Xây Dựng Quy Hoạch, Kế Hoạch Phát Triển Du Lịch


nhất quán từ

mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ

chế,

quản lý và cơ cấu; ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và

học; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục; tăng cường hợp tác quốc tế về giáo

dục,... Đồng thời “Rà soát, sắp xếp lại quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề... Khuyến khích thành lập mới và phát triển các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề ngoài công lập, kể cả trường do nước ngoài đầu tư” [57, tr.208].

Nghị

quyết số

08­NQ/TW, ngày 05/2/2007, Hội nghị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

lần thứ tư

BCHTW

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2006 đến năm 2015 - 8

Đảng khóa X tiếp tục làm rõ: Khẩn trương xây dựng đề án tổng thể cải cách giáo dục ­ đào tạo nghề, từ nội dung, chương trình đến phương pháp dạy và học, chế độ thi cử; chú trọng đào tạo ngoại ngữ, tin học, luật pháp quốc tế,

kiến thức và kỹ năng hành chính; đào tạo và đào tạo lại giáo viên đủ số

lượng, đồng bộ về cơ cấu và có chất lượng cao và huy động mạnh mẽ các nguồn lực để phát triển giáo dục ­ đào tạo, thu hút các nguồn lực từ nước ngoài cho đào tạo, thực hiện đào tạo theo nhu cầu của xã hội.

Quán triệt quan điểm Đại hội X về đào tạo phát triển nguồn nhân

lực kinh tế xã hội, để đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch phải đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo theo chuẩn hoá quốc gia, gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo với nghiên cứu. Đào tạo lại, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và lao động trong ngành du lịch. Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên, đào tạo viên du lịch. Thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội, áp dụng mô hình đào tạo linh hoạt theo tín chỉ, thực hiện việc hợp tác liên kết đa dạng, đào tạo theo địa chỉ, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo.

Như vậy, trên cơ sở nắm bắt tình hình thế giới, trong nước và thực trạng ngành du lịch, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 ­ 2010 thông qua tại Đại hội IX và Đại hội X của Đảng đã xác định mục tiêu, phương

hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch trong giai đoạn 2006 ­


2010. Đây là cơ sở để Chính phủ, các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố triển khai phát triển du lịch trên phạm vi cả nước.

2.2. Đảng chỉ đạo phát triển du lịch (2006 ­ 2010)

2.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch

Quán triệt quan điểm Đại hội X (2006) của Đảng, đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch

theo hướng đặc biệt coi trọng các chỉ

tiêu và biện pháp về

kinh tế, văn

hóa, xã hội và môi trường, phát huy tối đa lợi thế so sánh, nguồn lực của quốc gia, của mỗi vùng và mỗi địa phương, gắn kết chặt chẽ giữa chiến lược, quy hoạch với kế hoạch, công tác quy hoạch, kế hoạch, đồng bộ từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch cụ thể.

Để công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trong

giai đoạn 2006 ­ 2010 đảm bảo đúng định hướng, tập trung, thống nhất, Điều 18 Chương III, Luật Du lịch 2005 đã xác định những nguyên tắc về

công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch du lịch, bao gồm: Xây dựng quy

hoạch phát triển du lịch phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế ­ xã hội của đất nước, chiến lược phát triển Ngành; Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch và môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; Bảo đảm tính khả thi, phát huy thế mạnh của từng vùng, từng địa phương; Bảo đảm công khai trong quá trình lập và công bố quy hoạch. Việc ban hành các nguyên tắc xây dựng quy hoạch, kế hoạch du lịch có ý nghĩa rất lớn, là những vấn đề có tính nguyên tắc mà khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch, tất cả các cơ quan, bộ, ngành phải tuân theo, đảm bảo cho xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch đúng định hướng của Đảng.

Đảng luôn chú trọng chỉ đạo xây dựng, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch, chương trình phát triển du lịch, kịp thời chỉ đạo Chính phủ, các bộ, ngành, các


cơ quan, ban, ngành, các tỉnh, thành phố xây dựng, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch, chương trình phát triển du lịch, cụ thể:

Tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác quy hoạch phát triển du lịch theo Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 ­ 2010. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế ­ xã hội đến năm 2000 được thông qua tại Đại hội VII (1991) của Đảng nêu rõ phải mở mang, phát triển du

lịch. Cụ

thể

hóa chủ

trương đó, Nghị

quyết về

nhiệm vụ

năm 1995 của

Quốc Hội xác định phát triển mạnh du lịch. Trên cơ sở

đó, Thủ

tướng

Chính phủ đã ban hành Quyết định số 307/TTg ngày 24/5/1995, Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 ­ 2010. Quyết định này đã phân tích rõ về bối cảnh phát triển du lịch; những mục tiêu và chiến lược phát triển du lịch thời kỳ 1995 ­ 2010; những định hướng phát triển chủ yếu trong giai đoạn này và việc tổ chức thực hiện quy hoạch.

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 ­ 2010 yêu cầu công tác quy hoạch phát triển du lịch không làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, với cơ chế quản lý phù hợp vừa tôn tạo, khai thác, vừa bảo vệ được các di sản thiên nhiên, cảnh quan, môi trường; gắn liền với việc giữ gìn phát huy truyền thống văn hoá, nhân phẩm của con người Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm phát triển du lịch và văn hoá có chất lượng cao của các nước. Quy hoạch xác định mục tiêu bước vào thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, du lịch trở thành một ngành công nghiệp tương xứng với tiềm năng to lớn của đất nước. Quy hoạch còn chỉ rõ việc xây dựng các cơ sở du lịch, khu du lịch phải xuất phát từ định hướng phát triển kinh tế xã hội, tiềm năng, tài nguyên du lịch của mỗi vùng, mỗi địa phương.

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Quyết định số 97/2002/QĐ­ TTg ngày 22/7/2002, Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam


2001 ­ 2010, theo đó đã xác định rõ mục tiêu phát triển du lịch, các lĩnh vực tập trung phát triển của du lịch, định hướng phát triển đối với các vùng du lịch trong giai đoạn 2001 ­ 2010. Các lĩnh vực tập trung phát triển là: Thu hút vốn và tăng mạnh đầu tư phát triển du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch và nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ; đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch và tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế về du lịch. Phát triển du lịch theo 3 vùng là Vùng du lịch Bắc Bộ, Vùng du lịch

Bắc Trung Bộ

và Vùng du lịch Nam Trung Bộ

và Nam Bộ. Đồng thời,

Chiến lược đã xác định hệ thống các giải pháp để đoạn 2001 ­ 2010.

phát triển du lịch giai

Đại hội X (2006) của Đảng xác định: Triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế ­ xã hội phát huy tối đa mọi lợi thế so sánh và nguồn lực của quốc gia, của mỗi vùng và mỗi địa phương, đồng thời, khắc phục tình trạng chồng chéo giữa quy hoạch ngành. Trên cơ sở đó, nhằm tiếp tục cụ thể hóa

Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam 2001 ­ 2010, năm 2006, Thủ tướng

Chính phủ

ban hành

Quyết định số

121/2006/QĐ­TTg ngày 29/5/2006,

Phê

duyệt Chương trình Hành động quốc gia về du lịch 2006 ­ 2010. Chương trình xác định tập trung vào 4 nhiệm vụ, nội dung chủ yếu: Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá về du lịch; đa dạng hoá, nâng cao chất lượng SPDL, bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch.

Hội nghị

lần thứ tư BCHTW Đảng khóa X, ngày 05/02/2007

đã ra

Nghị quyết số 08­NQ/TW, xác định chủ trương, chính sách lớn mà các bộ,

ngành phải thực hiện để

nền kinh tế

phát triển nhanh và bền vững khi

Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới. Triển khai Nghị quyết

đó, Chính phủ

đã ban hành Nghị

quyết số

16/2007/NQ­CP ngày

27/02/2007, xác định Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện

Nghị

quyết Hội nghị

lần thứ

tư BCHTW Đảng khoá X. Tiếp đó, Quyết


định số 564/2007/QĐ­BVHTTDL ngày 21/9/2007, Ban hành Chương trình Hành động của ngành du lịch thực hiện chương trình hành động của chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới giai đoạn 2007­2012. Chương trình nêu rõ mục tiêu phát triển du lịch trong giai đoạn này: Tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đưa du lịch Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới, nhanh, mạnh và bền vững, phấn đấu đạt và

vượt các chỉ tiêu đã đề ra trong Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam

giai đoạn 2001 ­ 2010. Chương trình còn xác định rõ những nhiệm vụ cụ thể để tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, đưa du lịch Việt Nam phát

triển nhanh và bền vững, bao gồm các nhiệm vụ về: Công tác tuyên

truyền nâng cao nhận thức; công tác xây dựng pháp luật, thể chế và cải

cách hành chính; hợp tác quốc tế; phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật

chất kỹ thuật; tăng cường năng lực đội ngũ lao động; xây dựng và phát

triển SPDL; công tác xúc tiến quảng bá, phát triển thị trường; bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững.

Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch du lịch đã có những tiến bộ đáng ghi nhận. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 ­ 2010 là công trình quy hoạch tổng thể đầu tiên của ngành du lịch sau 35 năm phát triển, là mốc quan trọng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quy hoạch du lịch Việt Nam. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 ­ 2010; Chương trình Hành động quốc gia về du lịch 2006 ­ 2010 đã xác định rõ việc triển khai quy hoạch du lịch trên cả nước theo 03 vùng du lịch, các nội dung tập trung phát triển, các giải pháp thực hiện. Trên cơ sở đó, công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch tiếp tục được triển khai hiệu quả trên phạm vi cả nước ở các vùng du lịch trọng điểm, khu du lịch quốc gia: Tiếp tục triển khai thực hiện quy hoạch phát triển các vùng du lịch: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ; các trung tâm du


lịch: Hà Nội và phụ cận, Hải Phòng ­ Quảng Ninh, Huế ­ Đà Nẵng và phụ cận, Nha Trang ­ Ninh Chữ ­ Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng đã chủ động triển khai quy hoạch phát triển du lịch trong phạm vi địa phương mình: Chương trình phát triển du lịch Quảng Bình thời kỳ 2006 ­ 2010, Chương trình phát triển du lịch Nghệ An giai đoạn 2006 ­ 2010, Chương trình phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2007 ­ 2010, Chương trình phát triển Du lịch Khánh Hòa

giai đoạn 2006 ­ 2010, Chương trình phát triển du lịch Thành Phố Hồ Chí

Minh giai đoạn 2007 ­ 2010 và những năm kế tiếp,... Hệ thống quy hoạch du lịch đã hình thành tương đối hoàn chỉnh từ cấp quốc gia đến cấp vùng du lịch; các trung tâm du lịch, các tỉnh, thành phố; khu, điểm du lịch tương đối hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, công tác triển khai xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch vẫn còn bất cập. Quy hoạch phát triển du lịch còn thiếu tính liên ngành, dẫn đến hệ quả khó khả thi vì không liên kết với quy hoạch của các ngành khác, như: Giao thông vận tải, xây dựng,... Thực tế cho thấy nhiều khu, điểm du lịch đã được đưa vào quy hoạch nhưng đồng thời lại triển khai các dự án phát triển công nghiệp, khai khoáng, thủy điện, sản xuất vật liệu xây dựng,... điều đó đã phá vỡ không gian du lịch và hủy hoại tài nguyên du lịch. Biểu hiện rõ nét là hoạt động du lịch ở nhiều nơi diễn ra tự phát, sản phẩm

không có phong cách riêng, không tạo lập được giá trị

thụ

hưởng cho du

khách. Hơn nữa, việc phân cấp từ khâu lập quy hoạch đến quản lý sau quy hoạch tại một số vùng du lịch, khu du lịch quốc gia còn chưa cụ thể dẫn đến ở nhiều nơi tổ chức thực hiện du lịch diễn ra không theo quy hoạch, hiệu quả sau khi quy hoạch chưa cao, thu hút vốn đầu tư gặp khó khăn. Thực tế ở một số khu du lịch cho thấy, nhiều quy hoạch du lịch chỉ tồn tại trên giấy mà ít được thực thi.



lịch

2.2.2. Khai thác các nguồn lực đầu tư, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng du


Đại hội X của Đảng (2006) xác định: “Thực hiện nhất quán các chính

sách tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư [57, tr.230]. Theo đó, Đảng chỉ đạo đầu tư phát triển du lịch tập trung vào đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch, các vùng núi, vùng sâu, vùng xa có tiềm năng về du lịch, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải.

Thực hiện chủ

trương của Đảng, Chính phủ

tiếp tục triển khai

đầu tư

phát triển du lịch theo Quy hoạch Tổng thể

phát triển du lịch

Việt Nam thời kỳ 1995 ­ 2010. Chính sách chung là: “Khuyến khích cả

đầu tư

nước ngoài, đầu tư

trong nước (cả

khu vực Nhà nước lẫn tư

nhân), tham gia đầu tư xây dựng phát triển du lịch theo quy hoạch và có

dự án đầu tư cụ thể. Nước ngoài liên doanh đầu tư các khách sạn lớn,

cao cấp, các khu du lịch” [117, tr.8].

Triển

khai định hướng đó, từ năm

2006 đến năm 2010, đã tiếp tục chỉ

đạo tập trung

đầu tư

xây dựng hai

loại nhóm khách sạn là: Khách sạn từ 01 đến 03 sao và khách sạn từ 04 ­ 05 sao, mục tiêu là đến năm 2010, cả nước có thêm 51.200 buồng khách sạn từ 01 đến 03 sao và 28.240 buồng khách sạn từ 04 đến 05 sao. Đồng

thời với đó là đầu tư

nâng cấp cơ

sở vui chơi giải trí nhằm hình thành

các khu du lịch, các cơ sở vui chơi giải trí mới, góp phần vào việc đa

dạng hoá và nâng cao chất lượng SPDL Việt Nam. Các khu vực ưu tiên đầu tư phát triển du lịch là: Thủ đô Hà nội và phụ cận; Huế ­ Đà Nẵng; Nha trang ­ Ninh Chữ ­ Đà Lạt; Vũng Tàu ­ Long Hải ­ Côn Đảo; Thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận;...

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 ­ 2010 nêu rõ các giải pháp thực hiện để thu hút vốn đầu tư, hướng sử dụng vốn. Theo đó, cần thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch phù hợp


với tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế của cả nước. Đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng tại các địa bàn trọng điểm du lịch, các khu du lịch quốc gia, các điểm du lịch có tiềm năng phát triển ở miền núi, vùng sâu, vùng xa... trên cơ sở khai thác các tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, địa phương.

Kết hợp có hiệu quả

việc sử

dụng các nguồn lực của Nhà nước và các

nguồn lực từ các thành phần kinh tế vào đầu tư phát triển du lịch theo chủ trương xã hội hoá phát triển du lịch. Tiếp tục triển khai các giải pháp trên, từ năm 2006 đến năm 2010, đã ưu tiên đầu tư phát triển các khu du lịch tổng hợp quốc gia và các khu du lịch chuyên đề, tập trung đầu tư nâng cấp, phát

triển các điểm tham quan du lịch, cơ

sở vật chất kỹ

thuật du lịch, tuyên

truyền, quảng bá và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đồng thời, tiếp tục đầu tư phát triển du lịch đối với các địa bàn du lịch trọng điểm như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng,...; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch thường xuyên công bố, ban hành các dự án đầu tư phát triển du lịch tại các thành phố du lịch trọng điểm trên trang

chủ

của Tổng cục, đồng thời chỉ

đạo, phối hợp với các sở

Văn hóa, Thể

thao và Du lịch kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển du lịch tại các thành phố du lịch như: Hạ Long, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Lạt và các đô thị du lịch như: Sa Pa, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Hội An, Phan Thiết bảo đảm sự hài hoà giữa phát triển đô thị với phát triển du lịch bền vững, đầu tư phát triển du lịch với bảo vệ, tôn tạo các di tích, cảnh quan môi trường, các lễ hội, hoạt động văn hoá dân gian, các làng nghề truyền thống.

Chính phủ tiếp tục triển khai đầu tư phát triển mạnh du lịch, ưu tiên đầu tư vào các khu du lịch quốc gia, các địa bàn trọng điểm du lịch, trong đó chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng.

Nghị

quyết số

01/2006/NQ­CP, ngày 16/01/2006,

Về những giải

pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế ­ xã hội và ngân sách nhà nước năm 2006, xác định trọng tâm đối với phát triển du

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 27/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí