Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế từ năm 2010 đến năm 2020 - 18


trung bình chung là 70,51%. Đặc biệt, trong hai năm 2019, 2020 đã xóa được TCCSĐ yếu kém (không hoàn thành nhiệm vụ) [Phụ lục 4]. Kết quả điều tra thực tế cho thấy: 82% số người được hỏi trả lời: kết quả đánh giá chất lượng TCCSĐ hằng năm ở chi bộ, đảng bộ đúng thực chất; 7%- chưa đúng thực chất; 1%- khó trả lời [Phụ lục 16].

Trong cùng thời gian tiến hành đánh giá chất lượng TCCSĐ ở doanh nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh so với các Đảng bộ ở vùng Bắc Trung Bộ (tỉnh Nghệ An, tỉnh Thanh Hóa), kết quả: số TCCSĐ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là 9,09%, tuy có thấp hơn so với tỉnh Nghệ An và tỉnh Thanh Hóa, nhưng ngược lại số TCCSĐ hoàn thành tốt nhiệm vụ là 75,33% cao hơn so với tỉnh Nghệ An và tỉnh Thanh Hóa. Đặc biệt, không có TCCSĐ không hoàn thành nhiệm vụ [Phụ lục 5].

Cùng với đó, công tác đánh giá chất lượng đảng viên, cán bộ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hằng năm được quan tâm, thực hiện đúng quy trình và theo nội dung các văn bản hướng dẫn. Năm 2010 số đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt 75,73%; năm 2015 là 74,31%. Bình quân trong nhiệm kỳ 2010 - 2015 đạt 74,09% đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ; nhiệm kỳ 2015 - 2020, đạt 78,28% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Như vậy, so với nhiệm kỳ 2010 - 2015, nhiệm kỳ 2015 - 2020 số đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt cao hơn (4,19%); ngược lại, số đảng viên vi phạm kỷ luật, không hoàn thành nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 2010 - 2015 lại thấp hơn so với nhiệm kỳ 2015 - 2020 (0,07%) [Phụ lục 6].

Với kết quả điều tra thực tế cho thấy: 81% số người được hỏi trả lời: kết quả đánh giá chất lượng đảng viên hằng năm ở chi bộ, đảng bộ đúng thực chất ; 9%- chưa đúng thực chất [Phụ lục 16]. Cùng thời gian tiến hành đánh giá chất lượng đảng viên ở doanh nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh so với các Đảng bộ ở vùng Bắc Trung Bộ (tỉnh Nghệ An, tỉnh Thanh Hóa), kết quả: số đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là 16,88%, tuy có thấp hơn so với


tỉnh Nghệ An 17,64%, nhưng cao hơn tỉnh Thanh Hóa 16,66%; số đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ là 77,19% cao hơn so với tỉnh Nghệ An và tỉnh Thanh Hóa; số đảng viên hoàn thành nhiệm vụ là 5,29% và số đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ là 0,64 thấp hơn so với tỉnh Nghệ An và tỉnh Thanh Hóa [Phụ lục 7].

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ có ý nghĩa quyết định đến chất lượng TCCSĐ trong toàn Đảng bộ tỉnh nói chung, trong doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nói riêng; nên trong chỉ đạo xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, Tỉnh uỷ đã xác định khâu đột phá là xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp. Trong hai nhiệm kỳ, Đảng bộ tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU của BCH Đảng bộ Tỉnh khóa XV về tăng cường lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ trong những năm tới, trong đó nhấn mạnh tạo cơ chế, chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở; đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVI về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại Trường Chính trị Trần Phú và Trung tâm bồi dưỡng chính trị tại các huyện, thành phố, thị xã. Đặc biệt, tổ chức tốt và thành công “Hội thi bí thư chi bộ”, trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, có ý nghĩa thiết thực, tạo lan tỏa rộng khắp. Bên cạnh đó, Tỉnh uỷ và các cấp uỷ cơ sở đã sớm đề ra các chương trình, kế hoạch, hướng dẫn và tích cực đôn đốc triển khai, kiểm tra, kịp thời chấn chính những khâu yếu, mặt yếu kém, qua đó nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt và bảo đảm về số lượng, chất lượng theo yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thời kỳ mới.

Thứ tư, công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng cùng với công tác phát triển đảng viên luôn được tiến hành thường xuyên, theo kế hoạch nhằm góp phần làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên; bên cạnh đó bổ sung vào hàng ngũ của Đảng lực lượng mới, những người ưu tú trong


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

phong trào quần chúng, bảo đảm sự kế thừa và phát triển liên tục đội ngũ của Đảng. BCH Đảng bộ tỉnh đã chú trọng xây dựng chương trình, kế hoạch nhằm tăng cường kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đối với TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tổ chức quán triệt và triển khai kịp thời, nghiêm túc các quy định của Điều lệ Đảng, các chủ trương, Nghị quyết của Trung ương. Tập trung kiểm tra, giám sát việc chấp hành đường lối, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tăng cường kiểm tra, giám sát người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan. Nội dung kiểm tra, giám sát đi sâu vào việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị trọng tâm là nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, những lĩnh vực nhạy cảm, nổi cộm, bức xúc, lĩnh vực dễ phát sinh vi phạm; về trách nhiệm cá nhân của cán bộ chủ chốt, của người đứng đầu đang hoạt động ở các lĩnh vực; việc chấp hành nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, giữ gìn đoàn kết nội bộ, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện chế độ tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng; kiểm tra mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; việc chấp hành Quy định của Bộ Chính trị về những điều đảng viên không được làm; việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII gắn với thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW, Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Qua đó đã khắc phục được những thiếu sót khuyết điểm, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, chấm dứt những sai phạm của TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Trong giai đoạn 2010 - 2020, cấp ủy và Ủy ban kiểm tra các cấp đã kiểm tra, giám sát 732 tổ chức đảng và 2.518 đảng viên, trong đó có 317 đảng viên là cấp ủy viên các cấp; kiểm tra đối với 20 tổ chức đảng và 33 đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; giải quyết kịp thời đơn tố cáo đối với 10 đảng viên [Phụ lục 10]. Việc thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng viên cơ bản

Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế từ năm 2010 đến năm 2020 - 18


bảo đảm đúng quy trình, thủ tục theo quy định: kỷ luật 06 tổ chức đảng; 268 đảng viên [Phụ lục 11-12].

Thực hiện nghiêm Chỉ thị, Hướng dẫn của Trung ương về công tác phát triển đảng viên, thí điểm kết nạp những người là chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn vào Đảng. Trong giai đoạn 2010 - 2020, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã chủ động ban hành nhiều chủ trương, giải pháp để thực hiện được mục tiêu kết nạp đảng viên mới hằng năm. Bên cạnh cấp ủy Đảng các cấp tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn trong công tác tạo nguồn, bồi dưỡng quần chúng ưu tú để phát triển đảng viên mới trong các doanh nghiệp; với việc điều chỉnh chỉ tiêu về số lượng, đổi mới nhận thức, quan điểm về trình độ văn hóa, về thành phần xuất thân, nhưng phải đảm bảo tiêu chuẩn cho phép được coi trọng. Vì vậy, công tác kết nạp đảng viên mới ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế luôn được giữ vững. Tổng số đảng viên kết nạp ở các loại hình doanh nghiệp trong 10 năm (2010 - 2020) là 2.822 đảng viên [Phụ lục 8-9]. Vượt so với mục tiêu của hai nhiệm kỳ đề ra là 122 đảng viên. Sau kết nạp, công tác bồi dưỡng đảng viên mới luôn được chú trọng cả về trình độ văn hóa và chuyên môn, chính trị, nên chất lượng đáp ứng được yêu cầu.

Kết quả điều tra thực tế cho thấy: 86% số người được hỏi trả lời: công nhân lao động trực tiếp ở doanh nghiệp rất thiết tha vào Đảng [Phụ lục 16].

Thứ năm, việc đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các TCCSĐ nhằm góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ nói chung, TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nói riêng luôn được Đảng bộ quan tâm thông qua chủ trương trong Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, XVIII và các nghị quyết hằng năm của Tỉnh uỷ. Tuy nhiên, khi triển khai trong thực tiễn vẫn còn nhiều lúng túng, hiệu quả chưa cao. Vì vậy, Tỉnh uỷ và các cấp uỷ cơ sở đã chú trọng chỉ đạo tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo của các TCCSĐ nói chung, TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nói riêng hướng vào phận định rõ chức năng của tổ chức đảng với tổ chức chính quyền.


Trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2020, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Tỉnh mà trực tiếp là Đảng bộ huyện, thành, thị, Đảng bộ Khối doanh nghiệp tỉnh, các TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã đạt được nhiều kết quả, góp phần xây dựng Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh TSVM, chính quyền địa phương, doanh nghiệp VMTD.

4.1.1.2. Nguyên nhân

Những ưu điểm nói trên của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh trong xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế do nhiều nguyên nhân:

Thứ nhất, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh luôn có được sự quan tâm giúp đỡ của BCH Trung ương, mà thường xuyên trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư với đường lối đúng đắn, sáng tạo, kịp thời. Được thể hiện rõ nhất là việc ban hành Kết luận số 80-KL/TW, ngày 29-7-2010 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW của Bộ Chính trị khoá VIII “Về tăng cường công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể Nhân dân trong các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong tình hình mới”; Nghị định 98/2014/NĐ-CP, ngày 24-10-2014 của Chính phủ quy định việc thành lập tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội tại doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; Nghị quyết số 10, Nghị quyết số 11, Nghị quyết số 12 (Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương khóa XII)… Đối với tỉnh Hà Tĩnh, hằng năm có các đồng chí lãnh đạo Trung ương, Bộ Chính trị về thăm, làm việc, phát biểu định hướng và chỉ đạo trực tiếp nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát triển KT-XH đã giúp Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhận thức đầy đủ hơn về nhiệm vụ xây dựng, củng cố TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Thứ hai, sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Tỉnh ủy và Đảng bộ Khối doanh nghiệp tỉnh. Trong giai đoạn 2010 - 2020, Tỉnh ủy tỉnh Hà Tĩnh đã phát huy được sức mạnh của sự đoàn kết thống nhất, vai trò, trí tuệ của nhiều lực lượng, nhất là các cơ quan tham mưu: Ban Tuyên giáo, Ban Tổ chức, Ủy ban kiểm tra…, trong hoạch định chủ trương và chỉ đạo củng cố, xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Các cấp ủy từ Tỉnh đến


cơ sở, luôn đề cao tinh thần trách nhiệm trong tổ chức thực hiện với tác phong sâu sát, kịp thời, hướng mạnh về cơ sở. Theo đó, việc bổ nhiệm cán bộ đúng quy định, công khai minh bạch, phát huy tốt dân chủ trong Đảng; luôn giữ vững và thực hiện nghiêm túc, đúng đắn nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, bè phái; xây dựng cấp ủy Đảng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt thật sự tiêu biểu cho phẩm chất, năng lực của đội ngũ đảng viên, đủ uy tín và khả năng quy tụ đội ngũ, xây dựng khối đoàn kết, thống nhất trong tổ chức Đảng và đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp.

Thứ ba, quá trình xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhận được sự đồng tình, ủng hộ của cán bộ đảng viên, công nhân và nhân dân; đặc biệt là sự đồng tình, ủng hộ của chủ doanh nghiệp, nhất là chủ doanh nghiệp kinh tế tư nhân. Việc đề ra chủ trương, biện pháp đúng đắn, phù hợp; có sự vào cuộc mạnh mẽ từ Tỉnh đến cơ sở, những hạn chế, yếu kém được khắc phục, công tác tự phê bình, phê bình; đấu tranh ngăn chặn, phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo, đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ được củng cố, tham nhũng được ngăn chặn, dân chủ cơ sở được mở rộng, cán bộ đảng viên, công nhân và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tin vào Đảng bộ, có những việc làm thiết thực. Đây là nhân tố có ý nghĩa quan trọng tất yếu dẫn đến hành động và thành quả đúng, đem tới thắng lợi căn bản trong công tác xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế của Đảng bộ.

4.1.2. Hạn chế và nguyên nhân

4.1.2.1. Hạn chế

Một là, nhận thức về chức năng, nhiệm vụ xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế của một số cơ sở đảng và cán bộ, đảng viên chưa đầy đủ

Nghiên cứu thực tế ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cho thấy một số TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế chưa nhận thức rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mình, còn lúng túng trong thực hiện;


chưa xác định được những việc trọng tâm, trọng điểm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo; chưa thể hiện được vai trò là “hạt nhân chính trị” ở doanh nghiệp, nhất là trong việc giải quyết những khó khăn, yếu kém, những vấn để nổi cộm, tồn đọng kéo dài; có nơi buông lỏng lãnh đạo, thiếu kiểm tra, giám sát nên dẫn đến phát sinh những vấn đề nội bộ, phức tạp hoặc để tình trạng sai phạm kéo dài. Việc phổ biến, quán triệt, cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước còn hình thức, chất lượng thấp; trong xây dựng chủ trương còn chung chung, dàn trải thiếu trọng tâm, trọng điểm, không sát thực tiễn và trực tiếp hướng vào giải quyết các vấn đề bức xúc, nổi cộm của doanh nghiệp. Vì thế, chưa dành nhiều thời gian, trí tuệ thích đáng cho công tác xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Một bộ phận cán bộ, đảng viên nhận thức còn rất đơn giản về nhiệm vụ xây dựng TCCSĐ trong doanh nghiệp, nhất là nhiệm vụ trong công tác tự phê bình, phê bình; đấu tranh ngăn chặn, phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo, đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đảng viên; nên khi triển khai thực hiện rất lúng túng cả trong chuẩn bị và thực hiện tự phê bình và phê bình, kể cả ở cấp đảng bộ và chi bộ, nhiều nội dung phải bổ sung hoặc chuẩn bị lại mới đảm bảo yêu cầu chỉ đạo của trên. Vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng chưa được phát huy tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ của doanh nghiệp trong tình hình mới.

Hai là, hoạch định chủ trương xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp có mặt chưa phù hợp, chưa đúng quy trình

Trong giai đoạn 2010 - 2020, Đảng ủy khối doanh nghiệp, huyện ủy, thành ủy, thị ủy, chưa có sự đầu tư đúng mức cho việc khảo sát, đánh giá thực trạng, dự báo nắm tình hình và chưa định hướng kịp thời, giúp đỡ doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm sản xuất, kinh doanh. Việc kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc của cấp trên cơ sở đối với cơ sở chưa thường xuyên, kiên quyết; cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của cấp


ủy vào quản lý điều hành trong doanh nghiệp và hoạt động của các đoàn thể còn lúng túng, bị động; đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu chưa hợp lý, tính khả thi không cao, khi triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. Một số nơi, cấp trên cơ sở chưa chủ động tập trung giải quyết dứt điểm những khó khăn, yếu kém ở cơ sở.

Ba là, chỉ đạo thực hiện có mặt còn lúng túng, thiếu cụ thể, thiếu kiên quyết

Trong chỉ đạo triển khai thực hiện và cụ thể hóa chủ trương, một số cơ sở “còn chậm và thiếu cụ thể, triển khai chưa đến đoàn thể nhân dân, đảng viên, đoàn viên, hội viên, người lao động và người sử dụng lao động” [74, tr.14]; chương trình hành động còn thiếu cụ thể, còn có hiện tượng sao chép của cấp trên. Khi tổng kết thực hiện Hướng dẫn số 17-HD/BTCTW, của Ban Tổ chức Trung ương Về thí điểm kết nạp những người là chủ doanh nghiệp tư nhân đủ tiêu chuẩn vào Đảng, kiểm điểm lại, trên lĩnh vực tư tưởng, Tỉnh ủy Hà Tĩnh khẳng định: “Một số Ban giám đốc, Hội đồng quản trị không quan tâm, chưa ủng hộ, chưa làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng…Trong đó, nổi lên có Chi bộ Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Mai Linh” [192, tr.5].

Chỉ đạo kiện toàn mô hình tổ chức đảng ở các loại hình doanh nghiệp thực hiện đúng nguyên tắc, theo hướng tinh gọn, nhưng trong triển khai còn lúng túng, chưa chủ động; nhất là trong lãnh đạo việc sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp nhà nước. Ở Đảng bộ khối doanh nghiệp tỉnh, việc tuyên truyền, vận động chủ doanh nghiệp nhận thức đầy đủ về sự cần thiết phải thành lập tổ chức đảng, các đoàn thể còn hạn chế. Do vậy, chủ doanh nghiệp chưa quan tâm tạo điều kiện để ủng hộ thành lập tổ chức đảng trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một bộ phận đảng viên, quần chúng trong doanh nghiệp chưa thiết tha với các hoạt động công tác đảng, chưa tích cực phấn đấu để được kết nạp vào Đảng. Công tác kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc đối với cơ sở chưa thường xuyên, kiên quyết. Một số cấp ủy cơ sở còn chậm phát hiện và xử lý chưa kiên quyết, chưa chủ động tập trung giải quyết dứt điểm những khó khăn, yếu kém trong doanh nghiệp.

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 17/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí