Tổng hợp giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, cấp ủy và Ủy ban kiểm tra Đảng bộ Khối doanh nghiệp đã kiểm tra, giám sát 419 tổ chức đảng và
1.338 đảng viên. Qua kiểm tra, giám sát đã kết luận có 127 đảng viên vi phạm kỷ luật, trong đó: khiển trách 99 trường hợp, cảnh cáo 14 trường hợp, khai trừ 14 trường hợp; có 02 TCCSĐ vi phạm kỷ luật, trong đó: khiển trách 1 tổ chức, cảnh cáo 1 tổ chức. Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra được quan tâm kiện toàn, bổ sung, đảm bảo điều kiện làm việc, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao [194, tr.3-11].
Như vậy, trong những năm 2016 - 2020, công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng ở các TCCSĐ trong doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã được tiến hành theo tinh thần mới, chuyển biến tiến bộ. Báo cáo số 456-BC/TU, ngày 03-9-2020 của Tỉnh ủy Hà Tĩnh “Về tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng nhiệm kỳ 2015-2020” khẳng định: Các cấp ủy Đảng trong Đảng bộ Khối doanh nghiệp tỉnh đã tập trung kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh và của cấp ủy cấp mình trên các lĩnh vực; chú trọng kiểm tra, giám sát về tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị trọng tâm, đột phá của Tỉnh và đơn vị doanh nghiệp, các chủ trương, nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên [194, tr.11]. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm; quá trình thực hiện vẫn còn một số hạn chế, khuyết điểm. Báo cáo chỉ rõ: Một bộ phận cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên ở các doanh nghiệp nhận thức về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng chưa đầy đủ; tư tưởng không giám đấu tranh, ngại va chạm, sợ ảnh hưởng đến thành tích. Một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu gương mẫu, ý thức chấp hành kỷ luật Đảng hạn chế; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chưa được ngăn chặn, đẩy lùi hiệu quả. Việc
xem xét, thi hành kỷ luật trong Đảng có lúc, có trường hợp chưa kịp thời, chưa đồng bộ; quy trình, thủ tục chưa đầy đủ; áp dụng hình thức kỷ luật trong một số trường hợp chưa bảo đảm tính nghiêm túc [194, tr.13].
3.3.5. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp
Quán triệt Nghị quyết Trung ương 5 khóa X Về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị (Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 30-07-2007), Kết luận số 64-KL/TW, ngày 28-05-2013 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI một số vấn đề về tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở. Trong những năm 2015 - 2020, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện đẩy mạnh đổi mới phương thức lãnh đạo của các TCCSĐ ở doanh nghiệp.
Về hệ thống tổ chức đảng: Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng bộ máy cấp ủy các cấp bảo đảm chất lượng, có số lượng và cơ cấu hợp lý, có tính kế thừa và phát triển; chủ trương bí thư cấp ủy đồng thời là chủ doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân (không có yếu tố nước ngoài) được thực hiện nghiêm túc, tạo được sự tập trung lãnh đạo của Đảng, nâng cao vai trò, vị trí của cấp ủy và người đứng đầu; chất lượng cấp ủy viên các cấp khóa sau cao hơn khóa trước; thực hiện chủ trương của Trung ương, của Tỉnh về đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị, số lượng đảng bộ trực thuộc , TCCSĐ ở doanh nghiệp có những biến động đáng kể [179, tr.8]. Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh bàn giao Đảng bộ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý và Xây dựng Đường bộ 474 và Đảng bộ Nhà mày Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh về trực thuộc ngành dọc; phối hợp với Huyện ủy Hương Khê, Hương Sơn, Can Lộc và Thị ủy Hồng Lĩnh tiến hành chuyển giao các TCCSĐ và đảng viên về sinh hoạt tại Đảng bộ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh và Đảng bộ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thủy lợi Nam Hà Tĩnh [179, tr.10].
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng Bộ Tỉnh Hà Tĩnh Chỉ Đạo Tăng Cường Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng Ở Doanh Nghiệp
- Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế từ năm 2010 đến năm 2020 - 14
- Nâng Cao Chất Lượng Sinh Hoạt Đảng Và Công Tác Đánh Giá, Phân Loại Đảng Viên, Cán Bộ
- Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế từ năm 2010 đến năm 2020 - 17
- Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế từ năm 2010 đến năm 2020 - 18
- Kinh Nghiệm Từ Quá Trình Đảng Bộ Tỉnh Hà Tĩnh Lãnh Đạo Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng Ở Doanh Nghiệp Thuộc Các Thành Phần Kinh Tế (2010 - 2020)
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của các TCCSĐ ở doanh nghiệp, nhằm củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ, tạo chuyển biến rõ rệt về chất lượng hoạt động của các loại hình cơ sở đảng trong doanh nghiệp trên cơ sở Nghị quyết Trung ương 6 khóa X, xác định nhiệm vụ cụ thể: Thực hiện có hiệu quả chủ trương nhất thể hóa chức danh bí thư đảng ủy, bí thư chi bộ đồng thời là chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc (giám đốc), chủ doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân (không có yếu tố nước ngoài) để bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện và nâng cao chất lượng sinh hoạt của cấp ủy Đảng trong các loại hình doanh nghiệp; thực hiện tốt quy chế đối thoại giữa người đứng đầu (giám đốc, chủ doanh nghiệp, bí thư cấp ủy) với công nhân, người lao động; hằng năm cán bộ chuyên trách, cấp ủy viên các tổ chức đảng ở doanh nghiệp phải được bồi dưỡng để cập nhật kiến thức mới tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị do Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh tổ chức [31, tr.19].
Ngày 06-5-2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh ra Chỉ thị số 32-CT/TU, Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chỉ thị số 32 yêu cầu Đảng ủy Khối doanh nghiệp tập trung giúp cơ sở nâng cao nhận thức về ý nghĩa tầm quan trọng của Chỉ thị; tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa cấp ủy địa phương với doanh nghiệp đóng trên địa bàn để làm tốt công tác xây dựng Đảng và thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, đảm bảo quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, chất lượng đội ngũ đảng viên, chú trọng công tác kết nạp đảng viên trong các doanh nghiệp. Tùy tình hình cụ thể, đề xuất thực hiện chủ trương nhất thể hóa chức danh chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc (giám đốc), chủ doanh nghiệp đồng thời là bí thư cấp ủy; xem đây là giải pháp quan trọng để tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của các TCCSĐ ở doanh nghiệp [188, tr.2].
Thực hiện Chỉ thị số 32 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đảng ủy Khối doanh nghiệp đã tích cực triển khai thực hiện nghiêm túc; bám nắm sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên và tình hình thực tiễn của từng loại hình doanh nghiệp; xây dựng và ban hành chương trình công tác, đề ra phương hướng, nhiệm vụ, lộ trình cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện. Việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ: các chi ủy, chi bộ chuẩn bị chu đáo nội dung sinh hoạt, phù hợp và sát với tình hình thực tế nhiệm vụ chính trị của từng loại hình doanh nghiệp, tăng cường sinh hoạt chuyên đề; phát huy dân chủ tạo điều kiện để đảng viên góp ý tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và bàn sâu về các chuyên đề có tính cấp thiết (học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh…). Đặc biệt, các TCCSĐ trong doanh nghiệp đã tổ chức thành công Hội thi bí thư chi bộ giỏi nhằm góp phần nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ bí thư chi bộ trong toàn Đảng bộ tỉnh; đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, có ý nghĩa thiết thực, sức lan tỏa mạnh mẽ, thu hút được sự quan tâm, ủng hộ của đông đảo cán bộ, đảng viên, công nhân và người lao động.
Là cấp tổ chức thực hiện, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của các TCCSĐ ở các doanh nghiệp: chú trọng đổi mới việc ban hành nghị quyết, tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm của từng đơn vị, từng doanh nghiệp để lãnh đạo, chỉ đạo như: đổi mới, tái cơ cấu, sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả của doanh nghiệp thể hiện được tính chủ động, tích cực và quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đảng; sau khi có nghị quyết của cấp ủy, từng đơn vị, từng doanh nghiệp xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, phân công rõ trách nhiệm của từng tổ chức, từng cá nhân, định rõ thời gian hoàn thành; thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, giám sát và sơ kết, tổng kết các nghị quyết đã ban hành trên các lĩnh vực [186, tr.10].
Thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh, huyện, thành, thị ủy, đã chỉ đạo các cấp ủy ở các doanh
nghiệp thường xuyên rà soát, bổ sung hoàn thiện quy chế làm việc của cấp ủy; chương trình phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh. Thông qua quy chế phân định rõ ràng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của BCH, Ban Thường vụ, Thường trực cấp ủy về chế độ tập thể lãnh đạo, nêu cao trách nhiệm cá nhân phụ trách của bí thư cấp ủy và thực hiện nghiêm túc, dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm cao.
Quá trình thực hiện, kịp thời bổ sung, điều chỉnh chương trình công tác, quy chế làm việc, quy chế phối hợp và các quy định phù hợp với thực tiễn của từng doanh nghiệp, sát với chức năng, nhiệm vụ của TCCSĐ ở doanh nghiệp, chú trọng phân công, giao trách nhiệm, thẩm quyền cụ thể của tập thể, cá nhân trên lĩnh vực công tác. Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong việc xây dựng quy chế phối hợp với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty có các đơn vị thành viên thuộc một số TCCSĐ có ít nên sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cũng như công tác cán bộ chưa đồng bộ, hiệu quả; một số TCCSĐ chưa thể hiện vai trò hạt nhân chính trị lãnh đạo doanh nghiệp, chưa quan tâm đến công tác xây dựng Đảng; quá trình thực hiện còn vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm những điều đảng viên không được làm: 02 đảng viên thuộc chi bộ Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương Bắc Hà Tĩnh, 03 đảng viên thuộc Đảng bộ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Hà Tĩnh [187, tr.4].
Nét mới trong đổi mới phương thức lãnh đạo của các TCCSĐ ở doanh nghiệp trong những năm 2015 - 2020: Tỉnh uỷ chỉ đạo Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh, huyện, thành, thị ủy, tập trung chỉ đạo cho các TCCSĐ ở doanh nghiệp thực hiện tốt nội dung chính trị trung tâm trong sinh hoạt định kỳ của chi bộ, xây dựng nội dung sát với thực tiễn, có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong từng thời điểm gắn với khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, yếu kém đã chỉ ra sau kiểm điểm theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XII Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn
Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đặc biệt, có văn bản phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân trong cấp uỷ phụ trách các chi bộ, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của chi bộ, trực tiếp tham dự sinh hoạt để nắm bắt các chi bộ trong sinh hoạt có đảm bảo nội dung, chất lượng và thực hiện đúng quy trình theo hướng dẫn của cấp uỷ cơ sở. Chính vì vậy, qua đổi mới phương thức lãnh đạo này đã nâng cao được ý thức trách nhiệm của từng cá nhân trong cấp uỷ; với việc cấp uỷ trực tiếp xuống chỉ đạo sinh hoạt đã giúp các chi bộ sinh hoạt đi vào nền nếp, đúng trọng tâm hơn gắn liền với công việc thực tiễn, với yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm của từng tháng.
Về kết quả thực hiện Chỉ thị 32 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã cho thấy: Phương thức lãnh đạo của cấp ủy cơ sở ở các doanh nghiệp được đổi mới, vừa bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức đảng, vừa phát huy được tính năng động của các doanh nghiệp, các đoàn thể trong tổ chức thực hiện chủ trương của cấp ủy.
Kết luận chương 3
Trong giai đoạn 2015 - 2020, nhận thức rõ về sự cần thiết tăng cường xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trên cơ sở kết quả đã đạt được của giai đoạn trước; tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương về xây dựng, củng cố TCCSĐ của Đảng, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã đề ra chủ trương và chỉ đạo xây dựng Đảng bộ TSVM toàn diện; trong đó chú trọng chỉ đạo công tác xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đạt chất lượng, hiệu quả cao, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ở cơ sở.
Những nội dung quan trọng được Đảng bộ Tỉnh xác định và tập trung chỉ đạo là: Tiếp tục đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở doanh nghiệp; tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cấp ủy viên, người đứng đầu cấp ủy và công tác phát triển đảng viên; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng và công tác đánh giá, phân loại đảng viên, cán bộ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng; tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các TCCSĐ.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh, công tác xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã có nhiều chuyển biến tiến bộ. Tuy nhiên, công tác xây dựng TCCSĐ TSVM ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế vẫn còn những hạn chế khuyết điểm, một số TCCSĐ chưa thực sự phát huy được vai trò lãnh đạo của mình trong doanh nghiệp. Thực tiễn quá trình chỉ đạo xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đặt ra yêu cầu cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, rút ra kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện chủ trương, tăng cường chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh về xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong thời gian tới.
Chương 4
NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
4.1. Nhận xét Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (2010 - 2020)
4.1.1. Ưu điểm và nguyên nhân
4.1.1.1. Ưu điểm
Một là, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã nhận thức đúng đặc điểm, những thuận lợi và khó khăn đối với công tác xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhận thức rõ TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế với đặc điểm là: số lượng tổ chức đảng ít và phát triển chậm so với sự tăng nhanh của các doanh nghiệp; số lượng cán bộ, đảng viên rất thấp, song lại không đồng đều về trình độ nhận thức, về độ tuổi; đặc biệt, công tác lãnh đạo ở doanh nghiệp nhiệm vụ rất đa dạng, khó khăn, phức tạp; vai trò của tổ chức đảng trong các doanh nghiệp nói chung mờ nhạt, phụ thuộc nhiều vào chủ doanh nghiệp; việc phân công công tác và quản lý đảng viên còn nhiều hạn chế, bất cập, công tác đào tạo, bồi dưỡng ít được quan tâm. Đặc điểm trên, đặt ra cho các cấp ủy Đảng trong toàn Đảng bộ những khó khăn, đòi hỏi phải có sự thống nhất, nỗ lực, quyết tâm cao trong cấp ủy, đề ra các giải pháp đồng bộ để lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố TCCSĐ và đội ngũ cán bộ, đảng viên ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Những thành tựu to lớn trong công cuộc phát triển đất nước, quá trình toàn cầu hóa, hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới đã mang lại cho Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh những thời cơ vận hội mới trong những năm 2010 - 2020, đời sống của nhân dân phát triển khá hơn, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, khởi sắc, niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng ở các cấp được củng cố. Hà Tĩnh, từ một tỉnh nghèo, điểm xuất phát thấp đã vươn lên đứng trong tốp các Tỉnh dẫn đầu khu vực. Tuy nhiên, sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường,