Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế từ năm 2010 đến năm 2020 - 22


Trung ương 4 khóa XII gắn với Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đặc biệt, Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-10-2021của BCH Trung ương khóa XIII Về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Hai là, đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, làm cho cán bộ, đảng viên, chủ doanh nghiệp, người lao động nhận thức sâu sắc và thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tăng cường vai trò của cấp ủy, chi bộ và trách nhiệm của đảng viên, phát huy vai trò nêu gương của người đứng đầu doanh nghiệp.

Ba là, tăng cường tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng cho đội ngũ cán bộ làm công tác đảng, nhất là bí thư, phó bí thư cấp ủy cơ sở, bí thư chi bộ. Đổi mới năng lực dự báo và tầm nhìn trong việc cụ thể hóa và ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị, Chương trình của cấp uỷ Đảng trong các doanh nghiệp; bảo đảm phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi cao, thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Hà Tĩnh phát triển bền vững trong sản xuất kinh doanh.


Kết luận chương 4

Những năm 2010 - 2020, với tình hình thế giới, khu vực, trong nước có nhiều yếu tố thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen với nhau. Tuy vậy, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc và vận dụng sáng tạo nghị quyết của Đảng về công tác xây dựng TCCSĐ, kịp thời đề ra chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phù hợp với thực tiễn của doanh nghiệp. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo công tác xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế toàn diện, đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực chính trị tư tưởng, tổ chức, cán bộ, đảng viên, kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng.

Tuy nhiên, việc xây dựng các TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế TSVM vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, khuyết điểm cần khắc phục như: một số cấp ủy Đảng còn nhận thức chưa sâu sắc về nhiệm vụ xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp; công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên ở một số TCCSĐ trong doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức; chất lượng TCCSĐ ở một số doanh nghiệp chuyển biến chưa kịp đòi hỏi của tình hình nhiệm vụ; việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng một số đơn vị chưa đạt yêu cầu đề ra.

Qua thực tiễn quá trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong những năm từ 2010 đến năm 2020 của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, đúc kết những kinh nghiệm có giá trị tham khảo trong hiện thực: Thường xuyên nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho chủ doanh nghiệp và cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò của TCCSĐ ở doanh nghiệp. Xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp phải bảo đảm tính nguyên tắc, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của từng doanh nghiệp. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể và người lao động trong xây dựng các TCCSĐ ở doanh nghiệp. Xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp phải toàn diện, chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng.


KẾT LUẬN

1. Tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế là một loại hình cơ bản trong hệ thống tổ chức đảng, cùng với các loại hình khác tạo thành nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị trong các doanh nghiệp, quyết định việc xây dựng và phát triển các doanh nghiệp, quán triệt và thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách phát triển kinh tế, phát triển doanh nghiệp thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Do vậy, việc xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế TSVM là nhiệm vụ rất quan trọng của công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn cách mạng mới; là nhân tố quyết định trực tiếp giữ vững sự ổn định chính trị và phát triển KT-XH của mỗi địa phương nói chung, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nói riêng.

2. Nhận thức rõ về công tác xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế là rất quan trọng. Giai đoạn 2010 - 2015, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc và vận tốt nghị quyết của Đảng, hoạch định được chủ trương xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế sát với thực tiễn, đồng bộ về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng TCCSĐ với củng cố các doanh nghiệp. Đến giai đoạn 2015 - 2020, Đảng bộ tỉnh quán triệt, nắm vững yêu cầu mới của cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đẩy mạnh và phát triển chủ trương tập trung vào giải quyết dứt điểm những hạn chế, yếu kém của công tác xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong giai đoạn trước. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã đề ra chủ trương đúng đắn nhằm tăng cường xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp TSVM. Thực chất, đây là sự phát triển và từng bước hoàn thiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh, phù hợp yêu cầu cấp bách của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình mới, nhằm nâng cao chất lượng toàn diện của công tác xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển KT-XH của Hà Tĩnh.


3. Hiện thực hóa về chủ trương đã đề ra, từ năm 2010 đến năm 2020, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện toàn diện việc củng cố, nâng cao chất lượng xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Trong giai đoạn 2010 - 2015, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh tập trung chỉ đạo trên các mặt: Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; củng cố, kiện toàn tổ chức, xây dựng đội ngũ cấp ủy viên, người đứng đầu cấp ủy và công tác phát triển đảng viên; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng và công tác đánh giá, phân loại đảng viên; công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các TCCSĐ trong doanh nghiệp. Đến giai đoạn 2015 - 2020, cũng trên cơ sở các mặt chỉ đạo đó nhưng về nội dung chỉ đạo, Đảng bộ tỉnh có những đổi mới, cụ thể, hoàn thiện hơn như: Tiếp tục đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở doanh nghiệp; tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cấp ủy viên, người đứng đầu cấp ủy và công tác phát triển đảng viên; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng và công tác đánh giá, phân loại đảng viên, cán bộ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng; tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các TCCSĐ ở doanh nghiệp.

4. Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh, huyện, thành, thị ủy và cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh luôn có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Đã quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng, kịp thời đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với thực tiễn của tỉnh Hà Tĩnh. Theo đó, việc triển khai thực hiện chủ trương đó, trên thực tế đã đạt được những kết quả quan trọng trên tất cả các mặt. Từ đó cho thấy mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh là đúng đắn, phù hợp. Tuy nhiên, quá trình chỉ đạo triển khai thực hiện ở một số lĩnh vực chưa kịp thời, kết quả trên một số mặt cụ thể chưa đạt được chỉ tiêu đề ra.


5. Từ quá trình lãnh đạo (những thành công và hạn chế) của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế từ năm 2010 đến năm 2020, luận án đã đúc rút 4 kinh nghiệm: 1) Thường xuyên nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho chủ doanh nghiệp và cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp; 2) Xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp phải bảo đảm đúng nguyên tắc, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của từng doanh nghiệp; 3) Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể và người lao động trong xây dựng các tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp; 4) Xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp phải toàn diện, chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng.

Bước vào giai đoạn phát triển mới, trước những vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, sự đoàn kết thống nhất trong Đảng được Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, khóa XII; đặc biệt, Kết luận số 21-KL/TW, của Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng khóa XIII khẳng định, vấn đề xây dựng nền tảng của Đảng, nhất là xây dựng TCCSĐ nói chung, TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nói riêng TSVM vẫn đang là mối quan tâm lớn của Trung ương, của mỗi đảng bộ địa phương trong đó có Đảng bộ Hà Tĩnh. Kết quả nghiên cứu của luận án, với những kinh nghiệm nêu trên mới chỉ là kết quả nghiên cứu bước đầu quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong những năm 2010 - 2020, nhằm góp thêm luận cứ khoa học để Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh và các đảng bộ địa phương khác tham khảo. Thực tiễn sinh động đã và đang diễn ra, cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết sâu sắc và toàn diện hơn nữa ở các địa phương để công tác xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đạt được mục đích đề ra, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, cũng như sự mong đợi của doanh nghiệp.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Nguyễn Tiến Đức (2019), “Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh ở Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (2011 - 2017)”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 01, tr.97 - 101.

2. Nguyễn Tiến Đức (2020), “Kinh nghiệm xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 433, tr.105 - 107.

3. Nguyễn Tiến Đức (2021), “Công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (2011 - 2019) - Chủ trương, một số kết quả và kinh nghiệm”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 02, tr.113 - 116.

4. Nguyễn Tiến Đức (2021), “Chất lượng đảng viên trong doanh nghiệp tư nhân ở Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 473, tr.103 - 105, 109.

5. Nguyễn Tiến Đức (2021), “Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp (2010 - 2020)”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 10, tr.104 - 108.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.

Mai Anh (2017), “Kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân vào Đảng ở một số

tỉnh đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 4, tr. 33-35.

2.

Mai Anh (2017), “Tuổi trẻ khối doanh nghiệp tỉnh Hà Tĩnh học và làm

theo Bác”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 12, tr. 42-43,62.

3.

Minh Anh (2018), “Để tổ chức cơ sở đảng vững mạnh”, Tạp chí Xây

dựng Đảng, số 9, tr. 7-9,20.

4.

Phương Anh (2019), “Kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân vào Đảng: Không còn tâm lý “ly tâm” Đảng và chính quyền”, Tạp chí Xây

dựng Đảng, số 10, tr. 22-26.

5.

Thủy Anh (2017), “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ doanh

nghiệp ngoài nhà nước”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 10, tr. 31-33.

6.

Ban Bí thư Trung ương Đảng (2010), Quy định số 287-QĐ/TW Về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước (công ty cổ phẩn, công ty trách nhiệm hữu hạn, trong đó nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ), Hồ sơ số 703,

Phông số 01, Mục lục 03, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Hà Tĩnh.

7.

Ban Bí thư Trung ương Đảng (2010), Quy định số 288-QĐ/TW Về Chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, trong đó Nhà nước sở hữu từ 50% vốn điều lệ trở xuống, Hồ sơ số 704, Phông số 01, Mục lục 03,

Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Hà Tĩnh.

8.

Ban Bí thư Trung ương Đảng (2010), Quy định 294-QĐ/TW Về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Đảng uỷ khối doanh nghiệp tỉnh, thành phố, Hồ sơ số 705, Phông số 01, Mục lục 03, Phòng Lưu trữ

Tỉnh ủy Hà Tĩnh.

9.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013), Quy định 170-QĐ/TW Về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong doanh nghiệp tư nhân, Hồ sơ số 706, Phông số 01, Mục lục 03, Phòng Lưu trữ

Tỉnh ủy Hà Tĩnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế từ năm 2010 đến năm 2020 - 22



10.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2017), Quy định 69-QĐ/TW Về chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn, tổ chức bộ máy của đảng ủy cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước chi phối, Hồ sơ số 707, Phông số 01, Mục lục 03, Phòng Lưu

trữ Tỉnh ủy Hà Tĩnh.

11.

Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh Hà Tĩnh (2014), Lịch sử Đảng bộ tỉnh

Hà Tĩnh, tập 3 (1975 - 2010), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12.

Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh Hà Tĩnh (2020), Đảng bộ Hà Tĩnh qua các

kỳ đại hội (1930 - 2020), Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

13.

Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2006), Báo cáo số 02 - BC/BTCTU, Tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2005 và phương hướng nhiệm vụ năm 2006, Hồ sơ số 1121, Phông số 01, Mục lục 03, Phòng Lưu trữ Tỉnh

ủy Hà Tĩnh.

14.

Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2006), Báo cáo số 19 - BC/BTCTU, Tình hình triển khai và tổ chức thực hiện các quy định của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ và các loại hình tổ chức cơ sở đảng, Hồ sơ số

1115, Phông số 01, Mục lục 03, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy Hà Tĩnh.

15.

Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2008), Báo cáo số 85 - BC/BTCTU, Tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008, Hồ sơ số 1155, Phông số 01, Mục lục 03, Phòng Lưu trữ Tỉnh

ủy Hà Tĩnh.

16.

Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2009), Báo cáo số 116 - BC/BTCTU, Tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009, Hồ sơ số 132, Phông số 01, Mục lục 03, Phòng Lưu trữ

Tỉnh ủy Hà Tĩnh.

17.

Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2010), Báo cáo số 118 - BC/BTCTU, Tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010, Hồ sơ số 125, Phông số 01, Mục lục 03, Phòng Lưu trữ

Tỉnh ủy Hà Tĩnh.

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 17/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí