Các công trình nghiên cứu liên quan đến xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc phạm vi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh tuy còn ít nhưng cũng đã đề cập đến thực trạng, kiến nghị giải pháp và bước đầu nêu lên kinh nghiệm tương ứng với mỗi lĩnh vực cụ thể, có liên quan đến xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Nghiên cứu trong phạm vi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thường phân tán và có xu hướng hoặc tìm hiểu nguyên nhân, hoặc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp củng cố hệ thống chính trị, tổ chức đảng trên từng lĩnh vực như: tư tưởng, thanh tra, kiểm tra, kiện toàn tổ chức - cán bộ, phát triển đảng viên, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Kết quả nghiên cứu của các công trình trên khá toàn diện, sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn, là nguồn tư liệu quý để tác giả tham khảo, kế thừa trong thực hiện luận án. Tuy nhiên, các công trình đó mới chỉ tiếp cận và giải quyết vấn đề ở góc độ khác nhau của khoa học chính trị, còn có những vấn đề chưa được giải quyết thấu đáo về mặt khoa học, gợi mở cho nghiên cứu sinh một hướng đi cụ thể khi lựa chọn và thực hiện đề tài luận án. Vì vậy, qua tổng quan, đến nay chưa có công trình khoa học nào hệ thống hóa, phân tích một cách toàn diện, sâu sắc về chủ trương, sự chỉ đạo, đưa ra nhận xét, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm về Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế từ năm 2010 đến năm 2020 dưới góc độ khoa Lịch sử Đảng. Do đó, đây vẫn là một trong những “khoảng trống” khoa học để tác giả luận án quyết định lựa chọn nghiên cứu và làm rõ vấn đề này.
1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
Với cách tiếp cận của khoa học chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, căn cứ vào “khoảng trống” khoa học liên quan đến đề tài luận án, tác giả tập trung nghiên cứu, làm rõ các vấn đề sau:
Một là, sự cần thiết xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2010 đến năm 2020, qua hai giai đoạn 2010 - 2015 và 2015 - 2020.
Giải quyết vấn đề này, đòi hỏi trước tiên là phải làm nổi bật được sự cần thiết xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh. Theo đó, tác giả luận án sẽ bàn đến vị trí, vai trò của TCCSĐ nói chung, ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng; điều kiện tự nhiên, KT - XH của tỉnh Hà Tĩnh; khái quát, phân tích thực trạng xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh; yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ ở doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; hệ thống hóa chủ trương của Đảng về xây dựng TCCSĐ trong những năm 2010 - 2020.
Hai là, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế từ năm 2010 đến năm 2020, qua hai giai đoạn 2010 - 2015 và 2015 - 2020.
Trên cơ sở các văn kiện, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, báo cáo giữa nhiệm kỳ, báo cáo tổng kết hàng năm. Làm sáng tỏ phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và quá trình chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế về đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; củng cố, kiện toàn tổ chức; xây dựng đội ngũ cấp ủy viên, người đứng đầu cấp ủy và công tác phát triển đảng viên; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng và công tác đánh giá, phân loại đảng viên; công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các TCCSĐ. Khái quát kết quả đạt được, so sánh làm rõ sự phát triển trong hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về xây dựng TCCSĐ ở các doanh nghiệp qua hai giai đoạn 2010 - 2015 và 2015 - 2020, đồng thời so sánh với một số địa phương có đặc điểm tương đồng.
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế từ năm 2010 đến năm 2020 - 2
- Các Công Trình Nghiên Cứu Chung Về Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng Ở Doanh Nghiệp Trên Phạm Vi Cả Nước
- Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng Ở Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Hà Tĩnh
- Thực Trạng Tổ Chức Cơ Sở Đảng Ở Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Hà Tĩnh Trước Năm 2010
- Chủ Trương Của Đảng Bộ Tỉnh Hà Tĩnh Về Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng Ở Doanh Nghiệp
- Đảng Bộ Tỉnh Hà Tĩnh Chỉ Đạo Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng Ở Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
Ba là, ưu điểm, hạn chế về xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2010 đến năm 2020.
Để có những nhận xét bảo đảm tính khách quan, trung thực về quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế (2010 - 2020), tác giả sẽ tập trung vào việc tổng hợp, khái quát, lôgic hóa, hệ thống những vấn đề cốt lõi, bản chất từ quá trình lịch sử, đồng thời tận dụng kết quả khảo sát thực tiễn có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở đó, luận án tập trung làm rõ ưu điểm, hạn chế trong hoạch định chủ trương, chỉ đạo tổ chức thực tiễn và kết quả thực hiện xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, nguyên nhân những ưu điểm, hạn chế.
Bốn là, đúc kết những kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế từ năm 2010 đến năm 2020.
Từ thực tiễn quá trình nhận thức, hoạch định chủ trương, chỉ đạo thực tiễn và những kết quả đạt được trong quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, tác giả đúc rút những kinh nghiệm; khái quát, hệ thống hóa, phân tích làm rõ nội dung chủ yếu trong từng kinh nghiệm và đề xuất hướng vận dụng kinh nghiệm trong thời gian tới.
Kết luận chương 1
Xuất phát từ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của TCCSĐ, vấn đề xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã trở thành chủ đề được các cơ quan, tổ chức, cá nhân, các nhà khoa học trong, ngoài nước quan tâm, nghiên cứu và được đề cập ở các cấp độ, phạm vi khác nhau, biểu hiện ở tính đa dạng, phong phú của các công trình, các bài viết đã được tác giả tổng hợp, phân tích trong tổng quan.
Giá trị của các công trình khoa học đã được tổng quan liên quan đến đề tài luận án là tương đối toàn diện, giải quyết nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong công cuộc đổi mới của đất nước, ở một số Tỉnh, thành phố trong đó có Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh. Cung cấp nhiều tư liệu lịch sử và luận cứ quan trọng để có thể tham khảo, kế thừa cho luận án.
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, nghiên cứu sinh đã hệ thống hóa, khái quát giá trị của các công trình khoa học đã được tổng quan, tiếp thu được những nội dung có thể tham khảo, kế thừa; đồng thời, chỉ ra những vấn đề chưa được đề cập hoặc có đề cập nhưng chưa được nghiên cứu làm rõ. Vận dụng phương pháp luận sử học mácxít, căn cứ vào đối tượng, chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu của khoa học Lịch sử Đảng, nghiên cứu sinh đã xác định được những “khoảng trống” để luận án sẽ tập trung giải quyết. Vì vậy, đề tài “Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế từ năm 2010 đến năm 2020” là đề tài không trùng lặp với các công trình đã công bố. Do đó, nghiên cứu và làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế từ năm 2010 đến năm 2020, trên cơ sở đó đúc kết kinh nghiệm, góp phần vào việc tổng kết quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở các doanh nghiệp là việc làm cần thiết.
Chương 2
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TĨNH VỀ XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
Ở DOANH NGHIỆP THUỘC CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ (2010 - 2015)
2.1. Sự cần thiết xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
2.1.1. Vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở đảng và tổ chức cơ sở đảng ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở đảng: Tổ chức cơ sở đảng có vị trí quan trọng trong hệ thống tổ chức của Đảng. Điều 21 của Điều lệ Đảng xác định: “Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở) [65, tr.17].
Xét trong hệ thống tổ chức của Đảng, thì TCCSĐ là cấp tổ chức cuối cùng trong hệ thống tổ chức bốn cấp của Đảng, là cơ sở để xây dựng lên toàn bộ hệ thống tổ chức của Đảng, là cấp tổ chức sâu rộng nhất, bám sát các đơn vị cơ sở trên toàn lãnh thổ và các ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng tới từng đảng viên, từng đơn vị cơ sở và từng người dân. Vì vậy, TCCSĐ là “nền tảng”, là “gốc rễ” của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chi bộ là gốc rễ của Đảng” [100, tr.288]. Người khẳng định: “Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt” [103, tr.278]. Điều đó nói lên vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của chi bộ với tư cách là TCCSĐ. “Các chi bộ mạnh tức là Đảng mạnh. Các chi ủy vững tức là chi bộ mạnh” [100, tr.289].
Trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, các tổ chức cơ sở của Đảng là những hạt nhân chính trị, là “đồn luỹ” của Đảng ở cơ sở. Mỗi chi bộ của Đảng phải là một hạt nhân lãnh đạo quần chúng ở cơ sở. Mỗi cấp bộ của Đảng phải là một cơ quan lãnh đạo vững chắc ở địa phương theo đúng đường lối, chính sách của Trung ương. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chi bộ là đồn lũy của Đảng chiến đấu ở trong quần chúng” [100, tr.288].
Tổ chức cơ sở đảng là nơi trực tiếp thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, đồng thời cũng là nơi kiểm nghiệm và góp phần quan trọng vào việc hình thành, phát triển đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thông qua những kinh nghiệm thực tiễn phong phú của đội ngũ đảng viên và quần chúng nhân dân.
Tổ chức cơ sở đảng cũng là nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng như: Kết nạp, quản lý, phân công nhiệm vụ, kiểm tra, đánh giá đảng viên; nơi thường xuyên thực hành các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng; nơi xuất phát để cử ra các cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng. Chất lượng TCCSĐ do đó có ảnh hưởng lớn tới chất lượng nội bộ Đảng.
Tổ chức cơ sở đảng còn là tổ chức cầu nối Đảng với quần chúng nhân dân, là một mắt khâu trọng yếu để duy trì mối liên hệ Đảng với dân - nền tảng sức mạnh của Đảng, bởi đây là tổ chức đảng gần dân nhất, trực tiếp lãnh đạo nhân dân và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân để phản ánh với Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Tác dụng của chi bộ là cực kỳ quan trọng, vì nó là sợi dây chuyền để liên hệ Đảng với quần chúng” [100, tr.288].
Với vị trí, vai trò là hạt nhân chính trị ở cơ sở, TCCSĐ tuy là một bộ phận trong hệ thống chính trị ở cơ sở, nhưng là tổ chức lãnh đạo tất cả các tổ chức khác trong hệ thống chính trị đó, là tổ chức bảo đảm cho mọi hoạt động ở cơ sở theo đúng định hướng chính trị của Đảng.
Vị trí hạt nhân chính trị của TCCSĐ thể hiện vai trò đoàn kết và lãnh đạo toàn diện các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định nguyên tắc tập trung dân chủ. Đồng thời TCCSĐ còn là nơi giáo dục, tổ chức, động viên quần chúng thực hiện có hiệu quả cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở đảng ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh: Cùng với TCCSĐ nói chung, TCCSĐ trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cũng xác lập vị trí, vai trò quan trọng: là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với các doanh nghiệp. Vì vậy, có thể khái quát vị trí, vai trò của TCCSĐ trong các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân không có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ở những điểm sau:
Thứ nhất, thúc đẩy nhiệm vụ trung tâm là sản suất, kinh doanh ở các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân không có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh phát triển.
Kết quả điều tra thực tế cho thấy: 70% số người được hỏi trả lời: vai trò lãnh đạo của TCCSĐ trong doanh nghiệp đối với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh phát huy tốt; 22% phát huy khá và 8,0% phát huy bình thường. Còn với vai trò của đảng viên trong các doanh nghiệp: 65% số người được hỏi trả lời phát huy tốt; 27% phát huy khá và 8,0% phát huy bình thường [Phụ lục 16].
Thứ hai, bảo vệ quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp.
Thứ ba, bảo đảm việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân không có yếu tố nước ngoài.
Thứ tư, góp phần gìn giữ, phát triển vốn và tài sản của Nhà nước được giao trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh
Điều kiện tự nhiên
Hà Tĩnh là một tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ, có vị trí chiến lược quan trọng đối với khu vực miền Trung cũng như cả nước; với diện tích tự nhiên 6.054 km2, chiếm khoảng 1,7% diện tích toàn quốc; phía Bắc giáp với tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp hai tỉnh Khăm Muộn và Bô Ly Khăm Xay (Lào), phía Đông giáp Biển Đông với bờ biển dài 137 km có nhiều cảng và cửa sông lớn cùng với hệ thống đường giao thông khá tốt, rất thuận lợi
cho giao lưu văn hoá phát triển kinh tế - xã hội. Ðịa hình hẹp và dốc, nghiêng từ Tây sang Đông, đồi núi chiếm 80% diện tích tự nhiên. Hà Tĩnh hội đủ các vùng rừng núi, trung du, đồng bằng và vùng ven biển. Có 127 km Quốc lộ 1A, 87 km đường Hồ Chí Minh và 70 km đường sắt Bắc - Nam chạy dọc theo hướng Bắc - Nam, có Quốc lộ 8A chạy sang Lào qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo với chiều dài 85 km, Quốc lộ 12 dài 55 km đi từ cảng nước sâu Vũng Áng qua Quảng Bình đến cửa khẩu Cha Lo sang Lào và Đông Bắc Thái Lan. Mạng lưới sông, suối Hà Tĩnh khá dày đặc: có tới 14 con sông lớn, nhỏ và nhiều hồ nước. Vùng biển: chỉ tính phần thềm lục địa đã rộng trên 20.000 km2 trải dài từ huyện Nghi Xuân vào thị xã Kỳ Anh. Nhiệt độ trung bình năm 23,7ºC. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng; đáng chú ý mỏ sắt ở Thạch Khê với trữ lượng trên 500 triệu tấn (chiếm khoảng ½ trữ lượng sắt của cả nước).
Là một địa phương có địa hình đa dạng và tài nguyên phong phú, nhưng cũng đầy khắc nghiệt, cư dân Hà Tĩnh đã hòa nhập với thiên nhiên, kiên cường chống “thiên tai, dịch họa” để trụ lại, đứng vững và luôn tự hào đã xây dựng nên diện mạo và vị thế của tỉnh như ngày nay.
Điều kiện kinh tế - xã hội
Là một tỉnh nghèo, điểm xuất phát thấp hơn mặt bằng trung bình toàn quốc. Tại thời điểm những năm 2010 - 2015, kinh tế chủ yếu là nông, lâm, ngư nghiệp và thủ công nghiệp. Phần lớn diện tích đất canh tác là trồng lúa, còn lại chủ yếu là cây công nghiệp thương phẩm và hoa màu. Diện tích trồng cây ăn quả tuy đã được đầu tư, nhưng sản lượng và hiệu quả còn chưa cao; ngoài ra còn có trồng cây công nghiệp lâu năm chiếm tỉ trọng thấp. Diện tích rừng (đặc biệt là rừng tự nhiên) có diện tích lớn đang là động lực phát triển mạnh ngành lâm nghiệp. Sản phẩm lâm nghiệp có giá trị là các loại gỗ, lâm sản quý, dược liệu,... Ngành nuôi trồng thủy, hải sản cũng được đầu tư phát triển nâng cao giá trị. Tỉnh còn có các cảng nước sâu và cửa biển giúp phát triển mạnh ngư nghiệp.
Nền công nghiệp chiếm tỉ trọng không lớn nhưng đang phát triển mạnh. Công nghiệp tập trung ở các ngành chế biến nông, lâm, thủy, hải sản, khai thác