Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế từ năm 2010 đến năm 2020 - 2


Về chủ trương, luận án hệ thống, làm rõ chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về xây dựng TCCSĐ thuộc các thành phần kinh tế, khái quát trên các nội dung như: phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp.

Về chỉ đạo, luận án tập trung vào các nội dung: 1- Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở doanh nghiệp; 2- Củng cố, kiện toàn tổ chức; xây dựng đội ngũ cấp ủy viên, người đứng đầu cấp ủy và công tác phát triển đảng viên; 3- Nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng và công tác đánh giá, phân loại đảng viên; 4- Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng; 5- Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các TCCSĐ.

Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Về thời gian: Luận án nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2020 (năm 2010 là mốc mở đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVII, năm 2020 là năm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVIII, năm 2015 là phân kỳ giữa hai nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVII và lần thứ XVIII). Nghiên cứu sinh chọn mốc thời gian như vậy sẽ thể hiện rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế qua hai nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ. Tuy nhiên, để bảo đảm tính hệ thống và đạt được mục đích nghiên cứu, luận án có đề cập một số vấn đề liên quan đến xây dựng TCCSĐ trước và sau các mốc thời gian nêu trên.

4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng nói chung và xây dựng TCCSĐ nói riêng.

Cơ sở thực tiễn

Luận án thực hiện dựa trên cơ sở thực tiễn quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế từ năm 2010 đến năm 2020 (thể hiện qua các văn kiện và số liệu của Tỉnh ủy,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.


Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy, Sở Nội vụ tỉnh Hà Tĩnh, Sở Công thương tỉnh Hà Tĩnh và Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh; các đề tài, công trình khoa học có liên quan đã được công bố).

Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế từ năm 2010 đến năm 2020 - 2

Luận án dựa trên cơ sở kết quả khảo sát thực tế, điều tra và phỏng vấn nhân chứng lịch sử ở Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh; các số liệu tổng hợp của các ban xây dựng Đảng thuộc Tỉnh ủy Hà Tĩnh.

Luận án kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án đã công bố.

Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và phương pháp nghiên cứu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, luận án sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ yếu; đồng thời, sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, phỏng vấn, điều tra xã hội học, để làm rõ các nội dung của luận án.

Phương pháp lịch sử được sử dụng nhằm phân kỳ thời gian, làm rõ bối cảnh, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế từ năm 2010 đến năm 2020, qua 2 giai đoạn: 2010 - 2015 và 2015 - 2020.

Phương pháp logic để làm rõ bước phát triển tư duy trong nhận thức và chỉ đạo thực tiễn của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên cơ sở xâu chuỗi các sự kiện lịch sử và liên kết nội dung của các văn bản có tính chất lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh; khái quát các luận điểm trong luận án; đánh giá những ưu điểm, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân và đúc kết những kinh nghiệm từ thực tiễn Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế từ năm 2010 đến năm 2020.

Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, phỏng vấn, điều tra xã hội học được sử dụng nhằm làm rõ chủ trương, luận chứng các mặt chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế từ năm 2010 đến năm 2020.


Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm so sánh sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế giữa giai đoạn 2010 - 2015 và 2015 - 2020; giữa TCCSĐ ở doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh với một số địa phương có đặc điểm tương đồng.

5. Những đóng góp mới của luận án

Về tư liệu: Luận án cung cấp khối lượng tư liệu khá phong phú, cập nhật, đáng tin cậy về chủ trương của Đảng, đặc biệt là chủ trương và quá trình chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế từ năm 2010 đến năm 2020. Nguồn tài liệu tham khảo, phụ lục của luận án có thể đóng góp cho việc nghiên cứu một số vấn đề về xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp trong thời kỳ đổi mới.

Về nội dung khoa học:

Góp phần vào việc phục dựng lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (2010 - 2020).

Đưa ra những nhận xét có cơ sở về ưu điểm, hạn chế, làm rõ nguyên nhân và đúc kết những kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (2010 - 2020).

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Ý nghĩa lý luận

Luận án góp phần tổng kết công tác lãnh đạo của Đảng về xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế từ năm 2010 đến năm 2020 (qua thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Tĩnh).

Cung cấp thêm những luận cứ khoa học, kinh nghiệm để bổ sung, hoàn thiện chủ trương, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh về xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong thời gian tới.


Ý nghĩa thực tiễn

Những kinh nghiệm được đúc rút trong luận án có giá trị tham khảo đối với công tác xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế của đảng bộ cấp tỉnh.

Luận án là tài liệu tham khảo, phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy liên quan đến vấn đề này.

7. Kết cấu của luận án

Luận án gồm: Mở đầu, 04 chương (10 tiết), kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở nước ngoài

Hạ Quốc Cường, Lý Bồi Nguyên (2004), Vấn đề xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở các xí nghiệp quốc hữu và phi công hữu ở Trung Quốc hiện nay [51]. Hai tác giả đã chỉ rõ: Trong tiến trình ra sức đẩy mạnh cải cách và phát triển xí nghiệp quốc hữu, Đảng coi trọng cao độ việc xây dựng Đảng trong xí nghiệp quốc hữu. Phải kiên trì không dao động sự lãnh đạo chính trị của Đảng đối với xí nghiệp quốc hữu, kiên trì không dao động địa vị hạt nhân chính trị của tổ chức đảng trong xí nghiệp quốc hữu. Trên cơ sở đó các tác giả nhấn mạnh: xây dựng TCCSĐ ở các xí nghiệp quốc hữu cần phải kết hợp việc kiên trì nguyên tắc Đảng quản lý cán bộ với việc tổ chức sát hạch, giới thiệu cán bộ đưa vào cơ chế thị trường và tuyển dụng công khai trước xã hội; hoàn thiện biện pháp cụ thể về quản lý người lãnh đạo của xí nghiệp quốc hữu; tăng cường xây dựng ban lãnh đạo xí nghiệp; hình thành thể chế lãnh đạo xí nghiệp thích ứng với cơ cấu quản lý pháp nhân công ty. Hoàn thiện quy trình quyết sách về các vấn đề trọng đại trong xí nghiệp, tích cực tìm tòi con đường và biện pháp cụ thể để phát huy vai trò hạt nhân chính trị của tổ chức đảng trong xí nghiệp quốc hữu.

Hai tác giả nêu rõ đối với kinh tế phi công hữu: là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường XHCN. Coi trọng công tác tăng cường sức mạnh của Đảng và xây dựng tổ chức đảng trong xí nghiệp phi công hữu, mở ra những lĩnh vực mới cho công tác cơ sở của Đảng. Tổ chức đảng của nhiều xí nghiệp phi công hữu tích cực tìm tòi, mạnh dạn, sáng tạo ra nhiều nội dung công tác và


phương thức hoạt động phù hợp với đặc điểm của xí nghiệp phi công hữu, làm cho hoạt động của Đảng “đáp ứng nhu cầu của xí nghiệp, được chủ sở hữu thông cảm, được đảng viên hoan nghênh, được công nhân viên chức ủng hộ”.

Đon Phay Vông (2008), “Một số vấn đề về củng cố tổ chức cơ sở đảng” [76]. Tác giả nêu vị trí, vai trò của TCCSĐ, đánh giá thực trạng công tác xây dựng TCCSĐ của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các nhiệm vụ giải pháp chủ yếu trước mắt nhằm nâng cao chất lượng xây dựng TCCSĐ; trong đó cần tập trung vào việc xây dựng chi bộ vững mạnh - biết lãnh đạo toàn diện phải gắn liền với việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị ở từng ngành, từng nơi. Phải gắn liền với việc xây dựng bản và cụm bản phát triển, xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa. Đối với cơ sở đảng ở cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, trong lực lượng vũ trang, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp phải gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, việc thực hiện kỷ cương, pháp luật và việc giải quyết các hiện tượng tiêu cực trong bộ máy tổ chức [76, tr.59 - 60].

Đặng Đình Lựu (2010), “Xây dựng năng lực cầm quyền ở cơ sở của Đảng Cộng sản Trung Quốc” [98]. Khẳng định: “Xây dựng TCCSĐ không chỉ đơn thuần dừng lại ở công việc đảng vụ của từng cơ sở mà là nhằm xây dựng năng lực cầm quyền ở cơ sở của Đảng để có định hướng, yêu cầu, nội dung, hình thức, giải pháp mới đối với công tác xây dựng TCCSĐ” [98, tr.60]. Nêu và phân tích cơ sở xuất phát của xây dựng năng lực cầm quyền ở cơ sở của Đảng; đồng thời nhấn mạnh hạn chế về ý thức cầm quyền ở một số cán bộ, đảng viên và đưa ra một số giải pháp để thực hiện tốt việc xây dựng ý thức và năng lực cầm quyền ở cơ sở, nhấn mạnh đối với TCCSĐ trong tổ chức phi công hữu, tổ chức xã hội mới đưa việc quán triệt đường lối, chính sách, dẫn dắt và giám sát tuân thủ pháp luật nhà nước, đoàn kết qui tụ quần chúng công nhân, viên chức, bảo vệ quyền lợi hợp pháp các bên, xúc tiến phát triển lành mạnh, tìm tòi con đường và phương pháp phát huy vai trò tổ chức


đảng xoay quanh các chức năng này. Còn đối với TCCSĐ ở xí nghiệp quốc hữu; lãnh đạo xây dựng đội ngũ những người quản lý, đội ngũ nhân tài, đội ngũ đảng viên, đội ngũ công nhân viên chức tố chất cao và tăng cường sức hoạt động, sức ảnh hưởng của kinh tế công hữu. Bảo đảm tổ chức đảng tham gia quyết sách, dẫn đầu chấp hành, giám sát hữu hiệu, phát huy vai trò hạt nhân chính trị của tổ chức đảng trong xí nghiệp [98, tr.60 - 63].

Lý Bồi Nguyên (2013), Thực tiễn và sự tìm tòi về xây dựng tổ chức cơ sở đảng và xây dựng đội ngũ đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc [110]. Tác giả đã làm rõ đặc điểm và kinh nghiệm về sự thành công của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc thúc đẩy xây dựng TCCSĐ và xây dựng đội ngũ đảng viên là lấy nông thôn, xí nghiệp và khu dân cư đô thị làm trọng điểm. Rút ra 05 kinh nghiệm có giá trị thực tiễn cao: Một là, thiết thực triển khai công tác giáo dục đảng viên, kiên trì vũ trang lý luận Đặng Tiểu Bình và tư tưởng quan trọng “Ba đại diện”. Hai là, nghiêm chỉnh làm tốt công tác quản lý đảng viên, nhấn mạnh công tác trọng điểm, nắm chắc khâu yếu kém. Ba là, tuyên dương tiên tiến, nâng cao chính khí, khích lệ đảng viên phát huy đầy đủ vai trò gương mẫu, đi đầu. Bốn là, kiên trì kết hợp tư tưởng, xây dựng tổ chức với xây dựng tác phong. Năm là, xây dựng và kiện toàn chế độ trách nhiệm công tác theo phương châm là đảng ủy lãnh đạo thống nhất, bộ ngành cơ quan cùng nắm cùng quản, trên dưới cùng tiến hành, lớp lớp phụ trách và nắm chắc thường xuyên, không lơi lỏng.

Vũ Huyền (2013), “Cu-Ba tăng cường vai trò các tổ chức cơ sở đảng” [90], nêu một số thành tựu và kết quả đạt được trong hệ thống TCCSĐ 4 cấp (Trung ương, tỉnh, quận, huyện); làm rõ vai trò quan trọng của TCCSĐ ở Đảng Cộng sản Cu-Ba. Theo tác giả: “Sự trưởng thành của hệ thống TCCSĐ và đảng viên đã tạo tiền đề quan trọng để cách mạng Cu-Ba vượt qua những thách thức gay gắt bước vào giai đoạn mới: phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước Cu-Ba ngày càng giàu đẹp” [90, tr.62]. Đảng Cộng sản Cu-Ba


đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng và củng cố TCCSĐ, đã đề ra một số nhiệm vụ chủ yếu đó là: 1- Thực hiện tốt công tác chính trị, tư tưởng, nhất là tại khu vực kinh tế phi Nhà nước và các trung tâm lao động; yêu cầu đảng viên gương mẫu ở mọi cương vị công tác, chống chủ nghĩa cá nhân, tôn vinh giá trị CNXH. 2- Phòng ngừa đấu tranh với các biểu hiện vi phạm trật tự xã hội, bất hợp pháp, tham nhũng. 3- Củng cố mối quan hệ thường xuyên và cung cấp thông tin đầy đủ nhất cho nhân dân. 4- Hoàn thiện công tác tổ chức, đặc biệt chú trọng vai trò của bí thư các TCCSĐ [90, tr.62 - 63].

Khăm Phủi Chăn Tha Va Đy (2018), “Xây dựng và nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng ở tỉnh Luông-Pha-Băng” [91]. Theo tác giả, thực hiện sự chỉ đạo Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Đảng bộ tỉnh Luông-Pha- Băng đã tăng cường lãnh đạo xây dựng TCCSĐ bằng nhiều chủ trương, giải pháp hợp lý và đạt được kết quả khá vững chắc, đến năm 2018, tỉ lệ chi bộ đạt vững mạnh, biết lãnh đạo toàn diện 74,9%. Bên cạnh kết quả đạt được, tác giả đã nêu ra một số hạn chế nhất định. Để nâng cao chất lượng xây dựng TCCSĐ trong giai đoạn tiếp theo, tác giả đề xuất 5 giải pháp: 1- Kiện toàn các cấp ủy, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt. 2- Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của cấp ủy. 3- Coi trọng công tác phát triển đảng viên. 4- Phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc xây dựng, nâng cao chất lượng TCCSĐ. 5- Tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của cấp trên [91, tr.65 - 66].

Mai Thu Quyên (2020), “Một số kinh nghiệm xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc” [119]. Tác giả thống kê về số lượng, chất lượng TCCSĐ, đảng viên; khẳng định: Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn coi trọng công tác xây dựng TCCSĐ, không ngừng hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định về chức năng, nhiệm vụ và chế độ công tác của TCCSĐ gắn với nâng cao chất lượng đảng viên. Phân tích, làm rõ hệ thống văn bản về chức năng, nhiệm vụ, chế độ công tác của TCCSĐ. Với hệ thống văn bản đầy đủ,

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 17/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí