Đánh giá ảnh hưởng của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đến sinh kế của người dân tại một số dự án trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa - 2

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt

BTNMT Bộ tài nguyên - Môi trường CNH-HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

CN-TTCN Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ĐVT Đơn vị tính

GCNQSD Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GPMB Giải phóng mặt bằng

BT, HT Bồi thường, hỗ trợ

ADB Ngân hàng thế giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

NĐ Nghị định

QL Quốc Lộ

Đánh giá ảnh hưởng của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đến sinh kế của người dân tại một số dự án trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa - 2

NTTS Nuôi trồng thuỷ sản

PNN Phi nông nghiệp

QSDĐ Quyền sử dụng đất

SXNN Sản xuất nông nghiệp

TĐC Tái định cư

TM-DL Thương mại - Du lịch

TNMT Tài nguyên môi trường

UBND Uỷ ban nhân dân

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Yên Định năm 2018 45

Bảng 3.2. Kết quả thực hiện bồi thường, GPMB của huyện Yên Định giai đoạn 2016-2018 49

Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả thu hồi đất đường tránh QL 45 54

Bảng 3.4. Tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ GPMB dự án đường tránh QL 45 55

Bảng 3.5. Tổng hợp bồi thường, hỗ trợ của Dự án Đường tránh QL 45 56

Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả thu hồi đất Dự án Kênh Cửa Đạt 57

Bảng 3.7. Tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ BTGPMB dự án Kênh Cửa Đạt 58

Bảng 3.8. Tổng hợp bồi thường, hỗ trợ GPMB dự án Kênh Cửa Đạt 59

Bảng 3.9. Trình độ văn hóa chuyên môn của lao động tại 2 dự án nghiên cứu61 Bảng 3.10. Tình hình thu hồi đất của các hộ dân tại 2 dự án nghiên cứu 62

Bảng 3.11. Số tiền bồi thường, hỗ trợ việc làm của mỗi hộ dân theo các mức 63

Bảng 3.12. Tình hình thu nhập của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất 64

Bảng 3.13. Bình quân thu nhập/tháng ở các hộ có đất sau khi bị thu hồi 66

Bảng 3.14. Thu nhập bình quân theo người/tháng phân theo nguồn thu 68

Bảng 3.15. Tình hình thu nhập của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất 69

Bảng3.16. Bình quân thu nhập/tháng ở các hộ có đất sau khi bị thu hồi 71

Bảng 3.17. Thu nhập bình quân theo người/tháng phân theo nguồn thu 72

Bảng 3.18. Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân trước và sau khi thu hồi 75

Bảng 3.19. Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân trước và sau khi thu hồi 77

Bảng 3.20. Ý kiến người dân về ảnh hưởng của dự án đến môi trường 80

ii

Bảng 3.20. Ý kiến của cán bộ, chuyên gia về ảnh hưởng của dự án đến môi trường 81

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ở Việt Nam, hiện nay quá trình chuyển dịch phát triển kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, quá trình chuyển mục đích sử dụng đất để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư... đang diễn ra mạnh mẽ. Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) là điều kiện quyết định để thực hiện các dự án. GPMB là cơ sở để có mặt bằng sạch thực hiện dự án, nó đi đôi với việc thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Trên thực tiễn cho thấy công tác thu hồi đất của người dân để chuyển mục đích sử dụng đất phục vụ các mục đích của các dự án đầu tư phải thực hiện ra sao, cách thức đền bù như thế nào cho những hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng của việc thu hồi đất đang là câu hỏi chưa có câu trả lời thỏa đáng. Giải quyết không tốt, không thỏa đáng khiến cho quyền lợi của người bị ảnh hưởng của việc thu hồi đất dễ dấn đến khiếu kiện, khiếu nại, đặc biệt là khiếu kiện tập thể, sẽ là vấn đề phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự xã hội, ảnh hưởng đến lòng tin của người dân đối với chính sách, pháp luật của nhà nước. Nếu việc thu hồi đất diễn ra kéo dài, dẫn đến việc thực thi dự án kéo dài và tiến độ dự án không đảm bảo.

Huyện Yên Định là một huyện đồng bằng, trong những năm gần đây huyện Yên Định đã có những bước phát triển khá mạnh về kinh tế xã hội hòa cùng vào nhịp độ phát triển chung của cả tỉnh. Việc triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, quy hoạch đất ở, quy hoạch khu công nghiệp, khu chăn nuôi chế biến sữa vinamilk organic, đầu tư xây dựng khu công viên Quảng Trường trung tâm huyện, Công trình: Hợp phần hệ thống kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã thuộc dự án Hồ chứa nước Cửa Đạt..... đang lấy đi một phần không nhỏ diện tích đất Nông Nghiệp của người dân trực tiếp sản xuất Nông Nghiệp, dẫn đến người dân bị ảnh hưởng phải thay đổi cơ cấu sản xuất, thậm chí chuyển đổi nghề nghiệp để phục vụ cuộc sống, việc phải chuyển đổi nghề nghiệp đang ảnh hưởng đến nhiều tầng lớp lao động, ở nhiều độ tuổi khác nhau. Bên cạnh việc thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án thì nhà nước, địa phương đã ban hành những quy định, chính sách cụ

thể đối với người bị ảnh hưởng như bồi thường, hỗ trợ ổn định đời sống sản xuất, đào tạo chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm, hỗ trợ tái định cư nhưng vẫn chưa đáp ứng hết, còn nhiều bất cập trong thực tiễn giải quyết quyền lợi của người dân để đảm bảo ổn định đời sống cho những hộ bị ảnh hưởng.

Trên thực tế nhiều hộ gia đình cá nhân có đất bị thu hồi, sau khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ chưa định hướng được công việc, ngành nghề mới phù hợp với tuổi, sức khỏe, trình độ của mình để ổn định cuộc sống. Công tác đào tạo nghề không hiệu quả, việc thay đổi thói quen sản xuất nông nghiệp trong thời gian ngắn là rất khó khăn, số người tìm được việc làm phù hợp với mình và ổn định là rất ít, bên cạnh đó vấn đề môi trường khi thực hiện một số dự án cũng là vấn đề ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của người dân, làm đảo lộn cuộc sống, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày.

Để tìm hiểu sâu về vấn đề này từ đó góp phần đưa những giải pháp sát với thực tế của người dân cho công tác GPMB tại huyện Yên Định, nhằm giải quyết tối đa quyền lợi và hỗ trợ ổn định cuộc sống của người trực tiếp bị ảnh hưởng, tôi chọn đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của công tác bồi thường GPMB đến sinh kế của người dân tại một số dự án trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóađể làm nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài

- Thực trạng công tác bồi thường GPMB các hộ thuộc diện nhà nước thu hồi đất và nhận hỗ trợ, tái định cư của một số dự án trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2018.

- Đánh giá ảnh hưởng của công tác thu hồi đất, bồi thường, GPMB đến kinh tế, xã hội, môi trường của người dân sau khi nhà nước thu hồi đất.

- Tìm ra những mặt hạn chế và tích cực ảnh hưởng trong công tác bồi thường GPMB đến sinh kế của người dân khi nhà nước thu hồi đất để từ đó đề xuất những giải pháp thích hợp, phù hợp thực hiện công tác bồi thường GPMB hiệu quả, góp phần cải thiện việc làm của những người bị ảnh hưởng.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Kết quả nghiên cứu giúp nắm vững chính sách, pháp luật đất đai; chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và các văn bản liên quan.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách trong việc ra quyết định sử dụng đất hiệu quả, qua đó góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội bền vững.

- Cung cấp thêm cơ sở thực tiễn để các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Yên Định tham khảo nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong thời gian tới.

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU


1.1. Cơ sở lý luận về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

1.1.1. Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

a) Bồi thường:

Theo Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, Đại từ điển Tiếng việt (1998): Bồi thường là đền bù những tổn hại đã gây ra. Đền bù là trả lại tương xứng với giá trị hoặc công lao. Như vậy, bồi thường là trả lại tương xứng với giá trị hoặc công lao cho một chủ thể bị thiệt hại vì hành vi của một chủ thể khác. (Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, 1998]

Luật Đất đai năm 2003 giải thích: “Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất” (Khoản 6 Điều 4). (Luật đất đai, 2003)

Luật Đất đai 2013 giải thích: ‘‘ Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất’’ (Khoản 12, Điều 3). (Luật đất đai, 2013).

b) Hỗ trợ:

Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, Đại từ điển Tiếng việt (1998) định nghĩa: Hỗ trợ là giúp đỡ nhau, giúp thêm vào.

Theo Luật Đất đai năm 2003: “Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề sớm, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới” (Khoản 7, Điều 4).

Theo Luật Đất đai năm 2013: “Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển” (Khoản 14, Điều 3).

Theo Nghị định số 47/2014/ND-CP thì bồi thường, hỗ trợ cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất được quy định như sau:

- Bồi thường hoặc hỗ trợ đối với toàn bộ diện tích đất Nhà nước thu hồi.

- Bồi thường hoặc hỗ trợ về tài sản hiện có gắn liền với đất và các chi phí đầu tư vào đất bị Nhà nước thu hồi.

- Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và hỗ trợ khác cho người bị thu hồi đất.

- Hỗ trợ để ổn định sản xuất và đời sống tại khu tái định cư

c) Tái định cư

TĐC là việc di chuyển đến một nơi khác với trước đây để sinh sống và làm ăn. TĐC bắt buộc đó là sự di chuyển không thể tránh khỏi khi Nhà nước thu hồi đất hoặc trưng thu đất để thực hiện các dự án phát triển. Tái định cư được hiểu là một quá trình từ bồi thường thiệt hại về đất, tài sản, di chuyển đến nơi ở mới và các hoạt động hỗ trợ để xây dựng lại cuộc sống, thu nhập, cơ sở vật chất, tinh thần tại đó.

Theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) định nghĩa TĐC là xây dựng khu dân cư mới, có đất để sản xuất và đủ cơ sở hạ tầng công cộng tại một địa điểm khác.

Như vậy tái định cư là hoạt động nhằm giảm nhẹ các tác động xấu về mặt kinh tế - xã hội đối với một bộ phận dân cư đã gánh chịu vì sự phát triển chung. Hiện nay ở nước ta khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì người sử dụng đất được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức:

- Bồi thường bằng nhà ở.

- Bồi thường bằng giao đất mới

- Bồi thường bằng tiền để người dân tự lo chỗ ở.

1.1.2. Khái niệm sinh kế của người dân

Sinh kế là hoạt động kiếm sống của con người thông qua việc sử dụng các nguồn lực (con người, tự nhiên, vật chất, tài chính, xã hội…) trong một môi trường dễ bị tổn thương có sự quản lý của các tổ chức, định chế, chính sách. (Kim Luân, 2016).

Sinh kế là cách thức kết hợp các nguồn lực hiện có của con người để tạo ra miếng cơm manh áo hàng ngày. (Đinh Xuân Lập, 2011).

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 30/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí