Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế từ năm 2010 đến năm 2020 - 17


chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu nhập và việc làm…, đã tác động sâu sắc, gây ra nhiều khó khăn, nhất là những yếu kém của một số TCCSĐ và những biểu hiện suy thoái, biến chất “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên đặt ra những thách thức lớn trong xây dựng, củng cố TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh.

Nhận thức rõ đặc điểm, thuận lợi và khó khăn đối với công tác xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế là vấn đề quyết định trước tiên đối với quá trình lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp, bảo đảm cho các TCCSĐ đủ sức lãnh đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.

Hai là, kịp thời hoạch định chủ trương xây dựng, củng cố TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức

Với quan điểm coi lãnh đạo phát triển kinh tế là trọng tâm, công tác xây dựng Đảng là then chốt; xây dựng các TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thực sự là hạt nhân chính trị ở cơ sở. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã kịp thời đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo đúng đắn, phù hợp, toàn diện trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức với những phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp phù hợp với đặc điểm, tình hình, thực trạng trong công tác xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Cụ thể được đánh dấu bằng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, XVIII và các nghị quyết, chương trình, đề án trong suốt 10 năm từ 2010 đến năm 2020.

Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã kịp thời ban hành và triển khai thực hiện các nghị quyết, chương trình, đề án có đề cập trực tiếp đến việc xây dựng, củng cố TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, cụ thể như: tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU, “Về việc tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong tình hình mới”; Nghị quyết số 02-NQ/TU, “Về tăng cường lãnh đạo phát triển doanh nghiệp đến năm 2010 và những năm tiếp theo”.


Từ nhận thức đúng đắn tầm quan trọng và thực trạng của TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã kịp thời ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU, “Về tăng cường công tác xây dựng Đảng, đoàn thể Nhân dân trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo”, xây dựng Đề án số 02- ĐA/BTCTU, “Về tăng cường công tác xây dựng Đảng, đoàn thể Nhân dân trong doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo”. Nghị quyết số 07, Đề án 02 là minh chứng cho một quyết tâm chính trị, đánh dấu bước chuyển mới về hoạch định chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đối với công tác xây dựng, củng cố TCCSĐ ở doanh nghiệp; đã đề cập những nội dung cơ bản về công tác chính trị, tư tưởng, đạo đức; về xây dựng kiện toàn hệ thống TCCSĐ; về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên; về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng; về đổi mới phương thức lãnh đạo của TCCSĐ. Ở trong từng nội dung công tác cơ bản này đã chỉ rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phù hợp với thực trạng và yêu cầu đòi hỏi của mỗi loại hình TCCSĐ trong doanh nghiệp của Đảng bộ tỉnh.

Theo đó, chủ trương thực hiện của Đảng bộ tỉnh trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020 đã chú trọng vào khâu then chốt trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng được xác định là một nội dung quan trọng trong công tác lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh; từng bước khắc phục tình trạng thiếu kế hoạch, thiếu kiên quyết, cụ thể trong kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng đối với những yếu kém, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên và TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Để bảo đảm công tác xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có nội dung toàn diện, nâng cao hơn nữa hiệu quả lãnh đạo nên trong chủ trương và giải pháp lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh còn chỉ rõ phải tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo của các TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.


các thành phần kinh tế. Trước hết là phân định, thực hiện đúng chức năng lãnh đạo của tổ chức đảng với vai trò chức năng thực hiện của chính quyền, đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp; xây dựng tác phong sâu sát, gần công nhân lao động, quần chúng, gắn bó mật thiết với công nhân, người lao động, nắm vững yêu cầu của đoàn viên, hội viên, các tổ chức quần chúng trong doanh nghiệp, làm tốt công tác tư tưởng với đoàn thể nhân dân, định kỳ đối thoại với đoàn thể nhân dân đối với cán bộ, đảng viên ở cơ sở.

Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế từ năm 2010 đến năm 2020 - 17

Như vậy, có thể khẳng định, giai đoạn 2010 - 2020, chủ trương xây dựng, củng cố TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đó chính là kết quả vận dụng đúng đắn chủ trương của Đảng, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Hà Tĩnh; góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ ở doanh nghiệp đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.

Ba là, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh có tính toàn diện, có bước đi phù hợp trong xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế

Thực tiễn cho thấy, việc nhận thức đúng đắn về công tác xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế của cấp uỷ các cấp và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ, cùng với phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được xác định kịp thời trong các nghị quyết của Đảng bộ, chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đã làm cơ sở để tổ chức, chỉ đạo triển khai, hiện thực hóa các chủ trương nhằm xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế TSVM.

Theo đó, những năm 2010 - 2020, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung chỉ đạo xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế toàn diện trên tất cả các mặt (tư tưởng; tổ chức - cán bộ, đảng viên; phát triển đảng viên; kiểm tra, giám sát, kỷ luật; đổi mới phương thức lãnh đạo, phát huy vai trò của tổ chức đoàn thể và người lao động trong xây dựng tổ chức đảng). Dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy từ tỉnh đến cơ sở trong đảng bộ mà trực tiếp là


Ban Thường vụ Tỉnh ủy, công tác xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh có những bước đi phù hợp: xác định rõ công tác giáo dục chính trị, tư tưởng là mặt trận hàng đầu, là một nhiệm vụ rất quan trọng. Vì vậy, trong những năm 2010 - 2020, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, TCCSĐ ở các doanh nghiệp làm tốt, nâng cao nhận thức lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, người lao động và người sử dụng lao động. Tỉnh ủy trực tiếp chỉ đạo Đảng ủy khối doanh nghiệp xây dựng các chương trình, kế hoạch, chú trọng giáo dục, bồi dưỡng chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên trong các doanh nghiệp.

Tiếp đó, việc xác định kiện toàn mô hình tổ chức đảng trong các loại hình doanh nghiệp là vấn đề trọng tâm, được thực hiện đúng nguyên tắc, thủ tục, theo hướng tinh gọn: đối với các TCCSĐ, các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở trong các loại hình doanh nghiệp, tùy theo vị trí, quy mô, số lượng đảng viên, ngành nghề, địa điểm sản xuất, kinh doanh, loại hình và nguyện vọng của doanh nghiệp, có thể thành lập tổ chức đảng phù hợp theo hướng vừa đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của các cấp uỷ địa phương và tạo điều kiện để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đảng bộ và đảm bảo tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, các tổ chức quần chúng trong doanh nghiệp với cơ sở, địa bàn dân cư.

Cùng với việc chỉ đạo làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, kiện toàn mô hình tổ chức đảng, Tỉnh ủy chỉ đạo Đảng ủy khối doanh nghiệp quan tâm chỉ đạo công tác xây dựng đội ngũ cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy; công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật; phát triển đảng viên; đổi mới phương thức lãnh đạo; phát huy vai trò của tổ chức đoàn thể và người lao động trong xây dựng tổ chức đảng. Nhất là, trong việc kết nạp những người là chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn vào Đảng nhằm củng cố, nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng ở các doanh nghiệp.


Bốn là, xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã đạt được những kết quả tích cực, tạo đà cho lãnh đạo xây dựng TCCSĐ thời gian tới

Thứ nhất, công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên trong các tổ chức đảng thuộc các thành phần kinh tế rất được chú trọng, coi đây là chìa khóa để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, xây dựng khối đoàn kết trong Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh và toàn doanh nghiệp. Thông qua các đề án, chương trình, chỉ thị nhằm tăng cường công tác giáo dục, chính trị, tư tưởng; tổ chức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng; chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh uỷ để nâng cao trình độ lý luận chính trị, học vấn chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức lãnh đạo, quản lý và công tác vận động đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy thường xuyên quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, chỉ đạo nâng cao chất lượng và hoạt động của Trường Chính trị Trần Phú và Trung tâm bồi dưỡng chính trị Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh, huyện, thành phố, thị xã, trong quán triệt, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chủ trương của Đảng bộ tỉnh tới cán bộ, đảng viên và đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp; chú trọng giáo dục lòng tự hào về truyền thống quê hương, đất nước nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên và đoàn thể nhân dân, cổ vũ tư tưởng tiến công, thúc đẩy phong trào yêu nước, tạo sự thống nhất cao về ý chí và hành động. Nhờ đó, trình độ lý luận chính trị, trình độ tổ chức lãnh đạo của cán bộ, đảng viên không ngừng được nâng lên; cán bộ, đảng viên và đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của các cấp bộ Đảng, sự điều hành, quản lý của doanh nghiệp.

Trong những năm 2010 - 2020, đã mở được 30 lớp đối tượng đảng cho trên 3.000 quần chúng ưu tú, 15 lớp bồi dưỡng đảng viên mới với 2.600 học viên, 20 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng cho đội ngũ cấp ủy, ủy ban kiểm tra cơ sở với 2.000 lượt học viên tham gia và 18 lớp bồi dưỡng chuyên đề chủ


nghĩa yêu nước cho cán bộ, đảng viên cốt cán trong các doanh nghiệp; trung bình trên 95% đảng viên được học tập, quán triệt mỗi đợt học tập nghị quyết.

Kết quả điều tra thực tế cho thấy: 87% số người được hỏi trả lời: hiệu quả công tác tư tưởng ở cơ sở doanh nghiệp phụ thuộc vào sự lãnh đạo của cấp ủy; 83%- thông qua bản lĩnh, năng lực, kinh nghiệm, sự nhạy bén của đội ngũ chuyên trách; 78%- thông qua sự tham gia của các tổ chức đoàn thể [Phụ lục 16].

Thứ hai, củng cố, xây dựng TCCSĐ, gắn với xây dựng đội ngũ cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra: Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Trong đó có nghị quyết, đề án quan trọng, xác định mục tiêu trước mắt và lâu dài với hệ thống giải pháp toàn diện, đồng bộ: Nghị quyết số 07-NQ/TU, “Về tăng cường công tác xây dựng Đảng, đoàn thể Nhân dân trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo”; Đề án số 02- ĐA/BTCTU, “Về tăng cường công tác xây dựng Đảng, đoàn thể Nhân dân trong doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo” cùng nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp ủy và các cơ quan chức năng các cấp.

Giai đoạn 2010 - 2020, với chủ trương, giải pháp và cách làm phù hợp với tình hình thực tiễn của doanh nghiệp, chất lượng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh đã được nâng lên một cách rõ nét. Phần lớn các TCCSĐ trong doanh nghiệp đã từng bước thực hiện khá tốt chức năng, nhiệm vụ của mình; hoạt động nền nếp, khẳng định được vai trò, vị trí trong lãnh đạo, cụ thể: các cấp ủy, TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã xây dựng và thực hiện đúng quy chế làm việc, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân; trong lãnh đạo đã thể hiện đúng trách nhiệm, vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng, đề ra nhiều biện pháp, cách làm phù hợp để phát triển KT - XH ở địa phương.


Việc củng cố, kiện toàn cấp ủy Đảng luôn được kết hợp chặt chẽ với củng cố kiện toàn đội ngũ cán bộ chủ trì doanh nghiệp. Thực hiện chủ trương chủ tịch hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc (giám đốc) đồng thời là bí thư cấp ủy đối với những doanh nghiệp nhà nước đã phát huy tác dụng: trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý doanh nghiệp gắn kết chặt chẽ hơn trước; đã phát huy được vai trò của tổ chức đảng trong lãnh đạo sản xuất, kinh doanh, gắn sự quản lý, chỉ đạo, điều hành của giám đốc-hội đồng quản trị với vai trò lãnh đạo của cấp ủy; tạo mối quan hệ gắn bó mật thiết, thống nhất giữa cấp uỷ, giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị vừa đảm bảo hiệu lực và hiệu quả trong lãnh đạo và quản lý. Nguyên tắc tổ chức, chế độ sinh hoạt, chế độ công tác, các mối quan hệ công tác của cấp ủy Đảng trong các doanh nghiệp được thực hiện nghiêm túc, duy trì thành nền nếp. Các chủ trương, nghị quyết khi đã ban hành đều có tính khả thi cao và sớm đi vào thực hiện.

Kết quả điều tra về mối quan hệ giữa Đảng ủy với Ban giám đốc ở doanh nghiệp như sau: 89% số người được hỏi cho biết mối quan hệ tốt; 78%- mối quan hệ bình thường. Theo đó, kết quả điều tra trong doanh nghiệp, giám đốc có nên kiêm bí thư cấp ủy: 93% số người được hỏi cho biết là nên ; 18%- không nên [Phụ lục 16].

Thứ ba, chế độ sinh hoạt đảng và công tác đánh giá, phân loại đảng viên, cán bộ luôn được coi trọng và thực hiện nghiêm, đúng nguyên tắc. Triển khai thực hiện Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII; Nghị quyết Trung ương 6 khóa X nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và XII, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tỉnh ủy đã chú trọng vào chỉ đạo tích cực, kịp thời nhằm nâng cao chất


lượng sinh hoạt Đảng và công tác đánh giá, phân loại đảng viên của các tổ chức đảng; thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình của cán bộ, đảng viên, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các TCCSĐ và đảng viên trong toàn Đảng bộ cũng như trong TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; khắc phục được những yếu kém còn tồn tại. Các TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, chi bộ, từng đảng viên quán triệt sâu sắc, cụ thể hóa và chuẩn bị chu đáo, triển khai chặt chẽ từng bước chỉnh đốn để TCCSĐ thực sự TSVM về mọi mặt. Gắn giáo dục nâng cao nhận thức với hướng dẫn học tập, triển khai thực hiện các nội dung về xây dựng chỉnh đốn Đảng phù hợp với thực tiễn ở từng đảng bộ, chi bộ, đồng thời tập hợp, phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, lực lượng, phương tiện để tuyên truyền giáo dục về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng. Vì vậy, đã góp phần tạo nên sự thống nhất cao về nhận thức, hành động trong các TCCSĐ và đảng viên, tạo cơ sở vững chắc để thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng chỉnh đốn Đảng ở các doanh nghiệp.

Kết quả điều tra thực tế cho thấy: 89% số người được hỏi trả lời: TCCSĐ ở doanh nghiệp đã phát huy tốt dân chủ trong sinh hoạt và trong hoạt động; 5%- phát huy mức độ; 6%- bình thường [Phụ lục 16].

Công tác đánh giá chất lượng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thực hiện nghiêm túc, đúng thực chất; so với nhiệm kỳ 2010

- 2015, nhiệm kỳ 2015 - 2020 số TCCSĐ TSVM đạt cao hơn (nhiệm kỳ 2010 - 2015 đánh giá, xếp loại TCCSĐ với 5 mức: trung bình chung số TCCSĐ TSVM trong cả nhiệm kỳ là 57,04%; nhiệm kỳ 2015 - 2020 việc đánh giá, xếp loại TCCSĐ có sự thay đổi: năm 2016, 2017 vẫn giữ nguyên, trung bình chung số TCCSĐ TSVM của hai năm là 59,55%. Những năm 2018, 2019, 2020 đánh giá xếp loại TCCSĐ với bốn mức, tỷ lệ % TCCSĐ hoàn thành tốt nhiệm vụ

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 17/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí