Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng Ở Doanh Nghiệp Phải Bảo Đảm Đúng Nguyên Tắc, Phù Hợp Với Đặc Điểm, Yêu Cầu, Nhiệm Vụ Của Từng Doanh Nghiệp


doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên trong công tác xây dựng TCCSĐ TSVM ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn toàn Tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, đi vào nền nếp, góp phần củng cố, nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên và chủ doanh nghiệp, tạo sự thống nhất cao trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội.

Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành nghị quyết, chỉ thị, đề án, kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng TCCSĐ, kịp thời khắc phục những hạn chế trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và chủ doanh nghiệp về công tác xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, cụ thể: Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, XVIII, Chỉ thị số 17-CT/TU, ngày 9- 12-2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác xây dựng Đảng, các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 27- 4 - 2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác xây dựng Đảng, đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo; Chỉ thị số 32-CT/TU, ngày 06-5-2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh.

Từ đó, tăng cường chỉ đạo công tác giáo dục, tuyên truyền thông qua hệ thống giáo dục và đào tạo, thông qua bồi dưỡng nghiệp vụ cho chủ doanh nghiệp và cán bộ, đảng viên; qua hệ thống thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo chí..., làm cho tất cả chủ doanh nghiệp và cán bộ, đảng viên nhận thức rõ về vị trí, vai trò của TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, nhất là về nhiệm vụ xây dựng TCCSĐ TSVM ở doanh nghiệp. Luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm, có sự thống nhất về nhận thức của mình trong thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm, nhờ đó đã tạo được quyết tâm chính trị và sự quyết liệt trong hành động thực hiện công tác xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.


Trên cơ sở Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương, của Đảng bộ Tỉnh; Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung chỉ đạo các đơn vị triển khai và tổ chức thực hiện. Tổ chức Hội nghị quán triệt cho đội ngũ cán bộ cốt cán toàn Tỉnh kịp thời, nghiêm túc; đồng thời chỉ đạo các huyện, thành, thị ủy và Đảng ủy khối doanh nghiệp tổ chức quán triệt đến các TCCSĐ và thông qua các hội nghị sơ kết, tổng kết hằng năm để đề ra các giải pháp đôn đốc thực hiện phù hợp với tình hình thực tiễn. Bên cạnh đó, thực hiện một số giải pháp về tiếp tục quan tâm củng cố và xây dựng Trung tâm Chính trị các huyện, thị, thành phố theo hướng hiện đại đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên; không ngừng đổi mới hình thức, phương pháp học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng, đảm bảo tính nghiêm túc, khoa học và hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho chủ doanh nghiệp và cán bộ, đảng viên.

Quá trình tổ chức, triển khai thực hiện công tác xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các cấp uỷ Đảng đã thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật thông tin, kiến thức mới, nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, chủ doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Trung tâm Chính trị huyện, thị, thành phố đã mở các lớp như: bồi dưỡng lý luận chính trị kết nạp đảng, lớp bồi dưỡng lý luận chính trị đảng viên mới, lớp bồi dưỡng các chương trình, chuyên đề, có tỉ lệ học viên tham gia đạt trên 95%. Trường Chính trị Trần Phú đã phối hợp các cấp ủy Đảng mở các lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính, các chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho chủ doanh nghiệp ở cơ sở giúp học viên nâng cao nghiệp vụ, hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.

Từ việc nhận thức, trách nhiệm cho chủ doanh nghiệp và cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò của TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế luôn được coi trọng, nên chất lượng công tác xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn Tỉnh ngày càng được nâng lên, tỷ lệ TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đạt TSVM tăng, tỷ lệ TCCSĐ yếu kém


giảm xuống và được xóa bỏ. Vì thế, việc nhận thức, trách nhiệm cho chủ doanh nghiệp và cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò của TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế là điều kiện đầu tiên có tính chất quyết định đến việc triển khai công tác xây dựng TCCSĐ đạt TSVM; tạo nên sự thống nhất nhận thức trong mọi tổ chức đảng, chủ doanh nghiệp và cán bộ, đảng viên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc nhận thức về vị trí, vai trò của TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ở một số chủ doanh nghiệp và cán bộ, đảng viên hiện nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định như: một số chủ doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò của TCCSĐ và yêu cầu cần thiết phải học tập lý luận chính trị. Công tác triển khai học tập các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng đôi khi chưa được lãnh đạo doanh nghiệp, cấp ủy cơ sở triển khai kịp thời và đầy đủ đúng với quy định, hướng dẫn của Tỉnh ủy, Đảng ủy. Việc bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ công tác Đảng và cập nhật kiến thức về kinh tế, chính trị - xã hội, pháp luật cho đội ngũ cấp uỷ cơ sở, chủ doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên chưa được các cấp uỷ Đảng quan tâm đúng mức.

Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho chủ doanh nghiệp và cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò của TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; trong những năm tới, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế từ năm 2010 đến năm 2020 - 20

Thứ nhất, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, hội thảo khoa học về xây dựng TCCSĐ TSVM ở các doanh nghiệp; quán triệt, giáo dục sâu về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế để nâng cao nhận thức cho chủ doanh nghiệp và cán bộ, đảng viên. Coi đây là một nội dung đặc biệt quan trọng và cấp thiết trong quá trình lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh. Trên cơ sở đó, đề ra chủ trương, biện pháp, lãnh đạo sát đúng với đặc điểm tình hình của từng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.


Thứ hai, cấp ủy các cấp cần thực hiện nghiêm quy định, chế độ học tập, quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng, gắn với việc cung cấp thông tin, cập nhật kiến thức mới cho chủ doanh nghiệp và cán bộ, đảng viên nắm chắc chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng TCCSĐ nói chung, xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nói riêng; biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp trong quá trình lãnh đạo xây dựng các TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế của Đảng bộ Tỉnh.

Thứ ba, kịp thời biểu dương, khen thưởng những tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, chủ doanh nghiệp gương mẫu, thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng TCCSĐ; đồng thời, góp ý, phê bình nghiêm khắc đối với những cán bộ, đảng viên, chủ doanh nghiệp có biểu hiện lơ là, coi nhẹ vị trí vai trò của TCCSĐ và nhiệm vụ xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

4.2.2. Xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp phải bảo đảm đúng nguyên tắc, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của từng doanh nghiệp

Xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp phải bảo đảm tính nguyên tắc, coi trọng “tập trung dân chủ” là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng Đảng, để phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của từng doanh nghiệp, vì:

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Như vậy, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế vị lợi, mặc dù thực tế một số tổ chức doanh nghiệp có các hoạt động không hoàn toàn nhằm mục tiêu lợi nhuận. Các loại hình doanh nghiệp gồm: doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.

Nghị quyết của Đảng đã xác định doanh nghiệp Việt Nam là lực lượng nòng cốt trong phát triển KT - XH, thực hiện CNH, HĐH, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc tăng cường công tác xây dựng Đảng, đoàn thể Nhân dân trong các loại hình doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng, nhằm không


ngừng nâng cao vai trò của tổ chức đảng trong lãnh đạo phát triển kinh tế và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, xây dựng nền dân chủ XHCN; là đòi hỏi khách quan của chính sự nghiệp xây dựng CNXH, là điều kiện tất yếu, đảm bảo cho sự thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Nhưng, phải bảo đảm tính nguyên tắc của Đảng và phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của từng doanh nghiệp.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Tổ chức gốc rễ của Đảng là chi bộ. Chi bộ do chi ủy lãnh đạo; đảng viên chịu sự lãnh đạo của chi ủy. Toàn thể đảng viên, toàn thể các cấp, tổ chức thống nhất lại theo một nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc ấy tức là dân chủ tập trung” [100, tr.286]. “… Hễ chi bộ tốt thì hợp tác xã tốt, chi bộ kém thì hợp tác xã kém. Đó là kinh nghiệm chung” [102, tr.250].

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn quan tâm đến nguyên tắc xây dựng Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “... Muốn như thế thì phải nắm vững nguyên tắc gì? Một là, nguyên tắc đoàn kết nội bộ. Hai là, nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Muốn làm tốt việc ấy, còn phải gì nữa? Phải dân chủ nội bộ. Muốn dân chủ nội bộ tốt thì cần gì nữa? Phải phê bình, tự phê bình. Cái này nó dính cái khác. Nếu các cô, các chú làm tốt việc ấy thì phải làm sao cho nhân dân họ biết, họ hiểu, họ thực hiện mình là người chủ của nước nhà, là người chủ của hợp tác xã. Mọi người dân đều phải hiểu như thế. Hiểu được cái đó rồi thì phải cần kiệm xây dựng nước nhà, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong bộ đội là cần kiệm xây dựng quân đội. Ở các xí nghiệp là cần kiệm xây dựng xí nghiệp. Ở nông thôn là cần kiệm xây dựng hợp tác xã. Đấy là đường đi của nó” [102, tr.252].

Quán triệt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng khẳng định: “Kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc trong công tác xây dựng Đảng. Nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng và bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng có hiệu lực, hiệu quả; giữ vững bản lĩnh chính trị của Đảng, của các tổ chức Đảng, của cán bộ, đảng viên” [67, tr.199].


Trung ương đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Hướng dẫn, Quy định về tăng cường công tác xây dựng Đảng, phát triển tổ chức đảng, đoàn thể trong các loại hình doanh nghiệp. Đặc biệt, Chỉ thị số 07-CT/TW của Bộ Chính trị khoá VIII “Về tăng cường công tác xây dựng đảng và các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tư nhân (gọi tắt là doanh nghiệp tư nhân) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” và Kết luận số 80-KL/TW ngày 29-7-2010 của Ban Bí thư khóa X về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII.

Thực tiễn từ năm 2010 đến năm 2020, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung củng cố, xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế luôn bảo đảm đúng nguyên tắc, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của từng doanh nghiệp trong toàn tỉnh; kết hợp xây dựng, củng cố tổ chức đảng với xây dựng củng cố doanh nghiệp và các đoàn thể Nhân dân trong doanh nghiệp.

Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã quan tâm chỉ đạo nâng năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở doanh nghiệp; phần lớn các tổ chức đảng trong doanh nghiệp đã từng bước thực hiện khá tốt chức năng, nhiệm vụ của mình; hoạt động nền nếp, khẳng định được vai trò, vị trí; coi trọng làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người lao động, vận động chủ doanh nghiệp chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bên cạnh đó, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng và những kiến nghị của người lao động để tham gia với chủ doanh nghiệp giải quyết, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, góp phần hạn chế những vụ tranh chấp, đình công tự phát.

Thực tiễn giai đoạn 2010 - 2020 cho thấy: Đại đa số các doanh nghiệp có tổ chức đảng hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, đóng góp tích cực vào nguồn thu ngân sách cho Tỉnh; phát huy cao hơn trong thực hiện quy chế dân chủ, tự phê bình và phê bình tốt hơn; thực hiện tốt chức năng kiểm


tra, giám sát của cấp ủy, chi bộ, đảng viên, hạn chế các tác động tiêu cực, đưa doanh nghiệp phát triển bền vững trong cơ chế thị trường hiện nay.

Nét nổi bật trong việc củng cố, kiện toàn cấp ủy so với trước năm 2010, đó là: Việc thực hiện chủ trương chủ tịch hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc (giám đốc) đồng thời là bí thư cấp ủy đối với những doanh nghiệp nhà nước đã phát huy tác dụng: trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý doanh nghiệp gắn kết chặt chẽ hơn trước; đã phát huy được vai trò của tổ chức đảng trong lãnh đạo sản xuất, kinh doanh; gắn sự quản lý, chỉ đạo, điều hành của giám đốc hội đồng quản trị với vai trò lãnh đạo của cấp ủy; tạo mối quan hệ gắn bó mật thiết, thống nhất giữa cấp uỷ, giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị vừa đảm bảo hiệu lực và hiệu quả trong lãnh đạo và quản lý. Nhiều chủ doanh nghiệp đơn vị kinh tế tư nhân ngày càng nhận thức rõ hơn vị trí, vai trò, lợi ích của tổ chức đảng và các đoàn thể nhân dân đối với sự ổn định, phát triển bền vững của doanh nghiệp, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của tổ chức đảng, các đoàn thể nhân dân.

Bên cạnh chỉ đạo xây dựng, đổi mới phương thức hoạt động của các TCCSĐ phù hợp với đặc điểm tình hình của các loại hình doanh nghiệp. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh còn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới mối quan hệ giữa các tổ chức trong hệ thống các doanh nghiệp; tùy theo vị trí, quy mô, số lượng đảng viên, ngành nghề, địa điểm sản xuất, kinh doanh để thành lập tổ chức đảng cho phù hợp vừa đảm bảo sự lãnh đạo và nâng cao chất lượng sinh hoạt của cấp ủy, chi bộ, đảng bộ, vừa bảo đảm tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, các tổ chức quần chúng trong doanh nghiệp với cơ sở, địa bàn dân cư.

Với cách làm đó, quá trình xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được tổ chức cơ bản thống nhất, đồng bộ với đơn vị hành chính và các tổ chức trong hệ thống chính trị cùng cấp ở doanh nghiệp. Lãnh đạo phát triển sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống công nhân lao động, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.


Những năm tới, việc xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế vẫn phải bảo đảm đúng nguyên tắc, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của từng doanh nghiệp, gắn với điều kiện thực tiễn của Tỉnh. Vì vậy, cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau:

Một là, cấp ủy các cấp phải thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng đến các doanh nghiệp (chủ doanh nghiệp); quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, nắm sát tình hình thực tế tại doanh nghiệp, từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để tổ chức tuyên truyền, vận động, hỗ trợ thành lập TCCSĐ.

Hai là, phân công cán bộ có năng lực, tâm huyết trực tiếp làm công tác tuyên truyền vận động phát triển tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức đảng với tổ chức công đoàn và các đoàn thể khác trong các doanh nghiệp trong quá trình vận động phát triển tổ chức đảng và đảng viên.

Ba là, đổi mới nội dung, phương thức sinh hoạt đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp phù hợp tình hình thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ, không để ảnh hưởng đến nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tăng cường các buổi sinh hoạt chuyên đề, chú trọng tuyên truyền, phổ biến các thông tin về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước đến tận cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên.

4.2.3. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể và người lao động trong xây dựng các tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp

Với vai trò là “sợi dây truyền nối” giữa Đảng với công nhân, viên chức, lao động. Do đó, trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2020, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh luôn coi trọng việc phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể và người lao động trong xây dựng các TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; coi trọng tinh thần, trách nhiệm, hiệu quả xây dựng Đảng của các tổ chức này. Ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 24-09-2013 của BCH Đảng bộ Tỉnh về

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/10/2022