khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, luyện kim, điện lực, cơ khí. Các ngành công nghiệp chế biến thường phân bố rải rác, quy mô không lớn. Các con sông ở Hà Tĩnh phát triển và vận hành các nhà máy thủy điện nhỏ và vừa.
Ngành dịch vụ chưa phát triển mạnh. Ngành này của Tỉnh tập trung chủ yếu vào phát triển du lịch nhờ các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, đặc biệt là du lịch biển. Hà Tĩnh có khu kinh tế Vũng Áng được xem là khu kinh tế ven biển trọng điểm quốc gia, với sản phẩm công nghiệp chủ lực là thép (22,5 triệu tấn), nhiệt điện (7000 MW) và dịch vụ cảng nước sâu với 59 cầu cảng cho tàu từ 5 vạn đến 30 vạn tấn cập bến.
Trong sự nghiệp đổi mới, với cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, ở tỉnh Hà Tĩnh đã và đang hình thành những khu công nghiệp, khu kinh tế lớn.
Dân số Hà Tĩnh 1.280.782 người (năm 2015); dân tộc thiểu số chiếm 0,01%; tôn giáo chiếm gần 10% dân số; quy mô về diện tích và dân số vào loại trung bình (chiếm 1,8% diện tích tự nhiên và 1,7 % dân số của cả nước). Hà Tĩnh có 12 đơn vị hành chính, gồm: 1 thành phố Hà Tĩnh, 1 thị xã Hồng Lĩnh và 10 huyện: Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Lộc Hà, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh (trong đó có 4 huyện và 1 thị xã miền núi); có 262 xã, phường, thị trấn; có 2.837 thôn (xóm), khối phố. Có 3.446 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn Tỉnh.
Là tỉnh giàu truyền thống cách mạng, với truyền thống Xô viết Nghệ - Tĩnh anh hùng, tự hào là quê hương của nhiều danh nhân văn hóa, lịch sử nổi tiếng, nơi đã sinh ra nhiều người con ưu tú cho đất nước, quê hương; tiêu biểu như: đại thi hào Nguyễn Du, danh nhân Nguyễn Công Trứ; là quê hương của các đồng chí Tổng bí thư Trần Phú, Hà Huy Tập. Con người Hà Tĩnh nổi tiếng với truyền thống yêu nước và cách mạng, đóng góp nhiều vào công cuộc đấu tranh giữ nước của dân tộc. Đây cũng là cái nôi văn hóa dân gian, sản sinh ra làn điệu Dân ca ví, giặm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Bên cạnh những thuận lợi về tự nhiên, KT - XH; với đặc điểm của một Tỉnh đi lên từ nền kinh tế thuần nông, mang nặng tính tự cung, tự cấp, ít giao thương; công nghiệp, thương mại chậm phát triển, nên trong nếp nghĩ, cách làm của người Hà Tĩnh vẫn còn cố hữu, phương thức lao động còn lạc hậu. Trong thực tế cũng còn gặp những khó khăn, thách thức như: quy mô nền kinh tế của Tỉnh còn nhỏ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, tăng trưởng chưa vững chắc; chất lượng hoạt động một số lĩnh vực văn hóa - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng nói chung, nhất là TCCSĐ chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên trên một số mặt còn thiếu nhạy bén. Trình độ và năng lực các cấp không đồng đều; một số cán bộ chậm đổi mới tư duy và phong cách lãnh đạo, nhất là tư duy kinh tế, còn có biểu hiện của tư tưởng bảo thủ, trì trệ, sớm thỏa mãn với những thành tích, kết quả đạt được; hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể quần chúng ở một số cơ sở còn lúng túng, kết quả còn thấp. Đây là một trong những lực cản lớn tác động đến những thành công cũng như hạn chế của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh trong quá trình lãnh đạo xây dựng TCCSĐ nói chung, TCCSĐ ở các doanh nghiệp nói riêng.
2.1.3. Thực trạng tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trước năm 2010
Trước năm 2010, thực hiện các nghị quyết, chủ trương của Trung ương, của Chính phủ về đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; đổi mới cơ chế chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước; tỉnh Hà Tĩnh đã đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ, cùng với các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã phát triển với tốc độ nhanh, có vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XVI của Đảng bộ tỉnh.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Công Trình Nghiên Cứu Chung Về Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng Ở Doanh Nghiệp Trên Phạm Vi Cả Nước
- Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng Ở Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Hà Tĩnh
- Sự Cần Thiết Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng Ở Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Hà Tĩnh
- Chủ Trương Của Đảng Bộ Tỉnh Hà Tĩnh Về Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng Ở Doanh Nghiệp
- Đảng Bộ Tỉnh Hà Tĩnh Chỉ Đạo Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng Ở Doanh Nghiệp
- Nâng Cao Chất Lượng Sinh Hoạt Đảng Và Công Tác Đánh Giá, Phân Loại Đảng Viên, Cán Bộ Ở Các Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
Tính đến năm 2010, toàn tỉnh Hà Tĩnh có 2.457 doanh nghiệp thuộc các loại hình đang tồn tại trên hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia; trong đó có:
2.421 doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước (2.389 doanh nghiệp có vốn trong nước và 32 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), 36 doanh nghiệp nhà nước Trung ương và địa phương; với tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp là 201,3 nghìn tỉ đồng. Sự tăng trưởng và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đã góp phần quan trọng tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm cho nhiều lao động [12, tr.397]. Hoạt động trên nhiều loại hình sản xuất, kinh doanh; địa bàn rộng trên khắp các huyện, thành phố, thị xã trong Tỉnh.
Đối với TCCSĐ ở doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (TCCSĐ ở doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân không có yếu tố nước ngoài), tính đến tháng 12 năm 2009 có 107 TCCSĐ trong đó: 36 TCCSĐ doanh nghiệp nhà nước = 33,64%, 40 TCCSĐ doanh nghiệp cổ phần = 37,38%, 31 TCCSĐ doanh nghiệp tư nhân = 28,98%; với 238 chi bộ trực thuộc và 4.042 đảng viên [18, tr.8].
Công tác lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp luôn được Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh chú trọng và quan tâm. Chủ trương Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XVI (12-2005) của Tỉnh chỉ rõ: “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng; bảo đảm vai trò nền tảng và hạt nhân chính trị của TCCSĐ; nâng cao chất lượng cán bộ, đảng viên” [57, tr.99]; ngày 24-8- 2006, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU Về tăng cường lãnh đạo phát triển doanh nghiệp đến năm 2010 và những năm tiếp theo: đã tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng quy chế làm việc và lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng đẩy mạnh toàn diện công tác xây dựng Đảng, nhất là ở cấp cơ sở. Nhờ đó, hoạt động của các loại hình TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế từng bước được tăng cường và đạt được kết quả nhất định.
Ưu điểm, nguyên nhân Ưu điểm
Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng được quan tâm đúng mức: Các cấp ủy Đảng ở doanh nghiệp đã chú trọng giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và người lao động. Tích cực tuyên truyền về truyền thống và những thành tựu mà Đảng bộ đã đạt được trong sự nghiệp cách mạng nói chung, trong công cuộc đổi mới nói riêng. Các đảng bộ ở doanh nghiệp coi trọng việc giáo dục, quán triệt nhiệm vụ, tập trung cao vào phát triển sản xuất, kinh doanh, nhằm khắc phục tình trạng kém phát triển về kinh tế; tổ chức thành công Hội thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, có sức lan tỏa, góp phần tích cực làm chuyển biến nhận thức đội ngũ cán bộ, đảng viên và người lao động, thúc đẩy phong trào thi đua học tập, lao động sản xuất, kinh doanh vì sự phát triển của các doanh nghiệp.
Công tác tổ chức, cán bộ và đảng viên có nhiều chuyển biến tích cực: Việc xây dựng tổ chức đảng có nhiều chuyển biến tích cực: Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu TCCSĐ ở doanh nghiệp từng bước được nâng lên. Chế độ sinh hoạt cấp ủy, chi bộ được duy trì nền nếp; nguyên tắc tổ chức, chế độ tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng được coi trọng; phương thức lãnh đạo của các TCCSĐ từng bước đổi mới. Công tác đánh giá, xếp loại TCCSĐ ở doanh nghiệp được chỉ đạo chặt chẽ, nghiêm túc, phản ánh đúng thực chất. Kết quả đánh giá, phân loại TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế của Đảng bộ tỉnh trong giai đoạn 2006 - 2009, trung bình chung: TSVM đạt 67,42%; hoàn thành tốt nhiệm vụ 21,64%; hoàn thành nhiệm vụ 19,47%; yếu kém 2,25% [Phụ lục 3]. Tuy nhiên, kết quả phân loại đối với trong năm thì số cơ sở trong sạch vững mạnh giảm, số yếu kém tỷ lệ năm sau cao hơn năm trước 2,95%.
Công tác quy hoạch, đánh giá, nhận xét, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ và chính sách cán bộ, khen thưởng, kỷ luật cán bộ được thực hiện theo đúng nguyên tắc, quy định của Trung ương, bảo đảm công khai dân chủ. Cán bộ lãnh đạo ở doanh nghiệp luôn được tăng cường cả về số lượng và chất lượng trình độ cấp ủy cơ sở trong các doanh nghiệp cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
Công tác xây dựng đội ngũ đảng viên được quan tâm thường xuyên cả về số lượng và chất lượng, có cơ cấu hợp lý. Ý thức chấp hành nguyên tắc tổ chức của đảng viên ở doanh nghiệp nền nếp, giữ gìn được phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, phát huy tốt vai trò trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm; tiên phong gương mẫu, tạo được lòng tin trong quần chúng. Kết quả đánh giá, phân loại chất lượng đảng viên giai đoạn 2006 - 2009, cụ thể trung bình chung: đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 12,12%; đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ 72,49%; đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ 19,32%; vi phạm tư cách 1,02% [Phụ lục 3].
Công tác phát triển đảng viên mới trong các doanh nghiệp được quan tâm, từ năm 2006 đến năm 2009 đã kết nạp được 527 đảng viên [Phụ lục 3].
Việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát được tiến hành thường xuyên và có hiệu quả tốt: Công tác kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên được tăng cường; các cuộc kiểm tra được thực hiện đúng phương châm, phương pháp, quy trình; chú trọng tập trung kiểm tra những lĩnh vực nhạy cảm; gắn kiểm tra thường xuyên với kiểm tra định kỳ theo chương trình kế hoạch và kiểm tra bất thường theo yêu cầu nhiệm vụ đột xuất của cấp ủy; số cuộc kiểm tra hàng năm được tiến hành đạt trên 60% so với kế hoạch.
Nguyên nhân ưu điểm: Đạt được những ưu điểm nêu trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là do cấp ủy các cấp đã quán triệt đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; chủ trương và sự chỉ đạo của BCH Đảng bộ tỉnh mà trực tiếp là Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đồng thời có sáng tạo, đổi mới trong tổ chức chỉ đạo, điều hành, cách làm và bước đi thích hợp đối với từng TCCSĐ ở doanh nghiệp.
Các TCCSĐ ở doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, từng bước thể hiện rõ về vai trò hạt nhân chính trị trong lãnh đạo toàn diện các mặt hoạt động ở doanh nghiệp, nhất là hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Hạn chế, nguyên nhân Hạn chế
Thứ nhất, công tác giáo dục chính trị tư tưởng trên một số mặt tiến hành chưa đồng bộ, còn thụ động. Việc tổ chức tuyên truyền, quán triệt học tập chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và giáo dục đạo đức, lối sống một số TCCSĐ mang tính hình thức, chưa chú ý tới chất lượng và hiệu quả; còn kết hợp lồng ghép nhiều nội dung, chưa phổ biến sâu rộng, phương pháp còn đơn điệu. Số đảng viên ở doanh nghiệp tham gia học tập nghị quyết của Đảng chưa cao.
Thứ hai, còn nhiều doanh nghiệp chưa có tổ chức đảng. Mô hình tổ chức đảng 2 cấp, 3 cấp chưa được kiện toàn phù hợp, bất hợp lý, hiệu quả lãnh đạo hạn chế; còn có tình trạng TCCSĐ trong TCCSĐ và cơ cấu tổ chức đảng chưa thông suốt. Hệ thống TCCSĐ trong doanh nghiệp có nơi lập theo ngành dọc, có nơi tổ chức theo địa bàn lãnh thổ, có nơi trực thuộc nhiều cấp khác nhau. Hoạt động của TCCSĐ trong doanh nghiệp tư nhân còn khó khăn [14, tr.3]. Số TCCSĐ yếu kém trong lãnh đạo, chưa đáp ứng tình hình và yêu cầu, nhiệm vụ chiếm tỉ lệ cao: Năm 2007 có 03 TCCSĐ (chiếm 2,30%); năm 2008 có 03 TCCSĐ (chiếm 2,22%); năm 2009 có 04 TCCSĐ (chiếm 3,73%) [Phụ lục 3]. Một số TCCSĐ nhiều năm liền yếu kém (2007 - 2009) như: Đảng bộ Ngân hàng Chính sách xã hội, Đảng bộ Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên Lâm nghiệp và dịch vụ Hương Sơn… Yếu kém phổ biến nhất trong công tác xây dựng tổ chức đảng đó là việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ - quy chế hoạt động ở doanh nghiệp hiệu quả còn thấp. phương thức lãnh đạo của các TCCSĐ chậm đổi mới, vi phạm về nguyên tắc tập trung dân chủ.
Thứ ba, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở trong các doanh nghiệp còn hạn chế.
Công tác quy hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cấp ủy ở các doanh nghiệp còn thiếu đồng bộ, một số nơi còn mang tính hình thức. Trình
độ, năng lực đội ngũ cán bộ là chủ trì cấp ủy cơ sở còn hạn chế; việc bồi dưỡng theo chức danh, nghiệp vụ công tác đảng chưa nhiều so với nhiệm vụ của doanh nghiệp [Phụ lục 13]. Về mối quan hệ giữa bí thư, cấp ủy đối với Hội đồng quản trị, giám đốc công ty còn vướng mắc [14, tr.3]. Công tác phát triển đảng viên ở các doanh nghiệp nằm trên địa bàn vùng sâu, vùng xa và vùng giáo gặp nhiều khó khăn. Một bộ phận cán bộ, đảng viên còn có tư tưởng bảo thủ, trì trệ, thiếu năng động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ. Sự suy thoái về đạo đức, lối sống, tệ quan liêu tham nhũng lãng phí của số ít cán bộ, đảng viên trong đó có cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Kết quả phân loại đảng viên năm 2009 cho thấy tỉ lệ đảng viên vi phạm tư cách 45 đảng viên chiếm 1,11% [Phụ lục 3].
Thứ tư, công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên bám sát và phục vụ tốt việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước. Sự phối kết hợp công tác kiểm tra đảng với hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan quản lý Nhà nước chưa chặt chẽ. Một số Ủy ban kiểm tra ở doanh nghiệp còn yếu kém, thụ động, lúng túng không phát hiện được dấu hiệu vi phạm; việc xử lý sau kiểm tra còn thiếu kiên quyết, nể nang hoặc để kéo dài, còn bỏ lọt đối tượng và nội dung vi phạm. Từ năm 2007 đến năm 2010, cấp ủy và Ủy ban kiểm tra các cấp trong Đảng bộ Khối doanh nghiệp đã kiểm tra, giám sát đối với 313 tổ chức đảng, 1.180 đảng viên, trong đó có 269 đảng viên là cấp ủy viên các cấp; kiểm tra đối với 10 tổ chức đảng và 13 đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; giải quyết kịp thời đơn tố cáo đối với 05 đảng viên; tiến hành kiểm tra 178 tổ chức đảng cấp dưới và 3.183 đảng viên trong việc thực hiện chế độ đảng phí, công tác quản lý và sử dụng tài chính đảng. Đã thi hành kỷ luật 106 đảng viên và 03 tổ chức đảng vi phạm [146, tr.10].
Nguyên nhân hạn chế:
Nguyên nhân của những hạn chế yếu kém trên là do: Vai trò của cấp ủy cấp trên trong việc phối hợp, kiến nghị để xử lý những vấn đề phát sinh
tại cơ sở chưa được phát huy đầy đủ, còn chậm, thiếu chặt chẽ và đồng bộ. Cấp ủy, bí thư còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại cấp trên, nóng vội và bảo thủ trong lãnh đạo; chưa thích ứng nhanh với cơ chế thị trường.
Việc vận dụng, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, nghị quyết của cấp trên vào xây dựng tổ chức đảng ở các doanh nghiệp còn thiếu sáng tạo; không cụ thể hóa được các chức năng nhiệm vụ theo từng loại hình TCCSĐ trong doanh nghiệp nên thực hiện còn lúng túng, bị động [14, tr.3]. Thực tế, trước năm 2010 vấn đề xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được Đảng bộ tỉnh quan tâm; nhưng cũng chỉ mới đề cập đến về tăng cường lãnh đạo phát triển doanh nghiệp, với mục tiêu: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo bước phát triển đột phá cả về số lượng và chất lượng các loại hình doanh nghiệp (Nghị quyết số 02-NQ/TU), mà chưa có được văn kiện nào (dành một phần riêng) bàn, quyết nghị trực tiếp về củng cố, xây dựng TCCSĐ ở các doanh nghiệp (trên địa bàn toàn tỉnh). Trong khi đó, sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên đối với cơ sở trên nhiều mặt chưa được coi trọng, dẫn đến những hạn chế yếu kém nêu trên.
Thực tiễn trước năm 2010 cho thấy những ưu điểm cũng như những hạn chế trong công tác xây dựng Đảng nói chung, xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp nói riêng đều gắn liền với trách nhiệm của cấp ủy đảng các cấp. Những thành công, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp trước năm 2010 chính là cơ sở, cứ liệu thực tế để Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đề ra chủ trương, chương trình hành động sát thực hơn nhằm thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp trong những năm tiếp theo, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của Tỉnh.
2.1.4. Chủ trương của Đảng về xây dựng tổ chức cơ sở đảng
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, nhất là trong những năm đổi mới Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng việc xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của TCCSĐ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.