Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng Ở Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Hà Tĩnh


HD/BTCTW của Ban tổ chức Trung ương, Kế hoạch số 71-KH/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện thí điểm kết nạp những người là chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn vào Đảng, trong đó xác định rõ việc tạo nguồn, kết quả đạt được, thuận lợi và những vấn đề đặt ra trong hạn chế, khó khăn, với 5 kinh nghiệm mà tác giả đã đúc rút, cần coi trọng kinh nghiệm: Tiếp tục tuyên truyền, vận động để chủ doanh nghiệp nhận thức và hiểu rõ việc vào Đảng là khẳng định vai trò, vị trí, trách nhiệm của cá nhân, của doanh nghiệp trong đời sống xã hội, có thêm điều kiện để cống hiến, xây dựng địa phương [93, tr.21 - 22,32].

Nguyễn Công Soái (2014), “Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, phát huy vai trò là hạt nhân chính trị trong các doanh nghiệp nhà nước của Hà Nội” [122]. Khẳng định xây dựng TCCSĐ trong các doanh nghiệp nhà nước của Đảng bộ thành phố Hà Nội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm phát huy vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Từ việc khái quát thực trạng xây dựng TCCSĐ trong các doanh nghiệp nhà nước, nêu lên những ưu điểm, kết quả đạt được và hạn chế. Tác giả đề xuất cần tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp: Một là, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, gắn với đẩy mạnh việc thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Hai là, xây dựng, củng cố và hoàn thiện mô hình tổ chức đảng và các đoàn thể trong doanh nghiệp; Ba là, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ; Bốn là, thực hiện tốt công tác cán bộ trong các doanh nghiệp nhà nước; Năm là, đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, tăng cường công tác quản lý nhà nước, công tác kiểm tra giám sát tổ chức đảng và đảng viên trong các doanh nghiệp nhà nước; Sáu là, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các đoàn thể trong doanh nghiệp [122, tr.60 - 64].


Nguyễn Trường Sơn (2014), Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh ở các doanh nghiệp Quân đội giai đoạn hiện nay [124]. Luận án đã phân tích đặc điểm, tiêu chuẩn, quan niệm, thực trạng và rút ra một số kinh nghiệm về xây dựng TCCSĐ TSVM ở các doanh nghiệp Quân đội. Trên cơ sở đó, tác giả khái quát về mục tiêu, yêu cầu, đồng thời rút ra năm giải pháp cơ bản: Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng các cấp về xây dựng TCCSĐ TSVM ở các doanh nghiệp quân đội; Hai là, củng cố, kiện toàn cấp uỷ, nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của doanh nghiệp; Ba là, tiếp tục cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ, hoàn thiện quy chế hoạt động và nâng cao chất lượng sinh hoạt của các TCCSĐ ở các doanh nghiệp quân đội; Bốn là, đổi mới phương thức lãnh đạo của TCCSĐ ở các doanh nghiệp quân đội hiện nay; Năm là, phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lực lượng trong xây dựng TCCSĐ TSVM ở các doanh nghiệp quân đội [124, tr.123-149].

Trần Hồng Hà, Nguyễn Quang Dương (2015), Nâng cao chất lượng hoạt động của các loại hình tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương và Đảng bộ khối Doanh nghiệp Trung ương [83]. Hai tác giả đã trình bày khái quát quá trình hình thành và phát triển; mô hình, đặc điểm, có sự so sánh về chức năng, nhiệm vụ và chỉ ra khái niệm, tiêu chí đánh giá chất lượng, yêu cầu, điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động của các loại hình TCCSĐ và chất lượng đảng viên trong hai Đảng bộ. Từ đánh giá thực trạng, nguyên nhân, đúc rút kinh nghiệm, xác định những vấn đề đặt ra, các tác giả đã đề ra yêu cầu, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các loại hình TCCSĐ và chất lượng đảng viên. Trên phương diện lịch sử, một nội dung rất đáng quan tâm là những kinh nghiệm được các tác giả thể hiện trong cuốn sách: Một là, quán triệt và thực hiện phương châm: “Hướng về cơ sở, tập trung cho cơ sở”, lấy TCCSĐ làm trọng tâm, trọng điểm, làm địa bàn để triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện các chủ trương, giải


pháp tăng cường công tác xây dựng Đảng. Hai là, các cấp ủy Đảng phải quán triệt nghiêm túc, nhận thức đúng đắn về vai trò, nền tảng, hạt nhân chính trị ở cơ sở của TCCSĐ. Ba là, phải thực hiện sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa cấp ủy cơ sở, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và BCH các đoàn thể chính trị - xã hội trong thực hiện nhiệm vụ. Bốn là, hai đảng ủy khối cần chỉ đạo tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của đảng ủy cấp trên cơ sở, các ban tham mưu của đảng ủy cấp trên cơ sở đối với việc thực hiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ của các loại hình TCCSĐ.

Đinh Thành (2018), “Xây dựng tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước ở Đồng Nai” [127]. Tác giả đã nhận diện và nêu những khó khăn, hạn chế trong triển khai thực hiện Thông báo của Ban Bí thư (khóa XII) về “Tiếp tục thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 29-7- 2010 của Ban Bí thư (khóa X) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 23-11- 1996 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về tăng cường công tác xây dựng Đảng, các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tư nhân (gọi tắt là doanh nghiệp tư nhân) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”; tác giả nêu bước chuyển mới trong lãng đạo, chỉ đạo thực hiện của Ban Thường vụ tỉnh ủy Đồng Nai, rút ra 4 bài học kinh nghiệm trong đó nhấn mạnh: tổ chức tốt việc quán triệt, tuyên truyền vận động nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy, đảng viên và chủ doanh nghiệp về sự cần thiết khách quan, tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng và phát triển tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước [127, tr.28 - 31].

1.1.2.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Nguyễn Anh Ngọc (2011), “Năm kinh nghiệm phát triển đảng viên là học sinh ở Đức Thọ” [108]. Tác giả khái quát những kết quả đã đạt được và nhấn mạnh những khó khăn, vướng mắc trong công tác phát triển đảng viên là


Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế từ năm 2010 đến năm 2020 - 4

học sinh; xuất phát từ thực tiễn những năm qua rút ra 5 kinh nghiệm: Một là, cấp ủy và tổ chức đảng trong các trường Trung học phổ thông phải xác định việc chăm lo, tạo nguồn, trong đó có nguồn là học sinh để bồi dưỡng phát triển đảng viên là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của công tác xây dựng đảng. Hai là, trên cơ sở nghị quyết của đảng bộ, cấp ủy, tổ chức đảng cần chủ động phối hợp với ban giám hiệu và tổ chức đoàn trong nhà trường lập kế hoạch, triển khai cụ thể. Ba là, phải xem Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là nơi rèn luyện, thử thách và giáo dục. Bốn là, việc lựa chọn, bồi dưỡng phát triển đảng viên trong nhà trường cần gắn với việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và học tập. Năm là, hằng năm, khi chỉ đạo xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên, Ban Thường vụ Huyện ủy phải xác định rõ mục tiêu phấn đấu, giao chỉ tiêu cụ thể cho các tổ chức đảng trong nhà trường [108, tr. 34 - 36,39].

Nguyễn Văn Chiến (2016), “Xây dựng tổ chức đảng và đoàn thể trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước ở Hà Tĩnh” [47]. Tác giả khái quát tổng quan về tổ chức biên chế, nêu những thành tích đã đạt được và đưa ra các giải pháp cần tập trung chỉ đạo thực hiện: Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm về xây dựng, phát triển tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp. Hai là, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của chủ doanh nghiệp đối với việc tổ chức và hoạt động của các tổ chức đảng và đoàn thể. Ba là, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức đảng trong doanh nghiệp. Bốn là, tăng cường công tác phối hợp, đổi mới nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng ủy Khối doanh nghiệp. Năm là, xây dựng và phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp [47, tr.36 - 38].

Mai Anh (2017), “Tuổi trẻ khối doanh nghiệp tỉnh Hà Tĩnh học và làm theo Bác” [2]. Theo tác giả, để tạo bước tiến mới trong thực hiện Chỉ thị 05- CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cần noi gương Bác nỗ lực rèn luyện;


xung kích phát triển KT - XH và bảo vệ Tổ quốc; nhất là trong tham gia xây dựng Đảng, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Đoàn viên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam” [2, tr.42 - 43,62].

Hoàng Trung Dũng (2018), “Đổi mới công tác tư tưởng ở Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay” [55], khái quát đặc điểm tình hình, nêu kết quả đã đạt được và một số hạn chế cần tập trung khắc phục, đồng thời thực hiện tốt năm nhiệm vụ, giải pháp sau: Một là, gắn kết chặt chẽ công tác tư tưởng với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Hai là, kết hợp chặt chẽ công tác tư tưởng với rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và tăng cường kiểm tra, giám sát. Ba là, tăng cường công tác vận động quần chúng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Bốn là, xây dựng con người Hà Tĩnh phát triển toàn diện, góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Năm là, đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền, giáo dục [55, tr.77 - 80].

Nguyễn Quốc Lập (2018), “Đảng bộ huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” [94]. Trên lĩnh vực tư tưởng, từ việc khái quát những thành công của Đảng bộ huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) trong hơn 10 năm thực hiện việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh và tiến hành công tác tư tưởng, tác giả đã rút ra bảy nội dung trọng tâm cần tập trung lãnh đạo: 1) Tiếp tục tổ chức tuyên truyền học tập, quán triệt sâu rộng nội dung Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị và Chuyên đề năm 2017, năm 2018, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII. 2) Các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị, căn cứ xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, con người cụ thể theo biện pháp “rõ người, rõ việc, rõ địa chỉ, rõ hiệu quả”, lấy kết quả công việc làm thước đo đánh giá, sử dụng cán bộ. 3) Chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. 4) Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu và cán bộ chủ chốt các cấp; của cán bộ, đảng viên qua bản cam kết tu dưỡng phấn đấu rèn luyện


hằng năm, ghi sổ tay học tập và làm theo hằng tháng để tự soi, tự sửa. 5) tập trung đẩy mạnh việc xây dựng các mô hình điển hình về học tập và làm theo gương Bác. 6) Thực hiện tốt việc đưa nội dung “Học tập tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” vào chương trình ngoại khóa, giảng dạy tại các trường học, Trung tâm bồi dưỡng chính trị Huyện.

7) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy cấp trên đối với tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên [94, tr.73 - 78].

Lê Đình Sơn (2019), “Hà Tĩnh đẩy mạnh xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” [123], tác giả khẳng định rõ việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ rất cơ bản và cấp bách, có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của tỉnh Hà Tĩnh; tác giả khái quát quá trình triển khai đồng bộ, bài bản, thu gọn nhiều đầu mối và tổ chức, kết quả trong cải cách hành chính, tinh giản biên chế, những vướng mắc, khó khăn rút ra 6 kinh nghiệm: 1- Trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII, cần làm tốt công tác tuyên truyền, quán triệt, vận động, thuyết phục tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động; 2- Trong quá trình tổ chức thực hiện, cần huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với quyết tâm cao, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, vì lợi ích chung; 3- Quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tinh giản biên chế phải được thực hiện đồng bộ, công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, công tâm; 4- Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên trong tổ chức thực hiện, nhất là vai trò của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cơ quan, đơn vị; 5- Tổ chức thực hiện gắn với chăm lo xây dựng, giữ vững sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ; 6- Kết hợp hài hòa giữa kế thừa, ổn định và đổi mới, phát triển [123, tr.76 - 80].


1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

1.2.1. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan

1.2.1.1. Về tư liệu

Các công trình nghiên cứu về xây dựng TCCSĐ nói chung, TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nói riêng khá phong phú về thể loại, bao gồm: Sách, tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, luận án tiến sĩ, thể hiện rõ sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước, được khai thác, tiếp cận dưới nhiều góc độ về phạm vi không gian và thời gian khác nhau. Kết quả nghiên cứu của các công trình trên đã cung cấp cho nghiên cứu sinh những thông tin khoa học, những tư liệu tham khảo khá sâu rộng liên quan đến xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế để từ đó nghiên cứu sinh kế thừa, vận dụng vào xây dựng luận án của mình.

1.2.1.2. Về cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu về xây dựng TCCSĐ được tiếp cận dưới nhiều góc độ, nhưng tập trung chủ yếu tiếp cận theo chuyên ngành các khoa học như: Xây dựng Đảng, Lịch sử Đảng, Chính trị học…, với việc sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử, logic,…. Sự đa dạng trong cách tiếp cận với nhiều góc độ và phạm vi nghiên cứu khác nhau đã cung cấp cho nghiên cứu sinh “phông” kiến thức khá đầy đủ về xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Trên cơ sở đó, giúp cho nghiên cứu sinh lựa chọn cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

1.2.1.3. Về nội dung nghiên cứu

Một là, các công trình nghiên cứu về xây dựng TCCSĐ ở nước ngoài, dưới góc độ tiếp cận khác nhau nhưng tựu chung đã luận giải khá sâu sắc tầm quan trọng của công tác xây dựng TCCSĐ ở các quốc gia, điển hình là ở Trung Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.


Các công trình đó đã mang lại cho nghiên cứu sinh cái nhìn toàn diện hơn trong công tác xây dựng TCCSĐ. Để từ đó có sự so sánh giữa việc tiến hành xây dựng TCCSĐ ở các nước với chiến lược xây dựng TCCSĐ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thấy được những nét đặc thù trong quá trình xây dựng TCCSĐ của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hai là, các công trình nghiên cứu ở trong nước

Các công trình nghiên cứu chung về xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp trên phạm vi cả nước đã khẳng định rõ về vị trí, vai trò then chốt của TCCSĐ ở doanh nghiệp trong hệ thống chính trị cơ sở, trong lãnh đạo phát triển KT- XH và giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Khẳng định TCCSĐ là hạt nhân lãnh đạo ở trong các doanh nghiệp, đó là nơi trực tiếp thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; là nơi trực tiếp nắm bắt và giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra ở cơ sở. Một số công trình đã đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp xây dựng TCCSĐ TSVM, củng cố cơ sở đảng yếu kém trên các mặt như: tư tưởng, tổ chức - cán bộ, kiểm tra, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Nhiều công trình đề ra nhiều giải pháp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ và đúc rút kinh nghiệm về xây dựng TCCSĐ. Những công trình đó đã mang lại cho nghiên cứu sinh cái nhìn tổng quát về xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Các công trình nghiên cứu về công tác xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp của các bộ, ngành, địa phương. Đã có một số công trình được thực hiện dưới góc độ chuyên ngành Lịch sử Đảng, làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo, nhận xét, rút ra kinh nghiệm xây dựng TCCSĐ của đảng bộ cấp tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai. Nhưng, vấn đề xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, mới chỉ được nghiên cứu ở một số khía cạnh đơn lẻ. Các công trình này đã khái quát được thực trạng; nêu lên những cách làm với một số đặc điểm khác nhau ở mỗi tỉnh, thành phố; đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng từng mặt và cung cấp những thông tin có giá trị tham khảo tốt.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/10/2022