Các Bước Thực Hiện Công Tác Bồi Thường, Hỗ Trợ, Tái Định Cư Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất


- Chỉ thị số 11/2006/CT-CP ngày 27 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về giải pháp hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.

- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục BT,HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

- Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ.

- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, BT,HT&TĐC, theo đó nội dung cơ bản được thể hiện như sau:

+ Đa dạng các hình thức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm, đồng thời quy định thẩm quyền của UBND cấp tỉnh trong việc quyết định hình thức hỗ trợ (bằng tiền hoặc giao đât, căn hộ).

+ Bổ sung một số chính sách hỗ trợ khác (hỗ trợ tái định cư cho trường hợp các hộ đủ tiêu chuẩn được tái định cư mà tiền bồi thường, hỗ trợ không đủ để mua nhà, đất tái định cư; hỗ trợ kinh phí học nghề cho lao động trong độ tuổi lao động có nhu cầu học nghề khi thu hồi đất nông nghiệp).

+ Toàn bộ tiền BT,HT&TĐC và chi phí tổ chức thực hiện do người được giao đất, thuê đất ứng trước được khấu trừ vào tiền thuê đất, giao đất; mức tối đa không vượt tiền phải nộp khi được thuê đất, giao đất.

+ Thay đổi toàn bộ trình tự BT,HT&TĐC .

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo, cưỡng chế thu hồi đất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

+ Thành lập quỹ phát triển đất (trích từ 30% đến 50% nguồn thu hàng năm từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền đấu giá quyền sử dụng đất).

Nhìn chung Nghị định số 69/2009/NĐ-CP đã phần nào đảm bảo hài hoà ba lợi ích: Người bị thu hồi đất được nhà nước quan tâm niều hơn - Nhà đầu tư - Nhà nước.

Đánh giá ảnh hưởng của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đến sinh kế của người dân tại một số dự án trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa - 4

1.2.5.4. Giai đoạn từ năm 2013 đến nay


Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ sáu được thông qua ngày 29/11/2013 là luật có phạm vi điều chỉnh bao quát nhất, thể hiện đầy đủ nhất hơi thở của cuộc sống so với các Luật Đất đai đã ban hành trước đó. Luật Đất đai năm 2013 có nhiều nồi dung mới trong đó tập trung vào các vấn đề đặt ra trong quản lý sử dụng đất như sau:

- Quy định rõ nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất, cụ thể và làm rõ các điều kiện để được bồi thường về đất.

- Hoàn chỉnh chính sách khu vực đất nông nghiệp; quy định chính sách đất đai đối với khu vực công nghiệp; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, đây là căn cứ quan trọng khi thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích khác.

- Quy định chính sách thu hồi và trưng dụng đất, quy trình thu hồi đất và công tác giải phóng mặt bằng. Cùng đó quy định rõ việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người bị thu hồi đất, những trường hợp không được bồi thường. - Quy định về thẩm quyền giao đất, cho thuê và cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất với thẩm quyền từng cấp, đề cao vai trò cấp xã, phường, cán bộ địa chính xã phường đảm bảo công tác quản lý và sử dụng đất chặt chẽ, hợp lý và hiệu quả.

- Đổi mới công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai theo hướng khuyến khích các bên tự hoà giải và nâng cao vai trò hoà giải cấp cơ sở xã, phường. Sau khi Luật Đất đai 2013 được ban hành, để đáp ứng thực tiễn Nhà nước đã ban hành nhiều các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư cụ thể hoá các điều luật về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định về BT,HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất, hiện tại đây là văn bản quy phạm quan trọng để dùng áp dụng cho công tác bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất cho các địa phương áp dụng,với những nội dung chủ yếu như sau:

+ Người bị thu hồi đất, bị thiệt hại tài sản gắn liền với đất bị thu hồi, được bồi thường đất, tài sản, được hỗ trợ và bố trí tái định cư theo quy định.

+ Đối với đất được bồi thường: đất đang sử dụng vào mục đích nào thì được

bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để


bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.

+ Giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố theo quy định của Chính phủ; không bồi thường theo giá đất sẽ được chuyển mục đích sử dụng.

+ Quy định về một số mức hỗ trợ như hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm và hỗ trợ khác đó là căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định biện pháp hỗ trợ khác để bảo đảm ổn định đời sống và sản xuất cho người bị thu hồi đất; trường hợp đặc biệt trình Thủ tướng CP quyết định.

+ Với hình thức bố trí tái định cư như bồi thường bằng nhà ở, bồi thường bằng giao đất ở mới, bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới. Nhà nước ưu tiên tái định cư tại chỗ cho người bị thu hồi đất tại nơi có dự án tái định cư, ưu tiên vị trí thuận lợi cho các hộ sớm thực hiện GPMB, hộ có vị trí thuận lợi tại nơi ở cũ, hộ gia đình chính sách. Các biện pháp hỗ trợ sản xuất và đời sống tại khu tái định cư do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định các biện pháp và mức hỗ trợ cụ thể để ổn định sản xuất và đời sống tại khu tái định cư căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương.

Nghị định 47/2014/NĐ-CP là văn bản quy phạm về bồi BT, HT&TĐC đã phần nào đáp ứng được lợi ích của người bị thu hồi đất.

Tuy nhiên để giải quyết một số vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện công tác BT,HT&TĐC cần cụ thể hoá và bổ sung một số điều thuộc Nghị định góp phần hoàn thiện chính sách khi Nhà nước thu hồi đất, đẩy nhanh tiến độ GPMB và ổn định đời sống của người bị thu hồi đất, một số văn bản pháp luật khác đã ra đời như:

- Nghị định Chính phủ: số 43/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết một số Điều của Luật Đất đai.

- Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 Thông tư quy định hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.

- Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 Thông tư quy định chi

tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.


Nhìn chung, sau khi Luật đất đai 2013 ra đời, cùng với đó với các Nghị định, thông tư hướng dẫn liên quan đến công tác GPMB, đặc biệt như nghị định số 47/2014/NĐ- CP, TT 30/2014/TT -BTNMT, TT 37/2014/TT - BTMT.... đã phần nào đảm bảo hài hoà, lợi ích cho người bị thu hồi đất, ổn đinh đời sống cho người dân, và các tổ chức cá nhân.

1.2.5.5. Các bước thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

- Bước 1: Tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có trách nhiệm phổ biến chủ trương, chính sách, phương án và kế hoạch bồi

thường, hỗ trợ, tái định cư;

- Bước 2: Thu thập, phân loại tài liệu liên quan đến tài sản và đất bị thu hồi thông qua việc phát tờ khai, hướng dẫn kê khai, thu tờ khai của các đối tượng bị Nhà nước thu hồi đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

- Bước 3: Xét tình hình chính xác, hợp pháp về nhà, đất để xác định mức bồi thường và vị trí đất để xác định đơn giá bồi thường rên cơ sở số liệu mà người bị thu hồi đất kê khai về diện tích, hạng đất, loại đất, vị trí đất, số lượng, chất lượng tài sản hiện có trên đất bị thu hồi, số nhân khẩu, số lao động…, để đạt nguyện vọng tái định cư (nếu có). Tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư kiểm tra tờ khai và tổ chức thực hiện kiểm kê, đo đạc, xác định cụ thể diện tích đất bị thu hồi, tài sản bị thiệt hại có sự tham gia của đại diện chính quyền sở tại, xác nhận của người bị thu hồi đất, bị thiệt hại tài sản.

- Bước 4: Sau khi tiến hành kiểm kê, đo đạc, tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư lập dự kiến phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi để người có đất bị thu hồi và các đối tượng có liên quan tham gia ý kiến. Tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có trách nhiệm tiếp thu ý kiến tham gia, đóng góp, tham gia giải đáp thắc mắc… hoàn thiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

- Bước 5: Tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình UBND cấp huyện phê duyệt hoặc gửi Sở Tài chính (Hội Đồng thẩm Định cấp tỉnh)


thẩm Định trýớc khi trình UBND cấp tỉnh phê duyệt (đối với dự án thu hồi đất do UBND cấp tỉnh phê duyệt).

- Bước 6: Sau khi phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có trách nhiệm niêm yết công khai phương án tại trụ sở làm việc của đơn vị và UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi, thông báo kế hoạch, thời gian chi trả tiền bồi thường, giải quyết tái định cư và thực hiện giải phóng mặt bằng, đồng thời giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. (Nghị định 43, 2014).

1.3. Nội dung sinh kế của người dân

1.3.1. Chiến lược sinh kế

Để duy trì sinh kế, mỗi hộ gia đình thường có các kế sách sinh nhai khác nhau. Kế sách sinh nhai của hộ hay chiến lược sinh kế của hộ là quá trình ra quyết định về các vấn đề cấp hộ. Bao gồm những vấn đề như thành phần của hộ, tính gắn bó giữa các thành viên, phân bổ các nguồn lực vật chất và chi phí vật chất của hộ.

Chiến lược sinh kế là quá trình sinh ra quyết định về các vấn đề cấp hộ, bao gồm những vấn đề như thành phần của hộ, tính gắn bó giữa các thành viên, phân bổ các nguồn lực vật chất và chi phí vật chất của hộ (Seppala, 1996).

Chiến lược sinh kế của hộ phải dựa vào năm loại nguồn lực (tài sản) cơ bản sau:

- Nguồn nhân lực: Bao gồm kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức khoẻ con người. Các yếu tố đó giúp cho con người có thể theo đuổi những chiến lược tìm kiếm thu nhập khác nhau và đạt những mục tiêu kế sinh nhai của họ. Ở mức độ gia đình nguồn nhân lực được xem là số lượng và chất lượng nhân lực có sẵn.

- Nguồn lực xã hội: Là những nguồn lực định tính dựa trên những gì mà con người đặt ra để theo đuổi mục tiêu kế sinh nhai của họ. Chúng bao gồm uy tín của hộ, các mối quan hệ xã hội của hộ.

- Nguồn lực tự nhiên: Là cơ sở các tài nguyên thiên nhiên của hộ hay của cộng đồng, được trông cậy vào để sử dụng cho mục đích sinh kế như đất đai, nguồn nước, cây trồng, vật nuôi, mùa màng v.v.

Trong thực tế, sinh kế của người dân thường bị tác động rất lớn bởi những biến động của nguồn lực tự nhiên. Trong các chương trình di dân tái định cư, việc di chuyển dân đã làm thay đổi nguồn lực tự nhiên của người dân và qua đó đã làm thay đổi sinh kế của họ.

- Nguồn lực vật chất: Bao gồm tài sản hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế như nhà ở, các phương tiện sản xuất, đi lại, thông tin v.v.

- Nguồn lực tài chính: Là những gì liên quan đến tài chính mà con người có được như: Nguồn thu nhập tiền mặt, tiền tiết kiệm, tín dụng và các nguồn khác như lương, nguồn hỗ trợ, viện trợ từ bên ngoài cho hộ gia đình và cho cộng đồng.

Mỗi hộ dân là một bộ phận cấu thành nên cộng đồng họ đang sống, các tài sản và nguồn lực của họ cũng là một phần tài sản và nguồn lực của cộng đồng đó, vì vậy chiến lược sinh kế của mỗi hộ đều có sự tương đồng và phù hợp với nhau cũng như phù hợp với chiến lược sinh kế của cộng đồng.

Chiến lược sinh kế cộng đồng cũng dựa trên năm loại nguồn lực trên nhưng mang ý nghĩa rộng hơn cho cả cộng đồng, đó là số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của cộng đồng; Thể chế chính trị, phong tục, tập quán, uy tín của cả cộng đồng; Điều kiện tự nhiên của địa bàn cộng đồng sinh sống; Các cơ sở hạ tầng xã hội hỗ trợ cho sinh kế như giao thông, hệ thống cấp nước, hệ thống ngăn, tiêu nước, cung cấp năng lượng, thông tin, v.v.

1.3.2. Vai trò của việc đánh giá sinh kế

Đánh giá sinh kế giúp người dân và cộng đồng có cơ sở để lựa chọn, nâng cao năng lực được ảnh hưởng và vững tin trong việc lựa chọn và ra quyết định phát triển sinh kế một cách khoa học.

Có nhiều sinh kế nhưng không phải sinh kế nào cũng phù hợp với điều kiện cộng đồng của địa phương vì vậy cần đánh giá để lựa chọn cho phù hợp nhất.

Có nhiều sinh kế có thể phát triển phát triển ở cộng đồng nhưng nếu không có đánh giá và lựa chọn thì tinh bền vững của sinh kế đó không cao và phụ thuộc nhiều vào yếu tố may mắn.

1.3.3. Mục tiêu của đánh giá sinh kế

Mục tiêu của đánh giá sinh kế là cải thiện cuộc sống của người dân, người bị ảnh hưởng do chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do nhà nước thu hồi:

- Nâng cao chất lượng giáo dục, tập huấn công nghệ, cung cấp thông tin.

- Hỗ trợ tăng tính liên kết trong xã hội.

- Hỗ trợ sử dụng hiệu quả và quản lý tốt tài nguyên.

- Hỗ trợ tiếp cận tốt các cơ sở hạ tầng cơ bản.

- Hỗ trợ tiếp cận các nguồn tài chính.

- Tạo môi trường thể chế, chính sách cho phát triển.

1.3.4. Các nội dung và tiêu chí của đánh giá sinh kế

Nội dung đánh giá sinh kế cần trả lời những câu hỏi: Người dân đã đang và sẽ làm gì để sinh sống; các yếu tố thuận lợi, khó khăn trong quá trình sinh sống của hộ dân và tương lai công việc cụa họ như thế nào sau khi bị ảnh hưởng do chính sách của nhà nước khi bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Đánh giá sinh kế chủ yếu thông thường dựa vào các tiêu chí sau:

- Hiệu quả kinh tế: Phân tích chi phí-lợi ích đối với sinh kế để có thông tin chính xác về hiệu quả kinh tế cho người thực hiện.

- Môi trường: Nếu yếu tố môi trường được đảm bảo thì sẽ tránh được các rủi ro cao hơn và hiệu quả kinh tế do đó sẽ được duy trì.

- Trình độ kỹ thuật: Là một trong những yếu tố cần thiết để phát triển sinh kế mới, người dân muốn phát triển sinh kế mới thì cần phải tiếp cận kỹ thuật cần thiết để phát triển sinh kế mới đó, tiếp cận càng nhanh thì hiệu quả càng cao. Vì vậy trước khi thực hiện sinh kế mới phải trang bị đầy đủ kỹ năng cần thiết cho người dân thông qua tập huấn, tham quan, học tập….

- Vốn đầu tư: Vốn là yếu tố cần thiết để để phát triển sinh kế, đặc biệt trong thời gian đầu tạo lập sinh kế mới.

- Thị trường: Cần khảo sát thị trường để tính được hiệu quả kinh kế khi lựa chọn sinh kế mới.

- Thể chế chính sách: Là điều kiện để đảm bảo sinh kế này có phát triển hay không phát triển ở địa phương.

1.4. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở các tổ chức Quốc Tế và một số nước trên thế giới

1.4.1. Ngân hàng thế giới (WB) và ngân hàng phát triển châu Á (ADB)

Mục tiêu chính sách bồi thường tái định cư của Ngân Hàng thế giới (WB) và ngân hàng châu á (ADB) là việc bồi thường tái định cư sẽ được giảm thiểu càng nhiều càng tốt và đưa ra những biện pháp khôi phục để giúp người bị ảnh hưởng cải thiện hoặc ít ra vẫn giữ được mức sống, khả năng thu nhập và mức độ sản xuất như trước khi có dự án, phải đảm bảo cho các hộ được bồi thường và hỗ trợ sao cho tương lai, kinh tế và xã hội của họ được thuận lợi tương tự như trong trường hợp không có dự án.

Các biện pháp thu hồi được cung cấp là bồi thường theo giá thay thế nhà cửa và các kết cấu khác, bồi thường đất Nông nghiệp là lấy đất cùng hiệu suất và thật gần với đất đã bị thu hồi, bồi thường đất thổ cư có cùng diện tích được người bị ảnh hưởng chấp thuận, giao đất tái định cư với thời gian ngắn.

Đối với đất đai và tài sản được bồi thường chính sách của WB và ADB là phải bồi thường theo giá trị xây dựng mới đối với tất cả các công trình xây dựng và quy định thời hạn bồi thường tái định cư hoàn thành trước một tháng khi dự án triển khai thực hiện

Khôi phục thu nhập là một yếu tố quan trọng của tái định cư khi những người bị ảnh hưởng bị mất cơ sở sản xuất, công việc kinh doanh, việc làm thay thế những nguồn thu nhập khác, bất kể là họ có mất nơi ở hay không.

ADB và WB quy định các thông tin về dự án cũng như chính sách bồi thường tái định cư của dự án phải được thông báo đầy đủ, công khai để tham khảo ý kiến, hợp tác và tìm mọi cách thõa mãn nhu cầu chính đáng của người bị thu hồi đất trong suốt quá trình lập kế hoạch bồi thường tái định cư cho tới khi thực hiện công tác lập kế hoạch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/09/2023