”.

Ngay sau khi hoà bình được lập lại ở miền Bắc (1954), Đảng và Nhà nước đã khẳng định con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam.

Khi trưng dụng ruộng đất, Nhà nước xác định cách bồi thường tốt nhất là vận động nông dân điều chỉnh hoặc nhượng ruộng đất cho người bị trưng dụng để họ tiếp tục sản xuất. Trường hợp không làm được như vậy, về đất sẽ được bồi thường bằng tiền từ 1- 4 năm sản lượng thường niên của ruộng đất bị trưng dụng. Mức bồi thường căn cứ vào thực tế ở mỗi nơi, đời sống của nhân dân cao hay thấp, ruộng đất ít hay nhiều, tốt hay xấu mà định.

Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước năm 1975, cả nước bước vào giai đoạn xác định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, ổn định kinh tế, chính trị,

xã hội, văn hoá khôi phục đất nước. Để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới, Hiến pháp năm 1980 ra đời, bước đầu tạo ra sự đổi mới về nhận thức cũng như phương thức quản lý kinh tế. Khi có nhu cầu sử dụng đất, Nhà nước sẽ cấp đất và không thu tiền sử dụng đất, cần bao nhiêu Nhà nước cấp bấy nhiêu, quan hệ đất đai chỉ là quan hệ giữa Nhà nước với người sử dụng đất, tức là quan hệ đơn thuần, quan hệ “giao - thu”.

Sau đó Luật Đất đai 1987 ra đời dựa trên quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, vì vậy khi đất đai bị Nhà nước thu hồi phục vụ cho các mục đích công cộng, người sử dụng đất không được Nhà nước bồi thường bằng đất, chỉ được bồi thường bằng tiền, tài sản hoa màu có trên diện tích đất bị thu hồi.

Tóm lại, do thời kỳ này đất đai chưa được thừa nhận là có giá cho nên các chính sách bồi thường GPMB còn nhiều hạn chế, thể hiện trong cách tính giá trị bồi thường, phương thức thực hiện. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách công bằng thì những chính sách này cũng đã đóng vai trò tích cực trong việc GPMB, dành đất cho việc xây dựng các công trình quan trọng trong hệ thống cơ sở hạ tầng ban đầu của đất nước.

1.2.5.2. Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2003

Luật Đất đai 1993 có hiệu lực từ ngày 15/10/1993 và thay thế cho Luật Đất đai năm 1987. Đây là văn bản pháp lý quan trọng quy định việc thu hồi đất và bồi thường thiệt hại. Luật Đất đai quy định người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà. Chính điều này làm cơ sở pháp lý, làm căn cứ cho việc được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

Điều 12 Luật này quy định: “Nhà nước xác định giá các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất hoặc cho thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất. Chính phủ quy định khung giá các loại đất đối với từng vùng theo thời gian”.

Điều 27 quy định: “Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại”.

Sau khi Luật Đất đai năm 1993 ra đời, Nhà nước đã ban hành rất nhiều các văn bản dưới luật như nghị định, thông tư và các văn bản pháp quy khác về quản lý đất đai nhằm cụ thể hóa những điều luật, bao gồm:

- Nghị định 64/CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích nông nghiệp.

- Nghị định 02/CP ngày 18 tháng 1 năm 1994 của Chính phủ về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

- Nghị định 87/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ ban hành khung giá các loại đất để xác định tiền sử dụng đất, tính thuế chuyển quyền sử dụng đất và bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất.

- Nghị định 88/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất đô thị. Điều 28 Nghị định đã nêu: “Trước khi thu hồi đất cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải thông báo cho người sử dụng đất biết về lý do thu hồi và kế hoạch di chuyển, phương án đền bù thiệt hại về đất đai và tài sản gắn liền với đất đó”. Người đang sử dụng đất bị thu hồi phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định thu hồi đất của Nhà nước.

- Nghị định 90/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ quy định về việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thay thế tất cả các văn bản, chính sách trước đây của Nhà nước về bồi thường giải phóng mặt bằng. Nhìn chung đây là văn bản Nghị định mang tính toàn diện và cụ thể hóa việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực tế cho thấy sau khi Nhà nước thu hồi đất và thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng, người bị ảnh hưởng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những người bị thu hồi hết đất sản xuất phải chuyển sang nghành nghề khác.

- Thông tư liên Bộ số 94/TTLB ngày 14 tháng 11 năm 1994 của Liên Bộ Tài chính - Xây dựng - Tổng cục Địa chính - Ban Vật giá Chính phủ hướng dẫn thi hành Nghị định 87/CP.

- Nghị định 42/CP ngày 16 tháng 7 năm 1996 của Chính phủ về quản lý đầu tư và xây dựng. Theo Nghị định này yếu tố tái định cư chưa được quan tâm đúng mức khi xem xét, thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư.

- Nghị định 22/1998/NĐ - CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ về việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng, bao gồm cả đất sử dụng cho các dự án sản xuất kinh doanh, khu chế xuất, khu du lịch, khu đô thị mới, khu công nghiệp cao, khu vui chơi giải trí, khu dân cư tập trung và các dự án đầu tư phát triển khác đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và đất sử dụng xây dựng các công trình phục vụ công ích và công cộng khác không nhằm mục đích kinh doanh của địa phương, do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.

Về trách nhiệm bồi thường, Nghị định này quy định các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất phải bồi thường đồng thời mở rộng phạm vi được bồi thường cho các đối tượng có khả năng hợp pháp hóa quyền sử dụng đất.

Về chính sách hỗ trợ, Nghị định này đưa ra chính sách ổn định đời sống và sản xuất đối với những người phải di chuyển chỗ ở.

Về chính sách tái định cư, Nghị định cũng quy định về thẩm quyền lạp khu tái định cư và điều kiện bắt buộc phải có ở khu tái định cư, về nguyên tắc bố trí đất ở cho các hộ gia đình ở khu tái định cư và nguồn vốn đầu tư xây dựng khu tái định cư.

Như vậy nếu như các Nghị định trước đây chủ yếu chỉ quan tâm đến việc bồi thường đất bị thu hồi và tài sản gắn với đất đó thì Nghị định 22/1998/NĐ-CP đã có thêm một số chính sách hỗ trợ cũng như một số điều khoản mới về lập khu tái định cư cho các hộ phải di chuyển.

- Thông tư 145/1998/TT-BTC ngày 04 tháng 11 năm 1998 của Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn thi hành Nghị định số 22/1998/NĐ-CP nêu rõ phương pháp xác định hệ số K để định giá đất bồi thường thiệt hại. Thông tư này cũng quy định cụ thể nội dung và chế độ quản lý các khoản chi phí phục vụ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và việc tham gia phương án bồi thường đó với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách trung ương.

- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai ngày 02 tháng 12 năm 1998 đã quy định chi tiết quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, nhận quyền sử dụng đất của người khác.

- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai ngày 29 tháng 6 năm 2001 quy định cụ thể hơn về việc bồi thường thiệt hại và giải phóng mặt bằng. Theo Luật này thì trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được bồi thường hoặc hỗ trợ. Việc bồi thường hoặc hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

1.2.5.3.Giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2013

Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ tư được thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 là luật có phạm vi điều chỉnh bao quát, thể hiện đầy đủ nhất hơi thở của cuộc sống so với các Luật Đất đai đã ban hành trước đó.

Sau khi Luật Đất đai 2003 được ban hành, để đáp ứng thực tiễn Nhà nước đã ban hành nhiều các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư cụ thể hoá các điều luật về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, cụ thể như sau:

- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định về BT,HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.

Tuy nhiên, để giải quyết một số vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện công tác BT,HT&TĐC cần cụ thể hoá và bổ sung một số điều thuộc Nghị định góp phần hoàn thiện chính sách khi Nhà nước thu hồi đất, đẩy nhanh tiến độ GPMB và ổn định đời sống của người bị thu hồi đất, một số van bản pháp luật khác đã ra đời như:

- Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 17/12/2004 hướng dẫn thi hành Nghị định số 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02 tháng 8 năm 2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 116/2004/TT-BTC.

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 30/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí