Huy Động Vốn Từ Các Tổ Chức Kinh Tế, Doanh Nghiệp, Cơ Quan Nhà Nước


Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh, 2012.

Báo cáo Kết quả Hoạt động Kinh doanh năm 2011. TP.HCM: tháng 01 năm 2012.


Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh, 2012.

Báo cáo Kết quả Hoạt động Kinh doanh năm 2012. TP.HCM: tháng 01 năm 2013.


Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2012. Thông tư số 19/2012/TT-NHNN v/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2011/TT-NHNN ngày 28/09/2011 quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2003. Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN v/v ban hành quy chế dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2009. Quyết định số 379/QĐ-NHNN v/v Điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2011. Quyết định số 1972/QĐ-NHNN v/v Áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng cho tiền gửi bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng ở nước ngoài.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2012. Thông tư 21/2012/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Đẩy mạnh huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh - 13

Quốc hội, 1997. Luật các tổ chức tín dụng. Tài liệu trên các website:

Nguyễn Anh Tuấn, 2012. Bàn về đóng gói sản phẩm ngân hàng bán lẻ.

>. [Ngày truy cập: 05 tháng 09 năm 2012].

Báo Khánh Hòa, 2012. Gửi tiết kiệm tiền đồng: Kênh đầu tư hấp dẫn.

tien-dong-Kenh-dau-tu-hap-dan-2200407/>. [Ngày truy cập: 24 tháng 09 năm 2012].


Doanh nhân Việt Nam, 2006. Thương hiệu: “Lá bùa” cho sự hội nhập của doanh nghiệp. <http://www.doanhnhanviet.net.vn/news.asp?news_id=5179>. [Ngày truy cập: 10 tháng 08 năm 2012].

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Nội dung của công tác huy động vốn.

von.html>. [Ngày truy cập: 29 tháng 07 năm 2012].

Quỳnh Chi, 2012. OCB ra mắt sản phẩm “Gói tài khoản thông minh”.

. [Ngày truy cập: 20 tháng 11 năm 2012].

Thời báo Kinh tế, 2012. Sản phẩm trọn gói?

>. [Ngày truy cập: 18 tháng 08 năm 2012].

Hà San, 2012. Khi ngân hàng “đóng gói” tiện ích.

/84849/khi-ngan-hang--dong-goi--tien-ich.html>. [Ngày truy cập: 19 tháng 09 năm 2012].

Phương Trâm, 2011. Cơ hội – Thách thức của ngân hàng Việt Nam trong năm 2011.

os3gDFxNLczdTEwMLQ1dLA09_X--AYNcAQwNzA_2CbEdFAFjmS9E!/?WCM_PORTLET=PC_7_0D497F540O8A70IOVKL3FS1GE

5_WCM&WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sbv_vn/sbv_vn/vn.sbv.research/vn.sbv.research.research/bd9dee00455d04d1b648f7ceaaaaa7a4>. [Ngày truy cập: 11 tháng 08 năm 2012].


PHỤ LỤC

Phụ lục A-1. CÁC YÊU TỐ LIÊN QUAN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG


1. Môi trường pháp lý


Khi hội nhập, hệ thống các văn bản pháp luật đưa ra các quy định liên quan đến hoạt động dịch vụ ngân hàng phải thay đổi cho phù hợp, đảm bảo tính minh bạch, ổn định, thống nhất, và nhất là phải có sự phù hợp với các nguyên tắc, thông lệ và chuẩn mực quốc tế đang được thừa nhận công khai. Trong điều kiện hội nhập, để mang lại kết quả phát triển cao nhất cho nền kinh tế, hệ thống các cơ quan trực thuộc Chính phủ (hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về thị trường) gồm cả Chính Phủ cần đảm bảo thị trường hoạt động thật hiệu quả, nhất là với các hoạt động của hệ thống ngân hàng. Và cần phải luôn giám sát, kiểm tra chặt chẽ, thường xuyên trong mọi hoạt động dịch vụ ngân hàng.

2. Môi trường kinh tế - xã hội


Sự phát triển của hệ thống ngân hàng và phát triển của nền kinh tế có mối liên quan mật thiết với nhau. Khi nền kinh tế phát triển, tồn tại những người có tích luỹ về vốn và xuất hiện người có nhu cầu đầu tư. Trong đó, người tích luỹ sẽ tìm kiếm các kênh huy động vốn để đầu tư tiền gửi, ngược lại, người đầu tư sẽ tìm kênh phân phối tín dụng để vay tiền, và một trong số họ sẽ tìm đến NHTM. Ngoài ra, nền kinh tế càng phát triển, sự lưu thông hàng hoá và dịch vụ càng nhiều, nhu cầu thanh toán phát sinh tăng, và một trong các kênh giúp thanh toán tiện dụng an toàn, cũng chính là ngân hàng. Khi nền kinh tế càng phát triển, công nghệ càng có điều kiện phát triển, đòi hỏi sự thanh toán, và dịch vụ ngân hàng phải hiện đại, tiết kiệm thời gian và công sức khi giao dịch. Từ đó, kích thích các ngân hàng hiện đại hoá dịch vụ ngân hàng. Và ngược lại, khi chất lượng dịch vụ ngân hàng càng cao, hiệu quả giao dịch trong nền triển kinh tế càng tăng, tiết kiệm nhiều chi phí giao dịch của xã hội, nền kinh tế càng phát triển. Trong điều kiện hội nhập, nền kinh tế có cơ hội phát triển, sẽ thúc đẩy hoạt động dịch vụ ngân hàng phát triển theo.


Một yếu tố tác động tới hoạt động và sự phát triển của các ngân hàng là sự ổn về chính trị và xã hội. Nếu hai yếu tố trên bất ổn, người có tích luỹ không dám gửi tiền vào ngân hàng, sự đầu tư cũng giảm. Từ đó vai trò trung gian tiền tệ của các ngân hàng không phát triển được. Mặt khác, khi tình hình chính trị và xã hội bất ổn, ảnh hưởng đến tỷ giá mua bán ngoại tệ, tác động đến tình hình xuất nhẩp khẩu trong nước, tác động đến dịch vụ mua bán ngoại tệ NHTM. Qua đó ta thấy sự liên quan mật thiết giữa môi trường kinh tế, xã hội và sự phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng.


Phụ lục A-2. CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN


1. Phân loại theo thời gian huy động


1.1. Huy động vốn ngắn hạn


Đây là hình thức ngân hàng huy động vốn để cho vay ngắn hạn thường là dưới 1 năm. Vốn ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn huy động ( nếu ngân hàng thuộc khối phục vụ cho vay dân cư) : cho vay để mua đồ sinh hoạt, cho vay tiêu dùng, cho vay vốn lưu động...Do vậy nguồn vốn này được huy động với lãi suất thấp.

1.2. Huy động vốn dài hạn


Đây là hình thức ngân hàng để huy động để phục vụ hoạt động cho vay trung và dài hạn, với thời hạn từ 1 năm trở lên. Nguồn vốn huy động dài hạn được sử dụng chủ yếu cho các khoản tín dụng trung hạn và dài hạn như : đầu tư chiều sâu cho các doanh nghiệp thay đổi công nghệ, cải tiến sản phẩm, đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới dây chuyền công nghệ... Đây là khoản vốn huy động mà ngân hàng phải trả lãi cao.

2. Phân loại theo đối tượng


2.1. Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước


Đây là lĩnh vực ngân hàng huy động được nhiều vốn nhất vì các đơn vị này gửi một khối lượng lớn tiền vào ngân hàng để hưởng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Giao dịch tiền tệ giữa các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của họ. Do có sự đan xen giữa các khoản phải thanh toán và các khoản phải thu tiền mà trên tài khoản của các tổ chức này tại ngân hàng luôn tồn tại một số dư tiền gửi nhất định và trở thành một nguồn vốn có chi phí thấp giúp các ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ cho vay ngắn hạn đôi khi cả trung hạn. Tuy nhiên, tính ổn định và độ lớn của nguồn vốn này phụ thuộc rất nhiều vào quy mô và loại hình kinh doanh của doanh nghiệp.


2.2. Huy động vốn từ các tầng lớp dân cư


Mỗi gia đình, mỗi cá nhân đều có những khoản tiền dự phòng cho những tiêu dùng và rủi ro trong tương lai. Khi xã hội càng phát triển thì các khoản dự phòng càng tăng lên. Nắm bắt được những đặc tính đó, các Ngân hàng Thương mại tìm mọi hình thức để huy động các khoản tiết kiệm này, vì nếu gom được chúng ngân hàng sẽ có một nguồn vốn không nhỏ để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế đồng thời thu được lợi nhuận.

2.3. Huy động vốn từ các ngân hàng khác và các tổ chức tài chính


Các hình thức huy động vốn nói trên đóng vai trò chủ yếu trong công tác huy động vốn của Ngân hàng Thương mại. Tuy nhiên, trong tình hình kinh doanh của các ngân hàng ngày nay, sẽ là thiếu sót nếu không đề cập đến nguồn vốn có thể huy động được bằng cách vay các Ngân hàng Thương mại khác thông qua thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng. Các Ngân hàng Thương mại là những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, giống như những doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác, ở các ngân hàng và các tổ chức tài chính cũng thường xuất hiện tình trạng tạm thời thừa, thiếu vốn so với nhu cầu ở đầu ra của họ.

3. Phân loại theo các công cụ huy động vốn của ngân hàng


Huy động các tài khoản tiền gửi của khách hàng


Đây là bộ phận chủ yếu trong cơ cấu tài sản nợ của các Ngân hàng Thương mại. Huy động tiền gửi là đặc trưng cơ bản trong kinh doanh của các ngân hàng. Tiền gửi bao gồm:

3.1. Tiền gửi thanh toán (thường không có kỳ hạn)


Đó là các khoản tiền gửi không kỳ hạn trước hết được sử dụng để tiến hành thanh toán, chi trả cho các hoạt động hàng hoá, dịch vụ và các khoản chi khác phát sinh trong quá trình kinh doanh một cách thường xuyên, an toàn và thuận tiện. Tiền gửi thanh toán thường được bảo quản tại ngân hàng trên hai loại tài khoản : tài


khoản tiền gửi thanh toán và tài khoản vãng lai. Đối với tài khoản tiền gửi thanh toán, việc rút tiền hoặc chi trả cho bên thứ ba được thực hiện bằng séc hay chuyển khoản. Tài khoản vãng lai là tài khoản có lúc dư Nợ có lúc dư Có. Với tài khoản này, khách hàng còn có thể được ngân hàng dáp ứng nhu cầu tín dụng trong một thời gian nhất định.

Đứng trên góc độ ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn là một khoản nợ mà ngân hàng phải chủ động trả cho khách hàng vào bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, trong mỗi ngân hàng do có sự không khớp nhịp giữa xuất và nhập trên mỗi tài khoản tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp hay giữa các tài khoản của các doanh nghiệp làm cho nhập lớn hơn xuất, tạo nên tồn khoản mà ngân hàng được phép sử dụng một phần làm vốn kinh doanh.

3.2. Tiền gửi có kỳ hạn


Là loại tiền được uỷ thác vào ngân hàng trên cơ sở có sự thoả thuận về thời gian rút tiền giữa khách hàng và ngân hàng. Như vậy, theo nguyên tắc khách hàng ký thác chỉ được rút ra khi đến hạn đã thoả thuận. Đại bộ phận nguồn tiền gửi này có nguồn gốc từ tích luỹ và xét về bản chất chúng được ký thác với mục đích hưởng lãi. Do đó, khác với tiền gửi không kỳ hạn yếu tố lãi suất có tác động rất lớn đến nguồn này. Các Ngân hàng Thương mại nhận hai loại tiền gửi có kỳ hạn : tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi báo rút (khi rút phải báo trước). Về cơ bản, các khoản tiền có kỳ hạn không được sử dụng để tiến hành thanh toán như các tài khoản chi trả bằng vốn trên tài khoản vãng lai. Thông thường, tiền gửi có kỳ hạn là các khoản tiền gửi có thời hạn dài và có lãi suất cao.

Tiền gửi có kỳ hạn giữ vai trò trung gian giữa tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm. Đây là nguồn tiền tương đối ổn định, ngân hàng có thể sử dụng phần lớn tồn khoản vào kinh doanh. Để tăng cường khả năng huy động nguồn này, trước hết các Ngân hàng Thương mại thường áp dụng nhiều kỳ hạn khác nhau nhằm đáp ứng được mọi nhu cầu của các loại khách hàng khác nhau. Mỗi kỳ hạn ngân hàng


thường áp dụng một mức lãi suất tương ứng, với nguyên tắc thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao.

3.3. Tiền gửi tiết kiệm


Ở các nước phát triển, trong các loại tiền gửi vào ngân hàng thì tiền gửi tiết kiệm đứng ở vị trí thứ hai về mặt số lượng. Tiền gửi tiết kiệm là khoản để dành của cá nhân được gửi vào ngân hàng nhằm hưởng lãi theo định kkỳ. Tiền gửi tiết kiệm gồm có : tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn.

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là khoản tiền gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào song không được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho người khác.

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là khoản tiền có sự thoả thuận về thời hạn gửi và rút tiền, có mức lãi suất cao hơn so với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.

4. Huy động vốn qua thị trường


Các Ngân hàng Thương mại còn tăng cường nguồn vốn bằng cách vay vốn trên thị trường, phát hành các phiếu nợ như kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu Ngân hàng Thương mại. Các hình thức này ngày càng phổ biến và mang lại những kết quả tốt .

4.1. Phát hành các loại phiếu nợ


Trái phiếu và kỳ phiếu ngân hàng là những hình thức huy động vốn rất cơ động và thoáng. Bằng các công cụ này các ngân hàng có thể tạo ra một khối lượng vốn lớn như mong muốn một cách nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu vốn cấp bách. Điều này đặc biệt cần thiết khi nền kinh tế có lạm phát. Các trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng được phát hành ra vừa có tác dụng duy trì khối lượng huy động vừa có tác dụng chống lạm phát. Các Ngân hàng Thương mại phải trả lãi suất cao hơn cho các hình thức huy động này so với lãi suất tiền gửi huy động. Như vậy, khi thực hiện huy động vốn dưới các hình thức này, các ngân hàng phải căn cứ vào đầu ra để quyết định về khối lượng huy động, mức lãi suất và thời hạn, phương pháp huy động vốn.

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí