12,41%; Sản xuất trang phục tăng 11,47%; Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 10,98%; Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 4,26%;
Tính đến tháng 31/12/2017, toàn tỉnh có 3.680 DN đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, doanh nghiệp Nhà nước 29 chiếm 0,79%, DN ngoài Nhà nước 3.548 chiếm 96,41%, DN có vốn đầu tư nước ngoài 103 chiếm 2,8% [3, tr.199].
Bảng 3.1: Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo ngành kinh tế
ĐVT: Doanh nghiệp
2010 | 2015 | 2016 | 2017 | |
Tổng số | 1.918 | 2.716 | 3.192 | 3.680 |
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản | 29 | 28 | 36 | 40 |
Công nghiệp | 439 | 639 | 726 | 858 |
Xây dựng | 339 | 480 | 511 | 570 |
Dịch vụ | 1.111 | 1.569 | 1.919 | 1.212 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Tiêu Chuẩn Về Trách Nhiệm Xã Hội Với Môi Trường
- Thang Đo Các Biến Thực Hiện Tnxh Với Người Lao Động Trong Mô Hình Nghiên Cứu Định Lượng
- Thực Trạng Thực Hiện Trách Nhiệm Xã Hội Của Các Doanh Nghiệp Công Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Phú Thọ
- Thực Hiện Tnxh Với Người Lao Động Theo Tình Trạng Niêm Yết
- Thực Hiện Tnxh Với Môi Trường Theo Ngành Nghề Kinh Doanh
- Đánh Giá Độ Tin Cậy Của Thang Đo Các Nhân Tố Thực Hiện Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp Với Người Lao Động Và Môi Trường
Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.
(nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2017)
Số lượng doanh nghiệp công nghiệp năm 2017 chiếm 23,3% tổng số doanh nghiêp đang hoạt động nhưng đóng góp vào GDP 28,27% của toàn tỉnh.
Bảng 3.2: Tổng số doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo ngành kinh tế
ĐVT: Doanh nghiệp
2010 | 2015 | 2016 | 2017 | |
Tổng số | 439 | 639 | 726 | 858 |
Khai khoáng | 48 | 48 | 52 | 75 |
Chế biến, chế tạo | 383 | 578 | 660 | 766 |
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt | 3 | 4 | 3 | 3 |
Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải | 5 | 9 | 11 | 14 |
(nguồn: Cục thống kê tỉnh Phú Thọ)
Trong những năm gần đây, số lượng các DN công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ngày càng tăng, trong đó tăng mạnh nhất là giai đoạn 2010-2015 với tỷ lệ tăng 50,91%, đến năm 2017 tỷ lệ DN chế biến chế tạo chiếm 89,27% tổng số DN công nghiệp trên đia bàn tỉnh. Theo số liệu thống kê đến ngày 31 tháng 12 năm
2019, số lượng DN công nghiệp tại đây là 1.145, trong đó số lượng DN chế biến chế tạo là 1.001 chiếm 87,42%. Tuy tỷ lệ có giảm một chút nhưng các con số này chứng tỏ loại hình DN chế biến chế tạo chiếm tỷ trọng chủ yếu của DN công nghiệp Phú Thọ.
3.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
3.2.1. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với người lao động
Trong những năm gần đây số lượng lao động tại các DN công nghiệp tại phú Thọ liên tục tăng về số lượng (từ 39.737 người năm 2005 đến 98.286 năm 2018). Chính vì vậy, các vấn đề liên quan đến người lao động chủ yếu phát sinh ở loại hình DN này. Nhiều DN thực hiện rất tốt các vấn đề lao động và môi trường được các cơ quan Nhà nước và cộng đồng địa phương ghi nhận. Tuy nhiên, cũng còn không ít các DN chưa thực hiện tốt các vấn đề này, vẫn còn bị các cơ quan chức năng cảnh cáo, xử phạt, vẫn còn tình trạng người lao động đình công do mâu thuẫn hoặc giải quyết không thoả đáng các khế ước với người lao động. NCS đã thực hiện phỏng vấn chuyên gia trong hai lĩnh vực môi trường và lao động tai các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Phú Thọ (danh sách phụ lục 1) kết hợp với việc thu thập tài liệu sẵn có trên các phương tiện thông tin đại chúng số liệu thứ cấp tại các cơ quan chức năng quản lý tại Phú Thọ.
Kết quả phỏng vấn chuyên gia cho thấy: Các DN công nghiệp điển hình về thực hiện TNXH với người lao động và môi trường phải kể đến là Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá Chất Lâm Thao (hộp 3.1), Công ty Hoá Chất Việt Trì (hộp 3.2), Công ty Giấy Việt Trì, Công ty TNHH Pangrim Neotex (hộp 3.3), Công ty TNHH SeShin (hộp 3.4)
Hộp 3.1. TNXH tại công ty Cổ phần Supe Phốt Phát và Hoá chất Lâm Thao Hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, với mục tiêu trở thành trung tâm phân bón lớn của cả nước. Điều quan trọng mang tính sống còn đối với DN là tăng cường gắn bó với người lao động, không ngừng đổi mới công nghệ sản xuất nhằm giảm thiểu các tác động đến môi trường. Công ty luôn coi đóng góp xã hội là một một trách nhiệm không thể tách rời với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Công ty tập trung vào các vấn đề đền ơn đáp nghĩa, giáo dục, sức khoẻ, môi trường và đời sống cộng đồng.
Đối với vấn đề đền ơn đáp nghĩa: hiện nay công ty đang phụng dưỡng 7 bà mẹ Việt Nam anh hùng, thường xuyên thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình thương binh, liệt sỹ, đóng góp tu bổ Đền Hùng, xây dựng nhà tình nghĩa cho thân nhân những gia đình có công với cách mạng, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, ủng hộ, giúp đỡ đồng bào bão lụt hàng năm.
Đối với vấn đề giáo dục: Công ty ủng hộ, tài trợ cho dự án xoá trường học “tranh, tre, nứa, lá”; tài trợ học bổng cho các học sinh nghèo vượt khó, học sinh mồ côi; tặng quà cho con em các gia đình trong công ty có thành tích cao trong học tập.
Đối với người lao động: Công ty khám sức khoẻ hàng quý và khen thưởng những lao động có sáng kiến cải tiến kỹ thuật và có thành tích tốt trong công tác, tổ chức cho người lao động đi tham quan, nghỉ mát hàng năm, được thưởng trong các dịp lễ, tết, được trả lương công bằng, được tham gia tổ chức công đoàn.
Đối với vấn đề môi trường: Công ty không ngừng đổi mới công nghệ để giảm thiểu các tác động đến môi trường, bên cạnh đó công ty cũng không ngừng đổi mới sản phẩm để tránh những tác động xấu đến môi trường đất, tích cực trồng cây xanh, luôn sẵn sàng hợp tác và chi trả cho những tổn hại về môi trường do quá trình sản xuất của công ty gây ra.
Đối với cộng đồng: hỗ trợ xây dựng nhà văn hoá và hệ thống đèn đường trong khu dân cư tại thị trấn Hùng Sơn, xã Thạch Sơn và một số xã của huyện Lâm Thao. Bên cạnh đó công ty còn có chính sách bán hàng trả chậm cho người dân gặp khó khăn về tài chính, tổ chức hàng nghìn hội nghị hướng dẫn sử dụng phân bón trên cả nước nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cho bà con nông dân.
Công ty dự kiến trong năm 2020 sẽ có bộ phận chuyên trách đảm nhiệm các vấn
đề liên quan đến TNXH, đảm bảo thực hiện định kỳ, chuyên nghiệp để ngày càng khẳng định thương hiệu, uy tín với người tiêu dùng trong và ngoài nước
(nguồn: Kết quả phỏng vấn chuyên gia của tác giả)
Hộp 3.2. Thực hiện TNXH tại công ty TNHH SeShin
Công ty TNHH SheShin Việt Nam thành lập năm 2005 là loại hình doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, kinh doanh chính trong lĩnh vực dệt may, với khoảng
6.000 lao động. Ngày 3 tháng 2 năm 2016, gần 2.000 công nhân đã cùng nhau biểu tình do chế độ làm việc khắt khe, thưởng tết và phụ cấp bị cắt giảm không rõ nguyên nhân, làm thêm không dựa trên tinh thần tự nguyện và được trả quá thấp (5.000 đồng/giờ làm).
Theo báo cáo tài chính của công ty này, các năm 2016, 2017, 2018 tỷ lệ lãi vẫn tăng, tuy nhiên số nộp ngân sách nhà nước lại giảm đáng kể. Điều này cho thấy một số vấn đề về thực hiện trách nhiệm xã hội tại công ty này chưa đáp ứng.
Chị K làm tại bộ phận là cho biết, tại đây chế độ làm việc khắt khe, không có thời gian nghỉ ngơi và liên tục bị cưỡng bức làm thêm giờ với mức lương thấp. Khi người lao động nghỉ việc do bị ốm đau không được công ty thanh toán tiền bảo hiểm. Các bữa ăn giữa ca của người lao động không đảm bảo chất dinh dưỡng. Việc khám và chăm sóc sức khoẻ không diễn ra đúng như trong cam kết ở hợp đồng lao động. Những người nuôi con nhỏ dưới 36 tháng cũng bắt buộc phải tình nguyện làm thêm giờ nếu không sẽ bị chấm dứt hợp đồng lao động
(nguồn: Kết quả phỏng vấn của tác giả)
Hộp 3.3. TNXH tại công ty Cổ phần Hoá Chất Việt Trì
Công ty Cổ phần Hoá chất Việt Trì là đơn vị tiên phong tại tỉnh Phú Thọ có bộ phận chuyên trách về thực hiện TNXH, bằng việc thành lập hội đồng TNXH năm 2016. Trong những năm gần đây, công ty cổ phần Hoá Chất Việt Trì đã không ngừng đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường tiêu thụ, cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm từng bước khẳng định vị trí là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hoá chất cơ bản hàng đầu Việt Nam. Có được những thành công đó, ngoài việc tạo uy tín bằng chất lượng sản phẩm và phương thức phục vụ. Công ty còn đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường và chăm lo đời sống cho người lao động và các hoạt động hướng tới cộng đồng địa phương
Công ty luôn xác định bảo vệ môi trường vừa là trách nhiệm vừa là nghĩa vụ của doanh nghiệp. Công ty đầu tư hệ thống xử lý nước thải hiện đại bằng công nghệ sinh hoá màng lọc thẩm thấu ngược RO của Phần Lan, nhờ đó nước thải của công ty được tái sử dụng cho sản xuất, bên cạnh đó công ty còn trồng nhiều cây xanh, vườn cảnh, vườn hoa, thảm cỏ, đài phun nước để làm đẹp cảnh quan và tạo cảm giác thoải mái cho người lao động khi làm việc.
Đối với người lao động: Công ty luôn quan tâm đến vấn đề sức khoẻ vật chất cũng như nâng cao đời sống tinh thần bằng các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao. Cán bộ công nhân viên luôn được cung cấp đủ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn, được khám và tư vấn sức khoẻ định kỳ hàng quý, được đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý hàng năm hoặc định kỳ. Nhờ đó mà cán bộ nhân viên công ty luôn găn bó và có động lực làm việc tốt.
Đối với cộng đồng địa phương: Công ty đang phụng dưỡng suốt đời 3 bà mẹ Việt Nam anh hùng, tài trợ xây dựng nhà đa năng và thiết bị tin học cho 4 trường học tại Thành phố Việt Trì, ủng hộ quỹ vì người nghèo, ủng hộ đồng bào bão lụt hàng tỷ đồng.
(nguồn: Kết quả phỏng vấn chuyên gia của tác giả)
Hộp 3.4. Thực hiện TNXH của Công ty Cổ phần Giấy Việt Trì và công ty TNHH Pangrim Neotex
1. Công ty Cổ phần Giấy Việt Trì đi vào hoạt động năm 1961, trải qua 57 năm hoạt động mục tiêu của công ty là gia tăng giá trị sản phẩm và hướng đến sự thoả mãn của khách hàng. Mặc dù công ty đã có các báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt nhưng khi thực hiện công ty đã vi phạm một số nội dung mà chưa được sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ. Ông X người dân sinh sống tại Phường Bến Gót cho biết “không hiểu công ty xử lý nước thải như thế nào, dùng hoá chất gì mà quanh năm đều bốc mùi hôi thối, khiến người dân xung quanh đau đầu, khó thở đặc biệt những ngày trời mưa hoặc độ ẩm cao mùi hôi thối khiến người dân không thể chụi nổi phải đóng cửa suốt ngày”. Gần đây nhất vào tháng 8/2016 công ty có hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải ra môi trường và bị phạt lên đến gần 400 triệu đồng. Khi được hỏi cán bộ quản lý kỹ thuật của công ty anh T cho hay, do đi vào hoạt động nhiều năm nên máy móc và dây truyền sản xuất đã cũ, lạc hậu các chất thải nhiều và nguồn lực của công ty còn hạn chế nên chưa thể đầu tư đồng bộ cả đổi mới công nghệ và xử lý chất thải hiện đại được.
2. Công ty TNHH một thành viên Pangrim Neotex thành lập năm 2012, là công ty 100% vốn nước ngoài với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất và gia công vải nhuộm để xuất khẩu, trụ sở nhà máy đặt tại phường Bến Gót, thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ là một trong những doanh nghiệp trong sổ đen về hành động thiếu trách nhiệm với môi trường. Theo bà H, trong những năm qua công ty liên tục bị người dân phản ánh về hành động xả các chất thải nguy hại ra môi trường khí và môi trường nước gây ô nhiễm môi trường, các cơ quan quản lý nhà nước tại Tỉnh Phú Thọ và Bộ tài nguyên Môi trường cũng đã nhiều lần kiểm tra xử phạt, đình chỉ hoạt động của công ty nhưng chỉ được một thời gian ngắn công ty lại tiếp tục vi phạm, có lần số tiền bị phạt lên đến gần 600 triệu đồng. Tuy nhiên, sau nhiều lần phạt, đình chỉ sản xuất hành vi của công ty vẫn không thay đổi nhiều gây bức xúc cho người dân sinh sống quanh công ty.
(nguồn: Kết quả phỏng vấn của tác giả)
Để có được những bằng chứng về thực hiện TNXH của DN tại Phú Thọ, NCS đã tiến hành khảo sát ba đối tượng gồm lãnh đạo DN, người lao động và cộng đồng. Kết quả khảo sát cho thấy số lượng người lao động và cộng đồng biết và hiểu khái niệm TNXH còn rất hạn chế, đa số họ vẫn đánh đồng việc thực hiện TNXH với thực hiện các hoạt động từ thiện. Tỷ lệ người lao động và cộng đồng chưa biết đến khái niệm TNXH còn cao đây là hạn chế lớn cần tìm cách khắc phục để lan toả khái niệm này trong cộng đồng. Đây cũng là căn cứ giúp NCS đưa ra các khuyến nghị nhằm tăng cường hiểu biết và thực hiện TNXH trong thời gian tới.
Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả khảo sát về khái niệm và nội hàm TNXH
Nội dung hỏi | Lãnh đạo DN | Người lao động | Cộng đồng |
1. Nghe đến cụm từ TNXH - Đã nghe một vài lần - Chưa nghe bao giờ - Đã quá quen thuộc | 92,1% 1,6% 6,3% | 62,6% 27,9% 9,5% | 61,3% 34% 4,7% |
2. Coi TNXH là hoạt động từ thiện | 72,7% | 73,2% | 81,8% |
(nguồn: theo kết quả khảo sát của NCS)
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra, hầu hết các DN tại đây đều thực hiện tốt các quy định của Pháp luật về lao động như: Ký hợp đồng dài hạn, nộp bảo hiểm xã hội, không phân biệt giới tính và chủng tộc, trả lương công bằng, bảo vệ thông tin người lao động, được theo dõi và kiểm tra sức khoẻ định kỳ, được trang bị tốt các thiết bị an toàn khi làm việc để tránh tai nạn lao động, được đào tạo để đáp ứng vị trí việc làm. Cụ thể, tình hình thực hiện TNXH với người lao động của DN (xem phụ lục 9).
Phân tích kết quả khảo sát đã cho thấy theo hình thức pháp lý, nhìn chung các loại hình DN đều thực hiện tốt TNXH với người lao động, trong đó DN nhà nước thực hiện tốt nhất. Cụ thể, các yếu tố đều được thực hiện ở mức khá và tốt với mức điểm bình quân cao từ 3,98 trở lên, trong dó DN nhà nước thực hiện tốt ở hầu hết các yếu tố với 3/5 yếu tố có điểm bình quân cao hơn điểm bình quân chung của cả nhóm. Doanh nghiệp tư nhân được đánh giá với mức điểm trung bình thấp hơn trung bình chung và thấp nhất ở 5/5 yếu tố. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý vì DN
nhà nước thường đã hoạt động lâu năm, có đội ngũ nhân sự có chuyên môn và trình độ cao, nguồn tài chính được đảm bảo bởi nhà nước và phần lớn là DN lớn nên các vấn đề chăm sóc sức khoẻ, đối thoại xã hội hay việc làm đều thực hiện rất tốt, còn DN tư nhân thường là các DN nhỏ với nguồn lực tài chính và nhân sự hạn hẹp chủ yếu tập trung tìm kiếm lợi nhuận nên thực hiện TNXH với người lao động còn hạn chế.
Bảng 3.4: Thực hiện TNXH với người lao động theo hình thức pháp lý
Yếu tố | BQC | DN NN | CT CP | TN HH | CT LD | DN TN |
- Sức khoẻ và an toàn tại nơi làm việc | 4,18 | 4,70 | 4,09 | 4,26 | 4,11 | 3,81 |
- Đối thoại xã hội | 4,16 | 4,25 | 4,25 | 4,14 | 4,04 | 3,98 |
- Điều kiện làm việc và bảo trợ xã hội | 4,24 | 4,13 | 4,26 | 4,22 | 4,45 | 4,02 |
- Việc làm và các mối quan hệ lao động | 4,18 | 4,44 | 4,00 | 4,29 | 4,10 | 4,14 |
- Phát triển và đào tạo con người tại nơi làm việc | 3,98 | 3,69 | 3,96 | 3,97 | 4,19 | 3,96 |
(nguồn: theo kết quả khảo sát của NCS)
Bảng 3.5: Thực hiện TNXH với người lao động theo ngành nghề kinh doanh
Yếu tố | Bình quân chung | Khai thác mỏ | Chế biến chế tạo | Sản xuất điện | Cung câp nước sạch |
- Sức khoẻ và an toàn tại nơi làm việc | 4,18 | 3,96 | 4,21 | 3,87 | 3,73 |
- Đối thoại xã hội | 4,16 | 3,80 | 4,19 | 4,42 | 3,92 |
- Điều kiện làm việc và bảo trợ xã hội | 4,24 | 3,75 | 4,28 | 4,17 | 4,58 |
- Việc làm và các mối quan hệ lao động | 4,18 | 3,64 | 4,23 | 4,17 | 4,08 |
- Phát triển và đào tạo con người tại nơi làm việc | 3,98 | 3,63 | 4,02 | 3,08 | 4,92 |
(nguồn: theo kết qủa khảo sát của NCS)
Theo ngành nghề kinh doanh, DN chế biến chế tạo thực hiện tốt nhất các yếu tố thực hiện TNXH với người lao động, có điểm bình quân cao hơn điểm bình quân chung của cả 5/5 yếu tố, DN khai thác mỏ được đánh giá với mức điểm trung bình thấp hơn trung bình chung và thấp nhất ở cả 5/5 yếu tố. Lý do theo chủ trương chung của nhà nước và của tỉnh Phú Thọ, trong những năm gần đây loại hình DN chế biến chế tạo được ưu tiên phát triển để đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước và